Top Những Thuốc Viêm Dạ Dày Mang Lại Hiệu Quả Vượt Trội

Top Những Thuốc Viêm Dạ Dày Mang Lại Hiệu Quả Vượt Trội

Thuốc viêm dạ dày không còn là loại thuốc quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hiện đại. Bạn đã từng bị đau dạ dày? Bạn đã từng nhập viện vì viêm dạ dày cấp với những biểu hiện đau thượng vị quằn quại? Đau dạ dày và viêm loét dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam cũng như thế giới. Căn bệnh này có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được hỗ trợ bởi thuốc viêm dạ dày theo chỉ dẫn kết hợp với lối sống lành mạnh. Vậy các thuốc nào sẽ được ưu tiên sử dụng?

Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các loại thuốc viêm dạ dày được dùng phổ biến nhất và mang lại công dụng hiệu quả nhất.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

1.1. Biểu hiện bệnh dạ dày

Dạ dày là một cơ quan của đường tiêu hóa, là nơi nhào trộn thức ăn. Mặc dù sở hữu lớp cơ dày (3 lớp), môi trường pH thấp nhưng đây vẫn là nơi rất dễ xảy ra các thương tổn và gây khó chịu cho người bệnh. Nếu viêm dạ dày nhẹ thì các triệu chứng cũng rất thoáng qua hoặc không biểu hiện, tuy nhiên nếu bệnh trở nên đáng ngại hơn thì việc áp dụng thuốc viêm dạ dày là điều vô cùng cần thiết.

bieu-hien-benh-da-day

Khi nào cần sử dụng thuốc viêm dạ dày?

Các biểu hiện của bệnh lý xoay quanh dạ dày khá đặc trưng:

Đau tức và khó chịu vùng thượng vị

Với những bệnh nhân bị đau dạ dày thì đau thượng vị là triệu chứng rất thường gặp, khi viêm và tổn thương dạ dày thì đau vùng dạ dày là điều rất bình thường. Các cơn đau, tần số và mức độ sẽ tỉ lệ thuận với sự tổn thương và bào mòn của niêm mạc dạ dày. Cảm giác thường thấy là đau tức, nóng rát, các cơn đau có thể tập trung ở dạ dày hoặc lan tỏa ra bụng giữa và lên thành ngực.

Ợ hơi, ợ chua

Cũng như đau bao tử, biểu hiện ợ hơi ợ chua cũng rất phổ biến, khi sự đóng mở cơ vòng không còn linh động, phần hơi trong dạ dày có thể sẽ bị dồn lên phí trên mang theo sự “chua” của acid trong dịch vị tạo sự ợ chua và ợ hơi.

>>> Xem thêm Những Cách Trị Ợ Chua Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết

Nôn và buồn nôn

Liên quan tới sự kích thích niêm mạc dạ dày, sự kích thích nhu động ruột, truyền lên trung tâm gây nôn ở sàn não thất IV gây buồn nôn, bên cạnh đó khi cơ vòng thực quản không còn phối hợp nhịp nhàng sẽ khiến thức ăn ở dạ dày dễ bị đẩy lên trên, vừa gây trào ngược vừa gây nôn.

Nôn ra máu, ỉa phân đen

Khi nôn ra chất trong dạ dày mà ở đó sự tổn thương khá trầm trọng gây xuất huyết bên trong niêm mạc dạ dày, theo đường tiêu hóa nôn ra sẽ có máu. Nếu sự xuất huyết này không được nôn ra mà theo hệ ruột thì máu sẽ thấm  vào phân ra ngoài có màu đen.

Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

Đau thượng vị kèm các triệu chứng trên khiến người bị dạ dày luôn cảm ấy ậm ạch mệt mỏi, không muốn ăn và nhanh chóng thiếu dinh dưỡng dẫn tới sụt cân.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh dạ dày

Để sử dụng thuốc viêm dạ dày một cách hợp lý và chính xác thì chúng ta nên hiểu rõ được bản chất sinh bệnh dạ dày là gì.

Các bệnh lý dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó 3 nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất gây viêm loét dạ dày là helicobacter pylori (vi khuẩn Hp), do các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và stress.

vi-khuan-hp-la-nguyen-nhan-hang-dau

Bệnh dạ dày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cao nhất và gây tổn thương khá nhanh và trầm trọng. Chúng sống né tránh sự tổn công của acid dịch vị và ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Việc phát hiện và tiêu diệt Hp và cần thiết, đặc biệt bộ y tế đã đưa ra phác đồ đặc hiệu điều trị Hp.

>>> Xem thêm Nhiễm vi khuẩn Hp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Các thuốc NSAIDs là nguyên nhân quan trọng kế tiếp trong bệnh sinh dạ dày. Chúng làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, phá hủy prostaglandin I2 trên bề mặt dạ dày và tạo ra các ổ viêm loét. Ngày nay để hạn chế tác dụng phụ trên tiêu hóa của NSAIDs, người ta đã tạo ra các thuốc ưu tiên COX-2 (một enzyme tham gia vào quá trình giảm đau hạ sốt chống viêm) nhưng  vẫn có các nhược điểm nhất định. Do đó việc sử dụng NSAIDs cổ điển ví dụ như Aspirin vẫn được thịnh hành.

Stress khiến bệnh dạ dày dễ có nguy cơ hơn hoặc dễ bị tái phát. Nếu công việc và áp lực hằng ngày quá nặng thì chúng ta nên biết cân bằng lại để giảm bớt gánh nặng thay vì hứng chịu nó và sau đó bệnh dạ dày sẽ tấn công.

Một số các nguyên nhân quan trọng khác gây ra bệnh dạ dày như hút thuốc, ăn đồ cay nóng, ăn quá no, thường xuyên ăn đêm, sử dụng quá nhiều bia rượu và các nước uống có chứa cồn đều ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày.

2. Cơ chế tác dụng của thuốc viêm dạ dày

Mỗi thuốc viêm dạ dày đều có cơ chế và đích tác dụng riêng của nó, điều đó một phần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với các bệnh nhân mới bị viêm loét dạ dày thì việc sử dụng thuốc kháng acid để giảm lượng acid trong dạ dày là phổ biến. Nếu bệnh đã tiến triển thì sử dụng thuốc viêm dạ dày loại kháng thụ thể histamin H2 sẽ được xem xét để lựa chọn. Nếu như bệnh nhân bị viêm loét dạ dày liên quan tới vi khuẩn Hp thì lựa chọn thuốc ức chế bơm proton PPI kết hợp kháng sinh diệt khuẩn và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ ưu tiên nhất.

Như vậy, cơ chế chung của thuốc dạ dày là giảm sự tiết acid dịch vị để tránh acid dịch vị tấn công niêm mạc đồng thời tạo lớp màng nhầy để sự bảo vệ được tối ưu nhất.

Một vài đích tác dụng sâu của thuốc phải kể đến như thụ thể histamin H2, bơm proton,…

3. Top 5 thuốc viêm dạ dày hiệu quả tốt nhất

3.1. Cimetidin – Thuốc viêm dạ dày thường dùng

Cimetidin là thuốc gì?

Cimetidin là một thuốc có tác dụng đối kháng lại thụ thể histamin H2 trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Thuốc tham gia vào sự tăng cường các phản ứng chống sản sinh và phát triển khối u thông qua con đường trung gian tế bào. Thông qua việc ngăn chặn công dụng của histamin, Cimetidin sẽ ức chế tế bào diệt tự nhiên NK và kích thích hoạt động của lympho T ức chế.

Người ta biết đến Cimetidin với vai trò thuốc viêm dạ dày, áp dụng vô cùng rộng rãi trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua.

Cimetidin có tác dụng ức chế thụ thể H2, ức chế sự tiết acid dạ dày thông qua trung gian p450, thuốc chống các vết viêm loét tiến triển và giảm đau bổ trợ. Ngoài ra, thuốc Cimetidin còn ức chế bài tiết acid dưới sự ảnh hưởng của thụ thể muscarinic hoặc gastrin.

cimetidin-la-thuoc-chua-bao-tu-tot-nhat

Cimetidin là thuốc viêm dạ dày thường dùng

Thành phần thuốc viêm dạ dày Cimetidin:

  • Dược chất: Cimetidin
  • Tá dược: Lactose monohydrate, Natri tinh bột glycollat, Magie Stearat, Silica khan dạng keo, Povidone, tinh bột ngô
  • Lớp vỏ bọc: Titanium dioxide, Hypromellose, Chàm carmine, Quinoline vàng, Polyethylene glycol 400

Chỉ định

Cimetidin được áp dụng điều trị trong các trường hợp:

  • Cimetidin là thuốc điều trị viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân, có thể do thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid hoặc stress, bia rượu,…
  • Cimetidin dược thay thế điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày khi có sự kháng antacid. Trong phẫu thuật cấp, Cimetidin tốt hơn do tác dụng chậm, ngăn ngừa nhiễm kiềm ở những bệnh nhân phải hút dạ dày dài.
  • Dự phòng xuất huyết dạ dày và xuất huyết đường tiêu hóa do quá căng thẳng stress đặc biệt ở bệnh nhân bệnh nặng.
  • Cimetidin còn được sử dụng như một thuốc ngăn ngừa ung thư, giảm tiết acid về đêm, giảm đau giảm loét do đó các vết loét nhanh chóng được chữa lành. Việc sử dụng liều Cimetidin duy trì trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày tới 50-75% ở các bệnh nhân.
  • Thuốc giảm tiết acid trong nhiều trường hợp gồm cả viêm thực quản do trào ngược dạ dày, hội chứng ruột ngắn, bệnh bạch cầu ưa base có sự tăng histamin.
  • Sử dụng khẩn cấp để giảm nguy cơ hít phải một chất nào đó có tính acid ở dạ dày.
  • Chữa mày đay cấp tính khi kết hợp Cimetidin với thuốc kháng histamin.
  • Điều trị tăng tiết acid dịch dạ dày gây ra bởi bệnh lý Zollinger-Ellison.
  • Cimetidin áp dụng trước khi khởi mê nhằm dự phòng viêm phổi do hít phải.

Cách dùng và liều lượng

Với bệnh nhân (trưởng thành) với viêm dạ dày thông thường: uống 400mg/lần, mỗi ngày 2 lần sáng và tối.

Trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng: uống liều 800mg duy nhất trước khi đi ngủ.

Với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, uống 400mg/lần và uống 4 lần/ngày.

Khuyến cáo duy trì sử dụng Cimetidin liên tục trong 1-2 tháng để đảm bảo hiệu quả cao nhất do thuốc không có tác dụng nhanh chóng, cần phải sử dụng cho tới khi các triệu chứng dược cải thiện.

Khi dùng Cimetidin tiền mê hoặc thực hành sản khoa, uống 400mg trước 90-120 phút.

Trong trường hợp giảm sự suy thoái enzyme tuyến tụy, bệnh nhân nên uống 800-1600mg/ngày chia 4 lần, sử dụng trước bữa ăn khoảng 90 phút.

Với trẻ em >1 tuổi, chia thuốc đường uống thành nhiều lần với tổng liều là 25-30mg/kg thể trọng/ngày.

Với trẻ em dưới 1 tuổi, tổng liều cimetidin trong ngày không vượt quá 20mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần uống.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc viêm dạ dày Cimetidin có thể có các tác dụng phụ như sau:

  • Các tác dụng phụ phổ biến thường gặp như: tiêu chảy rối loạn tiêu hóa, các biểu hiện đau cơ, nổi mề đay phát ban da, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt
  • Các tác dụng phụ ít gặp: tăng creatinin huyết tương, trầm cảm suy giảm trí nhớ, lú lẫn thường xảy ra với các bệnh nhân cao tuổi, ảo giác, nhịp tim nhanh (hoặc chậm do xoang nút dẫn truyền), giảm số lượng tiểu cầu, giảm bạch cầu
  • Rất hiếm xảy ra khi sử dụng Cimetidin: giảm và mất bạch cầu hạt, bị khối tim. viêm tụy, sốc phản vệ, viêm gan, viêm mạch quá mẫn, đau và tổn thương khớp, sốt

3.2. Maalox – Thuốc viêm dạ dày không kê đơn

Maalox là thuốc gì?

Thuốc viêm dạ dày Maalox là thuốc điều trị viêm loét dạ dày thuốc nhóm kháng acid có có kết hợp hợp chất nhôm Al(OH)3 và magie Mg(OH)2. Thực tế hợp chất nhôm có thể gây táo bón còn hợp chất magie lại có thể gây tiêu sự. Sự kết hợp cả 2 hợp chất này khiến Maalox hạn chế tối đa các tác dụng phụ đường tiêu hóa khi sử dụng.

Sau khi uống các hợp chất này sẽ chuyển thành dạng clorua Al(OH)3 -> AlCl3 và sau đó bài tiết qua nước tiểu.

thuoc-viem-da-day-4

Thuốc viêm dạ dày không kê đơn Maalox

Thành phần trong Maalox

  • Nhôm hydroxyd, magie hydroxyd (mỗi 5m maalox chứa 175mg hợp chất nhôm và 200mg hợp chất magie)
  • Tá dược: Axit clohydric (10%), Mannitol, Domiphen bromide, Axit xitric, Saccharin natri, tinh dầu bạc hà, Dung dịch hydro peroxit 30%, Sorbitol lỏng 70%, nước tinh khiết

Chỉ định

Maalox dược chỉ định trong các trường hợp có tăng tiết acid như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Tăng tiết acid dịch dạ dày (chưa biểu hiện thành bệnh)
  • Cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, chua, nóng…

Không dùng cho bệnh nhân suy thận hay suy nhược trầm trọng hoặc bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột với biểu hiện đau bụng dữ dội.

Cách dùng và liều lượng

Không dùng cho trẻ em <14 tuổi

Với người lớn: sử dụng 10-20ml maalox trước bữa ăn khoảng 20-60 phút hoặc khi được chỉ định.

Lưu ý: lắc đều thuốc trước khi uống.

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc viêm dạ dày Maalox có thể gặp phải các tác dụng phụ điển hình như:

  • Liều cao có thể khiến tình trạng tắc ruột hoặc viêm ruột trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt nguy cơ lớn với các bệnh nhân suy thận, không an toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
  • Có thể bị tiêu xương, giảm phosphat nếu dùng lâu dài, tăng canxi có thể gây nhuyễn xương. Do đó không nên sử dụng Maalox kéo dài với người có nhiều nguy cơ cạn kiệt phosphat
  • Thiếu máu, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.
  • Người không dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc.

3.3. Omeprazol – Thuốc viêm dạ dày nhóm PPI

Omeprazol  là thuốc gì?

Omeprazol là một thuốc viêm dạ dày có hoạt tính ức chế bơm proton một cách chọn lọc không thuận nghịch do nó tạo ra liên kết disulfide S-S bền vững với ATPase hydro-kali ở bề mặt thành tế bào của dạ dày. Chính vì vậy Omeprazol ngăn cản con đường vận chuyển cuối cùng của ion Hydro vào lòng dạ dày và giảm tiết acid.

Như vậy đây là thuốc được đánh giá là hiệu lực mạnh, nó giảm tiết acid dạ dày dưới mọi nguyên nhân và không đối kháng thụ thể histamin H2 hay kháng cholinergic như các nhóm thuốc viêm dạ dày khác.

Một ưu điểm của Omeprazol và nhóm thuốc PPI nói chung là được lựa chọn trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp và không thể thay thế bằng các nhóm khác như cimetidin hay antacid.

Do bản chất dễ bị phân hủy và mất hoạt tính trong môi trường acid dạ dày nên để bảo vệ thuốc này người ta sản xuất chế phẩm ở dạng viên bao tan trong ruột và hoạt chất ban đầu ở dạng tiền thuốc.

omeprazol-la-thuoc-PPI-chua-da-day

Thuốc viêm dạ dày hiệu lực cao Omeprazol

Thành phần Omeprazol:

  • Dược chất: benzimidazole
  • Tá dược: Dinatri phosphate dihydrate, Hypromellose, Chất Magie Stearate, Xenluloza vi tinh thể, Hydroxypropyl Cellulose, Lactose khan, Mannitol, Natri lauryl sulfate, Axit methacrylic, Macrogol
  • Vỏ nang: Titanium dioxide, oxyd sắt, Natri lauryl sulfat, Magie Stearate, Silica keo khan, shellac, amoniac, kali hydroxit và oxit sắt đen, chất lỏng parafin

Chỉ định

Thuốc viêm dạ dày Omeprazol được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị cho bất kỳ các trường hợp nào có tăng tiết acid bất kể nguyên nhân như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân do NSAIDs hay trong bệnh phản xạ dạ dày.
  • Điều trị cho các bệnh nhân ợ nóng, ợ hơi
  • Áp dụng điều trị viêm thực quản ăn mòn ngắn hạn đã được chẩn đoán và duy trì phòng tránh tái phát bệnh này khi đã khỏi
  • Dùng cho bệnh nhân Zollinger-Ellison, đa u tuyến nội tiết hay tăng sản sinh bạch cầu toàn thần
  • Tham gia vào trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp với kháng sinh và thuốc khác
  • Hỗ trợ trong quá trình điều trị hội chứng Crohn trong trường hợp không đáp ứng với các thuốc viêm dạ dày khác

Cách dùng và liều lượng

Bệnh nhân sử dụng Omeprazol trước bữa ăn 30-60 phút.

Liều lượng phổ biến thông thường là 20mg/lần và uống 1 lần/ngày. Với viêm loét dạ dày trầm trọng hơn có thể tăng lên 40mg/lần/ngày.

Đối với bệnh Zollinger-Ellison, liều duy trì từ 20-120mg/ngày. Với liều cao >80mg cần chia nhỏ liều và uống nhiều lần trong ngày.

Với các bệnh nhân khó nuốt thuốc hoặc trẻ nhỏ, thuốc có thể mở viên nang và uống phần trong của thuốc với 1 cốc nước hoặc trộn với dung dịch có tính acid nhẹ (nhưng không có ga) và uống ngay.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc viêm dạ dày Omeprazol khi sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Các tác dụng phụ thường gặp: đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn chức năng vận động tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng và buồn nôn, có thể viêm da, ngứa và mày đay. Các triệu chứng thường gặp này chiếm tỉ lệ khá cao với các bệnh nhân sử dụng Omeprazol, chiếm tới 1-5%.
  • Ít gặp như buồn ngủ, trầm cảm hay kích động, rối loạn thị giác
  • Rất hiếm xảy ra như viêm thận kẽ, phù ngoại vi, nhược cơ, hội chứng stevens-johnson, suy gan…
  • Các nghiên cứu về ảnh hưởng của Omeprazol lên phụ nữ đang mang thai và cho con bú, mức độ bài tiết qua sữa chưa đầy đủ nhưng khuyến cáo không dùng trong các trường hợp này

Tương tác thuốc với Omeprazol 

Do Omeprazol chuyển hóa qua trung tâm P450 nên các tương tác của thuốc này với các thuốc khác trong quá trình điều trị được cho là quan trọng.

Một số thuốc tránh sử dụng cùng Omeprazol như dưới đây.

Omeprazol làm giảm chuyển hóa và tăng độc tính của các thuốc chống đông máu như dẫn xuất indandion, thuốc coumarin hay diazepam, phenytoin.

Có thể làm giảm bạch cầu và tiểu cầu nhanh chóng khi kết hợp Omeprazol với các thuốc ức chế sinh tủy xương.

Không kết hợp Omeprazol với Sucralfate (sẽ trình bày ở mục 3.5) do làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của Omeprazol. Để giải quyết vấn đề này, khuyến cáo dùng Omeprazol trước Sucralfate 30 phút.

Không dùng Omeprazol cùng các thuốc atazanavir, digoxin,…

3.4. Gastropulgite – Thuốc viêm dạ dày dạng bột

Gastropulgite là thuốc gì?

Gastropulgite là thuốc viêm dạ dày có tác dụng của hợp chất nhôm – Al(OH)3 do đó có công dụng giảm tiết acid dạ dày, trung hòa lượng dịch acid dư thừa trong dạ dày giúp dạ dày nâng cao pH và trở về trạng thái bình thường.

Thuốc dược bào chế dưới dạng bột, sau khi uống sẽ tạo lớp gel dạng keo bao phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày, nhờ đó vừa trung hòa acid dạ dày vừa kích thích tạo lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày chống lại các yếu tố tấn công bào mòn niêm mạc.

thuoc-chua-da-day-tot-nhat

Thuốc viêm dạ dày dạng bột Gastropulgite

Chỉ định

Gastropulgite được áp dụng điều trị trong trường hợp:

  • Loét tá tràng và dạ dày
  • Viêm dạ dày
  • Trào ngược dạ dày và thoát vị hoành liên quan tới cơ vòng thực quản
  • Bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân như NSAIDs và các thuốc nhóm salicylate

Liều lượng

  • Với người lớn: phòng và chữa viêm loét dạ dày với 2-4 gói Gastropulgite/ngày
  • Với trẻ em: uống ⅓-1 gói/lần, mỗi ngày 3 lần

Tác dụng không mong muốn: ít gặp, thường là táo bón.

3.5. Sucralfate – Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sucralfate là thuốc gì?

Sucralfate được biết tới là thuốc viêm dạ dày thuộc nhóm bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày đồng thời điều trị viêm loét dạ dày thực quản. Do có công dụng bảo vệ tế bào tránh các yếu tố tấn công thông qua việc tạo ra phức hợp với fibrinogen và albumin nên làm liền sẹo các ổ loét.

Sucralfate tạo ra hàng rào ngăn cản acid dịch dạ dày cũng như các pepsin và muối mật làm ức chế hoạt động của chúng.

Khi sử dụng Sucralfate, mức độ bao phủ dạ dày sau khi uống gấp đôi so với lượng thuốc ban đầu đưa vào do đó chứng minh được sự bám dính của thuốc khá bền vững.

thuoc-bao-ve-niem-mac-sulcralfat

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chỉ định

Sucralfate chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Viêm loét dạ dày và tá tràng do nhiều nguyên nhân kể cả viêm dạ dày dạng mạn tính
  • Dự phòng điều trị và tái mắc các bệnh dạ dày
  • Có vai trò trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách dùng và liều lượng

Sử dụng Sucralfate trước bữa ăn khi bụng rỗng, không khuyến cáo sử dụng thuốc cùng thức ăn. Điều trị tới khi vết loét lành hẳn, thời gian tương đương 1-2 tháng.

Liều thông thường: 1 gói/lần và uống 2 lần/ngày

Khi đã điều trị khỏi và điều trị dự phòng, uống 1 gói/ngày chia làm 2 lần, uống vào mỗi tối và duy trì liên tục trong vòng 6 tháng.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc Sucralfate dược đánh giá là hầu như không hấp thu qua đường tiêu hóa mặc dù vẫn có một lượng rất nhỏ hấp thu qua dạ dày – ruột do đó tác dụng phụ của thuốc gây ra không đáng kể.

Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc viêm dạ dày Sucralfate chủ yếu là táo bón chiếm khoảng 2% bệnh nhân.

Để phòng ngừa táo bón khi điều trị, bệnh nhân có thể dùng kèm thêm magie lactate để tránh.

Ngoài ra, tác dụng phụ khác như mày đay, viêm da nổi mẩn ngứa, khô miệng, mất ngủ và mệt mỏi chóng mặt cũng có thể xảy ra.

>>> Xem thêm 4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc viêm dạ dày

tap-yoga-tot-cho-suc-khoe

Sử dụng thuốc viêm dạ dày kết hợp tập yoga hằng ngày

Việc điều trị các bệnh về dạ dày bằng thuốc viêm dạ dày là yếu tố quan trọng, tuy nhiên rèn luyện bản thần và duy trì một lối sống lành mạnh sẽ góp phần lớn vào sự thành công của điều trị.

Dạ dày là bệnh không khó chữa nhưng nếu không gìn giữ thì sẽ rất dễ tái mắc, mắc đi mắc lại lâu ngày sẽ chuyển sang dạng mạn tính hoặc chữa không triệt để cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Đặc biệt là biến chứng ung thư dạ dày.

Do đó để nâng cao hiệu quả điều trị và sức khỏe nói chung cũng như dạ dày nói riêng, mỗi người cần có một chế độ rèn luyện hiệu quả. Đầu tiên là chế độ ăn uống, phải hạn chế hết sức có thể các đồ ăn cay, quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn quá no hoặc ăn khuya, các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn gì 2 tiếng trước khi đi ngủ. Bỏ hút thuốc, ăn uống đầy đủ, không lạm dụng các thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm (NSAIDs), tránh áp lực cuộc sống và công việc.

Ngoài ra một số bài tập yoga cũng sẽ góp phần cải thiện chức năng của dạ dày hơn. Duy trì hoạt động thể lực nhịp nhàng mỗi ngày để cơ thể dẻo dai hơn, tiêu hóa cũng tốt hơn.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc giúp chúng ta hiểu hơn về các thuốc viêm dạ dày cũng như nắm được các thuốc hiệu quả cao nhất và tốt nhất cho các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên sẽ không phải quá dễ dàng để lựa chọn được một thuốc phù hợp nhất với bệnh lý của mình, các khúc mắc của quý độc giả xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia hàng đầu Scurma Fizzy tư vấn và giải quyết.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091