Top Những Cây Thuốc Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày An Toàn

Top Những Cây Thuốc Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày An Toàn

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day

Trào ngược dạ dày chữa bằng những cây thuốc quen thuộc

Trào ngược dạ dày là bệnh lý dạ dày phổ biến trên thế giới và không có xu hướng dừng lại. Do những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác: đau dạ dày, viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, đau vùng thượng vị,… nên nhiều người dễ bỏ qua và không điều trị sớm, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì bạn có thể sử dụng những cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày mà chúng tôi đề cập dưới đây. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin đáng tin cậy, hãy lưu lại phòng khi cần đến cho bản thân và gia đình nhé.

 

1. Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hay không

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day-1

lợi ích và khó khăn trong sử dụng cây thuốc

 

Khi có các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày: ợ chua, đầy hơi, tức ngực, đầy bụng, khó chịu,… thì rất có thể bạn muốn tìm đến một cách chữa bệnh an toàn mà hiệu quả. Bạn sẽ băn khoăn có nên sử dụng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hay không. Cùng tham khảo việc phân tích lợi ích và khó khăn khi sử dụng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày sau đây:

– Lợi ích của việc dùng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày:

  • Cây thuốc (thành phần tự nhiên) cho tác dụng an toàn hơn và ít tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc tây (thành phần hóa học).
  • Y học cổ truyền có lịch sử lâu đời, truyền lại từ đời cha ông những bài thuốc quý.
  • Hiện nay có rất nhiều loại cây thuốc có khả năng chữa bệnh dạ dày gặp phổ biến trong cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam: cây nghệ, cây gừng, lá mơ, cây rau thì là, cây nha đam,…
  • Người bệnh không cần tuân thủ về liều dùng quá nghiêm khắc như khi sử dụng thuốc tây dược.
  • Tiết kiệm về kinh tế.

– Khó khăn của việc dùng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày:

  • Việc sử dụng các cây thuốc qua nhiều bước trung gian gây phức tạp và tốn thời gian hơn so với sử dụng thuốc tây y.
  • Khi ngộ độc xảy ra (hiếm), khó giải quyết hơn thuốc tây y vì trong một cây thuốc có rất nhiều thành phần hoạt chất, khó xác định chất gây ngộ độc để tìm thuốc giải độc đặc hiệu.
  • Người dùng có thể nhầm lẫn các cây thuốc, tên gọi cây thuốc mà dẫn đến ngộ độc.
  • Chữa bệnh bằng cây thuốc không cho tác dụng nhanh chóng mà phải sử dụng thuốc trong một thời gian dài (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm).

Thông qua một vài gợi ý về ưu điểm cũng như nhược điểm của việc dùng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể thấy rằng việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày là một phương pháp an toàn, hiệu quả và kinh tế. Đừng quá lo lắng về danh sách liệt kê khó khăn phía trên bởi bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục khó khăn bằng cách:  

  • kiểm tra đúng cây thuốc, vị thuốc hay chưa.
  • sắp xếp thời gian sắc thuốc và uống thuốc phù hợp với thời gian công việc cá nhân.
  • kiên trì sử dụng thuốc, không bỏ dở giữa chừng (trừ trường hợp xảy ra ngộ độc).
  • trường hợp có dị ứng hay ngộ độc, cần đến các bệnh viện đông y hoặc thầy thuốc đông y để kịp thời giải quyết.

 

2. Các loại cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

Dân gian lưu truyền rất nhiều các bài thuốc chữa bệnh dạ dày, được lấy từ nguyên liệu là các cây thuốc vốn gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là danh sách tổng hợp các cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thường được sử dụng: nghệ, gừng, nha đam, thì là, lá mơ, cam thảo,…

2.1. Cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày: nghệ

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day

cây nghệ chữa trào ngược dạ dày

 

Cây nghệ với tên khoa học gọi là Curcuma longa. Cây nghệ có mặt ở mọi miền Việt Nam, là một gia vị phổ biến trong các món ăn do làm màu thức ăn vàng giòn và thơm ngậy hơn. Ấn Độ được coi là cái nôi trồng trọt loại cây này.

Với mục đích chữa bệnh trào ngược dạ dày, loại nghệ được sử dụng là cây nghệ vàng. Theo quan niệm Đông y, nghệ vàng có tính ôn, vị cay, đắng. Nghệ vàng cho tác dụng bổ tỳ, can cùng tính kháng viêm, chống oxy hóa rất tốt. Trong khi đó, nghệ đen cũng có tính ấm và vị cay nhưng có tác dụng bổ máu, hành khí, tiêu thực và không cho tác dụng trên dạ dày một cách hiệu quả như với nghệ vàng.

Curcuminoid là thành phần quan trọng nhất có trong nghệ, trong đó bao gồm thành phần curcumin chiếm khoảng 3.14% tổng khối lượng bột này. Hàm lượng curcumin thu hái được nhiều nhất là trong khoảng tháng 1 và tháng 2. Ngoài ra, trong cây nghệ còn chứa thêm các thành phần cho tác dụng khác như: tinh dầu chiếm từ 2-5%, tinh  bột, chất béo,…

Hiện nay trên thị trường có hai chế phẩm dạng bột của nghệ bao gồm Nano curcumin và bột nghệ. Nano curcumin chứa khoảng 96% hoạt chất curcumin, là những hạt có kích thước siêu bé khoảng từ 40-100 nm. Từ đó cho khả năng hấp thu hoạt chất cần thiết để điều trị bệnh lý dạ dày có thể gấp 7500 lần so với bột nghệ thông thường. Còn bột nghệ thông thường thì có ít thành phần curcumin hơn, thêm việc kích thước phân tử lớn nên việc hấp thu hoạt chất để cho tác dụng điều trị bệnh bị giảm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên sủi Scurma fizzy. Sử dụng sản phẩm cho tác dụng điều trị hiệu quả hơn do khả năng tập trung gấp khoảng 70 lần so với bột nghệ thông thường. Từ đó tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian điều trị bệnh trào ngược dạ dày. 

Dưới đây là một vài công thức sử dụng bột nghệ bạn có thể tham khảo và thực nghiệm.

– Cách 1: bột nghệ nano và mật ong

Mật ong có vai trò tạo liên kết dính, giúp nghệ dễ hấp thu và lưu dẫn đến tổ chức viêm, làm êm dịu, giảm tác động của acid tới niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong chứa thành phần kháng viêm, chống oxy hóa cho tác dụng nhanh chóng hồi phục tình trạng viêm loét tại dạ dày. 

Bạn có thể kết hợp bột nghệ nano với mật ong theo 1 trong 2 cách sau đây:

  • sử dụng 2 thìa bột nghệ nano, 1 thìa mật ong (hoặc theo nhu cầu), thêm 500ml vừa đủ hòa tan và sử dụng. Để dễ hấp thu hơn bạn nên uống lúc đói. Bạn có thể sử dụng khoảng 3 lần/ tuần cho đến khi tình trạng trào ngược dạ dày dứt hẳn.
  • Vo thành viên nghệ để nhai hoặc uống bằng mật ong. Bảo quản tránh ẩm, ở nơi râm mát. Do đặc tính dễ hút ẩm và nhiễm khuẩn, bạn nên dùng sau nhiều nhất khoảng 4-5 ngày sau khi vo viên. 

– Cách 2: nghệ tươi và dừa

Dừa chứa nhiều vitamin nhóm B, khoáng chất Magie có vai trò làm săn se niêm mạc dạ dày, từ đó, cải thiện rõ rệt các cơn đau và quá trình phục hồi vết thương tại dạ dày. 

Khi kết hợp dừa với nghệ tươi sẽ cho thêm công dụng kháng khuẩn, chống viêm của nghệ. Thức uống kết hợp từ nghệ và dừa là một công thức tuyệt vời cho người đau dạ dày. 

Công thức như sau: nghệ tươi thái lát, lấy khoảng 3-4 lát ngâm trong 400 ml nước dừa, đun nóng nhẹ và thưởng thức. Hoặc có thể nạo thêm sợi cùi dừa để thức uống thêm hấp dẫn và ngon miệng hơn.

– Cách 3: bột nghệ nano kết hợp chuối hột

Chuối hột có vai trò trong kháng viêm và giải độc rất hiệu quả. Bên cạnh đó là tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi tiểu, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như sắt, vitamin A, kali, photpho, carbohydrate,…

Bạn có thể nghiền chuối hột thành bột mịn, sử dụng 2 thìa bột nghệ nano, 2 thìa bột chuối hột cùng 500ml nước sôi, hòa tan đều hỗn hợp, để nguội và sử dụng.

Nên sử dụng loại thức uống này trước khi ăn tầm 30 phút đến 1 giờ. 

Bạn cũng có thể kết hợp thêm mật ong để nặn 2 loại bột (đã trộn đều vào nhau) thành viên. Bảo quản nơi khô ráo và kín, sử dụng 1-2 viên/ ngày trong 2 tuần liên tiếp.

>>> Xem thêm Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Ra Sao?

2.2. Cây thuốc: gừng

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day

gừng chữa trào ngược dạ dày

 

Gừng là một loại cây phổ biến, có mặt trong mọi gian bếp Việt với vai trò là loại gia vị thơm ngon. Bên cạnh đó, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc sử dụng gừng, trong đó có bài thuốc gừng đóng vai trò là cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày. 

Gừng theo từ điển Wiki có tên khoa học là Zingiber officinale. Dân gian chia gừng thành hai loại là gừng tươi và gừng khô. Gừng tươi hay sinh khương chứa lượng tinh dầu cao, tính cay nóng, có tác dụng phát tán phong hàn, trị bệnh cảm lạnh. Còn can khương hay gừng khô có vị ấm, cho tác dụng làm ấm dạ dày, trị chướng bụng, tiêu chảy. Vì vậy, khi sử dụng cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thì người ta ưa dùng gừng khô hơn. 

Dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc về gừng trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến gừng để điều trị bệnh dạ dày như sau:
– Trà gừng: đây là một cách làm đơn giản nhất để bạn có thể thưởng thức và hấp thu trọn vẹn những tinh chất trong gừng. Bạn rửa sạch củ gừng, để cả vỏ, thái thành từng lớp mỏng sao cho mặt tiếp xúc lớn nhất. Ngâm khoảng 3 lát gừng trong nước nóng. Chờ khoảng 10-15 phút sau cho ngấm, thưởng thức trà gừng. Bạn có thể sử dụng thêm mật ong tùy theo sở thích. Mật ong cũng có một vai trò quan trọng trong điều trị dạ dày do khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thể; từ đó giúp làm dịu niêm mạc, nhanh chóng hồi phục tổn thương tại dạ dày.

– Gừng ngâm giấm: gừng rửa sạch, để cả vỏ, thái thành từng lớp mỏng, đổ giấm vừa ngập hết mặt gừng, ngâm trong giấm khoảng 1 tuần. Khi xảy ra cơn đau dạ dày, bạn có thể ăn khoảng 2-3 lát. Triệu chứng đau dạ dày hay trào ngược sẽ giảm đi đáng kể. 

– Gừng kết hợp cùng chanh và mật ong: bạn có thể giã gừng cho ra nước, sau đó phối hợp thêm nước cốt chanh và mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt và uống ngay sau khi hỗn hợp trộn đều. Bạn nên sử dụng buổi sáng và trong khoảng 1 tuần liên tục để cho hiệu quả tốt nhất nhé.

>>> Xem thêm CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG GỪNG

2.3. Cây thuốc: nha đam

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day

nha đam chữa trào ngược dạ dày

Nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội hay long thủ, lao vĩ. Thịt cây nha đam chứa khoảng 23 loại acid amin, các vitamin nhóm B cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó là các loại 

Nha đam được biết đến là cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày do chứa hoạt chất chống viêm mạnh. Hoạt chất này có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của các yếu tố xâm nhập và gây bệnh như vi khuẩn Hp, acid dạ dày,…Thành phần saccarit trong nha đam có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh tật. Đặc biệt, nha đam chứa một thành phần Acid gamma linolenic cho tác dụng giảm dị ứng, giảm sưng nề, giảm đau hiệu quả, giúp vết thương nhanh liền và chóng hồi phục. Đây là một chất rất có ích khi điều trị bệnh viêm loét ở dạ dày.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây nha đam để điều trị bệnh dạ dày :

– Nhựa nha đam: sử dụng phần nhựa tươi nha đam (màu trắng). Phần nhựa này cần được chế sạch. Cách sử dụng: uống sống và đơn độc. Thời gian sử dụng: khi đói để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. lượng nhựa nha đam (gel) không nên quá 400g/ ngày.

– Nha đam kết hợp với mật ong: phần thịt nha đam được ép hoặc xay nhuyễn, phối hợp với mật ong, trộn đều. Thức uống này nên uống hết trong ngày và sử dụng trước bữa ăn. Bạn có thể sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần, các dấu hiệu trào ngược dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.

– Nha đam kết hợp với sữa chua: nha đam sau khi chế biến sạch, thái miếng hình hạt lựu. Bạn có thể hấp chín cùng sữa chua, ăn cả nước vẫn cái; hoặc để sống, trộn cùng sữa chua và thưởng thức.

Một số lưu ý khi sử dụng nha đam để điều trị bệnh trào ngược dạ dày:

  • Không nên sử dụng nha đam cho người đang mắc bệnh tiêu chảy. Tác dụng không mong muốn: tình trạng tiêu chảy kéo dài, kèm theo nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải cao và nguy hiểm.
  • Không sử dụng trên phụ nữ có thai để tránh trường hợp ngộ độc vỏ nha đam trong do chế biến nha đam không sạch.
  • Chế biến nha đam cần đảm bảo hết vỏ xanh và hết mủ vàng. Phần cho tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh là thịt trắng ở giữa.
  • Nên sử dụng nha đam lúc đói (trước bữa ăn hoặc sau ăn 1.5 đến 2 tiếng) để cho hiệu quả điều trị bệnh dạ dày được cao hơn.
  • Không nên lạm dụng nha đam, sử dụng một lượng nhỏ hơn 400g/ ngày hoặc nhỏ hơn 90ml/ ngày nước ép nguyên chất nha đam.

 

2.4. Cây thuốc: trần bì (vỏ quả cây quýt)

trần bì

trần bì chữa trào ngược dạ dày

Loại quýt được đề cập ở đây có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco. Đặc điểm thực vật: thân cây nhỏ, cao chừng 7 mét, lá màu xanh – bóng – nhỏ, hoa thường mọc đơn lẻ, cuống lá ngắn. 

Trần bì là một từ Hán Việt, có thể hiểu như sau: 

– “trần” là sự trần trụi, phơi mình ngoài sương gió, nắng mưa. Như vậy, trần bì phơi càng lâu trong môi trường càng cho tác dụng tốt.

– “bì” là vỏ quả quýt. Thường sử dụng vỏ quýt màu vàng. Theo quan niệm Đông y, màu vàng quy vào tỳ vị, tốt cho chức năng của dạ dày.

– “trần bì” đạt yêu cầu khi có đủ phần vỏ ngoài và phần cùi trắng phía trong. Yêu cầu: sạch, khô, không bị nhiễm nấm mốc hay chứa độc tố của côn trùng trong quá trình phơi (“trần”).

Trần bì có tác dụng rất tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Khi nhắc đến bài thuốc chứa trần bì, người ta thường nghĩ ngay tới tác dụng trị ho, long đờm của nó. Bởi thế mà trần bì có mặt trong nhiều chế phẩm, thực phẩm chức năng hỗ trợ, giảm các cơn ho, hen suyễn.

Còn đối với trào ngược dạ dày, trần bì được cho là có tác dụng do có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn tốt (do chứa Hesperidin). Sau đây là một vài cách sử dụng trần bì để chữa trào ngược dạ dày:

  • Trần bì và mật ong: bạn lấy khoảng 3g trần bì cho vào ấm tích. Dùng khoảng 5ml nước sôi, tráng qua phần trần bì. Sau đó thêm khoảng 500ml nước sôi, hãm khoảng 15 phút, thêm chút mật ong vào thưởng thức. Sử dụng khoảng 3 lần/ tuần và kéo dài khoảng 1 tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh hết hẳn.
  • Trần bì tẩm đường: ngâm trần bì với đường, để trong khoảng 3–6 tháng. Mỗi lần sử dụng, bạn ngậm khoảng 2 đến 3 sợi. Ngậm hằng ngày cho đến khi hết triệu chứng trào ngược dạ dày giảm hẳn.

 

2.5. Cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày: lá mơ lông

cay-thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day-6

Chữa trào ngược dạ dày sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông là loại cây rất dễ trồng và mọc ở quanh vườn. Đặc điểm loại cây này: mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím, có nhiều gân lá và mặt lá phủ kín lông tơ. Cây mọc theo dây (thường có câu: dây mơ), mọc bò trên mặt đất hoặc leo rào. Chính vì mức độ phổ biến của nó mà rất món ăn hay cách chế biến từ lá mơ lông bạn đã thưởng thức mà quên đi lợi ích dùng nó như một cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Sau đây là một vài cách chế biến lá mơ lông:

– Ăn sống: đơn giản nhất là việc rửa sạch và sử dụng trực tiếp. Lá mơ là loại rau sống không thể thiếu trong một vài món ăn như: thịt chó, giả cầy, lòng lợn luộc,… Đây là cách cho hiệu quả điều trị bệnh dạ dày cao do việc sử dụng này giúp hấp thụ tối đa các hoạt chất có tác dụng trên dạ dày trong lá mơ.

– Trứng rán lá mơ: đây có vẻ là món hơi lạ, do chúng ta thường thay thế lá mơ bằng hành hoa khi rán trứng. Còn ở đây là lá mơ, nên việc rán trứng với lá mơ giống hệt như trứng rán hành hoa. Các bước cụ thể lần lượt làm như sau:

  • Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ.
  • Chuẩn bị chút bột nêm cùng nước mắm, thêm khoảng 3ml nước, hòa tan.
  • Đập 3-4 quả trứng cùng lá mơ lông vào bát pha gia vị trên, trộn đều.
  • Chuẩn bị 1 tép hành khô, bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Đun nóng chảo, đổ dầu ăn và làm nóng dầu.
  • Phi hành khô đã băm nhuyễn đến khi có mùi thơm và màu hành đổi sang vàng giòn.
  • Đổ hỗn hợp trứng và lá mơ vào chảo. Rán trong khoảng 4 phút.
  • Lật mặt trên xuống dưới, đun thêm 1-2 phút thì tắt bếp.

– Nước ép từ lá mơ lông: lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước. Sử dụng máy ép hoặc máy xay sinh tố để có thức uống từ lá mơ lông. Bạn có thể thêm chút đường, mật ong để điều chỉnh mùi vị cho dễ uống hơn. Bài thuốc này sẽ không thích hợp với người không quen hoặc có cảm giác khó chịu với mùi lá mơ lông. 

Sở dĩ lá mơ lông được coi là một loại cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày là do trong thành phần của nó có chứa các chất chống oxy hóa (phenolic) giúp các tế bào khỏe mạnh hơn. Thêm tác dụng chống viêm của hợp chất butanol chiết xuất từ lá mơ, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các bệnh lý viêm loét của dạ dày.

 

2.6. Cây thuốc: cam thảo bắc

cam thảo bắc

cam thảo bắc chữa trào ngược

Cam thảo có nhiều loại: cam thảo bắc, cam thảo nam, cam thảo dây,… Nhưng loại được coi là cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày là cam thảo bắc.

Cây cam thảo bắc có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis fisher. Loài này được trồng chủ yếu tại Trung Quốc. Nguồn dược liệu Cam thảo bắc tại Việt Nam được nhập chủ yếu tại nước này. Bộ phận dùng làm thuốc của cây cam thảo bắc là phần rễ và thân rễ.

Theo quan điểm Đông y, cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí, phục hồi thể trạng cơ thể, tăng sự thoải mái về mặt tinh thần. Cam thảo được sử dụng trong hầu hết các bài thuốc đông y với vai trò là một vị Sứ – dẫn thuốc đến cơ quan cần cho tác dụng (quy kinh) và hỗ trợ phục hồi chức năng các cơ quan bị tổn thương. Theo tây y, dịch chiết dạ dày có tác dụng giảm co thắt cơ, từ đó giảm các tình trạng của bệnh trào ngược dạ dày do việc suy giảm chức năng của cơ đóng mở nắp thanh quản (nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược dạ dày). Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cam thảo bắc giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày lên đến 75%, từ đó giảm đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày (viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên trào ngược dạ dày).

Bên cạnh đó, cam thảo bắc còn được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho, chống viêm loét, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi, nhuận tràng,…

Một số điều cần biết khi dùng cam thảo:

  • Không nên sử dụng cam thảo trong một thời gian dài do khả năng tích nước (của Glycyrrhizin) có thể gây phù, gây tiểu ít và tăng huyết áp nhẹ.
  • Cam thảo bắc không được dùng chung với Đại kích, Nguyên hoa do có khả năng xảy ra tương tác, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Dưới đây là một vài bài thuốc sử dụng cây cam thảo bắc cho bệnh trào ngược dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

– Cam thảo độc vị (chỉ sử dụng 1 nguyên liệu là cam thảo bắc): dùng khoảng 3-5 gam cam thảo (dạng lát hoặc dạng cao), hòa cùng với lượng nước nóng thích hợp (gấp đôi so về thể tích). Ngâm trong khoảng 15 phút cho dịch chiết trong cam thảo được chiết ra tối đa. Sau đó thưởng thức. Nên sử dụng công thức này khoảng 3-4 lần/ tuần đến khi cho hiệu quả rõ rệt.

– Cam thảo kết hợp với mật ong và táo đỏ: các nguyên liệu này được sử dụng với một lượng phù hợp như sau: 4 lát cam thảo (thái lát dài) + 3 quả táo đỏ khô + 2-3 thìa mật ong, hãm với nước nóng, chờ khoảng 15 phút cho ngấm trà, sau đó thưởng thức. Công thức trà này không chỉ cho tác dụng tuyệt vời đối với bệnh trào ngược dạ dày mà còn giúp an thần, ngủ ngon, giảm yếu tố stress và kích thích tiêu hóa. 

>>> Xem thêm Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày Được Không

Tóm lại, bài viết này chia sẻ cho bạn những thông tin về cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày vô cùng tiện ích, an toàn và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia y tế về việc dùng thuốc tây y để điều trị bệnh này. 

Sau cùng, nếu còn những vấn đề thắc mắc về trào ngược dạ dày và những cây thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thường dùng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma fizzy tư vấn cụ thể hơn nhé. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091