Chữa Dạ Dày Khoa Học Và Đạt Hiệu Quả Lâu Dài

Chữa Dạ Dày Khoa Học Và Đạt Hiệu Quả Lâu Dài

Trong thời đại tốc độ phát triển của xã hội đang diễn ra rất nhanh và con người ngày càng trở nên áp lực trong nhiều khía cạnh cuộc sống thì bệnh dạ dày là một vấn đề sức khỏe không ít người mắc phải. Triệu chứng của bệnh dạ dày gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, và nếu không được điều trị đúng cách thì nó sẽ gây ảnh hưởng ngược trở lại và sẽ càng làm nặng hơn mức độ bệnh dạ dày. Đây là căn bệnh khiến rất nhiều người khổ sở tìm cách điều trị dứt điểm. Vậy có chăng liệu trình chữa dạ dày hiệu quả, an toàn và không lo tái phát? Cùng Scurma Fizzy khám phá dựa trên sự dẫn dắt của ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương về cách điều trị bệnh lý này!

ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương là một người có kinh nghiệm lâu năm trong các vấn đề về chữa dạ dày.

chữa-dạ-dày1

Cùng nghe chia sẻ cách chữa dạ dày đạt hiệu quả lâu dài của ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương

1. Tại sao chúng ta dễ mắc bệnh đau dạ dày?

Theo ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương chia sẻ:

“Nói chung bệnh viêm loét dạ dày phức tạp vô cùng, nó bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Bởi vì dạ dày của chúng ta có thể gọi là trong dương có âm, trong âm có dương, tức là dạ dày tiết ra các acid, các loại men có tính phá hủy dữ dội để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày chúng ta giống như một cái máy xay, để xay nhuyễn thức ăn, xử lý thức ăn sơ bộ. Những yếu tố này làm cho dạ dày hoạt động liên tục, dễ bị bào mòn, dễ bị tổn thương, mong manh dễ vỡ. Ngược lại, ông trời cũng phú cho dạ dày một lớp màng bảo vệ, và bó cơ mạnh nên dạ dày có khả năng tự chống đỡ lại những tổn thương đó. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tấn công từ bên ngoài, ngoại trừ việc chúng ta ăn uống bình thường. Việc chúng ta rượu bia, uống nhiều loại thuốc, ăn mì cay 7 cấp độ, ăn những loại thực phẩm ngâm tẩm hóa chất độc hại…. những cái đó sẽ kích thích, tấn công dạ dày. Một cái nữa chúng ta nghĩ rằng nó không liên quan, đó là việc chúng ta hút thuốc lá, chúng ta nghĩ hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi, nhưng không phải vậy. Khói thuốc chứa hơn 250 loại độc chất, nó ảnh hưởng đến màng nhầy của dạ dày, nó làm rối loạn mạch máu co bóp để nuôi dạ dày, đâm ra nó cũng làm cho dạ dày chúng ta mong manh dễ vỡ. Ngày nay, chúng ta biết vi trùng HP, một loại vi trùng xây tổ “uyên ương “ trong dạ dày chúng ta, chúng phá hoại và tấn công dạ dày chúng ta. Việc chúng ta sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi thất thường cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Dạ dày hoạt động nhịp nhàng, chúng ta biết đói, biết no là nhờ vào đám rối thần kinh lang thang (còn gọi là dây thần kinh số X). Dây TK số X giúp điều hòa các hoạt động của dạ dày. Những yếu tố như stress, lo âu, làm việc thâu đêm suốt sáng, suy nghĩ nhiều, áp lực cuộc sống,… đều ảnh hưởng đến dạ dày. Trong lúc chúng ta suy nghĩ, dạ dày sẽ tự co bóp, tự tiết dịch vị dẫn đến dạ dày bị bào mòn, tổn thương. Như vậy, chúng ta thấy, ông trời phú cho dạ dày chúng ta vừa dễ bị tổn thương, nhưng cũng khó để tổn thương”.

Các bạn có thể xem chi tiết tại đây: Điều trị viêm loét dạ dày

Vậy qua đó chúng ta có thể thấy được các nguyên nhân sơ bộ dẫn đến việc đau dạ dày như:

  • Nhiễm khuẩn HP, nấm, ký sinh trùng: Những tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng từ nguồn nước hay thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chúng tấn công vào dạ dày dẫn đến viêm loét, sưng đau niêm mạc dạ dày.Thực tế có khoảng 70% trường hợp người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra.
  • Lạm dụng thuốc tây: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid… bừa bãi, không đúng cách hoặc kéo dài có thể khiến bạn gặp nhiều tác dụng phụ. Dạ dày là  nơi phân hủy thuốc nên nó chịu ảnh hưởng đầu tiên và hầu như nghiêm trọng nhất bởi tác dụng phụ của thuốc tây.
  • Thường xuyên sử dụng các chất cồn rượu, bia: Cồn gây phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ thành dạ dày,  từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn, các chất độc hại phá hủy và gây tổn thương đến thành dạ dày. 
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa hơn 250 loại độc chất khác nhau, đặc biệt là nicotin. Khi hút thuốc lá, nicotin sẽ xâm nhập vào cơ thể, kích thích tuyến thượng thận tăng bài tiết cortisol. Các chất này tăng sẽ gây tiết acid dạ dày (HCI) và pepsin khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương.
  • Căng thẳng công việc, lo âu, suy nghĩ nhiều: Khi chúng ta suy nghĩ nhiều dạ dày sẽ tăng co bóp, làm tăng acid dạ dày khiến dạ dày dễ bị bào mòn hơn, đặc biệt là lúc đói. Đây cũng là một trong những nguyên  nhân khiến nhiều người trẻ dễ bị đau dạ dày trong thời buổi hiện tại.
  • Chế độ sinh hoạt thất thường: Chúng ta thường để dạ dày quá đói hoặc quá no, vận động mạnh sau khi ăn, nằm sau khi ăn, thức khuya,… đều là nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh đau dạ dày.
  • Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm tẩm hóa chất độc hại: Các loại thức ăn khó tiêu như dầu mỡ sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn để tiêu hóa chúng, thức ăn cay nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc, các hóa chất độc hại sẽ khiến niêm mạc dạ dày chúng ta dễ bị tổn thương. Do vậy, muốn bảo vệ dạ dày chúng ta nên tránh những loại thực phẩm này.
chữa-dạ-dày2

Thường xuyên sử dụng các chất cồn rượu, bia dẫn đến đau dạ dày

>>> Xem thêm: Các bệnh về dạ dày mà bạn cần đặc biệt lưu ý 

2. Các biểu hiện của đau dạ dày

Để có thể chữa dạ dày một cách kịp thời chúng ta nên biết được những biểu hiện cơ bản của đau dạ dày. Với những nguyên nhân vừa phân tích, chúng ta cũng rất cần quan tâm đến những dấu hiệu cho biết dạ dày chúng ta đang bị tổn thương mà ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương chia sẻ dưới đây:

“Thông thường, có những người có khả năng chịu đựng rất tốt, đôi lúc bị viêm loét nhưng không có triệu chứng. Có những người khả năng chịu đựng kém hơn, khi có triệu chứng sẽ thể hiện liền. Có những triệu chứng chợt đến, chợt đi dễ bị nhầm tưởng với rối loạn tiêu hóa. Nhưng nhìn chung sẽ có những triệu chứng sau:

  • Chán ăn, mau no.
  • Nặng bụng, ợ hơi, ợ chua.
  • Đau bụng trên rốn hay dân gian còn gọi là đau chấn thủy. Có những người đau rát, cào xót kể cả lúc ăn rồi.

Đặc điểm của bệnh dạ dày là chợt đến rồi đi, nhưng nếu như nó đến liên tục khoảng 2 tuần thì đó là dấu hiệu của tổn thương dạ dày”.

Các bạn có thể xem chi tiết tại đây: Điều trị viêm loét dạ dày

Như vậy các dấu hiệu sơ bộ ban đầu của đau dạ dày có thể kể đến như:

  • Đau thượng vị (đau vùng bụng trên rốn): Đây là một dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực trên rốn, bệnh càng nặng thì mức độ đau và tần suất bị ngày càng tăng.
  • Nặng bụng, ăn lâu tiêu: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng đáng kể. Thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ khó bị phân hủy và bị giữ lại lâu trong dạ dày khiến bạn có cảm giác ậm ạch khó chịu trong bụng mặc dù có thể đã ăn từ trước đó rất lâu.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, một phần thức ăn cùng với dịch vị dạ dày sẽ bị trào ngược lên trên thực quản gây kích thích buồn nôn.
  • Ợ chua, ợ hơi: Những thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày sẽ lên men và sinh ra khí hơi. Nó cũng kích thích tiết ra nhiều acid hơn do đó mà tình trạng ợ hơi, ợ chua sẽ xuất hiện thường xuyên khi bạn bị đau dạ dày.
chữa-dạ-dày3

Triệu chứng đau thượng vị của viêm dạ dày

3. Các phương pháp chữa dạ dày

Nói về cách chữa bệnh đau dạ dày triệt để, ThS.Bs CKII Trần Ngọc Lưu Phương chia sẻ:

“Gần như trong vòng 20 đến 25 năm nay, chuyện phải phẫu thuật cho viêm loét dạ dày là rất ít, dưới 1%. Điều trị bệnh dạ dày là tổ hợp của 3 yếu tố: Chế độ ăn uống, điều trị thuốc và điều trị không dùng thuốc. Có một câu tục ngữ của ông bà mình để lại là “Đói ăn rau, đau uống thuốc.” Những gì ông bà mình để lại không sai nhưng lại làm chúng ta quên đi khâu điều trị không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc ở đây là kể cả thuốc Đông Y và thuốc Tân dược. Điều trị không dùng thuốc liên quan tới tập luyện, thể dục thể thao, vệ sinh tinh thần, thay đổi chế độ ăn, chế độ làm việc, kiêng cữ. Đó là điều trị không dùng thuốc. Như vậy bệnh viêm loét dạ dày có tới ba, bốn khâu: điều trị dùng thuốc Đông dược hoặc Tân dược, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, thay đổi cách sinh hoạt và làm việc thì mới điều trị được triệt để.”

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 3 yếu tố này.

>>> Xem thêm ngay: Nghệ Mật Ong Chữa Dạ Dày – Cách Sử Dụng Hiệu Quả

3.1. Chữa dạ dày bằng thay đổi lối sống

Từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan ta có thể nhận thấy thay đổi lối sống là một bước quan trọng để cải thiện triệu chứng cũng như điều trị bệnh dạ dày một cách triệt để nhất. Sau đây là một số cách hiệu quả nhưng cần thực hiện một cách đều đặn và lâu dài:

  • Hạn chế để bản thân quá căng thẳng, sử dụng các phương pháp cân bằng các khía cạnh trong cuộc sống.
  • Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày cùng với lượng thực phẩm được điều chỉnh hợp lý cho từng bữa.
  • Tránh các món ăn dầu mỡ, cay nóng, các loại nước uống chứa cồn, cafein, chất kích thích…
  • Vận động nhẹ đều đặn trong thời gian phải ngồi lâu, ngồi đúng tư thế để máu không bị ứ trệ.
  • Tránh bỏ bữa, ăn thực phẩm chín kỹ, uống nhiều nước.
  • Quản lý thời gian để không phải thức khuya hoàn thành công việc.

>>> Tìm hiểu ngay: Điều Trị Dạ Dày Tại Nhà Vừa An Toàn Vừa Hiệu Quả

3.2. Chữa dạ dày không dùng thuốc

3.2.1. Chườm nóng

Bạn có thể chườm túi muối rang hoặc túi nước nóng lên vùng thượng vị để làm dịu cơn đau dạ dày. Phương pháp này làm giãn các cơ, tăng sự lưu thông máu, từ đó tăng lượng máu đến dạ dày.

  • Đặt túi chườm nóng đã chuẩn bị lên vùng dạ dày trong vài phút, sau đó nhấc ra và đặt lại vào vùng bị đau hoặc có thể di chuyển túi chườm quanh bụng để nhiệt được dàn đều.
  • Không nên để túi chườm ở một chỗ quá lâu vì có thể gây bỏng. Nên giữ nhiệt độ cả cơ thể không chênh lệch quá nhiều để tránh giảm lưu thông máu.
  • Chườm cho đến khi nào túi chườm hết nóng thì dừng lại. Chườm nóng là phương pháp hoàn toàn không có tác dụng phụ nên có thể áp dụng bất kỳ khi nào có cơn đau. Tuy nhiên phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng.

3.2.2. Uống trà hoa cúc La Mã

Tác dụng kháng viêm và chống co thắt của loại thảo dược này rất thích hợp để chữa dạ dày.

Cách dùng như sau:

  • Lấy một nắm hoa cúc khô, hãm trong nước sôi, đợi khi nước ấm thì dùng, tốt nhất là 30 phút đến 1 tiếng trước khi ngủ để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
  • Trà hoa cúc là biện pháp điều trị triệu chứng an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu warfarin, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và con bú, không dùng cho người vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông vì gây buồn ngủ.
chữa-dạ-dày4

Trà hoa cúc La Mã giúp chữa dạ dày

3.2.3. Uống nước gừng ấm

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu cơn co thắt dạ dày tá tràng, gừng là một dược liệu từ lâu được dùng để giảm các chứng đau bụng nói chung cũng như cơn đau dạ dày tá tràng nói riêng. Dùng nước gừng tươi được hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút sẽ giúp cơn đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.

Cách dùng như sau:

  • Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng
  • Hãm với nước sôi, khi nước ấm thì nhấp từng ngụm nhỏ cho đến hết
  • Lưu ý dùng trà gừng vào buổi sáng

3.2.4. Massage giúp giảm đau

Nhằm giúp tăng lưu lượng máu đến bụng, massage là một phương pháp đơn giản, có thể thực hiện ở nhà mà có thể mang lại hiệu quả giảm đau trong khoảng thời gian ngắn. Bạn thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa và thư giãn, không gồng ép. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với 2 tay chồng lên nhau
  • Ấn lực vừa phải lên bụng, kết hợp thở dài và sâu. Tập trung vào chuyển động của hơi thở
  • Ấn nhẹ lên vị trí đau, tiếp tục ấn và xoa cho đến khi cơn đau giảm bớt
chữa-dạ-dày5

Massage chữa dạ dày

3.3. Chữa dạ dày dùng thuốc

3.3.1. Thuốc kháng acid (Nhôm, magie hydroxit)

Tác dụng trung hòa acid dạ dày của nhóm thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân nên sử dụng trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ để thuốc các tác dụng giảm đau tốt nhất. Lưu ý rằng dùng lâu ngày nhôm hydroxit có thể gây táo bón và giảm phosphat. Trong khi đó magie hydroxit có thể gây tiêu chảy nếu dùng trong thời gian dài. 

3.3.2. Thuốc giảm tiết acid

Nhóm này gồm 2 loại là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (cimetidin 800 mg, ranitidine 300 mg, famotidin 40 mg, ranitidine 300 mg) và ức chế bơm proton PPI (Esomeprazol 40 mg, Omeprazol 20 mg, Lansoprazole 30mg,…). Tác dụng chính của nhóm thuốc ức chế thụ thể histamin H2 cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2, từ đó giảm sản xuất acid dịch vị từ tế bào viền, từ đó giảm lượng acid, giúp phục hồi các vết loét. Lưu ý rằng nhóm thuốc này có tác dụng tỉ lệ thuận với liều dùng, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nên giảm liều ở bệnh nhân là người già. Bệnh nhân nên uống vào ban đêm để có hiệu quả cao nhất. Trong khi đó tác dụng chính của thuốc ức chế bơm proton là ức chế kênh vận chuyển H+ ở tế bào thành, dẫn đến ức chế toàn bộ quá trình tiết acid. Thuốc nên được uống trước ăn 30 phút. Lưu ý ở một số trường hợp sử dụng nhóm thuốc này vitamin B12 bị giảm hấp thu.

>>> Xem thêm ngay: TOP 5 thuốc viêm dạ dày hiệu quả tốt nhất – SCurma Fizzy New

3.3.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (misoprostol 200 mcg, sulcrafat…)

Nhóm thuốc này bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị, các enzyme vào vết loét, giúp vết loét có thời gian để phục hồi cũng như phòng các cơn đau dạ dày tá tràng. Nhóm thuốc này không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết pepsin và dịch vị, hỗ trợ rất tốt cùng các nhóm thuốc giảm tiết acid khác.

Sử dụng thuốc

Chữa dạ dày bằng thuốc

4. Viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh có khả năng tái phát cao sau khi điều trị và có cả khả năng tái phát nhiều lần. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng? Làm thế nào để ngăn ngừa tái phát?

Theo ThS.Bs.CKII Trần Ngọc Lưu Phương: “Thực sự, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có tính chất tái phát nhưng không nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể chuyển biến thành ung thư nhưng tỉ lệ không nhiều. Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng sau khi được điều trị dứt điểm thì dạ dày của chúng ta vẫn không được nghỉ ngơi trừ khi bạn chết đi hoặc cắt bỏ hoàn toàn dạ dày. Mỗi ngày chúng ta phải ăn, uống, cuộc sống, suy nghĩ, stress, thậm chí nhiễm trùng và những bệnh tật khác bắt buộc phải dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc kháng viêm, kháng sinh,… dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ tái phát. Nếu chúng ta hạn chế được nguyên nhân thì chúng ta sẽ hạn chế được sự tái phát của bệnh”.

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Điều trị viêm loét dạ dày

4.1. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân này xuất phát từ phía bệnh nhân, đó là do sự lơ là, chủ quan trong giai đoạn đầu của bệnh. Theo thống kê thì có đến 50% trường hợp đau dạ dày tá tràng nhưng có triệu chứng rõ ràng, và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đôi lúc sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ,… do đó một số bệnh nhân sẽ tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà và thậm chí là sử dụng kháng sinh nhiều ngày mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi dùng thuốc, những triệu chứng này sẽ giảm hoặc biến mất nhanh chóng nhưng lại tái phát thường xuyên.

Thuốc tây

Thói quen lạm dụng thuốc và tự chữa dạ dày tại nhà

Bên cạnh đó, thói quen dùng thuốc và lạm dụng thuốc của bệnh nhân cũng là một nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng tái phát viêm loét dạ dày tá tràng. Việc sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) phải dựa vào phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân để tránh trường hợp vi khuẩn tái phát và kháng thuốc. Trong quá trình chữa dạ dày việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân chiếm tỷ lệ rất cao trong việc thành công hay thất bại của điều trị. Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại bên trong dạ dày mà còn theo phân đi ra môi trường bên ngoài đặc biệt có thể tồn tại trong nước bọt ở người nhiễm vi khuẩn HP. Vì vậy, nếu  không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng, ăn uống và sau khi vệ sinh rất dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tái phát và có thể lây lan vi khuẩn cho những người xung quanh.

Sau khi chữa dạ dày thành công thì việc ý thức bảo vệ sức khỏe cho dạ dày là một yếu tố tiên quyết quyết định sự tái phát của bệnh. Một số chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng là: chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng bữa, hạn chế đồ chua – cay – nóng, hạn chế căng thẳng – lo âu – thức khuya, thận trọng khi sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày như: corticoid, NSAID,…

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân này xuất phát từ điều trị, điều trị chưa dứt điểm và đặc biệt đối với viêm loét dạ dày tá tràng do tác nhân HP thì việc điều trị khó khăn hơn. HP là tác nhân chiếm 90% các trường hợp gây viêm loét dạ dày tá tràng. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân đã điều trị dứt điểm. Nhưng sau đó họ lại tái nhiễm khuẩn HP và gây tái phát cơn đau dạ dày.

Theo thông tin từ một vài nghiên cứu đáng tin cậy, nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày tái phát ở những người từng nhiễm vi khuẩn HP cao gấp 4 lần so với bình thường.Vì nguyên nhân sâu xa gây bệnh vẫn chưa được điều trị dứt điểm nên việc tái phát chỉ là sớm hay muộn và theo thời gian thì bệnh sẽ âm thầm phát triển xấu hơn gây ra các biến chứng nặng nề của bệnh như thủng dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày tá tràng hay thậm chí là gây ra biến chứng ung thư dạ dày tá tràng cực kỳ nguy hiểm.

>>> Tìm hiểu thêm ngay: Ăn Khó Tiêu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Khắc Phục – SCurma Fizzzy New

4.2. Phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, sử dụng theo đúng phác đồ, điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt dành cho người bệnh:

  • Không nên dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác, kể cả người thân trong gia đình.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống cẩn thận.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn trước khi nấu ăn, dùng bữa và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ bữa, đúng giờ, không nhịn quá đói và ăn qua no trong một bữa ăn.
  • Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng stress, lo âu và mất ngủ.
  • Nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi dùng bữa bằng cách hoạt động nhẹ nhàng (nhưng không nằm ngủ).

4.3. Nghệ – giải pháp cho viêm loét dạ dày mạn tính

Nghệ – một trong những cây thuốc dân gian có nhiều đặc tính tốt trong việc chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Nghệ có vị đắng, cay, có công dụng bổ máu, thông kinh lạc, thông gan mật, có tác dụng giảm cholesterol trong máu. Chất hóa học có công dụng điều trị các bệnh về dạ dày của nghệ là curcurmin. Đây là chất chống oxy hóa, chống viêm rất mạnh, giúp giảm tiết dịch vị, làm lành vết loét, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u có trong dạ dày.

Nghệ

Nghệ có công dụng tốt trong việc chữa dạ dày

Công dụng của nghệ đối với dạ dày  có thể kể ra như

  • Tạo môi trường trung hòa trong dạ dày, trung hòa acid dạ dày để chữa dạ dày.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng co bóp dạ dày, đường ruột.
  • Hoạt chất curcumin trong nghệ có thể tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori và có thể tiêu diệt H.Pylori đã kháng thuốc.
  • Hỗ trợ kháng viêm, chữa dạ dày bằng cách làm lành và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Chống trào ngược, viêm loét dạ dày.

Theo ThS.Bs.CKII Trần Ngọc Lưu Phương: “Trong nhân gian có nhiều ý kiến về việc sử dụng nghệ trong chữa dạ dày. Có người cho rằng nghệ chữa lành dạ dày cũng có người cho rằng không được sử dụng nghệ ở bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, nghệ trong nhân gian hay nói ở đây là củ nghệ còn trong y học hiện đại người ta phân tích ra trong củ nghệ có rất nhiều chất và cái tham gia bảo vệ dạ dày là hoạt chất curcumin. Để có thể sử dụng nghệ chữa dạ dày chúng ta cần một lượng curcumin đủ để có tác dụng lên dạ dày đồng nghĩa chúng ta phải sử dụng một lượng lớn nghệ tươi giã nhỏ và uống. Điều này rất khó khăn cho người bệnh vì mùi vị của nghệ tươi rất khó uống. Vì vậy, trong y học hiện đại, những công ty các nhà sản xuất nghiên cứu để chiết xuất curcumin và kết tinh lại thành hình hài của viên thuốc tân dược (viên nén, viên con nhộng, viên sủi,…)”.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091