Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Dạ Dày Bị Tổn Thương

Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Dạ Dày Bị Tổn Thương

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi nhịp sống càng hối hả, vội vã hơn, chế độ ăn uống hàng ngày của con người cũng bị ảnh hưởng, khiến cơ thể và hệ tiêu hóa phải chịu nhiều tác động không tốt. Đau dạ dày cũng kéo theo đó nhiều hậu quả trực tiếp đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay nặng hơn là thủng dạ dày. Vì vậy, biết được những thông tin như nguyên nhân cũng như triệu chứng đau dạ dày sẽ giúp bạn nhận biết cũng như tìm ra được phương pháp điều trị tốt nhất cho mình. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về các triệu chứng đau dạ dày qua bài viết sau!

1.Như thế nào là đau dạ dày?

Trước khi tìm hiểu về các triệu chứng đau dạ dày, chúng ta cần biết được bệnh đau dạ dày là gì!

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương bên trong của dạ dày, chủ yếu là các vết viêm loét. Cảm giác đau âm ỉ, chán ăn, buồn nôn, ợ chua,… là những điểm đặc trưng ở người mắc đau dạ dày, khiến người bệnh khó chịu vô cùng. Mặt khác, khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, làm việc quá sức hay là căng thẳng, stress thường xuyên, các cơn đau cũng sẽ xuất hiện.

trieu-chung-dau-da-day-1

Như thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày không xảy ra ở một vị trí nhất định. Có 3 vị trí khá phổ biến xuất hiện chứng đau dạ dày, với mỗi vị trí thì dấu hiệu và triệu chứng của những cơn đau cũng sẽ khác nhau. 

  • Đau ở vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vùng nằm ở phía trên rốn và ở dưới xương ức. Bệnh nhân đau dạ dày ở vùng này sẽ thấy những cơn đau dữ dội hoặc những cơn đau âm ỉ kéo dài. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cơn đau sẽ lan sang vùng ngực hoặc bị xiên ra phía sau lưng. 
  • Cơn đau ở vùng bụng giữa: Đây là khu vực của khá nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng nên thường sẽ khó để có thể phân biệt với triệu chứng của các bệnh lý khác về tiêu hóa. Những cơn đau thường quặn thắt hoặc âm ỉ và lan sang cả vùng bụng bên phải khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng, …
  • Cơn đau tại vùng bụng dưới bên trái: Cơn đau ở vùng này thường sẽ gây ra cảm giác đói. Khi ăn vào thì cơn đau này sẽ thuyên giảm nhưng để lại cảm giác tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi, …

>>> Xem thêm ngay: 

2.Những triệu chứng đau dạ dày điển hình

Triệu chứng đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ ràng tuy nhiên, một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng, điển hình mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt. Sau đây là 5 biểu hiện phổ biến và đặc trưng thường thấy ở người bị đau dạ dày:

2.1. Đau vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất ở người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, người bị bệnh về tá tràng cũng có biểu hiện này.Đau âm ỉ, tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu, thường là những cảm giác mà bệnh đau dạ dày đem lại cho người bệnh.

Khi bị đau thượng vị thường sẽ không đau dữ dội và cơn đau có thể lan từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng. Nó thường xuất hiện trong khoảng từ một đến hai tuần ở giai đoạn đầu của bệnh và sẽ có tái phát trở lại khi thời tiết thay đổi hoặc trong khoảng giao mùa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị đau triền miên.

  • Cơn đau thượng vị ở người bị đau dạ dày tá tràng thường có liên quan đến các bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Các cơn đau cũng có tính chu kỳ đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày thì khác, các cơn đau bụng không có tính chu kỳ mà lại kéo dài liên miên.
  • Cơn đau sẽ xuất hiện khi đói đối với những bệnh nhân bị loét tá tràng.
  • Ngược lại, đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn vào sẽ có cảm giác đau ở vùng thượng vị nhưng khi đói thì lại không.

2.2 Chán ăn, ăn uống kém

Bệnh nhân bị đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn thể hiện qua lượng thức ăn giảm đi khi ăn hoặc ăn không ngon miệng.

trieu-chung-dau-da-day-2

Chán ăn, ăn không ngon là một trong những triệu chứng đau dạ dày

Nguyên nhân là do quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, khiến cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng kèm theo đó là cảm giác nặng nề, ấm ách.

Đau và bỏng rát vùng thượng vị là những cảm giác thường thấy sau khi ăn ở người bị đau dạ dày. Cơn đau sau đó lan lên xương ức rồi gây ra cảm giác buồn nôn.

2.3 Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ chua, ợ hơi là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Chúng gây nên sự khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sự tự tin của người bệnh.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do sự rối loạn trong hoạt động của dạ dày khiến thức ăn khó được tiêu hóa, lâu dần dẫn đến tình trạng lên men. Người đau dạ dày sẽ cảm nhận được vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi trào lên trên tận họng nhưng chỉ lên đến nửa chừng. Khi đó cảm giác đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức sẽ xảy đến với bệnh nhân.

2.4 Cảm giác nôn, buồn nôn

Đây cũng là biểu hiện của các bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Người bệnh nôn nhiều kéo theo đó là các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản, tạo ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

trieu-chung-dau-da-day-3

Cảm giác nôn, buồn nôn cũng là một triệu chứng đau dạ dày

Không chỉ vậy, nôn nhiều khiến bệnh nhân bị mất đi lượng lớn nước và điện giải có trong dịch dạ dày. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các tình trạng khác như hạ huyết áp, trụy tim mạch hay là sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề…

2.5. Sốt

Biểu hiện này thường gặp khi bạn bị đau dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn gây ra. 

2.6. Tình trạng chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa là tình trạng máu chảy từ thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa. Đây là một dấu hiệu rất nghiêm trọng, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

 

Khi bị chảy máu tiêu hóa, bệnh nhân thường sẽ có những biểu hiện như nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong phân có dính máu màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp khi ở trong tình trạng mất máu cấp.

trieu-chung-dau-da-day-1

Chảy máu tiêu hóa – triệu chứng đau dạ dày nguy hiểm

Chảy máu tiêu hóa cũng rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác như là tình trạng viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, loét dạ dày tá tràng, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan hay nghiêm trọng hơn cả là bị ung thư dạ dày.

 

Chảy máu tiêu hóa là một biểu hiện rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến người bệnh nguy kịch đến tính mạng.

 

2.7. Thay đổi thói quen đại tiện

Đau bụng, đầy hơi, thay đổi các thói quen đại tiện hoặc giảm cân không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm Giardia – một loại ký sinh trùng trong đường ruột.

2.8. Sờ thấy khối u trước bụng:

Trong một số trường hợp bệnh nặng, khi đó khối u đã phát triển lớn hơn và đã có thể sờ thấy được khối u bất thường trước bụng. Khi đó, bạn cần đến thăm khám chuyên khoa ngay lập tức. Bên cạnh đó, một số người còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày và có cảm giác đau khi ấn vào.

3. Các hướng điều trị triệu chứng đau dạ dày

Để cải thiện những triệu chứng đau dạ dày kể trên, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau đây

3.1. Sử dụng thuốc tây y điều trị triệu chứng đau dạ dày

Thuốc tân dược mặc dù mang lại tác dụng nhanh chóng và những hiệu quả như giúp giảm nhanh các cơn đau, dịu bớt tình trạng ợ hơi, ợ chua, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Nếu lạm dụng thuốc, người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng nhờn thuốc kèm theo với một số tác dụng phụ khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng thuốc Tây, bạn cần đến thăm khám bác sĩ hoặc người có chuyên môn, xin đơn thuốc và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo liều dùng đã được chỉ định.

Một số loại thuốc tây hay được các bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như sau:

  • Thuốc kháng acid dạ dày: Lansoprazole hay Omeprazol có tác dụng làm giảm lượng acid dạ dày sản xuất ra. Qua đó các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng được cải thiện, các tổn thương viêm loét ở dạ dày cũng nhanh lành hơn.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin được dùng cho các trường hợp cơn đau dạ dày có mức độ từ trung bình đến nặng.
trieu-chung-dau-da-day-5

Acetaminophen – thuốc điều trị triệu chứng đau dạ dày

  • Thuốc kháng sinh: Người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh có mặt các thuốc như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole… Chúng thường được sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế bơm proton, thuốc Bismuth trong một thời gian nhất định để đảm bảo vi khuẩn Hp và các triệu chứng đi kèm được tiêu diệt sạch.
  • Thuốc trị đầy hơi, ợ hơi: Bao gồm các thuốc chứa simethicone.
  • Thuốc chống buồn nôn: Pepto-Bismol là thuốc được chỉ định phổ biến nhất
  • Các thuốc điều trị đau dạ dày khác thường gặp: có thể kể đến như thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, corticosteroid, thuốc chống co thắt dạ dày…

>>> Tìm hiểu thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục

3.2. Điều trị triệu chứng đau dạ dày bằng các mẹo dân gian

Ngoài ra, để hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây y cũng như kiểm soát tốt các cơn đau, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo giảm đau dạ dày tại nhà để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau dạ dày:

  • Chườm ấm vào vị trí bị đau
chườm ấm giảm đau dạ dày

Giảm triệu chứng đau dạ dày bằng cách chườm ấm

  • Massage bụng theo chiều kim đồng hồ cũng giúp xoa dịu các cơn đau, kích thích tiêu hóa, giảm các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Thư giãn đầu óc bằng cách hít thở sâu bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng, từ đó các cơn co thắt gây đau dạ dày cũng thuyên giảm.
  • Tắm bằng nước ấm

3.3. Sử dụng thuốc nam điều trị triệu chứng đau dạ dày:

Các bài thuốc dân gian là một phương pháp được đánh giá là an toàn với sức khỏe người bệnh, tiết kiệm chi phí bởi nguồn thảo dược dồi dào, dễ kiếm tìm. Mặc dù vậy, các bài thuốc nam này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh nặng sẽ cần phải lựa chọn một phương pháp có khả năng điều trị triệt để hơn.

3.3.1. Bài thuốc chữa triệu chứng đau dạ dày từ nghệ

Nghệ là một loài thực vật rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, có mặt trong nhiều vị thuốc đến những món ăn hàng ngày.

nghệ chữa đau dạ dày

Nghệ vàng giúp điều trị triệu chứng đau dạ dày

Hoạt chất Curcumin có trong nghệ có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, cải thiện tốt tình trạng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau dạ dày,… Có nhiều cách chế biến và sử dụng nghệ khác nhau, cụ thể:

  • Bột nghệ
    • Bột nghệ có thể từ làm hoặc mua tại những nhãn hàng uy tín.
    • Hòa một thìa tinh bột cùng với 330ml nước uống ấm hoặc lạnh đều được. Kiên trì sử dụng mỗi ngày vào buổi sáng hoặc đầu chiều, lúc trong bụng không có thức ăn.
  • Sao vàng nghệ
    • Đây là một cách sử dụng khá đơn giản và thời gian sử dụng cũng lâu dài.
    • Nghệ đem rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng nhỏ ngâm đường trắng từ 12 –18 tiếng.
    • Sau đó, đổ tất cả vào chảo và sao đều, có thể cho thêm nghệ và mật ong vào cùng.
    • Sau khi sao xong, để nguội rồi cho vào một hũ thủy tinh để dùng dần.
    • Mỗi ngày sử dụng một ít vào buổi sáng hoặc chiều, sau khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy những triệu chứng như đau, co thắt, ợ hơi, ợ nóng sẽ được cải thiện.

>>> Tìm hiểu thêm: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

3.3.2. Lá mơ lông giúp điều trị triệu chứng đau dạ dày

Lá mơ lông cũng được xếp vào danh sách những cây thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả nhất và cũng là nguyên liệu có thể dễ dàng tìm thấy ở dọc các nương rẫy, bờ rào hay ngay trong khu vườn của mình.

Theo Đông y, lá mơ lông có tính mát, mùi hôi, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn,… ngoài ra còn thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn từ đo cải thiện nhanh các triệu chứng đau dạ dày.

Trong Y học hiện đại, các hoạt chất có trong lá mơ lông như sulfur dimethyl disulphide, vitamin C, carotene, protein,… có tác dụng giảm sưng giảm viêm, ức chế hiệu quả các tác nhân gây bệnh.

lá mơ chữa đau dạ dày

Điều trị triệu chứng đau dạ dày bằng lá mơ lông, an toàn, ít tác dụng phụ

 

Một số cách chế biến lá mơ lông đơn giản có thể kể đến như sau:

  • Cách 1: Uống nước ép lá mơ
    • Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ lông và 150ml nước
    • Cách thực hiện:
      • Lá mơ lông đem rửa sạch cùng với nước muối pha loãng để khử khuẩn.
      • Xay nhuyễn lá mơ lông với 150ml nước đã chuẩn bị.
      • Dùng rây hoặc khăn mỏng lọc lấy nước cốt, phần bã lá đem bỏ đi.
      • Phần nước cốt này uống trong ngày, không nên để qua đêm.
      • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Cách 2: Trứng gà rán với lá mơ lông
    • Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ lông cùng với 2 quả trứng gà
    • Cách thực hiện:
      • Rửa sạch lá mơ rồi đem ngâm nước muối trong khoảng từ 5 đến 10 phút rồi vớt ra để ráo, cắt thành sợi nhỏ.
      • Đập trứng gà ra tô và cho lá mơ lông vào đánh đều tay, nen nêm thêm một ít gia vị như muối, tiêu,… để tăng hương vị và dễ ăn hơn.
      • Cho hỗn hợp vào chảo rán vàng đều 2 mặt.
      • Có thể ăn không hoặc dùng kèm với cơm, nên ăn hết trong ngày, không để lại qua đêm.
  • Cách 3: Trứng gà chưng với lá mơ lông
    • Chuẩn bị:
      • Cũng như trên, bạn chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông và 2 quả trứng gà
      • Một ít gừng
    • Cách thực hiện:
      • Lá mơ lông và gừng đem rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành các sợi nhỏ.
      • Tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi trộn đều cùng gừng và lá mơ, có thể nêm thêm một chút gia vị để hợp khẩu vị và dễ ăn hơn rồi cho hỗn hợp vào nồi hấp cách thủy đến khi chín.
      • Dùng mỗi tuần khoảng 2 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

>>> Xem thêm bài viết: Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Tư Thế Ngủ

3.3.3. Điều trị triệu chứng đau dạ dày bằng lá khôi tía

Lá khôi tía hay lá đơn tướng quân là một nguyên liệu quý trong các bài thuốc nam chữa bệnh dạ dày.

lá khôi tía chữa đau dạ dày

Lá khôi tía – một trong những dược liệu giúp điều trị triệu chứng đau dạ dày

 

Chứa các thành phần chủ yếu là glucosid và tanin – những hoạt chất có tác dụng ức chế hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn Hp. Đồng thời, lá khôi tía còn có thể làm giảm tiết acid trong dịch vị dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng đau và co thắt, giúp làm giảm triệu chứng đau dạ dày và các dấu hiệu khác như đầy bụng, buồn nôn khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và ăn ngon miệng hơn.

Các cách sử dụng lá khôi tía làm giảm triệu chứng đau dạ dày rất đơn giản như sau

  • Cách 1: Uống trà lá khôi tía
    • Chuẩn bị: bạn chuẩn bị 1 ít lá khôi tía tươi hoặc khoảng 20 gram lá khôi tía khô
    • Cách thực hiện:
      • Đối với lá khôi tía tươi, cần rửa sạch, để ráo nước.
      • Cho nguyên liệu vào bình trà rồi chế nước sôi vào.
      • Đợi một lúc cho lá khôi tía ngấm và tiết hết hoạt chất ra rồi uống.
  • Cách 2: Bài thuốc kết hợp lá khôi tía với các loại thảo dược
    • Chuẩn bị:
      • 80 gram lá khôi tía
      • 40 gram rau diếp cá
      • 12 gram khổ sâm
      • 2 lít nước
    • Cách thực hiện:
      • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi trong 10 phút để nguyên liệu ra hết hoạt chất rồi tắt bếp.
      • Gạn lấy nước uống trong ngày để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

Lưu ý rằng không uống nước lá tía khôi thay cho nước lọc hàng ngày. Nếu sử dụng dược liệu này quá liều lượng cho phép, cơ thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, da dẻ xanh xao, tái nhợt và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

3.3.4. Lá trầu không điều trị triệu chứng đau dạ dày

Lá trầu không từ lâu đã được ông cha ta dùng để điều trị triệu chứng đau dạ dày như: đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau. 

Trong Tây y, lá trầu không chứa một lượng lớn chất oxy hóa và tanin có tác dụng chữa lành và làm dịu các vết loét, tổn thương, giúp điều hòa, cân bằng độ pH. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội, các hoạt chất có trong lá trầu không giúp kháng lại sự hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như tụ cầu, Subtilis… Không những thế, các khoáng chất, vitamin có ở trầu không còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP –  một trong những tác nhân gây đau dạ dày. 

lá trầu không chữa đau dạ dày

Lá trầu không giúp điều trị triệu chứng đau dạ dày

Bạn đọc có thể tham khảo cách làm sau đây để thực hiện bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá trầu không

  • Chuẩn bị: một vài lá trầu không 
  • Cách thực hiện:
    • Rửa sạch lá trầu không với nước pha loãng để đảm bảo không còn bụi bẩn và vi khuẩn rồi để ráo.
    • Dùng tay vò nát lá để ra tinh dầu sau đó đem đun sôi với nước, nấu trong 5 phút rồi tắt bếp.
    • Uống sau bữa ăn 1 tiếng trong khoảng 1 tháng để thấy hiệu quả.

3.3.6. Giảm triệu chứng đau dạ dày bằng lá lược vàng

Một điều mà ít ai biết được rằng, ngoài việc chỉ dùng để làm cảnh, lược vàng còn có công dụng trong việc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Theo một số nghiên cứu, lược vàng có chứa lượng lớn steroid và flavonoid là những hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây hại, đồng thời giúp kiểm soát sự lan rộng các vết loét, giúp dạ dày sớm hồi phục lại như ban đầu. 

lá lược vàng chữa đau dạ dày

Điều trị triệu chứng đau dạ dày bằng lá lược vàng

  • Cách 1: Nhai và nuốt

Đây là cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài lá lược vàng đem rửa sạch rồi nhai và nuốt lấy nước cốt. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần trước bữa ăn, kiên trì khoảng vài tuần thì các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm đi rõ rệt.

  • Cách 2: Uống nước lá lược vàng
    • Chuẩn bị: bạn chuẩn bị khoảng 10 lá lược vàng tươi
    • Cách thực hiện:
      • Lá lược vàng tươi sau khi hái về đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối 15 phút để diệt khuẩn.
      • Cắt nhỏ lá lược vàng cho vào bình nước thủy tinh rồi chế nước sôi vào ngập lá, đậy nắp lại ngâm trong 12 tiếng.
      • Gạn lấy nước uống nhiều lần trong ngày, thực hiện đều đặn đến khi triệu chứng bệnh giảm hẳn.
  • Cách 3: Rượu lá lược vàng
    • Chuẩn bị: 200 gram lá lược vàng tươi và 1 lít rượu trắng
    • Cách thực hiện:
      • Rửa sạch lá lược vàng tươi bằng nước muối pha loãng rồi đem phơi khô dưới nắng.
      • Ngâm lá lược vàng cùng rượu trắng trong bình thủy tinh khoảng 10 ngày.
      • Khoảng 2 lần mỗi ngày, lọc lấy 10ml nước rượu lá lược vàng uống trước khi ăn.

Trên đây là những thông tin về các triệu chứng đau dạ dày Scurma Fizzy muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại những giá trị hữu ích cho bạn và người thân của mình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc! 

Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 1800 6091 khi bạn gặp những vấn đề dạ dày nói chung hay xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày nói riêng để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ điều trị miễn phí!

Theo: Hương Giang

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091