Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Thông Dụng, An Toàn

Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Thông Dụng, An Toàn

Mối quan tâm đang chiếm số đông trong cộng đồng người bệnh dạ dày bị viêm loét hiện nay chính là Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ. Bệnh dạ dày hay viêm loét dạ dày xảy ra ở bất kỳ ai không ngoại trừ đối tượng hay độ tuổi cụ thể nào, do vậy việc điều trị các vấn đề về dạ dày và chữa viêm loét dạ dày đang được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt việc sử dụng các bài thuốc dân gian vừa an toàn và tiện lợi tại nhà đang được chú ý, trong đó chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ là một trong những phương pháp hữu hiệu, đơn giản, rẻ tiền được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bài viết này sẽ thông tin đến các bạn về bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ cụ thể, chi tiết dễ dàng áp dụng tại nhà.

1. Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh gì, có nguy hiểm không

Bệnh viêm loét dạ dày là gì

Bệnh viêm loét dạ dày là gì

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh chứng thường gặp ở dạ dày. Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và tình trạng viêm loét của từng bệnh nhân.

Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có thể đột ngột diễn biến cấp tính do các tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh hay các chuyển biến xấu của cơ thể đối với các bệnh liên quan.

Có thể kể ra được rất nhiều nguyên do làm cho viêm loét dạ dày có điều kiện hình thành như:

  • Sử dụng thường xuyên rượu bia, các chất kích thích thần kinh trung ương

Gây tăng tiết acid dạ dày, gây suy yếu hệ tiêu hóa, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Kích thích thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tiêu hóa ở bụng gây mất cân bằng chức năng co bóp dạ dày, các cơn co bóp trở nên bất thường làm tổn hại thành và niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

  • Các thói quen sinh hoạt ăn uống không hợp lý gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể

Thức khuya, để bụng quá đói hay ăn một lúc quá nhiều quá no, thời gian giữa các bữa ăn không hợp lý, thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng ảnh hưởng đến dạ dày, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ

Các thói quen này gây khó tiêu cản trở việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày làm tăng tạo acid dịch vị tiêu hóa, gây nên các tổn thương niêm mạc dạ dày lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày.

  • Nhiễm khuẩn

Đặc biệt phổ biến là việc nhiễm khuẩn H.pylori rất dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Nhiễm khuẩn h.pylori là một vấn đề thường gặp ở các bệnh nhân dạ dày, bệnh lây qua đường ăn uống, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Nhiễm khuẩn H.pylori gây nên nhiều vấn đề dạ dày khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết hay ung thư dạ dày.

Người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cụ thể và điều trị theo đúng phác đồ do bác sĩ chuyên khoa đưa ra cho từng bệnh nhân khác nhau.

>>> Xem thêm : Hp khiến cho dạ dày tá tràng bị viêm loét là loài vi khuẩn gì?

  • Các vấn đề tâm lý, tâm trạng bệnh nhân

Người hay âu lo, phiền muộn, các triệu chứng stress dễ dẫn đến các cơn đau thượng vị dạ dày, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày do tâm trạng ảnh hưởng mạnh đến hệ thống thần kinh và việc điều hòa chức năng tiêu hóa.

Tâm lý không tốt dẫn đến trì trệ tiêu hóa thức ăn, lâu ngày dạ dày bị tổn thương mà hình thành các ổ viêm loét dạ dày.

  • Sử dụng các thuốc điều trị có tác dụng không mong muốn

Đôi khi việc sử dụng các thuốc trong điều trị các bệnh khác gây nên tác dụng bất lợi viêm loét dạ dày như các thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc điều trị ung thư…

Do vậy việc sử dụng các thuốc lâu dài cần có sự tư vấn của bác sĩ và thực hiện theo đúng các chỉ dẫn đính kèm, hay dùng kèm các thuốc điều trị dạ dày thích hợp tránh tình trạng dẫn đến triệu chứng viêm loét dạ dày không mong muốn.

>>> Xem thêm: Nên biết gì về nguyên do và các biểu hiện khi dạ dày bị viêm loét

2. Sử nghệ hiệu quả để chữa dạ dày bị viêm loét

Các loại nghệ thông dụng

Các loại nghệ thông dụng

2.1. Tác dụng điều trị của nghệ

Nghệ là một loại dược liệu cũng như nguyên liệu quý trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe được trồng và sử dụng phổ biến trong dân gian.

Nghệ có nhiều loại khác nhau với thành phần hoạt chất và tác dụng điều trị mỗi loại khác nhau, nên tùy vào từng bệnh nhân với các vấn đề về viêm loét dạ dày khác nhau mà chọn loại nghệ cũng như cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ khác nhau.

  • Nghệ vàng (nghệ tẻ, khương hoàng, nghệ nhà…)

Nghệ vàng là loại được trồng và biết đến phổ biến nhất, chủ yếu ở các vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới. nghệ vàng có phần thịt củ và lõi màu vàng sáng, tương đối dễ trồng ít tốn công chăm sóc.

Trong nghệ vàng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như có tác dụng điều trị như các vitamin C, E, K,.. chất khoáng, chất xơ, tinh dầu, đường, protein, đặc biệt là thành phần curcumin là chất giúp nghệ có màu vàng đặc trưng mang nhiều dược tính quan trọng.

Nghệ được dùng nhiều trong cac bài thuốc dân gian về gan và dạ dày nhờ tác dụng chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm, ngừa các tế bào ung thư… giúp tan máu bầm, hoạt huyết, chống lại các vấn đề viêm loét, liền sẹo, chữa lành các ổ viêm…

Hoạt chất curcumin trong nghệ các tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, các vấn đề về hệ tiêu hóa nhờ khả năng giảm các yếu tố tấn công dạ dày như acid dịch vị, pepsin.

Đồng thời tăng tạo các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tác dụng mạnh trong việc ức chế và tiêu diệt vi khuẩn trong đó có vi khuẩn H.pylori –  nguyên nhân chính gây nên các vấn đề dạ dày.

  • Nghệ đỏ (nghệ nếp, nghệ răm…)

Nghệ đỏ giống như nghệ vàng nhưng có phần lõi màu đỏ cam hay cam cháy tùy vào vùng và khu vực khí hậu trồng khác nhau, vỏ mỏng hơn và năng suất trồng thấp hơn nghệ vàng.

Tuy nhiên tác dụng điều trị lại cao hơn hẳn nghệ vàng do nghệ đỏ chứa nhiều hơn gần gấp đôi, có khi cao hơn gấp bốn lượng hoạt chất curcumin.

  • Nghệ đen (nghệ xanh, nghệ tím, nga truật…)

Nghệ đen có vẻ ngoài gần giống với nghệ ta nhưng có khác biệt lá có gân màu tím hay đỏ tím, phần thịt củ màu tím xanh, lõi đậm xanh dần.

Với các thành phần gần như tương tự với nghệ vàng, nghệ đen cũng cho tác dụng kháng viêm chữa viêm loét dạ dày khá tốt, tuy nhiên tác dụng có phần thấp hơn nghệ vàng và nghệ đỏ, do trong nghệ đen chứa lượng lớn tinh dầu và chất nhầy, còn thành phần curcumin khá thấp nên ít hiệu quả chữa trị hơn.

  • Nghệ trắng (nghệ rừng, nghệ mọi, nghệ sùi, ngải trắng…)

Nghệ trắng giống như củ gừng, phần thịt củ màu trắng hơi ngả vàng nhẹ. Với thành phần chủ yếu là tinh dầu với mùi thơm thoang thoảng, mang nhiều tác dụng trong việc kháng sinh, kháng viêm, điều hòa khí huyết.

Lượng curcumin khá thấp nên tác dụng điều trị viêm loét dạ dày còn hạn chế và ít được lựa chọn sử dụng.

2.2. Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ ép tươi

chua-viem-loet-da-day-bang-nghe-tuoi

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ tươi

Nghệ được dùng tươi giúp giữ nguyên được các thành phần dược chất có trong nghệ, tránh chế biến quá nhiều làm mất đi hoạt tính điều trị của nghệ.

Sau khi lựa chọn được loại nghệ có thể dùng tùy theo điều kiện từng nhà hay mức độ viêm loét dạ dày khác nhau, ta có thể dùng nghệ tươi hằng ngày bằng cách:

  • Cho một lượng vừa đủ khoảng một đến hai củ nghệ đã được cạo sạch vỏ vào cối chày vã hay có thể dùng máy xay xay nhuyễn
  • Pha thêm ít nước ấm vào phần nghệ vừa xay hay vã, ép lấy dịch nghệ.
  • Lặp lại một lần nữa quy trình xay, và thêm ít nước ấm và ép dịch để lấy kiệt dịch nghệ.
  • Gộp hai phần dịch nghệ lại thành một, để yên một lúc, gạn bỏ dịch trong, thu dịch nghệ.

Dịch nghệ tươi sau khi ép xong có thể bảo quản trong tủ lạnh, dùng uống trước khi đi ngủ hay lúc mới thức dậy vào buổi sáng.

Tránh dùng nghệ tươi lúc quá đói hay mới vừa ăn quá no sẽ gây kích thích dạ dày làm nặng thêm tình trạng bệnh. Chỉ nên uống nghệ một đến hai lần trong ngày, không nên uống quá nhiều gây tác dụng bất lợi ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Lượng nghệ dùng mỗi khi xay cần được cân nhắc tránh làm quá ít gây thiếu hụt hay mất công làm nhiều lần, lượng nghệ làm quá nhiều không để quá lâu trong tủ lạnh, dễ gây lắng đọng, ôi thiu lãng phí.

2.3. Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong

2.3.1. Nghệ tươi và mật ong

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ tươi sau khi điều chế có vị hăng nồng khó uống, ta có thể dùng thêm một ít mật ong giúp điều vị, dễ uống.

Mật ong còn là nguyên liệu quý giúp điều hòa tiêu hóa, kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ tốt cho tác dụng điều trị viêm loét dạ dày.

chua-viem-loet-da-day-bang-nghe-tuoi-va-mat-ong

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong

Cách thực hiện:

Cách 1: Nước ép nghệ tươi mật ong

  • Nghệ tươi sau khi được điều chế ép dịch như trên, khi dùng cho thêm một đến hai muỗng mật ong vào dịch nghệ.
  • Dùng uống sáng, tối như bình thường.
  • Cách này cho dịch nghệ đậm đặc, vị ngọt dễ uống.

Cách 2: Trà nghệ mật ong

  • Pha trà nghệ gồm lượng dịch nghệ tươi vừa đủ, 2 muỗng mật ong, ít lá trà xanh cùng nước nóng.
  • Trà nghệ mật ong pha theo cách này loãng, ấm bụng và dễ uống hơn dịch uống đậm đặc, giảm được mùi vị khó chịu của nghệ nhưng lại khá tốn công và bất tiện khi phải pha nhiều lần.

2.3.2. Tinh bột nghệ và mật ong

Khi không có thời gian xay ép dịch nghệ tươi thì việc lựa chọn tinh bột nghệ là một phương pháp đơn giản và tiện dụng hơn hẳn.

Tinh bột nghệ được điều chế từ nghệ tươi chứa các thành phần dược chất chủ yếu của nghệ, loại bỏ được các tạp chất, bùn đất còn sót lại trong nghệ tươi.

Tinh bột nghệ có thể điều chế một lần nhưng bảo quản lâu dài và sử dụng được trong nhiều mục đích khác nhau.

Cách làm tinh bột nghệ

  • Nghệ sau khi được lựa chọn kĩ lưỡng, cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch để ráo nước
  • Cắt nghệ thành nhiều lát mỏng, cho vào máy xay, xay nhuyễn. Để xay dễ dàng và tránh hư hỏng máy cần cho thêm một chút nước sạch vào xay cùng nghệ.
  • Lượng nghệ thô thu được sau khi xay ta mang đi lọc qua lớp vải sạch, vắt dịch nghệ, thêm ít nước vào lại lọc tiếp nhiều lần để thu được lượng lớn dịch nghệ.
  • Dịch nghệ sau khi lọc đến trong để loại chất xơ còn sót và tạp chất thô trong nghệ, để yên gạn bỏ phần tinh dầu nổi lên trên.
  • Pha loãng dịch nghệ với nước sạch, để yên đợi lắng tinh bột nghệ xuống đáy. Bỏ nước phía trên và tiến hành lặp lại nhiều lần để tinh bột nghệ sạch, tinh khiết và loại bớt nhựa còn sót.
  • Tinh bột nghệ tươi sau khi thu được có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng trong 7 đến 10 ngày.
  • Tinh bột nghệ có thể làm khô bằng cách treo tinh bột nghệ trong vải sạch nơi thoáng mát cho ráo nước, sấy nhẹ ở khoảng 60 đến 80 độ. Cất trữ trong tủ dùng dần trong nhiều tháng.

Viên hoàn tinh bột nghệ và mật ong: Tinh bột nghệ điều chế cùng mật ong tạo viên hoàn tiện lợi cho nhiều lần sử dụng và có thể dùng bảo quản trong nhiều ngày.

vien-hoan-nghe-va-mat-ong

Viên hoàn nghệ và mật ong

Tinh bột nghệ khô sau khi điều chế dùng với mật ong theo tỉ lệ 2:1, tức cứ khoảng 100g tinh bột nghệ cần 50g mật ong.

  • Hòa trộn tinh bột nghệ và mật ong với nhau đến khi tạo khối bột mịn, dẻo, không quá khô hay quá nhão.
  • Để khối bột nghỉ trong khoảng 15 đến 20 phút cho bột trương nở không bị vón cục hay vỡ khô.
  • Dùng tay nặn khối bột thành các viên hoàn có đường kính khoảng 0.5cm hay có thể dùng máy tạo các viên hoàn đồng nhất. Lăn nhẹ các viên hoàn vừa tạo qua một lớp mỏng tinh bột nghệ để làm khô bề mặt tránh các viên chảy dính vào nhau.
  • Bảo quản viên hoàn tinh bột nghệ và mật ong trong lọ thủy tinh kín, dùng dần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm loét mỗi người.

2.4. Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và dừa tươi

Dừa tươi ngoài biết đến với công dụng giải khát, dừa còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ và điều trị các vấn đề tiêu hóa, trong đó có chữa viêm loét dạ dày.

Trong nước dừa chứa nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng… giúp bổ sung các chất điện giải cho cơ thể, bù nước, bù khoáng… một số enzyme có trong quả dừa có tác dụng kháng sinh, kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn bất lợi đường ruột, giúp săn se niêm mạc.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ kết hợp cùng dừa sẽ cho tác dụng điều trị nhanh, an toàn và hiệu quả hơn.

chua-viem-loet-da-day-bang-nghe-va-dua

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và dừa

Dừa và nghệ được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày không dùng chung cùng lúc với nhau mà sẽ dùng xen kẽ hỗ trợ nhau.

  • Chuẩn bị nguyên liệu

Nên chọn dừa xiêm xanh còn tươi mới hái, cái dừa vừa tráng gáo mỏng, không quá non hay quá già cứng.

Nghệ thì chọn nghệ tươi hay tinh bột nghệ đều được tùy theo loại nào tiện và đang sẵn có.

  • Cách tiến hành

Dừa sau khi hái, chặt ngang mặt cùi phía trên, đục lỗ nhỏ rồi để trên bếp hay lò nướng khoảng 30 đến 45 phút. Để nguội, chắt nước dừa ra ly, bổ trái dừa lấy phần cùi dừa bên trong hòa chung với nước dừa.

Nước dừa sau nướng chia thành 3 phần dùng uống trong 3 buổi sáng, trưa và tối trước ăn 30 phút.

Tối sau khi uống dừa thì dùng một củ nghệ xay ép lấy dịch nước, để yên đến sáng hôm sau dùng uống trước ăn sáng.

Nếu dùng tinh bột nghệ thì pha với một ít nước ấm để yên, cũng dùng uống vào sáng hôm sau.

Dừa và nghệ được dùng luân phiên ngày với nhau, tùy vào tình trạng từng bệnh nhân mà có thể dùng trong 3 đến 7 ngày liên tục.

>>> Xem thêm : Chữa dạ dày bị đau ngay tại nhà thật an toàn và hiệu quả bằng những bài thuốc dân gian

3. Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ phải chú ý những vấn đề gì

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có mùi vị hăng nồng khó chịu, dùng lâu ngày dễ bị vàng men răng hay vàng da, người dùng cần cân nhắc lựa chọn phương pháp dùng nghệ hay các cách phối hợp nghệ với các dược liệu khác nhau để phù hợp với từng người.

Nghệ tuy có nhiều tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày, song vẫn có thể gây nhiều tác dụng bất lợi không mong muốn. Một số trường hợp không nên dùng hay dùng với liều lượng cân nhắc nghệ trong điều trị:

  • Phụ nữ đang ở trong giai đoạn thai kỳ và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

Nghệ hỗ trợ tiêu hóa đồng thời gây kích thích các cơ trơn, thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt, gây co bóp các cơ tử cung.

Phụ nữ khi mang thai sử dụng lượng nhỏ nghệ trong điều vị thức ăn không gây ảnh hưởng lớn, tuy nhiên việc dùng nghệ kéo dài dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến thai dễ bị vàng da sau sinh, sinh non, hay nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai.

  • Bệnh nhân sỏi mật, sỏi thận

Nghệ vàng hay bất kì loại nghệ nào cũng chứa lượng lớn oxalate, khi kết hợp cùng canxi tạo sỏi canxi – oxalat gây hình thành hay tăng kích thước sỏi, làm kẹt ống dẫn mật.

Do đó người bị sỏi mật hay sỏi thận nên hạn chế sử dụng các bài thuốc từ nghệ tránh ảnh hưởng làm nặng thêm tình trạng bệnh.

  • Bệnh nhân đái tháo đường

Curcumin trong nghệ là hoạt chất mang nhiều tác dụng điều trị nhưng đồng thời gây nên các tác dụng không mong muốn trong đó có hạ đường huyết.

Việc hạ đường huyết ở người bình thường không quá nguy hiểm và có thể cải thiện dễ dàng. Nhưng đối với bệnh nhân đái tháo đường việc hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy cấp ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

  • Bệnh nhân phẫu thuật, xuất huyết

Nghệ có tác dụng điều hòa khí huyết, chống đông máu… khi sử dụng thường xuyên và nhiều nghệ gây giảm khả năng hấp thu sắt gây tăng xuất huyết, chảy máu, khó cầm máu trong các ca phẫu thuật.

Người bệnh nên kiêng sử dụng nghệ trong khoảng 1 tháng trước và sau khi phẫu thuật để tránh các tác dụng bất lợi.

Chua-viem-loet-da-day-bang-nghe-1

Lưu ý khi chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ thông dụng và an toàn nhất. Liên hệ ngay số hotline 18006091 Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh viêm loét dạ dày hay được tư vấn các trường hợp cụ thể về bệnh dạ dày!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091