Co Thắt Dạ Dày, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Co Thắt Dạ Dày, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Co thắt dạ dày là một trong những tình trạng phổ biến gây ra đau dạ dày. Đặc biệt, nó thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi,… gây khó chịu cho người bệnh. Cơn đau do co thắt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song chúng đều là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Vậy co thắt dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị co thắt dạ dày như thế nào? Hãy cùng Scurma Fizzy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Co thắt dạ dày là gì?

Co thắt dạ dày là là hiện tượng các cơ của dạ dày co thắt đột ngột và không kiểm soát được. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc đau quặn bụng, đau dữ dội. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra đột ngột và gây đau đớn hơn cho người bệnh sau mỗi lần tái phát.

co-that-da-day-1

Co thắt dạ dày là gì?

Hầu hết trường hợp, co thắt dạ dày không nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn thì bạn nên đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hại hơn.

2. Những nguyên nhân nào gây ra co thắt dạ dày?

Co thắt dạ dày có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong tìm phác đồ điều trị để chữa bệnh dứt điểm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến xảy ra tình trạng này là:

2.1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến dạ dày co thắt. Điều này xảy ra khi bạn ăn những thực phẩm ôi thiu, biến chất, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc,… Ngoài tình trạng co thắt, bạn có thể gặp phải những biểu hiện khác như:

  • Đau vùng thượng vị
  • Đau bụng, bụng khó chịu
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốt

Có thể mất vài phút, vài giờ hoặc vài ngày thì triệu chứng mới xuất hiện. Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra ở người suy giảm miễn dịch và trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến thực phẩm, tránh hiện tượng ngộ độc.

2.2. Dị ứng thực phẩm

Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tự bảo vệ để chống lại loại thực phẩm mà nó cho là có hại. Ngay cả khi ăn một lượng rất ít thực phẩm gây dị ứng, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, khó thở,… Co thắt dạ dày cũng là một biểu hiện trong số đó. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị sốc phản vệ làm tụt huyết áp đột ngột, khó thở, khó nuốt. Thậm chí, nếu không được điều trị ngay lập tức, có thể gây tử vong.

2.3. Co thắt dạ dày do không dung nạp thực phẩm

Co thắt dạ dày cũng có thể xảy ra khi cơ thể của bạn không dung nạp thực phẩm. Nguyên nhân là do thức ăn nạp vào gây kích thích hệ tiêu hóa hoặc cơ thể của bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ chúng. Do đó, dạ dày của bạn bắt đầu co thắt.

2.4. Do hệ tiêu hóa làm việc quá sức

Thức ăn sau khi được nghiền nát tại miệng sẽ được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa. Dạ dày sẽ co bóp và trộn lẫn thức ăn với dịch vị dạ dày. Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hay thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và hấp thụ lượng thức ăn này.

Khi dạ dày làm việc quá sức, ngoài co thắt, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi, ợ nóng

2.5. Do phụ nữ tới ngày hành kinh

Đau bụng do co thắt dạ dày là hiện tượng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt của nữ giới, nhất là vào những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do khi tới kỳ kinh nguyệt, cơ trơn của tử cung sẽ tăng cường co bóp để đẩy máu ra ngoài.

Bạn có thể sẽ đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dứt khi hết kỳ kinh nguyệt.

2.6. Do co thắt cơ bắp

Co thắt cơ bắp là tình trạng cơ bắp co rút không theo chủ ý, chủ yếu là do thiếu nước và chất điện giải, dây thần kinh bị kích thích hoặc có thể do cơ thể vận động và làm việc quá tải. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày co thắt theo và gây đau đớn.

Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn những bài tập quá nặng, không phù hợp với thể lực của bản thân thì bạn cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Chính vì vậy, hãy chọn những bài tập vừa sức với bản thân, vừa an toàn vừa có lợi cho sức khỏe.

2.7. Co thắt dạ dày do căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài

Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài khiến dạ dày tăng tiết axit, làm tổn thương lớp niêm mạc, khiến dạ dày bạn co thắt. Bên cạnh đó, stress cũng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, làm giảm lưu lượng máu khiến hệ tiêu hóa bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là nhiễm khuẩn Hp.

co-that-da-day-2

Stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt dạ dày.

2.8. Co thắt dạ dày do là triệu chứng của các bệnh lý khác

Co thắt dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc các bệnh khác như:

  • Nhiễm trùng đường ruột: do ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa nấm men, vi khuẩn gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh này là qua đường tiêu hóa.
  • Tắc ruột: khiến dạ dày co thắt gây đau đớn do không khí và chất lỏng lấp đầy trong dạ dày của bạn.
  • Viêm dạ dày và viêm đại tràng: trong một số trường hợp, bệnh này cũng có thể khiến dạ dày bạn bị co thắt.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi có thắt dạ dày?

Co thắt dạ dày có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những cơn co thắt xuất hiện đột ngột ở vùng thượng vị, và có xu hướng lan ra khắp ổ bụng. Cảm giác đau do dạ dày co thắt thường chỉ xuất hiện trong vài phút, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể kéo dài trong vài giờ liền. Khi co thắt, ngoài cảm giác đau, có thể đi kèm một số triệu chứng như:

  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Phân có mùi và màu sắc lạ
  • Lạnh bụng
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Dịch ở âm đạo tiết nhiều, có thể chảy máu âm đạo khi phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt

4. Co thắt dạ dày có nguy hiểm không, gây ra biến chứng nào?

Co thắt dạ dày thường chỉ xuất hiện đột ngột trong khoảng vài phút. Vì vậy , nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường, nên dễ dàng bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau đột ngột, đau quặn bụng hay đau âm ỉ tại vùng thượng vị, vùng bụng bên trái và có xu hướng lan dần sang 2 bên bụng, sau lưng và ngực, thì rất có thể hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới người bệnh như xuất huyết dạ dày, đau dạ dày cấp, đau ruột thừa, viêm túi mật,…

Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể dẫn đến vỡ tá tràng, vỡ tĩnh mạch chủ,, vỡ túi phình,… gây ra hiện tượng nôn ra máu ồ ạt, suy tim cấp, thậm chí là tử vong. Như vậy, có thể thấy rằng căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị triệt để có thể gây nguy hiểm tới người bệnh. Chính vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hãy đến tìm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Phòng ngừa co thắt dạ dày như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, co thắt dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm túi mật,… Chính vì vậy, hãy phòng ngừa co thắt dạ dày ngay từ bây giờ bằng một số cách dưới đây:

5.1. Xây dựng thói quen ăn uống và lối sống khoa học, lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa tình trạng co thắt dạ dày. Do đó, để xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống  lành mạnh, khoa học, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Lựa chọn những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn
  • Không ăn những thực phẩm cứng gây chướng bụng, khó tiêu  và những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ 
  • Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn
co-that-da-day-3

Một số lưu ý về chế độ ăn uống để phòng ngừa co thắt dạ dày.

  • Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và chất xơ vào mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa táo bón, có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng
  • Ăn đúng giờ giấc, không được bỏ bữa, không nên ăn quá ít hay quá nhiều
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và tránh căng thẳng, lo âu
  • Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và không nên thức khuya

5.2. Uống nước đúng cách

Mất nước và chất điện giải có thể gây ra tình trạng co thắt. Do đó, hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn luôn được cung cấp đủ nước mỗi ngày. Không nên để cơ thể cảm thấy khát rồi mới uống nước vì như vậy rất có hại cho sức khỏe của bạn. Hãy tập thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể bạn không bị mất nước. Bạn có thể rèn luyện thói quen này bằng cách:

  • Luôn mang sẵn bình đựng nước theo bên mình
  • Đặt chuông báo nhắc nhở thời gian bạn nên uống nước
  • Chia nhỏ lượng nước uống, không nên uống quá nhiều cùng lúc

5.3. Tập thể dục, rèn luyện đúng cách

Vận động quá sức có thể khiến cơ bắp co rút, gây ra co thắt. Vì vậy, tập thể dục không đúng cách không chỉ không giúp cơ thể bạn khỏe hơn mà còn gây hại cho cơ thể của bạn. Do đó, nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể lực của bản thân. Đặc biệt với những người mắc các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa thì chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức.

5.4. Không nằm ngay sau khi ăn

Nằm ngay sau khi ăn có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, sau khi ăn, bạn nên vận động nhẹ nhàng hoặc mát xa bụng theo chiều kim đồng hồ. Điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Và chỉ nên nằm nghỉ cách bữa ăn khoảng 2 đến 3 tiếng.

>>>Xem thêm: Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày Tốt Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

6. Những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị co thắt dạ dày?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị co thắt dạ dày. Tuy nhiên, chúng thường thuộc một trong hai nhóm thuốc sau:

6.1. Nhóm thuốc có tính hướng cơ

Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc hướng cơ là: Papaverin, Nospa Mebeverine.

Nhóm thuốc này có tác dụng chống hiện tượng co thắt bằng cách ức chế phosphoryl hóa cản trở sự co cơ, nhờ đó cơ trơn được làm giãn, giảm tình trạng co thắt nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng thuốc này cần lưu ý tới một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, tiêu chảy. Thậm chí, một số trường hợp có thể khiến người bệnh bị phát ban, nổi mề đay, sốt nhẹ,… Đặc biệt, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng tụt huyết áp, khó thở, phải dừng ngay thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

6.2. Nhóm thuốc có tính giãn cơ

Các loại thuốc phổ biến của nhóm thuốc có tính giãn cơ là: Hyoscinum, Atropin, Hyoscin.

co-that-da-day-4

Những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị co thắt dạ dày?

Thuốc có tính giãn cơ giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ trơn và giảm co thắt ruột nhờ tác dụng chống lại và ức chế hoạt động của acetylcholin và tạo hiệu ứng cholinergic với hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây một số tác dụng phụ như làm giãn đồng tử, khô mắt, giảm thị lực, co mạch, tăng huyết áp. Một số trường hợp nhóm thuốc này có thể gây ảo giác, hôn mê nếu sử dụng liều cao.

Các loại thuốc tây có hiệu quả tức thì, giúp giảm nhanh chóng tình trạng co thắt dạ dày. Nhưng có thể thấy rằng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Làm cách nào để cải thiện tình trạng co thắt dạ dày ngay tại nhà?

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng co thắt dạ dày ngay tại nhà:

7.1. Chườm nóng

Khi bạn chườm nóng, dưới tác dụng của nhiệt, có bụng sẽ dần dần tư giãn, từ đó làm giảm các triệu chứng co thắt. Bạn có thể chuẩn bị một túi chườm nóng chuyên dụng hoặc cho nước ấm vào chai, rổi ủ lên bụng trong khoảng 10 tới 15 phút đến khi cơn đau giảm hẳn.

7.2. Massage bụng

Mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ giúp cơ bụng được thư giãn, làm giảm tình trạng co thắt.

7.3. Nghỉ ngơi

Nếu dạ dày bạn co thắt lại do vận động quá sức làm căng cơ, hãy có một chế độ tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để cơ bụng của bạn được thư giãn.

7.4. Bổ sung nước và chất điện giải

Nếu dạ dày bạn co thắt do mất nước và chất điện giải, hãy bổ sung chất điện giải ngay lập tức để giảm cơn đau do co thắt. Bạn nên chọn sử dụng những loại nước khoáng chứa nhiều canxi, kali và magie để bù lại lượng điện giải đã mất.

co-that-da-day-5

Bổ sung nước và chất điện giải để giúp cải thiện tình trạng co thắt dạ dày.

7.5. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy đau khi dạ dày co thắt, các thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) có thể giúp ích. Tuy nhiên, bạn phải cẩn trọng khi sử dụng do chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

  • Ibuprofen: gây loét dạ dày và tổn thương thận nếu dùng quá nhiều
  • Acetaminophen: nếu sử dụng với lượng lớn có thể làm tổn thương gan, thậm chí là suy gan

Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy cần phải dùng những loại thuốc này nhiều hơn so với liều lượng được khuyến cáo, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

7.6. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng tốt trong việc giảm co thắt ở lớp lót dạ dày là nhờ hoạt chất Chamomile. Nhờ đó, lượng khí không cần thiết trong dạ dày được giải phóng, giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có hiểu biết toàn diện hơn về tình trạng co thắt dạ dày, nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng và có các cách phòng ngừa, điều trị và cải thiện tình trạng này. Bên cạnh phòng ngừa căn bệnh này bằng một số phương pháp như xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, rèn luyện tập thể dục thể thao, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

>>>Xem thêm: Dạ dày co thắt : +9 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

co-that-da-day-6

Scurma Fizzy giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng co thắt dạ dày mà bạn đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091