Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Viêm Loét Dạ Dày Nên Biết
Ngày này tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày ngày càng cao, tuy nhiên nhiều bệnh nhân do thiếu hụt các kiến thức về bệnh, không nhận thức đủ và đúng đắn về tình trạng nghiêm trọng này nên các biến chứng nguy hiểm xuất hiện thường xuyên, sức khỏe, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. Để điều trị thành công, mỗi người cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh vì ngoài dùng thuốc điều trị, cần kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc hợp lý. Vậy nguyên nhân và biểu hiện viêm loét dạ dày là gì?
1. Viêm loét dạ dày
1.1 Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa không phải quá xa lạ ngày nay, khi tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tình trạng này khá cao, đặc trưng của bệnh là các tổn thương trên niêm mạc dạ dày và tá tràng, các vết loét có thể lan sâu vào trong gây chảy máu dạ dày hoặc nguy hiểm hơn thủng dạ dày. Ai cũng có thể là đối tượng nguy cơ gặp phải các biểu hiện viêm loét dạ dày. Thực tế trên lâm sàng đã chỉ ra, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới do các thói quen sinh hoạt không khoa học như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống, sinh hoạt không điều độ,… đây là những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hoặc khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Theo thống kê, khoảng 5 – 10% dân số thế giới gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh tại các nước châu Á cao hơn so với các khu vực còn lại. Khoảng 10% dân số ở châu Á gặp phải các biểu hiện viêm loét dạ dày, trong khi đó tỷ lệ này tại các nước châu Âu là từ 4 – 6% dân số.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê tại các bệnh viện, 12 – 14% các bệnh nhân điều trị nội khoa có liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó 16% số bệnh nhân viêm loét dạ dày cần phẫu thuật mỗi năm. Các số liệu trên đã cho thấy mức độ phổ biến và nghiêm trọng của tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Một điểm đáng lưu ý, đó là các biểu hiện viêm loét dạ dày thường xuất hiện tập trung ở người bệnh trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ. Đây là nhóm tuổi lao động, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, do đó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tác động xấu tới sự phát triển kinh tế xã hội.
Khoảng 50% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng phải nhập viện vì gặp phải các biến chứng nguy hiểm trên tiêu hóa như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,… Nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân gặp biểu hiện viêm loét dạ dày ở mức khá cao, khoảng 22% số bệnh nhân dù đã từng được điều trị trước đó.
Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện các ổ loét, tổn thương ở tá tràng cao gấp khoảng 3 lần so với xuất hiện trên dạ dày. Tuy nhiên, dù các ổ loét ở vị trí nào trong đường tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
1.2 Các giai đoạn của viêm loét dạ dày
Người bệnh viêm loét dạ dày thường trải qua hai giai đoạn của bệnh:
- Giai đoạn cấp: Giai đoạn này các biểu hiện viêm loét dạ dày thường xuất hiện một cách đột ngột và diễn biến nhanh. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại các biến chứng nguy hiểm.
- Giai đoạn mạn: Giai đoạn này các biểu hiện viêm loét dạ dày xảy ra không quá rầm rộ, nhưng kéo dài. Càng về sau mức độ của viêm loét dạ dày càng nghiêm trọng và có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên dạ dày và đường tiêu hóa.
1.3 Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
- Thủng dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, có thể gây rách, thủng dạ dày. Khi bị thủng dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, co cứng vùng bụng, nhiều bệnh nhân có thể bị sốc hoặc co giật vì các cơn đau này. Biến chứng này nếu không được cấp cứu ngay, kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.
- Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dạ dày: Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể gặp phải ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày không được điều trị đúng cách. Việc chảy máu trong dạ dày có thể gây nên tình trạng nôn ra máu, thiếu máu, choáng, chóng mặt,… cần phải tiến hành thực hiện các biện pháp để cầm máu ngay, tránh gây mất máu cấp.
- Loét dạ dày khiến hẹp môn vị dạ dày: Loét dạ dày lâu ngày, các ổ loét có thể tạo ra các sẹo ở vị trí môn vị gây hẹp môn vị. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày không thể đi qua môn vị, ứ trệ tại dạ dày và cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng khó chịu, đầy chướng và xuất hiện cảm giác buồn nôn.
>>>Xem thêm: Viêm Loét Dạ Dày Là Gì
2. Nguyên nhân gây ra các biểu hiện viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày gây nên các tổn thương nghiêm trọng trên đường tiêu hóa. Đồng thời, các biểu hiện viêm loét dạ dày còn ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu những kiến thức về bệnh, nguyên nhân, biểu hiện của viêm loét dạ dày sẽ giúp người bệnh có thể phòng tránh và phát hiện, điều trị bệnh nhanh chóng.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên phó trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ “Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các biểu hiện viêm loét dạ dày. Do nhịp sống hiện nay khiến người bệnh căng thẳng, ăn uống thất thường làm tăng tiết acid dịch vị gây tổn thương dạ dày. Thứ hai là do tác động của vi khuẩn Helicobacter pylori. Thứ ba là do việc sử dụng thuốc không hợp lý cũng gây ra viêm loét dạ dày”.
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp phải các biểu hiện viêm loét dạ dày. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến Helicobacter pylori (vi khuẩn H. pylori). Theo thống kê có khoảng 30% đến 60% bệnh nhân loét tá tràng nhiễm vi khuẩn H. pylori, tỷ lệ này ở bệnh nhân loét dạ dày là 70%. Vi khuẩn H. pylori có thể xâm nhập, lây nhiễm qua nhiều con đường, đặc biệt là khi bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Trong dạ dày, H. pylori có thể phát triển và tiết ra các độc tố gây tổn thương dạ dày, phá hủy các thành phần bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến acid dịch vị tác động và hình thành các ổ loét.
Ngày nay, tại nước ta, dân số đang có xu hướng già đi, tỷ lệ người cao tuổi cao hơn. Người già thường xuyên gặp phải các vấn đề về sức khỏe như xương khớp, tim mạch,… Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và xuất hiện các biểu hiện viêm loét dạ dày. Cơ chế gây bệnh là do các thuốc chống viêm không steroid sẽ ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương.
Ngoài ra, các biểu hiện viêm loét dạ dày xuất hiện cũng có thể do chế độ ăn uống nhiều đồ chua, cay, do uống nhiều bia, rượu, sử dụng các chất kích thích,…
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết
3. Biểu hiện viêm loét dạ dày
Các biểu hiện viêm loét dạ dày thường xuất hiện theo đợt, xen kẽ đó là các giai đoạn ổn định, triệu chứng của bệnh giảm, tuy nhiên chu kỳ diễn biến của bệnh viêm loét dạ dày thường không cố định mà thay đổi tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Các biểu hiện viêm loét dạ dày ở các bệnh nhân có thể không giống nhau, mức độ xuất hiện cũng khác nhau, nên nhiều trường hợp bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác.
Theo thống kê, có khoảng 26% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không cảm thấy đau, khoảng 30 – 40% bệnh nhân cảm thấy đau vùng thượng vị nhưng khi nội soi dạ dày lại không phát hiện thấy các ổ loét. Do đó, để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài việc dựa vào các biểu hiện viêm loét dạ dày, bệnh nhân cũng cần thực hiện các xét nghiệm, tiến hành nội soi,…
Các biểu hiện viêm loét dạ dày thường hay gặp ở đa số các bệnh nhân bao gồm, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, đầy hơi, nghiêm trọng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa.
3.1 Cơn đau vùng thượng vị, biểu hiện viêm loét dạ dày
Đây là biểu hiện viêm loét dạ dày sớm nhất và dễ nhận biết của bệnh. Vì vậy khi gặp các cơn đau ở vùng thượng vị, người bệnh cũng không nên loại trừ khả năng cơn đau do viêm loét dạ dày. Thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi đói hoặc sau bữa ăn khoảng 2 đến 3 giờ. Cơn đau quặn khó chịu từng cơn, đau âm ỉ, kèm theo đó là triệu chứng nóng, rát vùng thượng vị, hay xuất hiện vào nửa đêm hoặc gần sáng khiến bệnh nhân bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Cơn đau nặng có thể lan đến các bộ phận khác gây nên các triệu chứng như đau tức ngực, đau lưng,…
Dựa vào đặc điểm của cơn đau, có thể chẩn đoán một số bệnh dạ dày gặp phải tương đối chính xác. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 1 đến 3 giờ. Còn nếu triệu chứng đau xuất hiện sau khi ăn khoảng 3 – 5 giờ thì khả năng cao bệnh nhân xuất hiện các ổ viêm loét ở tá tràng.
Ngoài ra cũng có thể dựa vào vị trí của cơn đau để chẩn đoán được vị trí bị tổn thương, xuất hiện các ổ loét. Nếu bệnh nhân bị loét ở vị trí tâm vị hoặc mặt sau của dạ dày thì cơn đau vùng thượng vị thường lệch sang bên trái, và có thể lan lên phần ngực. Ngoài ra, cũng có thể xác định vị trí tổn thương bằng cách dùng tay ấn vào vùng bụng, nếu cảm thấy đau hơn bình thường thì đó có thể là nơi xuất hiện các vết loét dạ dày.
Tuy nhiên, việc dựa vào đặc điểm của cơn đau thượng vị chỉ có ý nghĩa ở các bệnh nhân gặp các triệu chứng điển hình còn thông thường ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày, đa số các cơn đau có thể không liên quan đến bữa ăn trong ngày, và không theo nguyên tắc nào cố định do đó bệnh nhân khá khó để có thể nhận biết tình trạng bệnh lý của bản thân.
3.2 Rối loạn tiêu hóa, biểu hiện viêm loét dạ dày
Rối loạn tiêu hóa cũng là biểu hiện viêm loét dạ dày thường xuyên gặp phải. Khi dạ dày gặp phải tình trạng viêm loét, chức năng dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Bình thường, dạ dày là nơi co bóp và tiêu hóa thức ăn, sau đó thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non, diễn ra các quá trình tiêu hóa và hấp thụ tiếp theo. Tuy nhiên khi dạ dày bị tổn thương, nhu động dạ dày sẽ bị giảm, thức ăn sẽ không được tiêu hóa đúng cách, đặc biệt là khi bệnh nhân ăn quá no, ăn các loại thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhanh chế biến sẵn, khi đó áp lực lên dạ dày càng cao hơn khiến thức ăn bị tắc nghẽn lại ở dạ dày. Các triệu chứng trên đường tiêu hóa có thể xuất hiện là đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Quá trình tiêu hóa bị gián đoạn khiến bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy; một số bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các cơn đau ở vùng đại tràng.
3.3 Buồn nôn, nôn; biểu hiện viêm loét dạ dày
Buồn nôn, nôn là biểu hiện viêm loét dạ dày có thể gặp phải ở bất cứ bệnh nhân nào. Khi xuất hiện các vết loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày, bệnh nhân sẽ thường có cảm giác buồn nôn. Triệu chứng này xuất hiện cũng có thể giúp xác định giai đoạn của viêm loét dạ dày. Cơn đau trong viêm loét dạ dày sẽ kích thích sự co bóp của dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn và gây buồn nôn. Nên sau khi nôn, người bệnh sẽ cảm thấy bụng nhẹ hơn, và giảm cảm giác đau. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp triệu chứng này ở giai đoạn cuối của viêm loét dạ dày khi môn vị bị hẹp, thức ăn sẽ không thể xuống tá tràng và ứ đọng trong dạ dày. Dịch nôn thường sẽ chứa acid dịch vị, một phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đặc biệt một số trường hợp nặng có thể lẫn máu đen do xuất hiện tình trạng chảy máu đường tiêu hóa.
3.4 Ợ hơi, ợ chua và nóng rát vùng thượng vị
Chức năng tiêu hóa không tốt ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày là nguyên nhân khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp thời, gây nên cảm giác đầy chướng trong bụng. Khi người bệnh bị viêm loét dạ dày, acid dịch vị được tiết ra nhiều nên triệu chứng ợ hơi sẽ đi kèm với ợ chua. Trường hợp nặng còn cảm thấy vị tanh, mùi sắt rỉ trong khoang miệng nếu xuất hiện chảy máu dạ dày. Ợ hơi kèm theo acid dịch vị dạ dày sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, cổ họng và gây cảm giác nóng rát khu vực thượng vị.
3.5 Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày là biểu hiện viêm loét dạ dày xuất hiện ở các bệnh nhân nặng, khi mà các vết loét không được phát hiện và điều trị đúng cách dẫn tới tổn thương dạ dày nghiêm trọng, hoặc khi các ổ loét tại vị trí mạch máu cũng là nguyên nhân gây chảy máu trong dạ dày.
Chảy máu dạ dày là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm mà bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu của chảy máu dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt do tình trạng thiếu máu nhẹ. Khi tình trạng nặng hơn thì có thể gặp các triệu chứng như nôn ra máu hoặc trong phân có máu.
3.6 Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Các cơn đau vùng thượng vị hay triệu chứng ợ hơi, ợ chua có thể xuất hiện vào nhiều thời điểm trong ngày, nhưng hay gặp nhất vào nửa đêm, rạng sáng; tư thế ngủ không hợp lý cũng là nguyên nhân góp phần tăng tần suất xuất hiện các triệu chứng trên. Cảm giác khó chịu mà các triệu chứng này mang lại sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, không thể ngủ sâu, lâu dần sẽ gây nên tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3.7 Sụt cân
Khi bị viêm loét dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển hóa, phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn sẽ khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn một lượng nhỏ thức ăn đã cảm thấy no, bụng căng tức do tình trạng đầy hơi, chướng bụng khiến thức ăn không được tiêu hóa đúng cách. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị sụt cân, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung trong công việc.
>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và những điều chưa biết
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp một số nguyên nhân và triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân gặp phải các biểu hiện viêm loét dạ dày.
Để tham khảo các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, có thể tham khảo thêm tại bài viết này.
Trong trường hợp cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm loét dạ dày, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ của Scurma Fizzy.