Polyp Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì

Polyp Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì

Polyp dạ dày là một bệnh ít gặp nên thường không được quan tâm. Bệnh cũng không gây ra triệu chứng hay dấu hiệu bệnh điển hình để nhận biết, đa số các trường hợp là do người bệnh vô tình nội soi dạ dày phát hiện mình bị bệnh. Vậy bệnh có gây nguy hiểm gì không? Người đang phải đối mặt với polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về polyp dạ dày thông qua bài viết dưới đây.

1. Polyp dạ dày là gì ? – Khi bị polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Lớp niêm mạc hoặc lớp dưới niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng lên hoặc tổn thương dẫn đến hình thành khối tế bào. Bệnh không có triệu chứng gì rõ rệt.

Bệnh được chia làm 3 dạng phổ biến:

  • Polyp tăng sản

Các khối polyp hình thành do phản ứng viêm mạn tính lớp niêm mạc, xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính.

Bệnh hình thành các khối polyp thành từng cụm gần vết loét dạ dày hoặc nằm rải rác bên trong dạ dày. Vi khuẩn Hp có liên quan tới nguyên nhân gây bệnh polyp tăng sản lớp dưới niêm mạc.

Polyp dạ dày thường không chuyển sang ung thư  dạ dày nhưng khi khối tế bào tăng sản đường kính 2cm trở lên thì lại có nguy cơ chuyển thành ung thư dạ dày.

polyp da day nen an gi va kieng gi

Polyp dạ dày là gì?

  • Polyp tuyến

Hình thành từ tế bào tuyến ở lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh thường xảy ra ở những người dùng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài hoặc những người bị di truyền polyp u tuyến gia đình.

Đối với nguyên nhân gây bệnh do di truyền thì người bệnh nên cắt bỏ khối u trước để phòng ngừa nguy cơ bệnh chuyển sang ung thư dạ dày.

Đối với người bị polyp dạ dày do liên quan tới thuốc, khối u không quá 1cm thì ít có nguy cơ bị ung thư dạ dày nhưng vẫn nên ngừng dùng thuốc và cắt bỏ khối tế bào polyp.

  • U tuyến

Khối tế bào tăng sinh từ tế bào tuyến lớp niêm mạc dạ dày. Đây là loại polyp dạ dày phổ biến nhất song cũng nhiều khả năng chuyển sang ung thư dạ dày nhất.

>>> Xem thêm: Polyp dạ dày là gì? Những thông tin cơ bản nhất cần nắm được về polyp dạ dày

2. Đối tượng có nguy cơ mắc polyp dạ dày

Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới polyp dạ dày

  • Tuổi tác

Người bệnh lớn tuổi, từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc polyp dạ dày hơn những đối tượng khác

  • Vi khuẩn Hp

Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh polyp u tuyến dạ dày. Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể có thể gây phá hủy niêm mạc dạ dày, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây Polyp dạ dày

>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp là gì? Cơ thể bạn có thể mắc phải bệnh gì khi có Hp

  • Hội chứng do di truyền

Có một hội chứng di truyền với khả năng làm tăng nguy cơ ung thư, đó chính là Polyp adenomatous gia đình.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể gây nguy cơ bị polyp dạ dày. Các thuốc này có thể kể đến như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole.

Biết được đối tượng nào có nguy cơ bị polyp dạ dày sẽ giúp bạn biết khi bị polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để phòng và hỗ trợ trị bệnh.

3. Triệu chứng điển hình của polyp dạ dày 

Bệnh không có triệu chứng điển hình, thường các triệu chứng xảy ra cũng tương tự như các bệnh tiêu hóa khác nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh chủ quan không để tâm để đi khám và kịp thời điều trị.

Có thể kể đến như: tiêu chảy thường xuyên, đi phân ra máu, ăn không tiêu, đau bụng, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa hay gặp nhất

Khi khối tế bào phát triển to, bệnh có thể chuyển qua loét bề mặt gây xuất huyết dạ dày, viêm nhiễm, đau tức, hoặc cũng có thể làm tắc ống tiêu hóa dạ dày ruột non nhưng hiếm khi xảy ra.

4. Biến chứng của polyp dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng của polyp dạ dày

Bệnh polyp dạ dày ít khi chuyển thành ung thư dạ dày, bệnh cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến dạ dày, thường các khối polyp nhỏ cũng không phải cắt bỏ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây một số biến chứng cho người bệnh.

Xuất huyết do loét là biến chứng nguy hiểm nhất của polyp dạ dày. Nếu người bệnh chảy máu nhiều có thể gây shock do thiếu máu, có thể gây đe dọa nghiêm trọng đến tính mạnh.

Bên cạnh đó, dù tỉ lệ thấp nhưng bệnh vẫn có thể tiến triển chuyển thành ung thư dạ dày đặc biệt là ở những người có các yếu tố nguy cơ bị ung thư dạ dày.

5. Những xét nghiệm người bệnh có thể phải thực hiện

Nội soi dạ dày. Xét nghiệm này nhằm giúp bác sĩ quan sát vị trí, đo kích thước khối tế bào cũng như thu thập mẫu mô để giải mẫu tế bào xác định xem đó có khối u ác tính hay người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác để xác định người bệnh có nhiễm Hp. Việc điều trị Hp là cần thiết do Hp gây tăng sản tế bào được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh polyp dạ dày.

6. Sau khi thực hiện xong thủ thuật cắt bỏ polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Tùy theo từng trường hợp, kích thước, số lượng polyp, thể trạng của người bệnh sau khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Sau khi cắt polyp, dạ dày trở nên rất yếu và dễ bị tổn thương nên cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng hồi phục vết thương.

Một số lưu ý người bệnh sau khi cắt polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì:

  • Người bệnh không nên tự đi một mình mà nên có người nhà đi cùng khi đến viện thực hiện thủ thuật.
  • Sau khi cắt polyp, người bệnh cần thời gian nằm nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, không tự di chuyển nhiều như đi bộ, leo núi.
  • Hạn chế hoặc không ăn thức ăn gây kích ứng dạ dày, khó tiêu như thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có gas, có cồn, quá ngọt.
  • Bạn có thể cho người bệnh uống các loại nước ép trái cây, sinh tố trái cây không đường (không dùng các loại trái cây có vị chua), sữa ít béo hoặc sữa không có chất béo.
Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh sau khi cắt polyp dạ dày

  • Thức ăn nên mềm, dễ tiêu (cháo, súp, nước canh), chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ (5-6 bữa/ngày).
  • Vài ngày sau khi cắt polyp, người bệnh có thể chuyển sang dùng các loại thực phẩm được xây nhuyễn nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh mau hồi phục lại sức khỏe. Vẫn nên chia nhỏ thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để việc tiêu hóa được dễ dàng, tránh việc dạ dày phải hoạt động quá mức gây ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương sau khi cắt polyp.
  • Sau khoảng vài tuần, lúc này người bệnh có thể dùng thức ăn được nấu chín và làm mềm như thịt bằm, trái cây mềm, rau được nấu chín.
  • Khi dạ dày dần hồi phục, người bệnh có thể ăn được thức ăn chế biến đặc hơn những vẫn phải đảm bảo thức ăn được cắt nhỏ, nấu chín, đảm bảo tính an toàn và vệ sinh của thực phẩm.
  • Khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, giảm hoạt động cho dạ dày, giúp dạ dày mau hồi phục hơn.
  • Không để bị táo bón.

Nếu người bệnh bị đau sau khi thực hiện thủ thuật cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc giảm đau do một vài thuốc ảnh hưởng gây xuất huyết, nhất là sau khi thực hiện thủ thuật trong 2 tuần sau khi người bệnh thực hiện thủ thuật nội soi.

Bình thường đối với các polyp nhỏ vết cắt thường lành trong khoảng 1 tuần. Polyp lớn thường sẽ có vòng thắt chân lại trước khi cắt. Vòng này sẽ tự rời khỏi vết thương sau khi cắt trong vòng 1 tuần.

Nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, đau ngực, tê run tay chân, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn ra máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đau bụng, chướng bụng, co cứng bụng, đi đại tiện phân có lẫn máu đen cần báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc tìm đến các cơ sở y tế để có thể được kịp thời xử trí.

7. Khi mắc phải polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

7.1. Polyp dạ dày nên ăn gì

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn lô hội

Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp thải trừ độc tố từ cơ thể khi bạn bị polyp dạ dày.

Chúng cũng là một phương pháp tự nhiên có tác dụng nhuận tràng, giúp đường tiêu hóa co bóp đẩy thức ăn dễ dàng hơn. Lô hội còn có thể hỗ trợ chữa trị, ngăn chặn các kích ứng gây ra bởi polyp dạ dày.

Bạn nên dùng 2 muỗng gel Lô hội mỗi ngày hoặc dùng 2 muỗng nước ép Lô hội mỗi ngày để hỗ trợ điều trị polyp dạ dày

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn thực phẩm có chứa nhiều vitamin A và vitamin C

Bạn có thể cải thiện tình trạng và làm giảm nguy cơ bệnh nặng thêm bằng cách bổ dùng nhiều thực phẩm có chứa vitamin A và vitamin trong bữa ăn.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn Nam Việt Quất

Lợi ích mà loại trái cây này mang lại cho sức khỏe là rất nhiều. Nó giúp bạn cải thiện thể trạng, tình trạng bệnh, đồng thời giúp ngăn cản nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư.

Thành phần loại quả này có chứa nhiều loại khoáng chất và các vitamin giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của cơ thể, có tác dụng chống lại polyp dạ dày.

Ngoài ra nó cũng chứa nhiều vitamin C giúp loại bỏ nhiều loại chất nội độc tố, chất độc do nhiễm khuẩn có thể gây polyp dạ dày.

Bạn có thể dùng 1 cốc nước ép Nam Việt Quất mỗi ngày hoặc 5 – 10 quả Nam Việt Quất khô để bổ sung vitamin C hỗ trợ điều trị bệnh polyp dạ dày.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn tỏi

Tỏi giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Thành phần có chứa allicin và ajoene đặc tính chống viêm và các thành phần khác của tỏi có tác dụng tốt đối với các trường hợp bị polyp.

Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì 3

Tỏi giúp hỗ trợ điều trị polyp dạ dày

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn ớt Cayenne

Loại ớt này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của mao mạch từ đó làm thu nhỏ khối tế bào polyp dạ dày.

Thành phần khác trong ớt là capsaicin giúp giảm cảm giác đau do polyp gây ra. Bạn có thể sử dụng bột ớt cayenne khi bị polyp dạ dày, ngoài ra nó có nhiều dạng khác nhau để sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nên dùng loại nào phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn các loại đậu và ngũ cốc

Đậu và ngũ cốc có chứa nhiều vitamin B và chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Bạn có thể thêm các loại gạo nâu, cám ngũ cốc, bánh mì hoặc mì ống vào bữa ăn nếu bạn bị polyp dạ dày.

Bạn nên dùng các loại đậu đen, đậu tây, đậu hải quân trong bữa ăn do chúng có chứa hàm lượng acid thấp và giàu chất xơ giúp cơ thể chống lại bệnh.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn kiểm soát thực phẩm dùng mỗi ngày

Bạn không nên dùng các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, chứa nhiều chất béo và các loại thịt đỏ bởi vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng sản xuất acid gây kích ứng dạ dày.

Thay vào đó bạn nên dùng các loại thịt cá, thịt gia cầm, dầu ô liu và các loại sản phẩm chứa ít chất béo. Bạn không nên dùng các loại thức uống có gas hoặc có chứa caffeine do những loại thức uống này làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – nên ăn các loại rau củ và trái cây

Bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây và rau củ vào bữa ăn bởi vì chúng tốt cho lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Rau củ và trái cây cũng có chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa giúp nâng cao thể trạng của bạn.

Bạn cũng nên thêm các loại rau xanh, táo, ớt chuông, bí đao vào bữa ăn, những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Mỗi bữa ăn bạn nên ăn ít nhất 5 loại rau củ và trái cây. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều các loại trái cây có vị chua như cam, quýt do chúng có thể làm tăng lượng acid gây kích ứng dạ dày.

Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm chế biến ngâm muối, muối chua do chúng làm tăng nguy cơ bị ung thư. Rau củ quả có chứa nhiều chất oxy gốc tự do, ngăn cản sự phát triển bất thường của các tế bào dạ dày, giảm sự phát triển của bệnh polyp dạ dày.

7.2. Polyp dạ dày kiêng ăn gì

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – kiêng rượu bia, thuốc lá và caffeine

Rượu bia, thuốc là và thức uống chứa cafeine gây kích thích dạ dày gây các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đối với người mới cắt polyp dạ dày còn gây lâu lành vết cắt. 

Đây còn là một trong các nguyên nhân gây các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng.

Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Polyp dạ dày nên kiêng hút thuốc lá

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – kiêng thức ăn khô cứng

Sau khi người bệnh cắt polyp, dạ dày rất dễ bị tổn thương. Lúc này người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không nên ăn các loại thức ăn khô cứng dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày làm lâu lành vết cắt, thậm chí gây loét, xuất huyết dạ dày.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – kiêng đồ ăn nhanh và các thực phẩm được chế biến sẵn

Không chỉ khi bị polyp dạ dày mà khi bình thường bạn cũng không nên dùng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, chúng không chỉ chứa các chất bảo quản mà bạn còn có thể bị ngộ độc thực phẩm do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

  • Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì – không nên ăn thức ăn chua, cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ

Đây là những loại thực phẩm gây khó tiêu, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn gây chậm phục hồi vết thương sau khi cắt polyp.

Thức ăn chiên xào

Thức ăn chiên xào không tốt cho người bị polyp dạ dày

8. Theo dõi chăm sóc bệnh nhân

  • Đối với những trường hợp đã cắt polyp dạ dày, kết quả giải phẫu mô tế bào không phải tế bào khối u dạ dày, người bệnh sẽ được chỉ định tái khám sau 1 năm để theo dõi có xuất hiện polyp mới hay không.
  • Đối với trường hợp kết quả giải phẫu mô tế bào là ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được yêu cầu tái khám theo dõi mỗi sáu tháng 1 lần trong vòng 3 năm đầu sau khi cắt polyp dạ dày.
  • Người bệnh có người nhà mắc bệnh ung thư dạ dày, thì cần theo dõi sau khi nội soi cắt polyp 1 -2 năm/lần.
  • Trường hợp người bệnh do sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây polyp dạ dày, bác sĩ có thể sẽ thay thế thuốc ức chế bơm proton bằng thuốc khác như thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc trung hòa acid dạ dày vẫn có tác dụng bảo vệ dạ dày nhưng không gây tác dụng đối với polyp dạ dày.

Polyp dạ dày dù là bệnh ít gặp, tỷ lệ chuyển sang ung thư dạ dày thấp nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà không đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời đặc biệt là các trường hợp có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Quá trình chăm sóc sau khi người bệnh thực hiện cắt polyp dạ dày cũng cần được chú ý. Bạn cần phải biết polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục vết thương.

 Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091