Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Chuyên Gia Khuyên Áp Dụng

 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Chuyên Gia Khuyên Áp Dụng

Hẳn ai cũng đang từng bị co thắt và nóng rát trong dạ dày, cảm giác nặng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Đây là những rối loạn của dạ dày xảy ra phổ biến trong ăn uống hàng ngày, có thể sảy ra khi chế độ ăn uống chưa tốt. Các triệu chứng đau dạ dày sảy ra với cường độ và mật độ khác nhau. Nếu trong trường hợp cấp tính và hay tái phát, bạn nên đi khám và nhận chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi các triệu chứng nhẹ và thi thoảng, các cách chữa đau dạ dày dưới đây có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn

Nội dung chính

MUỐN BIẾT CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY HÃY CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN
TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY HAY GẶP

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY TẠI NHÀ VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT ĂN UỐNG

5 CHỮA ĐAU DẠ DÀY VỚI CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN:

1. Cách chữa đau dạ dày phối hợp mật ong và nghệ

2. Cách chữa đau dạ dày sử dụng cây nha đam

3. Cách chữa đau dạ dày với bạc hà

4. Cách chữa đau dạ dày với gừng

5. Cách chữa đau dạ dày sử dụng chuối hột

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG THUỐC

 

nguyên nhân đau dạ dày và cách chữa

Nguyên nhân và cách chữa đau dạ dày

MUỐN BIẾT CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY HÃY CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, chủ yếu có thể kể đến như:

1. Thói quen ăn uống

Nguyên nhân phổ biến bậc nhất của đau dạ dày là thói quen ăn uống. Chúng ta đều không để ý đến các thói quen ăn uống làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày như: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa. Ngoài ra các thức ăn cay, nóng, đồ uống có cồn như rượu, bia,… cũng làm tăng acid dạ dày. 

Dạ dày luôn có thói quen tiết acid vào các bữa ăn. Khi bỏ bữa, lượng acid dạ dày dư thừa sẽ tác động vào các ổ viêm loét gây kích ứng và cảm giác đau. Ngoài ra, lượng acid dư thừa sinh thành men hơi đẩy lên trên thực quản gây trào ngược,…

2. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do ăn uống các thực phẩm khó tiêu hay làm tăng tiết acid dạ dày. Khi acid dạ dày tập trung tại các tổn thương trên niêm mạc sẽ gây cảm giác đau.

>>>> Tìm hiểu thêm: Để Cải Thiện Bệnh Tình Viêm Dạ Dày Cấp, Nên Ăn Thực Phẩm Gì?

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Acid dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây tổn thương van tâm vị và cuống thực quản gây nên những cơn đau, nóng rát ở giữa ngực. Ngoài ra còn gây nên ợ hơi, ợ chua, . . .

4. Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm dạng NSAID

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm gây đau dạ dày là trường hợp thường sảy ra mà chúng ta không ngờ tới. Đây là tác dụng phụ của hầu hết các thuốc giảm đau mà thường chúng ta hay không quan tâm.

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY HAY GẶP

  1. Đau tức thượng vị : có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội. Bệnh càng nặng thì cơn đau càng mạnh và kéo dài, tần suất lặp lại nhiều. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên đau tức vùng thượng vị/bụng trên, hãy nghĩ đến các bệnh lý về viêm loét dạ dày. Cơn đau sẽ sảy ra bất thường, vào giai đoạn đầu thì cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện nhiểu hơn khi đói hoặc khi ăn no.
  2. Đầy bụng, khó tiêu cũng là biểu hiện của bệnh dạ dày. Cảm giác chướng bụng, không tiêu hóa được sau ăn cũng là biểu hiện của đau dạ dày mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng và tân suât của triệu chứng để có phương pháp trị thích hợp, tránh để tình trạng kéo dài sẽ có những biến chứng khó lường.
  3. Ợ hơi, ợ chua là một biểu hiện thường dễ nhận thấy mà ban đầu nhiều người hay bỏ qua. Đây là biểu hiện vận động rối loạn của dạ dày khiến thúc ăn khó tiêu hóa, sinh men hơi. Một trong các triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày nói chung.
  4. Cảm giác buồn nôn cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Khi thức ăn không được tiêu hóa tích tụ lâu và bị đẩy ngược lên trên. Khi có triệu chứng người bệnh cần chú ý nhiều hơn tới tần suất và thời gian kéo dài. Thức ăn bị đẩy lên có thể đẫn đến tổn thương dạ dày, ảnh hưởng van tâm vị và gây trào ngược dạ dày thực quản. 
  5. Đi ngoài thất thường: Khi chức năng tiêu hóa không tốt sẽ dẫn tới tình trạng đi ngoài thất thường, đây là biểu hiệu của bệnh tiêu hóa nói chung, nhưng bạn không nên bỏ qua nguyên nhân đến từ dạ dày.
  6. Xuất huyết tiêu hóa: có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Khi có biểu hiện này thì trình trạng bệnh đã nặng. Thường kèm theo triệu chứng như đi ngoài phân đen. Người bệnh sẽ có thêm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt do thường xuyên mất máu.

>>>> Đọc thêm: Biểu Hiện Đau Dạ Dày Cảnh Báo Tình Trạng Tổn Thương Của Bao Tử

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY TẠI NHÀ VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT ĂN UỐNG

1. Thư giãn 

Cuộc sống hàng ngày quá bận rộn thường là lý do khiến bạn bị đau dạ dày. Vì căng thẳng giải phóng các hormone có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, Nghỉ ngơi, thư giãn là một cách chữa đau dạ dày hiệu quả, giúp giảm tần suất tái phát. Tập một kỹ thuật thư giãn cụ thể (ví dụ: tập luyện dưỡng sinh hoặc yoga) có thể hữu ích. 

2. Ăn các bữa nhẹ

Thực phẩm như khoai tây, cà rốt, chuối (trừ chuối tiêu) giúp làm dịu cơn đau bụng. Các thực phẩm này có lợi cho tiêu hóa và cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều quan trọng là không nên ăn quá nhiều rau và cũng chỉ tiêu thụ ít chất béo để tránh gây thêm kích ứng cho dạ dày. Cũng nên duy trì thời gian ăn đều đặn , không nên ăn quá nhiều và quá nhanh trong một bữa. 

cách chữa đau dạ dày với bữa phụ

cách chữa đau dạ dày với bữa phụ hàng ngày

3. Uống nhiều 

Uống đủ nước giúp thải các chất độc ra khỏi cơ thể trong trường hợp dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn, chẳng hạn do thức ăn bị hỏng. Tốt nhất là sử dụng nước khoáng hoặc nước ép táo , cũng có thể được sử dụng để chống lại sự thiếu hụt khoáng chất sắp xảy ra, ví dụ như do tiêu chảy. Nhưng cũng có những loại trà thảo mộc – bạc hà, hoa cúc, thì là và gừng đã được chứng minh là giúp giảm đau dạ dày. 

4. Tránh thức ăn, đồ uống có hại 

Rượu, đồ uống có cồn, nicotin và cafein gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì chúng thường gây ra các vấn đề về dạ dày nên tốt hơn hết bạn nên tránh những chất này. Đồ ngọt và đồ chua cũng vậy 

5. Mát-xa 

Mát-xa nhẹ vùng bụng giúp thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Chúng có tác dụng thư giãn toàn bộ cơ thể và giảm đau. Đặt lòng bàn tay lên bụng và di chuyển theo chiều kim đồng hồ theo vòng tròn quanh rốn. 

6. Cung cấp nhiệt 

Hơi ấm có thể làm giãn dạ dày bị co thắt. Cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng một chai nước nóng mà bạn đặt trên bụng. Tuy nhiên, không nên đặt trực tiếp lên da trần vì nước nóng có thể gây bỏng. Một chiếc gối giữ nhiệt được làm ấm cũng giúp giảm đau dạ dày. Hơi ấm kích thích tuần hoàn máu trong mô và thư giãn các cơ.

CHỮA ĐAU DẠ DÀY VỚI CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN

1. Cách chữa đau dạ dày phối hợp mật ong và nghệ

  • CÔNG DỤNG

Từ xưa đến nay, công dụng làm lành vết thương bằng nghệ vẫn được lưu truyền trong y học cổ truyền. Tinh chất curcumin trong nghệ đã được khoa học chứng mình giúp làm lành vết thương, vết loét nhanh chóng. Vì vậy cũng đã có rất nhiều chế phẩm từ nghệ ra đời dựa theo đặc tính này. Từ các sản phẩm về dạ, liền sẹo, hoạt huyết thông kinh, đến các sản phẩm về dạ dày. 

Ngoài ra curcumin trong nghệ còn ức chế được các tế bào ác tính trong khôi u nên được coi như một chất chống ung thư tự nhiên, góp phần ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.

Kết hợp nghệ vơi mật ong là bài thuốc được lưu truyền và sử dụng rộng rãi.

  • CÁCH DÙNG

Pha 2 thìa bột nghệ cùng 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm, khuất thật đều cho tan rồi uống

  • THỜI GIAN/LIỀU DÙNG

Ngày dùng 2-3 lần, nên dùng trước ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.

Lưu ý:  Bột nghệ thường đắng và khó uống do có chữa nhiều tạp chất, hàm lượng curumin thấp, khó hấp thu, nên dùng tinh bột nghệ hoặc các sản phẩm cao cấp hơn từ nghệ để có hiệu quả cao.

2. Cách chữa đau dạ dày sử dụng cây nha đam

  • CÔNG DỤNG

Nha đam hay lô hội là  dược liệu tốt không chỉ thanh nhiệt mà còn giúp trị chứng chướng bụng đầy hơi. Trong nha đam còn có hoạt chất phytochemical, có tính sát trùng và kháng viêm, giúp thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn và ngăn ngừa khuẩn có hại.

  • CÁCH DÙNG

Nha đam bỏ sạch bỏ (lưu ý bỏ phần vàng gần gốc vì dễ gây kích ứng đường ruột). Rửa sạch rồi say lấy nước uống.

  • THỜI GIAN/LIỀU DÙNG

Ngày uống nước ép nha đam 2 lần sau ăn 30 phút sau bữa ăn là cách chữa đau dạ dày và đầy hơi hiệu quả.

3. Cách chữa đau dạ dày với bạc hà

  • CÔNG DỤNG

Bạc hà có tinh dầu tính the mát, gây tê nhưng lại không làm tăng các ion canxi gây co thắt nên được dùng để giảm đau dạ dày, thư giãn dạ dày rất tốt.

  • CÁCH DÙNG

có thể rửa sạch ăn sống hoặc hãm nước hay dùng chế phẩm như trà bạc hà

  • THỜI GIAN/LIỀU DÙNG

Uống 2 ly nước bạc hà/ ngày sau ăn để giảm đau dạ dày

4. Cách chữa đau dạ dày với gừng

  • CÔNG DỤNG

Gừng có tính ấm nên được ông cha dùng để làm dịu các cơn đau dạ dày nhờ có chứa các chất như eucalyptol, linalol, borneol, b-phelandren giúp giảm đau kháng viêm

  • CÁCH DÙNG

Gừng cạo vỏ xong băm cho nhuyễn, bỏ vào nước nấu trong 5 phút. Lọc lấy nước rồi cho thêm mật ong vào khi còn ấm, khuấy đều rồi uống.

  • THỜI GIAN/LIỀU DÙNG

Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 ly trước bữa ăn 30 phút

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Đau Bao Tử (Đau Dạ Dày) Đơn Giản, An Toàn Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian

5. Cách chữa đau dạ dày sử dụng chuối hột

  • CÔNG DỤNG

Với kali và frutooligosaccharides là hai thành phần hữu ích trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn có lợ bên trong đường tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp hạn chế các vết loét lan rộng. Chuối hột đã trở thành một cách giảm đau dạ dày được truyền lại đến ngày nay

  • CÁCH DÙNG

Chuối thái lát mỏng, phơi khô rồi xay thành bột, pha với mật ong và nước ấm uống trước bữa ăn để giảm đau dạ dày

  • THỜI GIAN/LIỀU DÙNG

Uông ngày 2-3 lần, trước bữa ăn 30 phút

Lưu ý không dùng chuối tiêu, vì có thành phần gây kích ứng dạ dày.

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG THUỐC

1. Cách chữa đau dạ dày với thuốc tây y

  • CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Thuốc tây y tác động lên tế bào dạ dày hay tế bào vi sinh vật gây bệnh tròng dạ dày bằng các kích thích hay ức chế nhờ tạo các phản ứng hóa học. Từ đó dạ dày có viêm thì dùng thuốc tiêu viêm, dư acid thì dùng thuốc trung hòa acid.

  • ƯU ĐIỂM

Tác dụng nhanh vào các triệu chứng đang mắc phải, giúp dịu ngay cơn đau, giảm ngay hiện tượng trào ngược, kích thích tiêu hóa. 

Giải quyết trực tiếp vào các triệu chứng người bệnh mắc phải

  • NHƯỢC ĐIỂM

Thường tác dụng lên toàn cơ thể nên sẽ gây tác dụng phụ(tùy theo từng thuốc)

 

  • Sử dụng thuốc tây y trong trường hợp có các triệu chứng cấp như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, không nên sự dụng trong thời gian dài và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi dùng.
Các cách chữa đau dạ dày đơn giản tại nhà

Các cách chữa đau dạ dày đơn giản tại nhà

 

2. Cách chữa đau dạ dày với thuốc đông y

Dạ dày thuộc Tỳ trong ngũ hành (tâm, can , tỳ, phế, thận).Theo ngũ hành: Tư lự thường tổn tỳ hay tỳ chủ tư duy. Đó là lý do vì sao khi căng thẳng, stress, thì ăn uống không được tốt, mà hay tái phát dạ dày đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.

  • CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Dựa theo nền tảng triết học cổ Trung Quốc là Ngũ Hành và Âm Dương. Khi Ngũ Hành, Âm Dương cân bằng thì người bệnh sẽ khỏe. Vì vậy chữa bệnh sẽ theo mục đích cân bằng các yếu tố này mà thực hiện. Hư tỳ thì bổ tâm, thực tỳ thì tả phế.

  • ƯU ĐIỂM

Được bào chế từ đa số loại thảo mộc, dựa vào tự nhiên để đảm bảo dược tính, không lo độc tố tích tụ trong cơ thể.

  • NHƯỢC ĐIỂM

Dựa theo “biện chứng luận trị”, tùy theo triệu chứng của người bệnh mà sẽ có các cách chữa, bài thuốc khác nhau. không cố định được bài thuốc

Là bài thuốc truyền lại theo kinh nghiệm từ xưa mà thành. Ít có chứng nhận, kiểm chứng

3. Cách chữa đau dạ dày với thực phẩm bảo vệ sức khỏe

  • CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Bổ xung dinh dưỡng, dược chất vào cơ thể hàng ngày để tăng cường sức khỏe, tăng quá trình hồi phục và giảm nguy cơ mắc tái phát bệnh dạ dày. Với đau dạ dày, cách chữa hiệu quả nhất là duy trì và cải thiện sức khỏe hàng ngày, ….

  •  ƯU ĐIỂM

Không tác dụng phụ, an toàn, lành tính, sử dụng hàng ngày để nâng cao sức khỏe, ổn định tiêu hóa, cân bằng acid dạ dày. 

Vào đợt đau dạ dày cấp có thể sử dụng kết hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị, sau có thể dùng duy trì để cải thiện quá trình hồi phục chức năng tiêu hóa

  • NHƯỢC ĐIỂM

Thường không có kiểm định rõ ràng, không rõ nguồn gốc.

Ít có chứng nhận an toàn, kiểm nghiệm lâm sàng.

Tham khảo thêm thông tin viên sủi an toàn cho dạ dày – Scurmafizzy tại đây.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091