Cắt Polyp Dạ Dày Có Nên Không Và Cần Chú Ý Gì

Cắt Polyp Dạ Dày Có Nên Không Và Cần Chú Ý Gì

Polyp là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở đường tiêu hoá như polyp đại tràng, polyp ruột non, polyp dạ dày…polyp dạ dày thường gặp nhiều ở người cao tuổi, người mắc các bệnh viêm dạ dày mãn tính, nhiễm HP. Đa số các polyp dạ dày lành tính, một số là ác tính do đó cần phẫu thuật cắt polyp dạ dày đối với những loại có kích thước lớn hoặc là polyp ác tính có nguy cơ chuyển thành ung thư. 

1. Polyp dạ dày là gì?

Hình ảnh nội soi polyp

Một số hình ảnh nội soi polyp dạ dày

1.1 Khái niệm

Polyp dạ dày là sự phát triển bất thường tế bào từ bên trong của lớp niêm mạc dạ dày hình thành nên những khối u có cuống hoặc không có cuống.

Polyp dạ dày không phải là ung thư tuy nhiên trong điều kiện phức tạp có thể gây tăng sinh chuyển thành ung thư dạ dày.

Thông thường Polyp dạ dày khó phát hiện do ít  biểu hiện triệu chứng, việc phát hiện và tiến hành cắt polyp dạ dày khi bác sĩ làm các kiểm tra xét nghiệm chức năng dạ dày.

Khi phát hiện được polyp rất có giá trị cho việc phân loại và phương pháp điều trị thích hợp. 

1.2 Phân loại

  • Polyp tuyến đáy vị

U nang tuyến Elste là một tên gọi khác để chỉ tình trạng tuyến đáy vị có polyp. Loại polyp nay thường xuất hiện 2 loại khác nhau như polyp lẻ tẻ và polyp liên quan đến hội chứng, đa polyp tuyến gia đình (FAP-Familial Adenomatous Polyposis). Đây thường là polyp lành tính. 

  • Polyp tăng sản (hyperplastic polyp)

Đây là loại thường gặp nhất trong các loại polyp dạ dày, loại này được tạo thành từ những tuyến nhỏ lớn dần lên.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Polyp tăng sản có liên quan mật thiết, với vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có đến 80% tăng sản tự mất đi khi điều trị tiêu diệt được HP trước khi thực hiện cắt bỏ polyp dạ dày bằng nội soi.

Hầu hết các khối polyp khó có khả năng trở thành ung thư nhưng kích thước hơn 2cm đường kính có nguy cơ thành ung thư dạ dày. 

  • Polyp u tuyến (adenomatous polyp)

Polyp adenomatous là tiền thân của ung thư dạ dày, chúng thường phát triển trên nền các bệnh viêm dạ dày. Theo cấu tạo mô học chúng thường có dạng hình ống, dạng khối hoặc dạng khối và dạng ống.

Polyp dạ dày u tuyến chúng đơn độc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong dạ dày nhưng nhiều hơn là ở hang vị dạ dày. Loại có nguy cơ ung thư cao là Polyp u tuyến được kết hợp với viêm dạ dày và FAP. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng cần cắt polyp dạ dày

Đến thời điểm này các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra polyp dạ dày, tuy nhiên bất cứ điều gì làm tế bào dạ dày phát triển bất thường cũng có thể gây ra bệnh này.

Có các nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp dạ dày như sau 

2.1 Nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính nguyên nhân của polyp dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính là một trong số nguyên nhân gây ra polyp dạ dày

  • Viêm dạ dày mạn tính

Tình trạng dạ dày bị viêm một thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần có thể xảy ra loét đây là một nguyên nhân chính gây ra polyp u tuyến và polyp tăng sản ở dạ dày.

Do vậy cần loại bỏ các nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính như sử dụng thuốc kháng viêm NSAID kéo dài, sử dụng không đúng cách, dùng corticoid dài ngày. 

>>>> Xem thêm: Viêm dạ dày mạn tính và các phương pháp điều trị 

  • Ức chế bơm proton bằng việc sử dụng các loại thuốc nhóm PPIs kéo dài

Việc sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày (PPI) như omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole, lansoprazole dễ mắc phải polyp tuyến.

Theo những năm 1993 các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng khả năng xuất hiện polyp dạ dày chiếm 23% ở  bệnh nhân dùng  PPI còn chiếm khoảng 12% ở  bệnh nhân không dùng PPI.

Về mặt mô học, trên niêm mạc dạ dày khi sử dụng PPT lâu ngày có thể gây ra tăng sinh tế bào giống ECL hoặc các tế  bào lồi cầu.

Các polyp tuyến hình thành có kích thước đường kính lớn hơn 2cm có nguy cơ gây ung thư cần được cắt bỏ polyp dạ dày này. 

2.2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của polyp dạ dày

  • Tuổi tác

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc polyp dạ dày ở người già cao hơn người trẻ. Độ tuổi trung bình phát hiện khoảng trên 50 tuổi. 

  • Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn H. pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính làm tăng khả năng hình thành và phát triển của các khối u tuyến.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, c húng tôi đã thấy ​​sự gia tăng tỷ lệ các polyp như vậy trong nền của niêm mạc dạ dày bình thường. 

  • Hội chứng đa Polyp tuyến mang  tính gia đình (FAP)

Đây là hội chứng hiếm gặp tuy nhiên vẫn có tỉ lệ gây ra polyp dạ dày. Khi FAP kết hợp với các yếu tố khác như viêm dạ dày, polyp u tuyến có thể gây ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và các bệnh khác. 

2.3. Triệu chứng khi chưa cắt polyp dạ dày

Polyp dạ dày thường không biểu hiện triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên khi polyp dạ dày có kích thước lớn có thể gây viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây tắc nghẽn sự lưu thông thức ăn từ dạ dày tới ruột non, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn.

Nếu tắc nghẽn xảy ra có thể xuất hiện một số triệu chứng polyp sau:

  • Xảy ra các cơn đau bụng, có khi nhấn vào bụng mới đau
  • Buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng
  • Có xuất hiện máu trong phân
  • Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt 

3. Cắt Polyp dạ dày có nguy hiểm không

Polyp dạ dày yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Một số loại polyp có thể gây ra ung thư dạ dày

Một số loại polyp dạ dày có thể tự mất đi nên không cần cắt hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên cũng có một số loại có nguy cơ gây ra ung thư dạ dày căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều so với polyp.

>>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày – Có những dấu hiệu nhận dạng gì

Dựa vào loại polyp, số lượng, kích thước, diễn biến của bệnh mà bác sĩ quyết định theo dõi hay cắt polyp dạ dày đó đi.

Rõ ràng hơn là khi polyp có ít yếu tố nguy cơ trở thành ung thư thì không cần loại bỏ, ngược lại nếu polyp tăng sinh bất thường cần loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh  chuyển sang tình trạng xâm lấn các mô khác.

Một trường hợp khác là kích thước lớn polyp làm cản trở hoạt động tiêu hoá của dạ dày gây ra các triệu chứng bất thường như (Đau bụng dữ dội, khó tiêu, buồn nôn, đại tiện ra máu. . . ) hoặc khi kiểm tra, xét nghiệm tìm thấy các tế bào bất thường (tiền ung thư).

Để quyết định có nên cắt polyp dạ dày hay không mọi người cần được bác sĩ khám và kiểm tra xác định phương pháp điều trị, không nên chủ quan coi thường khi mắc phải polyp dạ dày.

4. Quá trình thực hiện phẫu thuật cắt polyp dạ dày

Cắt bỏ polyp dạ dày khi nội soi

Hình ảnh cắt bỏ polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi

Để loại bỏ các mô phát triển bất thường trong dạ dày một thủ thuật xâm lấn là phẫu thuật cắt polyp dạ dày có thể được thực hiện.

Thông thường khi tiến hành nội soi nếu phát hiện bị polyp dạ dày bác sĩ sẽ kiểm tra lấy mẫu sinh thiết để xác định các đặc điểm liên quan, nguy cơ ác tính của polyp, kích thước người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt polyp dạ dày thường được tiến hành cùng lúc với nội soi.

Các khối u nhỏ mà không phải là u tuyến thì thường  không cần phẫu thuật cắt bỏ. Nên cắt bỏ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xảy đến với sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển thành ung thư của polyp đối với những polyp dạ dày lớn hơn 0.5cm.

Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn trước khi tiến hành quy trình phẫu thuật cắt polyp dạ dày. Cuộc phẫu thuật có thể tiến hành trong 20 phút nếu trường hợp polyp khó cắt hay vấn đề gì khác có thể kéo dài 40 phút đến 1 tiếng. 

  • Đối với những polyp có kích thước dưới 5mm

Đối với những polyp có kích thước dưới 5mm và có cuống bác sĩ sẽ dùng kẹp sinh thiết để loại bỏ, nếu kích thước lớn hơn như đường kính 2cm thì dùng dụng cụ vòng có một sợi dây mỏng quanh đáy polyp và sử dụng nhiệt để cắt polyp dạ dày đó khỏi cuống.

Tuy nhiên, có một vài loại không có cuống kích thước vừa và lớn gây khó khăn cho phẫu thuật cắt  polyp dạ dày bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật cắt bỏ niêm mạc hoặc kỹ thuật bóc tách dưới niêm mạc qua nội soi, có thể loại bỏ cả polyp và mảng niêm mạc quanh chân polyp. 

  • Đối với những polyp có kích thước lớn và số lượng nhiều

Trong trường hợp polyp dạ dày có số lượng nhiều, kích thước lớn nguy cơ trở thành ác tính cao sau khi xem kết quả sinh thiết qua nội soi trước đó.

Khi polyp dạ dày có kích thước quá lớn và số lượng nhiều, nguy cơ chuyển dạng ác tính rõ ràng hay dựa trên kết quả sinh thiết qua nội soi trước đó phải phẫu thuật mổ ổ bụng để cắt polyp dạ dày bán phần hoặc toàn phần tuỳ vào chỉ định của bác sĩ.

Nội soi là phương pháp phổ biến cắt polyp dạ dày hiện nay là phương pháp an toàn, hiệu quả và ít gây đau đớn cho người bệnh, có ý nghĩa phòng ngừa biến chứng ung thư khá tốt. 

5. Ưu điểm của cắt polyp dạ dày bằng nội soi 

  • Cắt polyp dạ dày qua  nội soi sẽ tránh được việc phải mổ hở xâm lấn nhiều vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này là một tiến bộ của khoa học vì giúp điều trị polyp dạ dày và cả những khối u đường tiêu hoá khác mà không chịu những khó khăn gặp phải khi phẫu thuật lớn. 
  • Bác sĩ chuyên khoa có thể phẫu thuật chỉ duy nhất trong một lần nội soi cắt bỏ thành công khoảng 30-40 polyp, trong một vài trường hợp nhất định.
  • Thủ thuật cắt qua nội soi cũng khá đơn giản chỉ cần máy nội soi, một sợi dây đặc biệt qua máy nội soi kết nối với dụng cụ phẫu thuật cắt đột dạng thòng lọng để cắt và cầm máu ngay khi cắt
  • Khi polyp được phát hiện  khi nội soi sẽ được đánh giá tình hình và chỉ định phẫu thuật ngay, nhanh chóng không phải nhập viện. 
  • Đa số các trường hợp hoạt động trở lại bình thường ngay khi các polyp dạ dày được cắt bỏ. 

6. Những lưu ý trước và trong khi cắt polyp dạ dày

Mọi người cần lưu ý nên ăn những thức ăn dạng lỏng và uống nhiều nước trước khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày từ 1-2 ngày và nhịn đói trước khi phẫu thuật ít nhất 8 giờ.

Khi phẫu thuật thông thường bác sĩ gây mê bạn bằng cách uống hoặc tiêm thuốc an thần nên bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng  và một số yếu tố khác bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm đau trước hoặc sau khi phẫu thuật. 

7. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt polyp dạ dày

Sau khi được phẫu thuật cắt polyp dạ dày bệnh nhân được bác sĩ xuất viện cho về nhà tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Dưới đây là một số vấn đề mọi người cần phải chú ý

  • Do tác dụng của thuốc mê, thuốc tê trong cơ thể khi tiến hành phẫu thuật vẫn còn nên bệnh nhân chưa hoàn toàn tỉnh táo, cơ thể còn mệt mỏi, do đó người nhà cần đưa bệnh nhân về tránh để tự lái xe tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. 
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, theo dõi sức khoẻ tránh lao động hay hoạt động mạnh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương đặt biệt ở những bệnh nhân mổ hở. 
  • Chế độ ăn uống cho người polyp dạ dày nên sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo , rau xanh. . . nên ăn từng lượng ít mỗi lần và ăn nhiều lần hơn trong ngày. Tránh các loại đồ ăn có tính chất cay, nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Tránh để xảy ra tình trạng táo bón do vậy nên uống nhiều nước và ăn rau xanh để giúp quá trình đào thải tốt hơn. 
  • Nếu polyp lành tính người bệnh không cần điều trị thêm, nếu tiền ung thư thì  cần khám và nội soi theo kế hoạch đã lên sẵn của bác 
  • Người bệnh cần theo dõi các biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày có thể bao gồm thủng ruột và chảy máu tiêu hoá. Tuy biến chứng sau khi cắt polyp tương đối hiếm nhưng người bệnh cần đến ngay bệnh viêm để kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường sau:
    –  Sốt, ớn lạnh, biểu hiện này có thể do nhiễm trùng vết thương
    –  Chảy máu tiêu hoá
    –  Đau dữ dội hoặc chướng bụng
    –  Nôn ói nhiều có thể nôn ra máu
    –  Đi ngoài phân đen hoặc có máu đỏ
    –  Tụt huyết áp
    –  Nhịp tim không đều

    Cat-polyp-da-day-5

    Theo dõi biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày

8. Chế độ ăn uống sinh hoạt 

8.1 Sau khi cắt polyp dạ dày nên ăn gì

  • Thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu hóa

Người nhà và người bệnh cần lưu ý trong 3 ngày sau khi cắt bỏ polyp dạ dày nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, nguội dễ tiêu hóa tránh táo bón như: Cháo, súp, nước canh, sữa không đường, các loại nước ép trái cây, sinh tố cây ít đường. . .

  • Các thực phẩm mềm, nấu chín kỹ hoặc được xay nhuyễn

Sau khi mổ được 3 ngày bệnh nhân có thể đổi qua sử dụng một số loại thức ăn xay nhuyễn hoặc được chế biến kĩ, chín mềm như:Cháo, súp, thịt xay, cá, trứng,  rau củ quả mềm, trái cây.

Để giảm áp lực lên dạ dày tránh gây tổn thương giảm tác động lên vết cắt nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn no, ăn quá nhiều.

Sau vài tuần khi dạ dày đã phục hồi gần như hoàn toàn, người bệnh có thể ăn bình thường nhưng để đảm bảo an toàn thực phẩm nên được cắt nhỏ và nấu chín mềm . Khi ăn nên nhai kỹ ăn từ từ, không ăn quá nhanh

>>>> Đọc thêm: Bạn Nên Và Không Nên Ăn Gì Sau Khi Tiến Hành Cắt Bỏ Polyp Dạ Dày?

cháo tốt cho người sau phẫu thuật

Cháo,súp,thực phẩm mềm tốt cho người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ polyp

8.2 Sau khi cắt bỏ polyp dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cần tránh những thực phẩm sau để cho dạ dày được hồi phục tốt hơn.

  • Thức ăn cứng

Sau khi cắt bỏ polyp, dạ dày còn yếu, tiêu hoá kém hơn, dễ bị tổn thương do vậy nếu dùng những thức ăn cũng sẽ gây áp lực khiến dạ dày tăng cường hoạt động có thể gây loét và chảy máu do chân vết cắt lâu lành

  • Rượu, bia, đồ cà phê, thuốc lá, nước có ga. .

Sau khi phẫu thuật tuyệt đối không được dùng tới rượu, bia, thuốc, lá, hay nước có ga bởi những chất này tác động xấu lên vết cắt khiến lâu lành thậm chí gây ra một số bệnh khác liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng…

  • Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn

Đối với những loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn là những thứ mọi người nên hạn chế sử dụng cần tránh xa người vừa phẫu thuật cắt polyp.

Loại đồ ăn này chứa những chất bảo quản, chất gây hại tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó người mới phẫu thuật cắt bỏ polyp tuyệt đối không sử dụng. 

  • Đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ

Những loại thực phẩm này rất dễ gây khó tiêu khiến dạ dày hoạt động co bóp nhiều hơn, ảnh hưởng đến việc  phục hồi làm lành vết thương sau khi phẫu thuật. Vết cắt bị nới giãn có thể gây chảy máu

Bên trên là một số lưu ý cho người vừa phẫu thuật cắt polyp dạ dày nên ăn những già và không nên ăn gì. Hi vọng mọi người nếu gặp phải trường hợp này có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tốt cho sự phục hồi của cơ thể giảm gánh nặng cho dạ dày.

Ngoài ra mọi người cần cung cấp chế độ đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng giúp cơ thể tăng sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật. 

Nhìn chung việc cắt polyp dạ dày không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, tuy nhiên mọi người cần lưu ý chế độ ăn uống sinh hoạt sau khi phẫu thuật để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Ở những trường hợp polyp dạ dày ác tính hay có nguy cơ chuyển thành ung thư dạ dày cần lưu ý khám định kỳ theo kế hoạch của bác sĩ sau khi cắt polyp dạ dày để tránh tái phát và tiêu diệt tận gốc mầm mống ung thư.

Để biết rõ hơn về bệnh polyp dạ dày nói riêng và các vấn đề về dạ dày nói chung mọi  người có thể truy cập trang Scurma Fizzy hoặc liên hệ  số hotline 18006091 để được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc của mọi người. Hi vọng mọi người sẽ có cho mình những thông tin bổ ích qua bài viết này.  

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091