HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Các Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Các Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh lý dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay.  Một trong những nguyên nhân phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn nhất gây nên các bệnh lý ở dạ dày là do vi khuẩn Hp. Vậy Hp dạ dày có nguy hiểm không, các cách chữa trị và phòng ngừa tình trạng này như thế nào

1. Tìm hiểu về Hp dạ dày

1.1.  Hp là gì?

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp

Như chúng ta đã biết Hp là một loại vi khuẩn sống chủ yếu trong môi trường acid và dạ dày của chúng ta với lượng acid tương đối lớn là một môi trường khá lý tưởng để loài vi khuẩn này sinh sống.

Hp thuộc loài trực khuẩn G(-), lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn này có thể tiết các enzyme protease, lipase làm thoái hóa chất nhầy.

Đồng thời, tiết men Urease để tạo thành NH3 gây độc cho TB biểu mô, đó là một loại độc tố gây viêm dạ dày mạn, phù nề, hoại tử, lỡ loét TB biểu mô viêm trợt do acid, pepsin, ổ loét.

Thường thì ổ loét của Hp dạ dày gây ra thường nông nhưng vẫn gây đau do thường thì Hp sẽ tạo ổ gồm nhiều vi khuẩn.Vậy liệu Hp dạ dày có nguy hiểm không? Đó luôn là một câu hỏi mà đa số chúng ta ai cũng thắc mắc.

1.2.  Vì sao vi khuẩn Hp có thể sống trong dạ dày

Như chúng ta đã biết môi trường ở dạ dày là môi trường khá acid do đó là điều kiện tốt nhất cho Hp sinh sống và phát triển.

Vi khuẩn Hp có thể tiết ra men Urea giúp trung hòa acid dạ dày do đó có khả năng tồn tại được trong môi trường PH acid.

Tuy nhiên các thể trứng của HP lại khu trú ở phổi nên khi điều trị Hp 1 thời gian chúng ta cần phải làm xét nghiệm lại để đảm bảo việc các vi khuẩn Hp từ các trứng phát triển xuống dạ dày.

1.3.  Con đường lây nhiễm của hp dạ dày?

  • Lây qua sự tiếp xúc trực tiếp miệng – miệng

Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp, lây truyền qua con đường này chủ yếu là do tiếp xúc, nói chuyện, ăn uống với người đã bị nhiễm vi khuẩn Hp

Hp có thể tồn tại trong nước bọt và khi tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm Hp sẽ bị lây nhiễm

  • Lây qua đường phân – miệng

Việc lây truyền qua đường này chủ yếu là do tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh, qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc qua nước thải, đồ ăn không hợp vệ sinh

  • Lây qua các dụng cụ y tế không được sát trùng

Khi sử dụng chung các dụng cụ y tế không được sát trùng như dụng cụ nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa, nội soi tai mũi họng. Do đó cần thiết phải sát trùng các dụng y tế để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp

Các con đường lây nhiễm của Hp dạ dày

Các con đường lây nhiễm của Hp dạ dày

>>>Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn Hp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

2. Tình trạng dịch tễ của Hp trên thế giới

Có trên một nửa dân số trên thế giới và tới 70% dân số ở Việt Nam có dấu hiệu nhiễm Hp trong dạ dày.

Hp sinh sống cùng với con người và gây ra một số tác hại rất đáng kể như gây cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày nhưng thường thì sẽ không gây xuất huyết tiêu hóa.

Thường thì các bệnh do Hp gây ra đều là mạn tính và kéo dài gây thêm một số biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp

Cơ chế hoạt động của Hp: Vi khuẩn Hp sống trong dạ dày tồn tại dưới 2 dạng thực thể (thể điển hình) và ấu bào (thể không điển hình).

  • Thể điển hình chiếm khoảng 80%

Triệu chứng chính

Đau thượng vị: Các cơn đau thượng vị âm ỉ, bỏng rát, đau quặn 

Triệu chứng xuất hiện từng đợt – Có tính chu kỳ

    • Đau khi đói / ban đêm (loét tá tràng)
    • Đau sau ăn (loét dạ dày)

Về sau mất dần tính chu kỳ, liên tục

    • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
    • Buồn nôn, nôn, chán ăn (loét dạ dày) → giảm cân
    • Nôn ra máu, đi tiêu ra máu (biến chứng)
  • Thể không điển hình thì chiếm khoảng 20%

Tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng đau.

Biểu hiện đột ngột bởi 1 biến chứng (xuất huyết tiêu hóa, thủng ổ loét…).

Thường gặp: trẻ em, người già, người ICU, hoặc suy giảm chức năng cơ thể.

4. Chẩn đoán và điều trị vi khuẩn Hp

4.1. Chẩn đoán vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không

Như vậy chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể đoán được là có Hp dạ dày hay không? Từ đó chúng ta sẽ đến bệnh viện làm một số các xét nghiệm test để chắc chắn rằng có Hp dạ dày để chữa trị. 

  •  Nội soi đường tiêu hóa trên (OGD) 

Đây là phương pháp tầm soát để xác định các tổn thương có mặt ở đường tiêu hóa để từ đó phát hiện được nguyên nhân gây bệnh

  • Xét nghiệm tìm HP  
Hp dạ dày có nguy hiểm không

Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp

    • Nhóm xét nghiệm xâm lấn 

+ CLO-test HP dạng hoạt động → NH3 làm đổi màu thạch (Ưu tiên), Nhanh (< 24h), đơn giản, rẻ tiền, độ nhạy & đặc hiệu > 90%, tìm HP dạng hoạt động.

+  Giải phẫu bệnh XN mô học (Tiêu chuẩn vàng): Phân loại viêm dạ dày, Độ nhạy & đặc hiệu > 95%, Tìm H. pylori dạng hoạt động.

+  Nuôi cấy Cấy mẫu sinh thiết (chỉ dùng khi điều trị thất bại): Tốn thời gian, đắt tiền, Cho phép làm KS đồ, Độ nhạy 83% ; đặc hiệu 100%

  •  Nhóm xét nghiệm không xâm lấn 

+ Test hơi thở (UBT): Urease thủy phân ure (13C / 14C) ◊ BN thở ra CO2 đánh dấu, Độ nhạy & đặc hiệu > 95%, Tìm HP dạng hoạt động.

+  Test huyết thanh (IgG): Tìm kháng thể của H. pylori trong máu, Đơn giản, nhanh (15 phút với máu ngón tay), Không thể dùng để theo dõi ngay sau khi điều trị diệt HP.

+  XN phân Tìm KN của H. pylori trong phân: Đơn giản, có thể dùng ở trẻ em, Tìm HP dạng hoạt động

4.2. Điều trị Hp dạ dày có nguy hiểm không

HP dạ dày sẽ nguy hiểm nếu như chúng ta không chữa trị một cách kịp thời và hiệu quả.

Vậy chữa trị Hp dạ dày như thế nào? Có phải chỉ cần diệt vi khuẩn hp bằng kháng sinh là ổn rồi không? Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin liên quan đến điều trị Hp dạ dày

Điều kiện của phác đồ diệt HP ( Tỷ lệ thành công theo nghiên cứu ≥ 95% ). Phần trăm thành công trong lâm sàng (theo ITT) ≥ 90% ). 

Chọn lựa thuốc:  Kháng tiết acid (PPI) + Kháng sinh. Thời gian ở lại trong dạ dày lâu & không bị phân hủy bởi được môi trường acid.  Ít đề kháng (< 15%).

Tuy nhiên, trước khi sử dụng các thuốc trên, bạn nên thăm khám bác sĩ và chuyên gia để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ trong việc sử dụng thuốc và theo dõi tình trạng viêm loét dạ dày.

Chúc các bạn sớm cải thiện tình trạng bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả để có một sức khỏe thật tốt nhé!

4.2.1. Thuốc tây để điều trị Hp dạ dày có nguy hiểm không

Hp dạ dày có nguy hiểm không

Thuốc điều trị vi khuẩn Hp

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) 

Thuốc kháng tiết acid được lựa chọn đầu tay  trong điều trị LDD – TT.  Thuốc có tác dụng làm lành vết loét sau 4 tuần, tác dụng đạt được tối đa sau 3 – 4 ngày.

Uống 30 – 60 phút trước bữa ăn. Dạng bào chế : viên bao tan trong ruột → uống viên không bẻ ( nguyên viên), với nhiều nước. Giảm liều thuốc với những người bị suy gan nặng

  • Kháng sinh: một số kháng sinh thường sử dụng để diệt Hp dạ dày là
    • Amoxicillin

Thuốc là kháng sinh có cấu trúc betaLactam thuoojsch phân nhóm Penicillin, có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây bệnh (trong đó có vi khuẩn HP).

Do đó, Amoxicillin được bác sĩ thường chỉ định là kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm trùng cho đa số trường hợp viêm nhiễm gây ra bởi những vi khuẩn H.Pylori.

    • Clarithromycin

Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid.Là một trong các lựa chọn ưu tiên của bác sĩ để sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn HP).

Clarithromycin cũng có thể được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc chống loét khác để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm loét dja dày.

Thuốc có tác dụng  làm suy giảm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa sự nhiễm trùng cho vi khuẩn gây ra.

    • Metronidazol

Là kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole được sử dụng để điều trị các bệnh về giun sán hoặc một số các bệnh nhiễm trùng có liên quan đến đường ruột.

Chúng hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc điều trị hiệu quả đến các bệnh liên quan đến vi sinh vật ở các cơ đường tiêu hóa, dạ dày, khớp, da, đường hô hấp,…

Metronidazol thường được chỉ định kết hợp với một số loại thuốc khác để trị viêm loét dạ dày, ruột do vi khuẩn HP.

  • Misoprostol

Đây là thuốc diệt vi khuẩn Hp thuộc nhóm PGE1 tổng hợp. Tác dụng: giảm bài tiết acid dạ dày và tăng tiết chất nhày bảo vệ niêm mạc.

Liều dùng: 

  • Lành loét dạ dày tá tràng : 200 mcg x 4 lần/ngày
  • Ngừa loét dạ dày tá tràng do NSAIDs: 100 mcg x 4 lần/ngày

Tác dụng phụ : Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy

Lưu ý khi dùng: Uống thuốc trong/ sau bữa ăn hoặc trước khi ngủ + tránh dùng kèm antacid chứa Mg.

Chống chỉ định

    • Không sử dụng cho phụ nữ có thai vì thuốc làm tăng co bóp tử cung có thể gây sảy thai
    • Không sử dụng cho người dị ứng với Prostaglandin
    • Trẻ dưới 18 tuổi cần thận trọng khi sử dụng
  • Bismuth (subsalicylat / kali subcitrat) 
hp dạ dày có nguy hiểm không

Thuốc Bismuth

Tác dụng : Ức chế sự phát triển của HP , giảm hoạt tính pepsin,  tăng sản xuất Prostaglandin, tăng tiết chất nhầy và bicarbonate,  làm lành vết loét

Chỉ định: Điều trị loét dạ dày tá tràng, diệt vi khuẩn Hp

Liều sử dụng: 240 mg x 2 lần/ ngày hoặc 120mg x 4 lần /Ngày

Tác dụng phụ: phân màu đen, lưỡi vệt đen (chế phẩm lỏng)

Thận trọng với BN suy thận 

Lưu ý khi sử dụng:

    • Tránh dùng chung Bi subsalicylat với các dẫn chất salicylat khác
    • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi

>>>Xem thêm: Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

4.2.2. Các bài thuốc dân gian để diệt Hp dạ dày có nguy hiểm không

Một số bài thuốc dân gian có thể sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Hp bao gồm: 

  • Tinh bột nghệ

Là một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đã rất nổi tiếng nhưng có nhiều điều mà không phải ai cũng biết ẩn sau tác dụng thần kỳ bên trong củ nghệ là một hoạt chất tuyệt vời mang tên zingiberen và curcumin.

Nghệ là dược liệu quan trọng bậc nhất trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày tá tràng hoặc chứng bệnh trào ngược thực quản nhờ cơ chế tự làm lành các ổ loét của thành phần bên trong nghệ và tác dụng làm giảm acid trong dạ dày

Bên trong củ nghệ có chứa rất nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ cơ thể trong việc tái tạo tế bào, chống oxy hóa mạnh mẽ,… Đặc biệt trong nghệ có tinh chất curcumin với hàm lượng cao.

Curcumin đã được khoa học chứng minh là dược chất giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và một số loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh khác một cách rất hiệu quả. 

Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong tinh bột nghệ khá thấp, curcumin lại không tan trong nước, do đó hiệu quả điều trị của tinh bột nghệ là không cao

Hiện nay người ta đã nghiên cứu ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe Scurma Fizzy, với thành phần chính là Nano Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng, giúp tăng độ tan và sinh khả dụng gấp nhiều lần so với Curcumin thông thường

Viên sủi Scurma Fizzy

Viên sủi Scurma Fizzy

Scurma Fizzy là đề tài nghiên cứu tổng hợp của viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trường Đại Học Quốc Gia và đại Học Dược Hà Nội.

Công dụng của Scurma Fizzy:

    • Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát khó chịu, buồn nôn…
    • Ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn Hp, ngăn ngừa phát triển thành ung thư dạ dày
    • Hỗ trợ làm lành nhanh các vết loét và tổn thương ở niêm mạc dạ dày, giảm trào ngược dạ dày
    • Tăng tiết mucin tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

Scurma Fizzy đã được ứng dụng công nghệ hướng đích hiện đại, cho hiệu quả tập trung curcumin cao gấp 70 lần so với nano curcumin thông thường

Độ tan của Curcumin Trong viên sủi Scurma Fizzy cao gấp 7500 lần so với Curcumin thông thường, đồng thời hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng dạ dày sau khi uống 1 h

  • Bài thuốc từ lá mơ

Trong thành phần lá mơ có chứa nhiều tinh dầu, carotens, vitamin C, giúp làm sạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày

Sử dụng lá mơ đã rửa sạch, xay nhuyễn cùng khoảng 200ml nước chắt lấy nước và đun sôi. Khi sử dụng nên thêm chút muối, hỗn hợp giúp tiêu viêm và tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Tìm hiểu về một số thực phẩm chức năng điều chế từ tinh bột nghệ hiệu quả nhất cho bệnh đau dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn HP dương tính tại : https://scurmafizzy.com/

Lưu ý rằng các bài thuốc dân gian và thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ điều trị làm giảm khả năng gây bệnh, giảm các triệu chứng giảm nguy cơ các biến chứng bệnh, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Vì vậy hãy luôn tuân thủ các liệu pháp điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất

5. Vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không

Chúng ta vừa điểm qua về định nghĩa Hp dạ dày, tình trạng dịch tễ bệnh Hp dạ dày và một số triệu chứng cũng như cách điều trị nhưng ắt hẳn các bạn vẫn chưa hình dung và vẫn còn thắc mắc vậy liệu Hp dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh do Hp dạ dày càng gia tăng và càng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu kiểm soát của giới trẻ và cả tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn tới đề kháng kháng sinh của con vi khuẩn này.

Thậm chí ở Việt Nam hằng năm người ta vẫn thống kê thấy có tới 5% số bệnh nhân nhiễm Hp là trẻ dưới 2 tuổi (theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật 2020).

Chúng ta cần làm rõ một số bệnh do Hp gây ra:

Loét dạ dày, tá tràng do Hp

Hp dạ dày có nguy hiểm không

Loét dạ dày tá tràng

  • Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sản sinh ra NH3 độc hại gây ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành các vết loét.
  • Các vết loét sẽ càng ngày càng được mở rộng ra do nhiều vi khuẩn Hp tụ họp lại thành một ổ
  • Tuy các vết thương do Hp gây ra không sâu nhưng dịch của chúng sẽ làm vết loét ngày càng to dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là cơn xuất huyết dạ dày.
  • Các chất nhầy do chúng tiết ra làm thoái hóa các enzyme dạ dày, về lâu dài, lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn nặng và xuất hiện những vết loét gây đau nhức.
  • Các vết loét này thường gặp ở phía bờ cong nhỏ nơi nối giữa thân vị và hang vị, hành tá tràng. Kèm theo các tế bào biểu mô bị tổn thương dẫn đến cơn đau dạ dày cấp rất nguy hiểm=> mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ và yếu tố hủy hoại.

Viêm dạ dày mạn tính do Hp:

Tình trạng viêm loét dạ dày do Hp nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra viêm dạ dày mãn tính.

Biểu hiện của viêm dạ dày mãn tính:

  • Sưng tấy, đỏ
  • Ợ chua ợ hơi
  • Khó tiêu táo bón, miệng vị kim loại 

Ung thư dạ dày  

  • Ung thư dạ dày chính là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn Hp và đây chính là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao xếp chỉ sau mỗi ung thư phổi.
  • Theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn Hp  sống trên niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra độc tố và làm thay đổi gen dẫn đến các tế bào biến tính trở thành tế bào ác tính và gây ung thư.
  • Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày và đau dạ dày như đau nhức vùng thượng vị, khó tiêu hoặc đầy bụng thường rất khó phân biệt.
  • Chính vì thế, người bệnh thường chủ quan không thăm khám và chạy chữa cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng khó điều trị, mới bắt đầu chữa trị.
  • Ung thư dạ dày hay được chẩn đoán bằng cách nội soi dạ dày để quan sát tổn thương trên dạ dày và lấy mẫu sinh thiết làm thí nghiệm để test xem các xác định nguyên nhân gây ung thư là do hp. 
  • Theo thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam ghi nhận trên 15.000 ca mới được chẩn đoán là ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong do bệnh này có sự hiện diện của khuẩn Hp. Ung thư dạ dàyl lây lan rất nhanh từ bộ phận này sang bộ phận khác và tỷ lệ điều trị thành công là rất thấp. 
  • Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tốt nhất các bạn nên kiểm soát tốt tất cả các nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư.
Hp dạ dày có nguy hiểm không

Ung thư dạ dày

Như đã đề cập các tác hại của khuẩn HP ở trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, vi khuẩn Hp dạ dày rất nguy hiểm nếu không được điều trị triệt để và kịp thời

Do đó, việc nên làm nhất là các bạn cần làm để ngăn ngừa những chuyển biến xấu của bệnh đó tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh hiện tượng vi khuẩn Hp đề kháng thuốc.

6. Một số bệnh lý liên quan đến Hp dạ dày 

  • Hội chứng Zollinger-Ellison 
  •  Xơ gan 
  •  Bệnh thận mạn 
  •  COPD 
  •  Bệnh tim mạch : các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ.
  •  Ghép cơ quan 
  •  Bệnh nội tiết: Cường vỏ thượng thận, Bệnh Basedow …

Biến chứng

  •  Xuất huyết tiêu hóa : nôn ra có máu, tiêu phân đen 
  • Thủng dạ dày : cơn đau thượng vị xảy ra đột ngột và dữ dội, có cảm giác như dao đâm, sau đó lan ra toàn bộ vùng bụng 
  • Hẹp môn vị : chướng bụng, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn, sụt cân
  •  Ung thư dạ dày : 1 trong 10 loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở ASEAN *

7. Cách phòng ngừa hp dạ dày có nguy hiểm không

Như vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi hp dạ dày có nguy hiểm không? Và  tiến tới cách để phòng ngừa hp dạ dày.

Đầu tiêu khi nói đến một bệnh về tiêu hóa chúng ta không thể nhắc tới cách phòng ngừa là ăn chín, uống sôi, và sử dụng thức ăn sạch.

Ngoài ra chúng ta còn phải vệ sinh dụng cụ, nhà cửa và cả nơi ngủ cho sạch sẽ và có tính định kỳ. Hạn chế ăn ngoài nhất là các đồ ăn sống. Đặc biệt các bà mẹ cho con ăn  không được mớm trước thức ăn vì hp sẽ lây qua dễ dàng qua đường tiêu hóa của mẹ.

Ngoài các biện pháp trên chúng ta cần trang bị cho cơ thể một sức khỏe cường tráng, thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, có lối sống khoa học, uống thêm nước cam.

Phòng ngừa Hp dạ dày

Phòng ngừa Hp dạ dày

Điều trị không dùng thuốc : 

  • Giảm stress 
  • Bỏ thuốc lá / rượu bia 
  • Không tự ý dùng NSAIDs (kể cả aspirin), Corticoids
  • Tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu hoặc gây khởi phát triệu chứng loét dạ dày tá tràng (đau thượng vị, buồn nôn…)

>>>Xem thêm: Bài Thuốc dân gian chữa Hp dạ dày an toàn, 6 bài thuốc hiệu quả

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã tóm tắt các thông tin cần thiết liên quan đến Hp dạ dày. Hi vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích với những người quan tâm đến tình trạng dạ dày và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Nếu có bất kì thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Hotline: 18006091 để được các bác sĩ và dược sĩ  Scurma Fizzy chuyên môn cao của chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất! https://scurmafizzy.com/

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đồng hành cùng Scurma Fizzy

Nguồn : https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/

https://www.wolterskluwer.com/en/know/drug-decision-support-solutions

https://www.drugs.com/

Sách giáo khoa : Dược lâm sàng và điều trị/ trang 2

                                                                                                                          NGUYỄN LÊ THANH LUẬN

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091