Cach Chua Da Day Trao Nguoc Ít Gây Nguy Hiểm
Cach chua da day trao nguoc đang là từ khóa được tìm kiếm phổ biến trên các trang tìm kiếm. Điều đó chứng tỏ mức độ quan tâm và tình trạng trào ngược dạ dày đang diễn ra hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều thông tin về các cach chua da day trao nguoc không đúng sự thật, gây hoang mang cho người đọc. Biết được mối lo ngại đó, đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy đã tổng hợp những cach chua da day trao nguoc được các bác sĩ khuyến cáo, đạt hiệu quả và mức độ an toàn cao.
1. Các mức độ của dạ dày trào ngược là gì?
Dạ dày trào ngược là tình trạng lượng acid dịch vị dư thừa và các chất trong lòng dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, cổ họng và miệng. Dạ dày trào ngược gây ra một số triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đau rát và khó chịu ở lồng ngực; đôi khi gây nôn trớ, buồn nôn, đầy hơi. Nếu tình trạng dạ dày trào ngược không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Để hiểu mức độ của tình trạng dạ dày trào ngược mà người bệnh hay gặp phải thì trong các bài báo cáo quốc tế đã chia ra 5 cấp độ tương ứng với 5 mức độ tiến triển của bệnh dạ dày trào ngược từ thấp đến cao. Dựa vào các mức độ này bác sĩ sẽ đưa ra các cach chua da day trao nguoc phù hợp nhất cho người bệnh. Cụ thể như sau:
1.1. Mức độ 0
Tần suất acid dạ dày trào ngược ít, các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua chưa rõ ràng và xuất hiện không thường xuyên. Có thể nhầm lẫn với chức năng sinh lý bình thường của cơ thể
1.2. Mức độ A
Đây là cấp độ trào ngược dạ dày nhẹ. Cấp độ A là giai đoạn khởi phát của bệnh và đã có dấu hiệu tổn thương nhưng nhẹ ở niêm mạc thực quản. Đây là cấp độ phổ biến nhất để có thể phát hiện ra bệnh. Theo nghiên cứu thì có khoảng 90% ca bệnh trào ngược được phát hiện ở cấp độ này.
Một số biểu hiện của dạ dày trào ngược cấp độ A là vướng nghẹn sau xương ức, nóng rát ngực và ợ chua. Mặc dù bị nghẹn nhưng không ảnh hưởng đến việc uống nước và nuốt thức ăn.
Điều trị chủ yếu là bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc không kê đơn. Khi bệnh nhân không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời thì các triệu chứng có thể nặng hơn như ợ chua nhiều hơn, nóng rát vùng hầu họng, kèm theo đó là việc hít phải nhiều acid trào ngược sẽ gây ho, khó thở và phù nề phế quản
1.3. Mức độ B
Cấp độ B hay là trào ngược dạ dày vừa phải. Ở cấp độ này bệnh nhân gặp các triệu chứng thường xuyên hơn. Tình trạng dạ dày trào ngược đã gây viêm nhiễm, chiều dài vêt strowtj trên niêm mạc lên tới 5mm, hội tụ hoặc nằm rải rác. Tần suất acid dịch vị tiếp xúc với niêm mạc thực quản nhiều hơn nên các vết trợt dễ bị loét gây khó nuốt, vướng và nghẹn khi ăn.
Niêm mạc thực quản bị phù nề làm cảm giác khó nuốt của bệnh nhân tăng dần. Khi lành dễ để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản và đau rát cổ. Bên cạnh đó các cơn đau âm ỉ vùng phía trên rốn xuất hiện cả khi no và đói.
1.4. Mức độ C
Cấp độ C hay trào ngược dạ dày nặng. Ở cấp độ nặng đã xuất hiện Barrett thực quản- một biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày trào ngược. Barrett thực quản là tình trạng tiền ung thư, vết loét mở rộng và to hơn trên niêm mạc dạ dày và thực quản. Các tế bào lót ở vùng dưới thực quản bị thay đổi màu sắc và thành phần do chúng tiếp xúc quá thường xuyên và lặp lại với acid dạ dày trào ngược. Barrett thực quản vẫn bao gồm một số triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, nóng rát bụng, buồn nôn… và các triệu chứng khác như nôn ra máu, đi ngoài phân đen… Người cao tuổi thường bị Barrett thực quản hơn, tuy nhiên với tình trạng trào ngược rất phổ biến hiện nay thì bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở trên nam giới nhiều hơn.
1.5. Mức độ D
Cấp độ D là cấp độ cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược. Lúc này, biến chứng Barrett thực quản chuyển sản thành tập hợp các vết loét sâu hơn, nghiêm trọng hơn và các vết sẹo cũng khó lành hơn. Nguy cơ bệnh nhân chuyển từ tiền ung thư thành ung thư rất cao và cần các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán chính xác
>>>>> Đọc thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược, Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị Hiệu Quả
2. Cach chua da day trao nguoc bằng thuốc
2.1. Cach chua da day trao nguoc bằng thuốc không kê đơn
Thuốc kháng acid và trung hòa acid trong dạ dày bao gồm Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate, Sodium bicarbonate. Các thuốc kháng acid giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng tại thời điểm bệnh nhân bị đau dạ dày. Khi bị trào ngược dạ dày thì acid có thể trào lên thực quản, về lâu dài gây viêm thực quản. Sử dụng một mình thuốc kháng acid sẽ không chữa lành được thực quản bị viêm do acid dạ dày gây ra. Hơn nữa vì hiệu quả tức thời của thuốc kháng acid nên có rất nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc. Điều đó gây ra các phản ứng phụ như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận. Các thuốc kháng acid có thể làm giảm tác dụng của các thuốc khác khi dùng cùng, vì vậy sau khi uống thuốc kháng acid trong vòng 2-4h thì không dùng các thuốc khác.
Thuốc giảm sản xuất axit hay gọi là thuốc chẹn thụ thể H-2. Các thuốc loại này bao gồm cimetidine, famotidine và nizatidine. Các thuốc chẹn thụ thể H2 mặc dù không hoạt động nhanh như thuốc kháng acid nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất lượng acid từ bao tử trong tối đa 12 giờ. Các thuốc kháng H2 mạnh hơn có sẵn theo toa.
Thuốc ngăn chặn sản xuất acid hay gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) như lansoprazole và omeprazole. Các PPI chẹn acid mạnh hơn thuốc chẹn thụ thể H2 và cho phép các mô thực quản bị tổn thương có thời gian chữa lành.
2.2. Cach chua da day trao nguoc bằng thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn là thuốc do bác sĩ ra đơn và bệnh nhân không được tự ý mua sử dụng. Một số loại thuốc kê đơn chữa dạ dày trào ngược hiện nay là:
Thuốc chẹn thụ thể H2 kê đơn. Chúng bao gồm famotidine theo toa và nizatidine. Những loại thuốc này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương.
Thuốc ức chế bơm proton kê đơn. Chúng bao gồm esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole và dexlansoprazol . Mặc dù thường được dung nạp tốt, những loại thuốc này có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu hụt vitamin B12. Các thuốc ức chế bơm proton kê đơn về sau sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
Thuốc tăng cường cơ vòng thực quản dưới. Baclofen có thể làm dịu trào ngược dạ dày bằng cách giảm tần suất giãn cơ thắt thực quản dưới. Các tác dụng phụ của Baclofen có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Thuốc Nào Nhất
3. Cach chua da day trao nguoc bằng phẫu thuật và nội soi
Một số bệnh nhân có thể không thích uống thuốc hoặc không dung nạp được thuốc. Các liệu pháp phẫu thuật hay nội soi sẽ là giải pháp trong các trường hợp này. Đây là cach chua da day trao nguoc đạt hiệu quả cao. Có thể kể tới một vài biện pháp như sau:
Fundoplication. Bác sĩ phẫu thuật sẽ quấn phần trên của dạ dày của người bệnh xung quanh cơ thắt thực quản dưới, để thắt chặt cơ và ngăn trào ngược. Gây quỹ thường được thực hiện bằng thủ thuật nội soi. Phần trên của dạ dày có thể được quấn một phần hoặc toàn bộ.
Thiết bị LINX. LINX là một vòng các hạt từ tính nhỏ được bao bọc xung quanh phần tiếp giáp của dạ dày và thực quản. Lực hút mang tính chất từ giữa các hạt đủ mạnh để khóa kín chỗ tiếp giáp với lượng axit trào ngược, nhưng đủ yếu để cho thức ăn đi qua. Thiết bị LINX có thể được cấy ghép bằng phương pháp nội soi.
Tạo quỹ không rạch qua đường mổ (TIF)..Thủ thuật mới này bao gồm việc thắt chặt cơ vòng thực quản dưới bằng cách tạo ra một phần quấn quanh thực quản dưới bằng dây buộc bằng polypropylene. TIF được thực hiện thông qua đường miệng bằng việc sử dụng một thiết bị chuyên dụng gọi là ống nội soi và không cần rạch phẫu thuật. Ưu điểm của TIF gồm có thời gian phục hồi vô cùng nhanh chóng và khả năng chịu đựng cao. TIF không phải là một lựa chọn nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm lớn. Tuy nhiên, có thể thực hiện được nếu TIF được kết hợp với nội soi ổ bụng sửa chữa thoát vị đĩa đệm.
4. Cach chua da day trao nguoc không dùng thuốc
4.1. Mật ong
Mật ong hay dung dịch đường siêu bão hòa có rất nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như các bệnh lý dạ dày. Trong mật ong có một số thành phần sau:
+ Chất chống oxy hóa: Mật ong rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng cản trở các gốc tự do có hại tấn công và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó ngăn chặn quá trình bệnh tiến triển nặng hơn.
+ Chứa hydrogen peroxide tự nhiên: quá trình giải phóng hydrogen peroxide là do sự oxy hóa chuyển glucose thành acid gluconic do enzym glucose oxidase. Quá trình oxy hóa này làm mật ong có hàm lượng đường cao và độ pH thấp. Từ đó cũng giúp làm lành vết loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp
+ Kháng khuẩn và khử trùng: Mật ong có có các enzym và chất dinh dưỡng có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên ngăn chặn được vi khuẩn có hại gây bệnh dạ dày
+ Kết cấu của mật ong đặc trưng: Mật ong dẻo, quánh khi vào cơ thể sẽ tạo một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid. Bên cạnh đó còn giúp giảm lượng acid dư thừa, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Một số cach chua da day trao nguoc với mật ong đơn giản như sau:
- Mật ong pha với nước ấm: pha 15ml mật ong + 150ml nước ấm và uống ngay sau khi ngủ dậy hoặc mỗi tối trước khi ngủ. Kiên trì uống mật ong với nước ấm sau 2 tuần các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đầy bụng… sẽ thuyên giảm. Hơn nữa nó còn hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
- Nghệ và mật ong: Đây là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả trong đau dạ dày, trào ngược dạ dày bởi hoạt chất vàng Curcumin trong nghệ kết hợp với các hoạt chất trong mật ong. Cách làm: Chuẩn bị 500 gram nghệ tươi cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Sau đó ngâm nghệ tươi với 1 lít mật ong nguyên chất trong hũ thủy tinh. Bảo quản ở nơi thoáng mát ít nhất 1 tuần. Người bệnh nên sử dụng 1 thìa trước bữa ăn.
- Bột nghệ và mật ong: Với những người bận rộn thì bột nghệ là cách tối ưu để tiết kiệm thời gian. Hơn nữa bột nghệ tinh khiết đã được loại bỏ dầu nên dễ dàng được hấp thu hơn. Cách làm: Trộn theo tỉ lệ 2:1 tương ứng là bột nghệ: mật ong, đến khi hỗn hợp đặc quánh lại. Vo thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay và để vào lọ. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ cần ăn 3-5 viên mỗi ngày và duy trì đều đặn sẽ giảm được các triệu chứng của trào ngược dạ dày cũng như đau dạ dày.
4.2. Gừng
Gừng là một phương thuốc rất quen thuộc trong các bài thuốc về các bệnh lý dạ dày. Theo các nhà Đông Y gừng có đặc tính ấm nóng, kháng viêm kháng khuẩn rất tốt nên được dùng trong các trường hợp như lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng kinh, tiểu đường, đau nửa đầu, đau dạ dày… Ba hoạt chính chính trong gừng là Zingiberol, Oleoresin, Tecpen được chứng minh có khả năng diệt vi khuẩn H.pylori- nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh dạ dày như loét dạ dày- tá tràng, viêm hang vị dạ dày, viêm dạ dày thực quản…
Bên cạnh đó, trong gừng còn có gingerols và shogaols. Hai chất này giúp tăng tốc độ dạ dày co bóp. Vì vậy hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và co bóp các thức ăn khó tiêu, tránh gây chướng bụng và gây đau dạ dày.
Cach chua da day trao nguoc đơn giản nhất với gừng là ngâm gừng với mật ong, để trong lọ thủy tinh kín trong vòng một tuần. Sau đó người bệnh dùng 1-3 thìa mỗi ngày pha với nước ấm để giảm các triệu chứng của trào ngược.
4.3. Chuối xanh
Theo các nghiên cứu trong chuối xanh có nhiều chất dinh dưỡng như folate, kali, vitamin B6 giúp giảm bớt tình trạng co thắt cơ, chuột rút, đau nhức cơ. Ngoài ra chuối xanh còn giúp giảm tiêu chảy do các chất hữu cơ có trong chuối. Không chỉ vậy nhiều hoạt chất sinh hoạt trong chuối xanh còn có thể chống tăng đường máu, chống oxy hóa, chống tăng huyết áp, giãn phế quản, long đờm…
Theo Đông y chuối xanh có tính mát, vị chát nên có khả năng làm tăng sức đề kháng do nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, giúp giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày và các cơn đau dạ dày
Cách làm: Chuẩn bị chuối xanh và mật ong. Bóc bỏ vỏ chuối xanh rồi ngâm vào nước muối pha loãng cho bớt nhựa và chát. Sau đó rửa sạch qua nước lạnh, cắt lát mỏng rồi đem chuối phơi khô và nghiền thành bột. Trộn theo tỉ lệ 2:1 tương ứng bột chuối xanh: mật ong rồi nặn thành viên nhỏ. Dùng hằng ngày, ăn hoặc uống đều được.
>>>>> Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Những Bài Thuốc Đông Y Hiệu Quả Ra Sao
4.4. Cam thảo
Cam thảo là một trong những loại thuốc quý có nguồn gốc từ vùng Tây Á và Địa Trung Hải. Trong Y học thường sử dụng phần nhiều là rễ cam thảo để trị bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, mất ngủ, sốt rét, các bệnh nhiễm trùng. Rễ cam thảo chứa tới hơn 300 loại hợp chất hóa học, do đó có khả năng chống oxy hóa, chống các vết loét dạ dày, tăng sản xuất chất nhầy ở niêm mạc dạ dày và giảm mỡ trong cơ thể. Nhiều bệnh nhân lo ngại về độ ngọt của cam thảo vì cam thảo ngọt gấp 50 lần so với đường nhưng cam thảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn mà đường không làm được. Hơn nữa, rễ cam thảo còn ngăn chặn quá trình phát triển của vi khuẩn và làm chậm sự nhân lên của virus nên chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất hiệu quả.
Cách làm: Rễ cam thảo phơi khô, nghiền nhỏ được uống như một loại trà. Lấy 1 hoặc 2 muỗng bột rễ cam thảo và hãm với nước sôi. Uống hằng ngày đến khi các biểu hiện của trào ngược dạ dày giảm hẳn.
4.5. Nha đam
Nha đam chứa rất nhiều vitamin và các muối khoáng như B1, B2, b3. Acid folic, canxi, đồng, sắt… Nha đam có khả năng giảm acid dư thừa trong dạ dày, loại bỏ độc tố và cái thiện chức năng tiêu hóa protein. Nha đam hỗ trợ giảm viêm và nhiễm trùng do đặc tính ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây viêm là prostaglandin, axit xiclopentanoic. Kích thích hệ thống miễn dịch bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Nha đam phát huy công dụng tốt nhất là khi đói do có đặc tính gel có khả năng bao phủ lên niêm mạc dạ dày. Uống 10ml nước ép nha đam vào trước mỗi bữa sáng ít nhất 30 phút, giữa các bữa ăn hoặc sau 2-3 giờ sau khi ăn tối được chứng minh là làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, trào ngược acid và ói mửa.
5. Kết luận
Trên đây là phần tổng hợp sơ bộ về các cach chua da day trao nguoc. Người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh để được điều trị theo đúng phác đồ chuẩn. Nếu có bất kì thắc mắc gì về cach chua da day trao nguoc hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia y tế chuyên môn cao của Scurma Fizzy qua số HOTLINE 18006091 để được giải đáp chi tiết và miễn phí hoàn toàn về các bệnh lý mà bạn quan tâm nhé!