Các Bệnh Về Dạ Dày Mà Bạn Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Các Bệnh Về Dạ Dày Mà Bạn Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể khi giữ vai trò tiêu hóa thức ăn và còn giữ vai trò bảo vệ đường ruột khỏi nhiều vi sinh vật gây hại. Trong nhiều trường hợp do duy trì nhiều thói quen xấu trong việc ăn uống và sinh hoạt hoặc là do bẩm sinh mắc phải tạo thành các bệnh về dạ dày. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về các bệnh về dạ dày mà bạn cần đặc biệt lưu ý.

1. Loét dạ dày là căn bệnh về dạ dày.

benh-ve-da-day-1

Loét dạ dày là căn bệnh về dạ dày phổ biến

1.1 Khái niệm bệnh về loét dạ dày.

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến hay gặp nhất ở dạ dày. Loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính diễn biến có tính chu kì. Tổn thường ở bệnh này là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng. Nếu vị trí Ổ loét nằm ở dạ dày thì người ta gọi là loét dạ dày còn nếu vị trí ổ loét nằm ở hành tá tràng thì ta gọi là loét tá tràng.

Theo nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân thì tổn thương trong bệnh loét dạ dày thường là một ổ loét nhưng cũng có thể là từ 2 đến 3 ổ loét. Đường kính ổ loét thường nhỏ hơn 2cm và hay gặp ở các vị trí như bờ cong bé, hang vị, môn vị, hành tá tràng.

1.2 Nguyên nhân của loét dạ dày.

Hiện nay thì cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày chưa thực sự rõ ràng do có nhiều yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh.

Người ta thấy rằng quá trình hình thành ổ loét là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công( như vi khuẩn HP, acid dạ dày) và yếu tố bảo vệ (sự tiết nhầy và lớp nhầy, các yếu tố thần kinh, tuần hoàn) của niêm mạc dạ dày.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loét dạ dày – tá tràng đó là có sự tấn công của vi khuẩn HPsử dụng một số thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày trong thời gian dài. Có thể kể ra các thuốc gây loét dạ dày- tá tràng như: Các thuốc chống viêm không steroid aspirin, ibuprofen…; các thuốc corticoid: hydrocortison, prednisolon, Methylprednisolon…

benh-ve-da-day-2

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây loét dạ dày

Ngoài 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ra thì còn có các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.

  • Yếu tố tinh thần.

Mọi căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ làm cho cơ thể tăng tiết một hormone ở tuyến thượng thận tên là cortisol. Chính hormone này kích thích dạ dày tăng tiết acid từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh.

  • Người hút thuốc lá.

Ở những người hút thuốc lá thì prostaglandin sẽ bị ức chế tổng hợp. Mà chính chất này có tác dụng tạo thành lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên khi ức chế tổng hợp nó thì sẽ dẫn tới suy giảm yếu tố bảo vệ dạ dày từ đó tăng nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng.

  • Người có nhóm máu O.

Người có nhóm máu O do có ái lực mạnh hơn với vi khuẩn HP nên dễ bị nhiễm Hp hơn người bình thường. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy người có nhóm máu O dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hơn 1,4 lần người bình thường.

  • Yếu tố di truyền.

Theo các nghiên cứu cho thấy người có bố hoặc mẹ bị mắc loét dạ dày tá tràng thì sẽ dễ mắc bệnh hơn.

  • Yếu tố ăn uống.

Những người hay uống các chất kích thích như uống rượu, ăn chất quá nóng hoặc quá lạnh, vận động mạnh sau khi ăn no đều có thể tác động tổn hại tới niêm mạc dạ dày từ đó thúc đẩy những vết loét nặng lên.

1.3 Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Triệu chứng căn bản nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng đó là đau ở vùng thượng vị ( vùng trên rốn). Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát hoặc đau quặn ở vùng này.

Đối với những người bị loét dạ dày thường đau khi no còn những người mắc phải loét tá tràng thì bị đau khi đói. Cơn đau thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần rồi hết. Vài tháng sau hoặc vài năm sau lại xuất hiện một đợt đau mới.

Ngoài triệu chứng đau thượng vị ra thì bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng… đây là các triệu chứng nên đặc biệt cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm nhất và thực hiện điều trị trước khi có biến chứng xảy ra.

>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Loét Dạ Dày Do Đâu Mà Ra, Có Những Biểu Hiện Gì Và Cảnh Báo Bệnh Lý Gì

2. Viêm dạ dày – bệnh về dạ dày.

viem-bao-tu-cap

Viêm dạ dày cấp là bệnh về dạ dày nguy hiểm

2.1 Khái niệm về viêm dạ dày cấp.

Bệnh viêm dạ dày cấp tính là tình trạng lớp niêm mạc lót trong của dạ dày bị tổn thương từ đó gây ra nhiều cơn đau cấp tính, dữ dội cho bệnh nhân. Lớp niêm mạc trong viêm dạ dày cấp thường gặp phải tình trạng sưng đỏ, trầy xước, hay là trợt lở. Tình trạng viêm dạ dày cấp thường xảy ra đột ngột và qua đi nhanh chóng tuy nhiên đây là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân.

2.2 Nguyên nhân của viêm dạ dày cấp.

Viêm dạ dày cấp tính là bệnh về dạ dày có nguyên nhân gây ra bệnh khá giống với nguyên nhân của bệnh loét dạ dày tá tràng đó là nhiễm vi khuẩn HP hoặc sử dụng các thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày trong thời gian dài.

Tuy nhiên có thể kể thêm một vài nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp có thể kể đến như:

  • Nguyên nhân ngoại sinh.

Nhiễm khuẩn cấp do vi khuẩn, virus, các độc tố của chúng tiết ra (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi…); sử dụng rượu chè thuốc lá liên tục trong thời gian dài; Nhiễm các chất ăn mòn mạnh như muối của kim loại nặng như muối của chì, thủy ngân…; uống nhầm phải dung dịch kiềm, acid mạnh…

  • Nguyên nhân nội sinh.

Viêm dạ dày cấp có thể gặp phải trong một số hội chứng bệnh của cơ thể như: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, hội chứng ure máu cao, bệnh thoát vị hoành, tăng thyroxin, tăng đường máu, nhiễm phóng xạ…

2.3 Các dạng và triệu chứng của viêm dạ dày cấp.

Những tổn thương trong bệnh viêm dạ dày cấp có thể xuất hiện khu trú ở một vùng hoặc lan tỏa rộng. Người ta chia bệnh viêm dạ dày cấp thành 4 loại dựa vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ. Mỗi dạng thì sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà người bệnh cần chú ý.

2.3.1 Viêm loét dạ dày.

Thường xảy ra sau khi ăn phải các chất kích ứng, các hóa chất ăn mòn mạnh hoặc xảy ra sau khi nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.

Tình trạng tổn thương ở loại này biểu hiện bằng các tình trạng phù nề, xung huyết thậm chí là loét bề mặt niêm mạc dạ dày. Bạch cầu đa nhân trung tính hoạt động mạnh gây ra tình trạng xuất hiện nhiều đám viêm, xâm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra các biểu hiện lâm sàng như đau căng tức, bỏng rát vùng thượng vị, có thể kèm theo nôn cùng tình trạng choáng váng.

2.3.2 Viêm dạ dày thể xuất huyết.

Những thương tổn khi gặp phải tình trạng viêm dạ dày thể xuất huyết được biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc có hoặc không kèm theo xuất huyết. Ở dạng này thì người ta thấy rằng niêm mạc dạ dày có chứa nhiều chấm xuất huyết đôi khi là mảng xuất huyết dưới niêm mạc hay thậm chí là gây ra xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân xuất hiện sự xuất huyết này là do mạch máu của lớp tiết chính bị vỡ.

Người bị viêm dạ dày thể xuất huyết có triệu chứng lâm sàng là chảy máu dạ dày, nếu máu chảy quá nhiều trong các trường hợp nặng thì có thể dẫn đến tình trạng choáng hoặc sốc. Bệnh thường được chẩn đoán khi nội soi cấp cứu,

2.3.3 Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn.

Đây là thể viêm dạ dày cấp do sự có mặt của vi sinh vật gây ra. Đây là trường hợp viêm khá nặng khi mà bạch cầu đa nhân trung tính tăng cường hoạt động để loại bỏ vi khuẩn thì sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các ổ viêm, dịch rỉ viêm… các tác nhân này tác động lên vách niêm mạc và thành dạ dày thậm chí trong nhiều trường hợp nặng còn gây ra tình trạng thủng dạ dày gây viêm toàn bộ khoang phúc mạc (khoang màng bụng).

Bệnh về viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn diễn ra khá nhanh, chỉ trong khoảng vài giờ đến vài ngày, nếu được điều trị đúng cách thì sẹo liền rất nhanh và người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh tái phát nhiều lần thì bệnh có thể chuyển thành bệnh viêm dạ dày mạn tính rất nguy hiểm.

>>>>>>>>>>> Đọc ngay: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Bộ Y Tế Được Cập Nhật Mới Nhất

3. Hẹp môn vị là bệnh về dạ dày.

hep-mon-vi

Hẹp môn vị là căn bệnh về dạ dày

3.1 Khái niệm bệnh về hẹp môn vị dạ dày.

Hẹp môn vị hay còn được gọi là bệnh tắc nghẽn môn vị là biến chứng của nhiều bệnh khiến quá trình thức ăn đi từ dạ dày xuống tá tràng để tiếp tục tiêu hóa gặp khó khăn hoặc đình trệ một phần. Từ đó làm cho dạ dày trở nên giãn rộng do dịch và thức ăn ứ đọng quá nhiều ở dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm khác nhau.

3.2 Hẹp môn vị dạ dày là hậu quả do nguyên nhân nào để lại

Bệnh hẹp môn vị được ghi nhận là mắc nhiều ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Đa số trường hợp bệnh mắc ở trẻ em đều là do yếu tố di truyền tức là trẻ có người thân là bố, mẹ hay ông bà cũng mắc bệnh hẹp môn vị thì khả năng trẻ bị bệnh sẽ cao hơn so với bình thường.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây bệnh hẹp môn vị ở người trưởng thành như các bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, thậm chí là cả hai cùng lúc. Bệnh hẹp môn vị thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể chuyển sang tình trạng mãn tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người ta ghi nhận nhiều trường hợp hẹp môn vị cấp là do tình trạng viêm dạ dày cấp gây ra và thường hồi phục sau khi hết bệnh viêm dạ dày cấp. Ngoài ra bệnh loét dạ dày, loét tá tràng, loét bờ cong nhỏ gần môn vị trong thời gian dài sẽ có thể làm các tổ chức ở môn vị, tá tràng bị co kéo, xơ hóa tạo thành tình trạng chít hẹp môn vị.

Bên cạnh các nguyên nhân hẹp môn vị lành tính thì ta cần lưu ý đến nguyên nhân ác tính gây hẹp môn vị. Đó chính là sự có mặt của các khối u trong bệnh ung thư môn vị hoặc ung thư hang vị, chính khối u này là nguyên nhân gây ra chít hẹp môn vị dạ dày.

3.3 Triệu chứng của hẹp môn vị.

Đây là bệnh về dạ dày có biểu hiện lâm sàng đa dạng, mức độ và tính chất phụ thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào.

  • Giai đoạn đầu.

Bệnh nhân thường xuất hiện cơn đau thượng vị vào sau bữa ăn, nếu nôn ra thì cảm giác đỡ đau hơn. Triệu chứng này thường kèm theo tình trạng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.

  • Giai đoạn tiến triển.

Người mắc hẹp môn vị thường đau sau bữa ăn khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Đau từng cơn và thường nối tiếp nhau kèm theo luôn có cảm giác trướng bụng. Nhiều lúc bệnh nhân nôn ra cả thức ăn của ngày hôm trước, nôn ra được thì dễ chịu hơn nhiều vậy nên các bác sĩ thường ghi nhận tình trạng bệnh nhân móc họng để nôn thức ăn ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên vì nôn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải từ đó làm cho người bệnh có tình trạng gầy còm, mắt trũng, da khô nhăn nheo.

  • Giai đoạn cuối.

Bệnh nhân luôn có cảm giác  ậm ạch đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu. Cảm giác âm ỉ liên tục xuất hiện, mặc dù bệnh nhân nôn ít hơn so với giai đoạn tiến triển, nhưng ở mỗi lần nôn, người bệnh nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng có mùi rất thối. Triệu chứng của bệnh nhân còn kèm theo tình trạng suy sụp rất rõ rệt, nếu không chữa trị thì hậu quả rất khó lường.

>>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hãy Cẩn Trọng Với Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày

4. Trào ngược là bệnh về dạ dày.

benh-ve-da-day-5

Trào ngược dạ dày là bệnh về dạ dày phổ biến

4.1 Định nghĩa trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày còn được biết tới với một cái tên tiếng anh dùng trong khoa học mà chữ viết tắt của nó là GERD. Đây là tình trạng mà dịch dạ dày ( bao gồm acid dịch vị, thức ăn, enzym tiêu hóa…) trào ngược lên vùng thực quản của người bệnh, từ đó gây nên tình trạng tổn thương thực quản kèm theo các triệu chứng liên quan.

4.2 Nguyên nhân trào ngược dạ dày.

Trào ngược là bệnh về dạ dày có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu chứng liên quan đến 2 cơ chế chính đó là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa của acid trong dạ dày.

4.2.1 Cơ thắt thực quản dưới xuất hiện sự suy yếu.

Bình thường thì cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và sẽ đóng lại ngay sau đó. Nếu cơ này bị suy yếu thì sẽ tạo cơ hội để dịch dạ dày trào ngược lên vùng thực quản gây tổn thương ở đó.

Có một vài yếu tố có thể dẫn tới tình trạng suy yếu cơ thắt thực quản dưới có thể kể ra như: 

  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá với tần suất thường xuyên, mức độ lớn.
  • Mắc một số bệnh như hệ thần kinh phó giao cảm bị tổn thương, nhiễm trùng thực quản gây xơ…
  • Một số thuốc cũng có thể gây ra tình trạng suy yếu cơ thắt thực quản dưới nếu sử dụng trong thời gian dài: Glucagon, aspirin, somatostatin…

4.2.2 Sự dư thừa của acid dạ dày.

Khi trong dịch vị dạ dày có sự gia tăng đột ngột về lượng acid cũng chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến dạ dày dư thừa acid.

  • Các bệnh lý dạ dày: Viêm loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị dạ dày, viêm hang vị dạ dày…
  • Stress và lo âu căng thẳng quá mức trong thời gian dài.
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: ăn quá no, để bụng quá đói, thức khuya…

>>>>>>>>>> Đọc ngay: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

4.3 Triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Giống như rất nhiều bệnh lý khác có liên quan đến dạ dày thì trào ngược cũng có nhiều triệu chứng biểu hiện điển hình để người bệnh có thể dễ dàng phát hiện được tình trạng bệnh của bản thân mình và tìm cách chữa trị phù hợp, kịp thời.

4.3.1 Tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

Đây là triệu chứng mà hầu như những người mắc bệnh về dạ dày đều gặp phải gây ra tình trạng rất khó chịu. Các triệu chứng này thường xảy sau bữa ăn, thậm chí vào ban đêm thì tình trạng ợ nóng và ợ chua còn xảy ra nhiều hơn.

4.3.2 Nóng rát, đau tức vùng thượng vị.

Khi acid trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, chúng sẽ kích thích trực tiếp vào các đầu mút của sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản từ đó gây ra cảm giác đau tức ngực. Và cũng chính acid và enzym tiêu hóa của dạ dày làm tổn thương thực quản nên bệnh nhân mới có cảm giác bỏng, nóng rát ở vùng thượng vị.

4.3.3  Nôn và buồn nôn.

trao-nguoc

Thường xuyên có cảm giác buồn nôn

Nôn và buồn nôn cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình nhất ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Hiện tượng này xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ kích thích trực tiếp vào cổ họng từ đó tạo ra cảm giác khó chịu, buồn nôn. tình trạng xảy ra càng mạnh về ban đêm khiến bệnh nhân rất mệt mỏi và khó chịu.

4.3.4 Khó nuốt, khàn giọng, ho.

Các triệu chứng này là do thanh quản và thực quản bị tổn thương do trào ngược dạ dày gây nên. Khi thực quản bị tổn thương thì sẽ dẫn đến tình trạng phù nề và chít hẹp ống thực quản, từ đó dẫn đến tình trạng cản trở thức ăn đi xuống dạ dày tạo nên tình trạng khó nuốt. còn khi thanh quản bị tổn thương thì sẽ làm cho người bệnh bị ho, rát họng thường xuyên, thậm chí trong nhiều trường hợp nặng có thể dẫn tới tình trạng viêm họng dai dẳng kéo dài.

Trên đây là bài viết của Scurma Fizzy để cung cấp cho bạn kiến thức những bệnh về dạ dày mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Hy vọng các bạn đã có thể hiểu rõ thêm phần nào về những căn bệnh dạ dày hay gặp để giúp ích cho quá trình điều trị bệnh mau khỏi.

Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến các bệnh về dạ dày thì bạn hãy gọi ngay vào đường dây hotline 18006091 để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tận tâm của chúng tôi tư vấn miễn phí về bệnh tình của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091