Chảy Máu Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Các Món Ăn Cần Bổ Sung

Chảy Máu Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Các Món Ăn Cần Bổ Sung

Một số nhóm thức ăn mà người mắc bệnh chảy máu dạ dày cũng như các bệnh về đường tiêu hóa nên chú ý bổ sung như thức ăn chứa nhiều tinh bột, thức ăn giàu chất đạm, trái cây giàu vitamin và một số loại rau củ. Việc có được một chế độ ăn hợp lí sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh chảy máu dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm và một vài cách chế biến thơm ngon tại nhà giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo để đỡ bâng khuâng bệnh chảy máu dạ dày nên ăn gì.

>>>> Để biết thêm “Chảy máu dạ dày là gì?” tham khảo bài viết “Chảy Máu Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Khi Gặp Tình Trạng Này

1. Tinh bột – Chảy máu dạ dày nên ăn gì?

1.1.  Gạo lứt

1.1.1. Một số điều cần biết về gạo lứt

Gạo được xem là sản phẩm lương thực chính của nước ta cũng như gần một nửa dân số thế giới, được thu từ cây lúa. Gạo có rất nhiều loại, có thể có loại gạo màu trắng, đỏ thẫm hoặc nâu. 

Gạo lứt hay gạo lật là gạo đã được xay loại bỏ đi phần vỏ trấu ở ngoài nhưng vẫn giữ nguyên phần vỏ cám ở hạt gạo. Phần vỏ cám này chứa nhiều nguyên tố vi lượng và nhiều dưỡng chất. 

So với gạo trắng bình thường thì loại gạo lứt này có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người hơn, tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh đường tiêu hóa, cụ thể như: 

  • Trong gạo lứt có chứa các chất như tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin đặc biệt là vitamin K. 
  • Những chất dinh dưỡng có trong gạo lứt sẽ giúp cơ thể có thêm sức đề kháng, ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại.
  • Lượng chất xơ chứa trong gạo lứt sẽ hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn, điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột. 
  • Phần vỏ cám ngoài của hạt gạo giúp ngăn ngừa axit dịch vị ngấm vào thành dạ dày để tránh tác động ăn mòn niêm mạc. 
  • Ngoài ra, các chất trong gạo lứt tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, viêm kết ruột. 

1.1.2. Cháo gạo lứt

Chảy máu dạ dày nên ăn gì vừa bổ dưỡng lại vừa giúp cải thiện được tình trạng bệnh thì cháo gạo lứt là câu trả lời. Món ăn này thực hiện đơn giản mà vẫn thơm ngon, bệnh nhân có thể tự làm tại nhà.

Nguyên liệu:

100g gạo lứt, 5 quả táo tàu khô, 1 củ khoai lang (có thể thay bằng khoai mỡ, hoặc khoai môn), nước.

Cách làm:

  • Vo sạch gạo tránh chà xát quá mạnh có thể làm mất phần vỏ cám. Thêm nước nấu thành cháo
  • Khoai gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành dạng từng miếng vuông vừa miệng.
  • Táo tàu rửa sạch, để ráo
  • Cháo chín cho khoai và táo tàu đã được sơ chế vào nấu trong khoảng 15 phút, nêm nếm đường vừa ăn. 
  • Có thể ăn hàng ngày, nếu bệnh nhân chảy máu dạ dày dùng kéo dài trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
chay-mau-da-day-nen-an-gi-22

Cháo gạo lứt

1.2. Khoai lang

Khoai lang là một loại thức ăn rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Có thể chế biến dưới dạng nhiều món ăn khác nhau. Trong khoai lang có chứa đến 70% tinh bột và một số chất khác như canxi, vitamin, chất xơ, potassium, protein. Ăn khoai lang sẽ giúp hỗ trợ trong điều trị các bệnh lí liên quan đến dạ dày như trào ngược, viêm loét, chảy máu dạ dày.

>>> Tìm hiểu thêm về “Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Một số công dụng của khoai lang có thể kể đến như:

  • Lượng chất xơ trong khoai lang giúp pH dịch vị được điều chỉnh ở mức cân bằng nhờ sự điều hòa tiết axit trong dạ dày, giúp giảm chảy máu dạ dày.
  • Lớp nhầy vững chắc bảo vệ niêm mạc dạ dày được hình thành từ thành phần tinh bột có trong khoai lang, giảm được sự xâm nhập của những tác nhân gây hại dạ dày.
  • Khoai lang còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống các gốc tự do nhờ hoạt chất BETA-carotene có trong khoai lang.
  • Vitamin trong khoai lang giúp phục hồi chức năng của hệ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giảm viêm loét, chảy máu.

Như vậy, người mắc các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt chảy máu dạ dày có thể dùng khoai lang để hỗ trợ chữa bệnh mà không lo đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Một số món ăn từ khoai lang phổ biến như: 

  • Khoai lang luộc 
  • Canh khoai lang
  • Bánh khoai lang

2. Chảy máu dạ dày nên ăn thức ăn gì chứa chất đạm ?

2.1. Thịt nạc

2.1.1. Thịt nạc là gì?

Ở thịt lợn có hai loại là thịt nạc và thịt mỡ. Trong thịt mỡ chứa nhiều chất béo nhưng protein lại rất ít, nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến tình trạng béo phì hoặc rối loạn lipid máu. Còn trong thịt nạc, chứa lượng protein cao.

Ngoài ra còn chứa nhiều Hb, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Cơ thể chúng ta hấp thu lượng Hb trong thịt dễ hơn là Hb thực vật, giúp bổ sắt. Vì thế mà dùng thịt nạc rất tốt cho bệnh nhân chảy máu dạ dày. Ngoài ra, thịt nạc tương đối mềm nên sẽ tốt cho việc tiêu hóa.

 chay-mau-da-day-nen-an-gi-14

Chảy máu dạ dày nên ăn gì?

2.1.2. Canh thịt nạc với nấm rơm

Trong nấm rơm có chứa nhiều loại axit amin, rất tốt cho việc phòng ngừa ung thư. Ngoài ra còn thường được dùng để chế biến thành món ăn chữa các bệnh về dạ dày một cách hiệu quả.

Nguyên liệu: 1g thịt nạc, 1g nấm rơm

Cách làm:

  • Rửa sạch nấm và thịt nạc.
  • Cắt nấm rơm làm đôi, thịt nạc cắt nhỏ.
  • Cho thịt nạc vào nồi nước đang sôi, nấu cho chín mềm.
  • Sau đó cho nấm rơm vào, thêm một ít gia vị cho vừa ăn, đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.

Món canh thịt nạc với nấm rơm là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh chảy máu dạ dày đang muốn chọn một món canh mà chưa biết chảy máu dạ dày nên ăn gì?

2.2. Cá

2.2.1. Một số điều cần biết về cá

Trong cá chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, iốt, acid béo omega-3, vitamin và khoáng chất. Nhiều nghiên cứu trên thế giới rằng nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích có thể là do thiếu acid béo Omega-3.

Vì thế mà việc bổ sung các loại cá như cá thu, cá ngừ và cá hồi có thể sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Để tránh sự lặp lại trong bữa ăn gia đình, người bệnh có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như cá nấu canh, cá kho, cá nướng, cá hấp. Cá kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau tạo ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

2.2.2. Cá nướng giấy bạc

Nguyên liệu: 

Một con cá chép, gia vị, giấy bạc.

Cách làm:

  • Làm sạch vảy cá, nội tạng, rửa cá với nước muối, khứa vài đường trên thân cá để gia vị dễ ngấm vào cá.
  • Ướp cá với gia vị phù hợp với từng nhà (xát đều hỗn hợp gia vị từ trong ra ngoài cá), ướp khoảng 20-30 phút trước khi nướng.
  • Nướng á, thỉnh thoảng lật cá một lần để 2 mặt chín đều, chú ý để cá không bị cháy, nướng trong khoảng 20-25 phút là có thể ăn được.

2.2.3. Lưu ý khi ăn cá ở bệnh nhân chảy máu dạ dày 

Người mắc các bệnh về dạ dày hoàn toàn có thể ăn cá để cung cấp những dưỡng chất cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và chú ý đến công đoạn sơ chế và chế biến cá để tránh gây ra những tác động xấu lên hệ thống tiêu hóa đang gặp tổn thương.

3. Trái cây-chảy máu dạ dày nên ăn  gì?

3.1. Chuối

3.1.1. Những điều cần biết về chuối

Đối với người Việt Nam, chuối là một loại trái cây quen thuộc. Ngoài ra chuối còn là đáp án cho câu hỏi chảy máu dạ dày nên ăn gì.

Chuối được sử dụng thường xuyên vì giá rẻ, ngon miệng và nhiều công dụng tốt, cụ thể như:

  • Chuối chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất, vì thế ăn chuối rất tốt cho người bệnh đau dạ dày, xuất huyết, viêm loét dạ dày. 
  • Theo nghiên cứu, thành phần Kali trong chuối có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra các chất bảo vệ như như beta caroten, vitamin E, C, A và pectin. Những chất này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. 
  • Lượng probiotic có trong chuối cũng giúp cải thiện tình hình chảy máu dạ dày.
  • Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong chuối làm cho quá trình trao đổi chất lẫn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đường ruột diễn ra suôn sẻ hơn.

 Do đó người bị bệnh dạ dày có thể sử dụng chuối để giúp cho việc tiêu hóa, trung hòa được mực axit có trong dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu do chảy máu dạ dày gây ra.

3.1.2. Cách dùng 

Ăn 1-2 quả chuối chín mỗi ngày sau bữa cơm khoảng 20-30 phút.

3.1.3. Lưu ý

  • Không nên ăn chuối khi đói vì dễ gây đầy hơi, khó tiêu, chỉ sử dụng khi đã no bụng.
  • Không sử dụng chuối xanh, chỉ sử dụng chuối chín.
  • Không nên ăn chuối tiêu.

3.2. Đu đủ

3.2.1. Những điều cần biết về đu đủ

du-du-6

Đu đủ hỗ trợ tình trạng đau chảy máu dạ dày

Trong các loại trái cây thì đu đủ được xem là loại trái cây lành tính nhất, có hàm lượng vitamin A cao và là loại hoa quả hàng đầu cho người bị bệnh chảy máu dạ dày. Vì thế mà, nếu bệnh nhân đang đi tìm một loại quả thích hợp mà vẫn chưa biết chảy máu dạ dày nên ăn gì thì đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong đu đủ có nhiều thành phần rất có lợi cho việc điều trị các bệnh về dạ dày, như:

  • Trong đu đủ có chứa cellulose, folate, chất xơ giúp hạn chế táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện viêm loét, chảy máu dạ dày.
  • Các loại vitamin A, C, E giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra vitamin còn giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Trong đu đủ có chứa enzym có lợi cho đường tiêu hóa là papain. Hạn chế vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào dạ dày, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. 
  • Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa hoạt chất lycopene, chất này giúp ức chế sự hình thành và làm chậm quá trình phát triển của những tế bào gây hại.

3.2.2. Cách dùng 

Sử dụng trực tiếp:

Sau mỗi bữa ăn, sử dụng 1 đến 2 miếng đu đủ đã chín.

Dùng đu đủ để xay sinh tố:

  • Chuẩn bị một quả đu đủ đã chín
  • Rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài của đu đủ
  • Dùng dao xẻ đu đủ làm đôi và bỏ hết phần hạt bên trong.
  • Cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi nhuyễn. Có thể thêm đường hoặc sữa tùy sở thích của từng người.
  • Nếu để vào tử lạnh khoảng 15-30 phút rồi lấy ra dùng sẽ ngon hơn (không được quá lạnh).
  • Khuyến khích dùng 3-4 lần mỗi tuần để có được hiệu quả mong muốn.

3.2.3. Lưu ý

Không dùng đu đủ xanh do phần nhựa đu đủ xanh có khả năng gây kích ứng dạ dày, làm tình trạng chảy máu, viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

3.3. Bơ

3.3.1. Những điều cần biết về bơ

Bơ là một loại quả được nhiều người ưa thích do có vị ngon, béo ngậy, vị thơm đặc trưng. Ngoài tác dụng làm đẹp, thanh lọc cơ thể bơ còn được biết đến với tác dụng có lợi trong điều trị bệnh dạ dày. 

Một số tác dụng của quả bơ với người mắc các bệnh về dạ dày:

  • Trong quả bơ có chứa rất nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa từ đó giúp làm dịu niêm mạc đồng thời làm mau lành các vết thương trong dạ dày.
  •  Thành phần kali, chất xơ có trong bơ giúp làm giảm các cơn đau bụng dạ dày còn tốt cho đường tiêu hoá.
  •  Carotenoid, vitamin C, E có trong quả bơ cũng giúp ngăn ngừa và chặn một số bệnh như ung thư dạ dày.
  • Bơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, cung cấp nhiều các vitamin có khả năng kháng khuẩn, chống vi khuẩn Hp xâm nhập.

3.3.2. Cách dùng

Sử dụng trực tiếp:

  • Dùng 1-2 quả/lần, có thể ăn với đường hoặc sữa.
  • Người bị bệnh dạ dày có thể ăn mỗi lần thèm hoặc ăn 3-4 lần/tuần.

Sinh tố bơ:

  • Nguyên liệu gồm có 2 quả bơ, 1 hộp sữa đặc, 1 hộp sữa tươi không đường, đá.
  • Gọt sạch vỏ của quả bơ, sau đó cắt thành từng viên nhỏ.
  • Trộn đều bơ với 50ml sữa tươi, 2 muỗng sữa đặc, đá vụn rồi cho vào máy xay sinh tố. Xay trong vòng 30 giây, có thể tăng giảm lượng sữa cho phù hợp với khẩu vị của mỗi người.
  • Khuyến khích sử dụng đều đặn mỗi ngày hoặc 2-3 lần/ tuần để thấy được hiệu quả.
chay-mau-da-day-nen-an-gi-4

Sinh tố bơ giúp cải thiện tình trạng chảy máu dạ dày

3.3.3. Lưu ý

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều bơ vì sẽ gây cảm giác khó chịu ở dạ dày do kích ứng tiêu hóa. Chỉ nên ăn 1-2 quả bơ/ngày.

Đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị mẫn cảm với thành phần trong bơ, người mắc các bệnh về gan, thận.

Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khi sử dụng bơ. Vì  sẽ khiến dạ dày bị kích ứng và co bóp nhiều hơn gây ra các cơn đau dạ dày. Nhiệt độ tốt nhất của thức ăn đối với dạ dày là khoảng 40-50 độ C.

4. Chảy máu dạ dày nên ăn rau củ gì?

4.1. Bông cải xanh

Đây là một trong những thức ăn giúp hỗ trị trong việc điều trị chảy máu dạ dày, cụ thể là:

  • Bông cải xanh có chứa hàm lượng lớn chất Sulforaphane (một dạng hóa chất tự nhiên) giúp kháng khuẩn, rất tốt cho dạ dày. 
  • Ngoài ra, bông cải xanh còn có chứa những chất chống oxy hóa. 
  • Lượng chất xơ trong bông cải xanh giúp làm mềm phân hơn, dễ đại tiện và phòng ngừa tình trạng táo bón.

Vì vậy để lựa chọn một loại rau củ cho câu hỏi chảy máu dạ dày nên ăn gì thì bông cải xanh là câu trả lời. Những bệnh nhân bị chảy máu dạ dày nên ăn nhiều bông cải xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.

Một vài lưu ý khi sử dụng bông cải xanh cho bệnh nhân chảy máu dạ dày:

  • Thời điểm chọn ăn bông cải xanh

Bông cải xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, chọn đúng thời điểm để có được những bông cải xanh tươi ngon nhất.

  • Không chế biến ở nhiệt độ cao

Sẽ làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm

  • Không ăn nhiều khi đang trong cơn đau dạ dày

Vì bông cải xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ dễ sinh ra nhiều khí, ăn nhiều gây đau bụng.

  • Không ăn khi bị bệnh gout

Bông cải xanh lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Vì vậy bệnh nhân nên cân nhắc sử dụng nếu mình đang mắc bệnh gout để tránh các tác dụng không mong muốn.

 chay-mau-da-day-nen-an-gi-5

Chảy máu dạ dày nên ăn gì? Bông cải xanh

4.2. Gừng

Trong gừng có chứa các chất như tecpen và oleoresin có tác dụng kháng viêm giảm đau. Gừng là một bài thuốc đơn giản, dễ làm, hiệu quả với các bệnh về đường tiêu hóa. 

Cách dùng:

  • Trà gừng
  • Phối hợp gừng, mật ong và chanh tươi
  • Gừng ngâm giấm

Những lưu ý khi sử dụng gừng:

  • Không sử dụng quá nhiều gừng

Việc sử dụng quá nhiều gừng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Gây ra tác dụng không mong muốn như ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc các vấn đề khác về miệng.

  • Không ăn gừng khi gừng đã mọc mầm

Khi sử dụng gừng mọc mầm để chế biến có thể tạo ra lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến gan và dạ dày.

>>> Đọc thêm công dụng khác của gừng qua bài viết “CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG GỪNG

gung-23

Chảy máu dạ dày nên ăn gừng

Những thông tin về các loại thực phẩm được cung cấp ở trên có thể sẽ giúp ích cho những người chưa biết chảy máu dạ dày nên ăn gì. Và những món ăn được đề xuất từ các loại thực phẩm đó sẽ góp phần làm cho bữa cơm gia đình thêm phong phú, có nhiều sự lựa chọn hơn về trái cây và rau củ.

Từ đó, nếu có được một chế độ ăn hợp lí thì tình trạng bệnh chảy máu dạ dày sẽ được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, các thực phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế được thuốc.

Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh chảy máu dạ dày thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị và hơn nữa sẽ được lắng nghe những tư vấn của bác sĩ về chảy máu dạ dày nên ăn gì.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091