Chữa Bệnh Dạ Dày Bằng Lá Cây Hiệu Quả Tại Nhà Chỉ Với 5 Bài Thuốc

Chữa Bệnh Dạ Dày Bằng Lá Cây Hiệu Quả Tại Nhà Chỉ Với 5 Bài Thuốc

Mọi người đều mong muốn chữa các bệnh về dạ dày một cách an toàn, lành tính có thể tránh được một số tác dụng phụ như thuốc Tây. Với nguồn thảo dược phong phú, đa dạng của nước ta thì có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các bệnh về dạ dày, nhưng nhìn chung đều do mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ dạ dày, khi các yếu tố tốn công chiếm ưu thế, hay khả năng bảo vệ dạ dày suy giảm, dễ dẫn đến viêm loét.

Để giảm bớt các triệu chứng, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị, mọi người còn có thể sử dụng một số lá cây thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày.

1. Một số biểu hiện triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày cần lưu ý.

Vi-tri-da-day-tren-co-the-nguoi

Vị trí dạ dày trên cơ thể người

1.1. Đau ở thượng vị: 

Có thể đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội. Để lâu, càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn và dữ dội hơn. 

Điển hình là đau tức vùng bụng trên gây viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Vùng bụng trên rốn xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng nhiều dần nặng hơn. Trong giai đoạn đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc ăn quá no.

1.2. Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được:

Đầy bụng trên là cảm giác sau khi ăn có thể biểu hiện bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Cần theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện sớm, dễ chữa trị bệnh. Để lâu, sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những biến chứng càng khó chữa trị.

1.3. Ợ chua, ợ hơi hoặc ợ ra chất đắng như mật:

Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu, sau đó lên men và sinh ra hơi gây cảm giác khó chịu. 

1.4. Đau dạ dày nhẹ gây buồn nôn, có khi nôn: 

 Là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng, là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn cần chú ý đi kiểm tra. Khi nôn làm thức ăn trào ngược, đi từ dạ dày đẩy ra miệng, là nguy cơ dẫn đến rách thực quản và tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.

1.5. Thay đổi thói quen đại tiện:

Đầy hơi liên quan với đau bụng, việc thay đổi các thói quen đại tiện, hoặc giảm cân không rõ nguyên do có thể là một dấu hiệu đã bị nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia ở đường ruột. Cần đến gặp bác sĩ và khám sớm nhất có thể.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Đau Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Điều Trị An Toàn

2. Bật mí một số bài thuốc chữa các bệnh dạ dày bằng lá cây.

2.1. Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây nguyệt quế.

2.1.1 Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây nguyệt quế. 

Nguyệt quế được sử dụng rộng rãi như một loại hương thơm và hương vị cay trong truyền thống các món thịt, món hầm và cơm. Lá và chiết xuất của lá được sử dụng để ngăn chặn máu cao nhiễm trùng đường, nấm và vi khuẩn, để điều trị chướng bụng, đầy hơi và các vấn đề về đường tiêu hóa. 

Chua-benh-da-day-bang-la-nguyet-que

Lá nguyệt quế chữa bệnh dạ dày

Bên cạnh đó cũng có tác dụng chống viêm, đặc tính chống co giật, chống động kinh và chống oxy hóa. Từ lâu lá đã được sử dụng trong dân gian làm thuốc chữa các bệnh dạ dày.

Lá của cây này chứa các thành phần chủ yếu như pinen, geraniol, cineol,… trong đó tinh dầu cineol có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh đau dạ dày, táo bón, đi ngoài rất tốt.

2.1.2. Một số bài thuốc từ lá cây nguyệt quế chữa bệnh dạ dày.

Cách 1: Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày như đau tức bụng, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,..

  • Lấy tầm 2-3 lá nguyệt quế nhai kỹ.  
  • Các thành phần trong dược liệu sẽ thẩm thấu và ngăn chặn ngay các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Cách 2: Sắc nước lá nguyệt quế.

  • Cho 200ml nước, sau đó thêm khoảng 5-7 lá nguyệt quế, đun đến khi sôi, lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
  • Mọi người uống khi nước còn ấm nóng.

2.1.3. Lưu ý khi chữa bệnh dạ dày bằng lá cây nguyệt quế.

Khi sử dụng lá cây nguyệt quế chữa bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất: 

  • Người dùng cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để bài thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
  • Thực đơn ăn uống hợp lý, tránh đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Ngủ đủ giấc, tránh stress – giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi gây áp lực cho dạ dày.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ không để dạ dày quá no hoặc quá đói.

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

2.2. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cây mơ lông.

2.2.1. Lá cây mơ lông chữa trào ngược dạ dày.

Lá mơ lông hay còn gọi là lá mơ thường mọc leo hoang hoặc được trồng nhiều ở vườn nhà. Lá sờ mịn, mặt dưới có màu tím, mặt trên màu xanh, có nhiều lông và gân lá nổi rõ. Mọi người thường lấy lá để làm rau ăn kèm các món  ăn thường ngày như thịt giò, trứng rán.

Chua-benh-da-day-bang-la-mo-long

Lá mơ lông chữa bệnh dạ dày

Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, trị thấp tiêu thũng… Do đó, người dân thường dùng lá mơ lông để điều trị một số chứng bệnh như: Đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, phong thấp, đau nhức xương khớp, kiết lỵ, nhiễm trùng, viêm tai giữa, đặc biệt là đau dạ dày, trào ngược dạ dày..

Nổi bật là tác dụng chữa đau dạ dày của lá mơ lông, bởi  trong thành phần của lá mơ có chứa nhiều thành phần có khả năng giảm sưng, làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra.

2.2.2. Một số cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây mơ lông.

Cách 1: Uống nước ép lá mơ

Uống nước ép lá mơ lông là mẹo trị đau dạ dày phổ biến trong dân gian. Phần nước được ép từ thảo dược này có khả năng kháng viêm, sát trùng, ức chế một số vi khuẩn và trung hòa acid từ đó có thể làm giảm các cơn đau dạ dày, đau quặn bụng và cải thiện một số triệu chứng đi kèm.

Uống nước ép là cách sử dụng đơn giản, hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

  • Nguyên liệu: Lấy 40g lá mơ  (khoảng 1 nắm tay).
  • Cách thực hiện: Đem lá rửa sạch với muối,  sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống nước ép  2 lần vào trước bữa ăn sáng và tối để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Kiên trì sử dụng mỗi ngày tránh bệnh tái phát

Cách 2 :Ăn trực tiếp lá mơ

  • Ăn trực tiếp lá mơ là cách đơn giản nhất, mọi người có thể sử dụng hàng ngày bằng cách: 
  • Hái một nắm lá mơ, rửa sạch, nhai sống từng ít một cùng với muối trắng. 
  • Nhai nuốt một cách từ từ xuống cổ họng để dưỡng chất ngấm và đại hiệu quả nhanh hơn.
  • Có thể ăn kèm với một số loại rau thơm khác như: Rau húng, rau mùi,… 
  • Cách dùng này giúp người bệnh hấp thu được rất tốt các chất kháng viêm và vitamin C nhằm kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Nên ăn lá mơ 2 – 3 lần/ngày, thực hiện liên tục ít nhất 10 ngày để đạt được hiệu quả trong việc loại bỏ tình trạng trào ngược dạ dày

Cách 3: Trứng chiên lá mơ lông chữa đau dạ dày hiệu quả

Một cách nữa đó là chiên trứng cùng với lá mơ lông để hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. 

Món trứng chiên lá mơ lông không những giảm đau dạ dày, cải thiện đầy hơi, chướng bụng mà còn giúp mọi người nâng cao sức khỏe, phục hồi thể trạng và khắc phục tình trạng sụt cân ở những người bị viêm loét dạ dày kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ em, người cao tuổi ăn uống kém cũng có thể dùng món ăn này để kích thích vị giác và thúc đẩy các hoạt động tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông tươi, để ráo nước và thái nhỏ
  • Lấy khoảng  2 – 3 quả trứng gà đập vào tô, đánh đều, sau đó cho lá mơ vào trộn đều
  • Thêm gia vị vừa ăn, đánh thêm vài lần để gia vị tan hoàn toàn
  • Sau đó chiên trứng chín, mọi người có thể ăn với cơm nóng

Ngoài ra, mọi người cũng có thể dùng lá mơ lông ăn kèm cùng với các món ăn chính để hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, chướng bụng và đầy hơi sau bữa ăn.

2.2.3. Lưu ý khi chữa bệnh dạ dày bằng lá cây mơ lông.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần chú ý tới một vài vấn đề sau để việc sử dụng phương pháp này được hiệu quả.

  • Phương pháp này chỉ được áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với những trường hợp bệnh nặng thì việc sử dụng đạt hiệu quả không đáng kể.
  • Cũng như nhiều bài thuốc dân gian khác, việc sử dụng lá mơ để chữa các bệnh dạ dày phải cần có một khoảng thời gian nhất định mới có tác dụng. Phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa và sự kiên trì thực hiện của mỗi người
  • Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần có trong lá mơ gây ra các hiện tượng phát ban ngứa. Khi đó cần phải đến ngay bệnh viện, để bác sĩ khám và chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị sớm nhất.
  • Để phương pháp này phát huy hết công dụng, người bệnh cần kết hợp cả với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thường xuyên.
  • Không nên lạm dụng bài thuốc này trong việc điều trị mà cần phải tuân thủ theo đúng pháp đồ và hướng điều trị mà bác sĩ đưa ra.

2.3. Chữa bệnh dạ dày bằng lá hoàn ngọc. 

2.3.1. Lá cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày.

Đau dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng, theo thống kê phần lớn nguyên nhân do vi khuẩn HP –một trong những nguyên nhân hình thành các vết loét trong dạ dày.

Trước đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra ba tác dụng của cây hoàn ngọc: kháng khuẩn, kháng nấm, phân hủy protein và hỗ trợ bảo vệ gan. Tác dụng kháng khuẩn của hoàn ngọc có hiệu quả trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, do đó cũng hỗ trợ trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, làm giảm yếu tố tấn công do vi khuẩn gây ra. Hoàn ngọc lá không có mùi,  vị chua nhẹ, lá già có bột và lá non khá nhớt. 

La-hoan-ngoc-chua-duoc-benh

Lá hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

Trong dân gian, thường dùng cây này để chữa các bệnh như bệnh huyết áp, dạ dày, tiểu đường, viêm loét,… Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy trong lá cây hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ… Có thể dùng làm thuốc chữa trị cho các trường hợp mắc các bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

2.3.2. Một số cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây hoàn ngọc.

Cách 1: Dùng trực tiếp lá nhai sống để chữa bệnh dạ dày

Đây là cách làm đơn giản nhất, rất phù hợp cho những ai có quỹ thời gian hạn hẹp. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 5-6 lá hoàn ngọc vừa hái, rửa thật sạch và để ráo nước tự nhiên. 
  • Nhai sống lá với một ít muối, nhai thật kỹ và nuốt.

Thực hiện mỗi ngày và đều đặn trong 1 tháng, dạ dày bớt cồn cào hơn rất nhiều. Nhai khi bụng đói để các dưỡng chất trong lá thấm trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, từ đó làm lành các vết loét.

Cách 2 :Chữa đau dạ dày bằng nước ép lá hoàn ngọc

Cách tiến hành: 

  • Chuẩn bị khoảng 20 lá cây  hoàn ngọc, rửa sạch
  • Cho 100ml nước sạch vào máy xay sinh tố, sau đó cho thêm lá đã chuyển bị ở trên xay nhuyễn
  • Chuẩn bị  miếng vải sạch, lọc lấy nước và bỏ bã lá.

Mỗi ngày, uống từ 1-2 lần/ngày trước bữa ăn chính 30 phút, uống liên tục trong vòng 2-3 tuần thì các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm đáng kể.

Cách 3: Bổ sung lá hoàn ngọc vào thực đơn ăn hàng ngày để trị đau dạ dày

Lá cây hoàn ngọc có vị chua khá nhẹ, rất dễ ăn. Do đó, hoàn toàn có thể bổ sung loại lá này vào bữa ăn hằng ngày như một loại rau ăn kèm, vừa ngon miệng lại giúp cho việc điều trị bệnh đau dạ dày. Nổi bật như lá hoàn ngọc làm nguyên liệu cho các món gỏi cá rất bắt mắt và giàu dinh dưỡng.

Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên ăn lá hoàn ngọc chung với bữa ăn từ 3-4 lần mỗi tuần..

2.3.3. Lưu ý khi sử dụng để chữa các bệnh về dạ dày.

Như vậy, chữa đau dạ dày bằng lá cây hoàn ngọc vừa rẻ tiền, dễ thực hiện, rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý khi dùng

  • Khi nhai lá cây hoàn ngọc, mọi người cần nhai kỹ và chậm. Lúc đó, nước bọt được tiết ra sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của lá cây. 
  • Cây hoàn ngọc là dược liệu không chứa độc, lành tính, không có khả năng kháng thuốc và không  tương tác với những loại thuốc chữa bệnh khác. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

2.4. Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây trầu không.

2.4.1. Lá trầu không chữa bệnh dạ dày.

Lá trầu không là vị thuốc dân gian tốt giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh dạ dày.

Lá trầu không có vị cay nồng, có mùi thơm và tính ấm, có tác dụng tiệt trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Do đó, từ lâu đã được xem là một vị thuốc dùng để chữa các bệnh về răng miệng, xương khớp và đặc biệt là dùng để chữa đau dạ dày.

Chữa- cac benh-da-day-bang-la-trau-khong

Lá trầu không chữa bệnh dạ dày

Lá trầu không là vị thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả, bởi nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, cân bằng độ PH trong dạ dày, kích thích quá trình co thắt và giãn nở cơ vòng, đẩy khí ra ngoài, ngăn chặn tình trạng trào ngược acid ở những người mắc bệnh này.

Bên cạnh đó, trong lá trầu không có chứa chất tanin, có tác dụng se lành vết thương, vết loét niêm mạc dạ dày. Vì thế mà sử dụng lá trầu không được mọi người sử dụng để chữa đau dạ dày đã được biết đến cách đây hàng trăm năm.

2.4.2 Một số bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây trầu không. 

Cách 1: Uống nước sau khi đun với lá trầu không

Nguyên liệu: Lá trầu không (khoảng 3 – 6 lá), nước lọc

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy lá trầu không đem đi rửa sạch với nước và ngâm nước muối khoảng 5 phút.
  • Cho lá trầu không vào trong ấm, đun với nước trong khoảng 15 phút.

Uống khi nước nguội. Để đạt hiệu quả tốt người dùng khi bị trào ngược dạ dày nên uống đều đặn mỗi ngày. Và uống sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng để kiểm soát bệnh. 

Cách 2: Ăn lá trầu không

Nguyên liệu: Lá trầu không (2 lá)

Cách thực hiện như sau:

  •  Hái những lá trầu không non, không chọn lá già vì rất đắng, có vị nồng.
  • Rửa sạch lá, ngâm với nước muối. Vớt ra và nhai sống lá mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, lá thường có vị cay khi nhai sống nên không phải ai cũng có thể thích ứng được.

Cách 3: Đắp lá trầu không

Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá) và muối ăn (1 nắm)

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên cần rửa sạch lá và để ráo nước
  • Cho lá trầu vào cối, thêm 1 nắm muối ăn, sau đó giã nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp
  • Lấy từng nắm nhỏ trực tiếp, phủ đều lên vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút. 
  • Cần thực hiện 2 – 3 lần/tuần để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

2.4.3. Một số lưu ý khi chữa bệnh dạ dày lá cây trầu không. 

Cần phải kiên trì sử dụng.

  • Bài thuốc chỉ thích hợp với người đau bệnh nhẹ, mới chớm bệnh, ít có tác dụng với người bị đau nặng
  • Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, vì vậy cần chú ý ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ cay, nóng và hạn chế uống rượu bia.
  • Thực hiện ngủ nghỉ điều độ, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, luôn giữ thái độ vui vẻ và lạc quan.

>>>Xem thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

2.5. Chữa bệnh dày bằng lá cây tía tô.

2.5.1. Lá cây tía tô chữa đau dạ dày.

Trong dân gian, lá tía tô còn được mọi người biết đến với những tên gọi khác như tử tô, é tía. Đây là loại cây rất dễ tìm và phát triển tự nhiên. Lá tía tô thường được mọi người sử dụng trong bữa ăn như một loại rau thơm hoặc gia vị cho các món ăn ngon.

la-tia-to-ho-tro-dieu-tri-benh

Lá tiá tô chữa bệnh dạ dày

Trong lá tía tô có chứa thành phần có lợi như glycosid và tanin. Các thành phần này có tác dụng chống viêm, làm liền các tổn thương ở dạ dày như các vết loét, sẹo rất nhanh. Đồng thời, lá tía tô còn giúp giảm tiết lượng acid trong dạ dày, từ đó giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Chính vì thế, các bài thuốc về lá tía tô được sử dụng để hỗ trợ chống lại ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày rất được nhiều người tin tưởng.

2.5.2. Một số chữa bệnh dạ dày bằng lá cây tía tô.

Cách 1: Ăn lá tía tô tươi

Đây là cách sử dụng đơn giản nhất, có thể sử dụng ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày, điều đó sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt.

Nguyên liệu: lá tía tô tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá tía tô với nước muối loãng rồi rửa sạch, vớt để ráo nước.
  • Khi ăn lá tía tô kèm với vài hạt muối để tăng vị giác.

Cách 2: Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô sắc nước.

Nước lá tía tô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và loại trừ những vi khuẩn có hại ra khỏi đường ruột. Đồng thời làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn

Chuẩn bị nguyên liệu: lá tía tô

  • Rửa sạch lá tía tô.
  • Cho lá vào nồi, thêm 500ml nước, đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút.
  • Lọc lấy nước, chia nhiều lần uống trong ngày. 
  • Uống nước khi ấm, kiên trì sử dụng để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách 3: Ăn cháo tía tô chữa trào ngược dạ dày.

Ngoài các cách trên, mọi người cũng có thể thêm lá tía tô thành nhiều món ăn khác nhau, như cháo tía tô. Món này rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, ăn thường xuyên sẽ giúp làm lành các tổn thương trong dạ dày.

Nguyên liệu: gạo tẻ, thịt bò, lá tía tô, hành lá và hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tía tô, hành lá sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Vo gạo, đun sôi.
  • Nước sôi, bỏ thịt bò vào và đun thêm cho chín. 
  • Tiến hành bổ sung các loại gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp.
  • Trước khi ăn, cho tía tô và hành lá vào là có thể thưởng thức món cháo bắt mắt thơm ngon, bổ dưỡng. 

2.5.3. Lưu ý khi chữa bệnh dạ dày bằng lá cây tía tô.

Mặc dù việc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây tía tô được nhiều người tin tưởng, nhưng để bài thuốc phát huy được tối đa tác dụng, nên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Là một bài thuốc dân gian nên có hiệu quả chậm hơn so với việc sử dụng các loại thuốc tân dược. Vì thế, mọi người cần kiên trì thực hiện mới thấy được sự cải thiện của bệnh.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc, mọi người cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Bữa ăn hàng ngày không nên ăn quá no hoặc quá đói; hạn chế ăn đồ cay nóng, các thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá
  • Trước khi sử dụng lá cần sơ chế, ngâm rửa sạch sẽ với nước muối loãng giúp loại bỏ hết tạp khuẩn, chất bẩn, tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
  • Người có cơ địa nhạy cảm có khả năng bị dị ứng với thảo dược. Trong quá trình dùng lá tía tô chữa bệnh dạ dày nếu thấy đau bụng nhiều hơn, tiêu chảy, nổi mề đay và ngứa da thì nên ngừng ngay lập tức.
  • Trong quá trình điều trị đau dạ dày, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, đặc biệt là uống nhiều nước. 

Những bài thuốc trên chỉ hỗ trợ một phần trong việc chữa các bệnh dạ dày, có thể giảm nhẹ mức độ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Các bài thuốc này đều áp dụng từ thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên vẫn có thể có tác dụng phụ do bệnh nhân dị ứng với hoạt chất trong cây thuốc.

Chính vì vậy bệnh nhân cần đặc biệt chú ý, trước khi sử dụng mọi người nên hỏi ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền xem có phù hợp với thể trạng và cơ địa của mình không. Điều này có thể giúp hạn chế được những tác dụng phụ của các lá cây thuốc có thể gây ra cho cơ thể.

Chúc mọi người thành công !!!

Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây hiệu quả nhất !

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091