Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày Tốt Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày Tốt Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Co thắt dạ dày là một tình trạng xảy ra rất phổ biến, nó cũng là một trong những các nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày. Cơn co thắt dạ dày có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị…khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hiểu được điều đó, trong bài viết này SCurma Fizzy sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại thuốc chống co thắt dạ dày tốt và hiệu quả nhất hiện nay để đẩy lùi được tình trạng co thắt dạ dày, bảo vệ chiếc dạ dày của bạn một cách tốt nhất.

1. Bệnh co thắt dạ dày là gì?

Để hiểu rõ được thuốc chống co thắt dạ dày, trước tiên bạn cần phải biết những thông tin cơ bản về bệnh co thắt dạ dày.

Thật vậy, bệnh co thắt dạ dày là tình trạng co thắt của các cơ dạ dày. Các cơn co thắt có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc cũng có thể ở mức độ nặng, gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân.

Hầu như các cơn co thắt dạ dày thường không gây hại quá nhiều cho cơ thể nên một số người có thể chủ quan không điều trị, chính vì điều này có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn.

nguyen-nhan

Nguyên nhân gây co thắt dạ dày là do đâu?

Nguyên nhân gây ra các cơn co thắt có thể là do:

  • Cơ lót thành bụng bị tổn thương

Co thắt dạ dày có thể do cơ bắp lót ở thành bụng bị tổn thương. Sự căng cơ của thành bụng quá sức cũng có thể gây ra những cơn co thắt dạ dày.

Thành bụng ít được bảo vệ để chống lại các tác nhân chấn thương hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Do vậy, nếu bụng đau thắt, các cơ lót cũng bắt đầu co thắt.

  • Ăn quá no hoặc quá đói

Cơ bụng co lại là tín hiệu nhắc nhở bạn rằng bạn đang đói. Loại co thắt này sẽ giảm đi ngay khi bạn bắt đầu ăn.

Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều cũng có thể gây ra các cơn co thắt dạ dày và kèm theo cảm giác đau do làm căng quá mức các cơ.

  • Bệnh lý đường tiêu hóa

Tình trạng viêm loét dạ dày cũng có thể gây ra các cơn đau âm ỉ góp phần làm hình thành các cơn co thắt cơ bắp.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới co thắt dạ dày, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Điều này xảy ra là do độc tố được giải phóng từ norovirus khiến cho các cơ của đường tiêu hóa bị co thắt lại.

Sự tắc nghẽn xảy ra trong đường tiêu hóa cũng gây ra tình trạng co thắt dạ dày.

>>>>> Xem thêm: Giải Mã Những Kiến Thức Xung Quanh Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

  • Chất độc

Một số chất độc có thể khiến đường tiêu hóa bị kích thích, gây ra hiện tượng nôn do sự co bóp mạnh mẽ đẩy các chất tại ruột lên trên. Cơn co thắt có thể đạt mức mạnh nhất trước khi nôn, và thường đi kèm là cảm giác buồn nôn.

  • Tích tụ khí trong dạ dày

Sự căng cơ do tích tụ nhiều khí trong dạ dày gây ra co thắt để nhằm đưa các cơ trở về kích thước bình thường. Giảm khí có thể làm giảm đi cảm giác cảm giác khó chịu và các cơn co thắt.

  • Không dung nạp thức ăn

Nếu bạn ăn mà thức ăn không dung nạp được hoặc dị ứng có thể gây ra cơn co thắt dạ dày. Không dung nạp thực phẩm do các chất dinh dưỡng không hấp thụ hoặc tiêu hóa được và dạ dày của bạn bắt đầu co thắt để đáp ứng lại tình trạng đó.

  • Hội chứng ruột kích thích

Đây là một rối loạn chức năng ruột có thể gây ra táo bón hay tiêu chảy, đau bụng quặn. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng từ các triệu chứng xảy ra, có thể chỉ ra được rằng ruột di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm khiến các cơ bị co thắt.

Khi bạn sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống có khả năng kích ứng dạ dày sẽ có thể gây co thắt dạ dày.

  • Bệnh miễn dịch

Một số bệnh tự miễn như bệnh Crohn cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày, chuột rút cơ bụng.

  • Phụ nữ kinh nguyệt

Ở nữ giới, ở những ngày của kỳ kinh nguyệt cũng có thể bắt gặp các cơn co thắt do thời điểm này, cơ trơn của tử cung phải tăng cường hoạt động co bóp để để máu kinh được đẩy ra ngoài.

2. Tại sao nên sử dụng thuốc chống co thắt dạ dày?

tai-sao-nen-dung

Tại sao nên dùng thuốc chống co thắt dạ dày?

Lúc đầu, các cơn co thắt dạ dày chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng nếu bạn không tìm cách khắc phục tình trạng này thì rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như đau dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, đau ruột thừa, viêm túi mật, rối loạn túi mật…

>>> Xem thêm: Điều trị xuất huyết dạ dày như thế nào

Thậm chí có thể gây vỡ tá tràng, vỡ túi phình, vỡ tĩnh mạch chủ gây nôn ra máu, suy tim cấp, nặng nhất là tử vong.

Chính vì vậy, khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, bạn nên sử dụng thuốc chống co thắt dạ dày để xử lý triệt để tình trạng này để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đi kèm với co thắt dạ dày thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Rỉ máu sau mỗi nhu động ruột
  • Đau thắt, quằn quại, nặng, nhất là đau thắt ngực
  • Tần suất các cơn co thắt thường xuyên và kéo dài
  • Khó thở, thở dốc sau khi lao động, hoặc sau khi ăn
  • Sốt cao

3. Một số thuốc chống co thắt dạ dày tốt nhất hiện nay

3.1. Papaverin – Thuốc chống co thắt dạ dày

3.1.1. Tác dụng

Đây là một loại thuốc chống co thắt dạ dày, giúp làm giãn cơ trơn nhờ sự ức chế của phosphoryl hóa đồng thời cản trở sự co thắt được sinh ra từ acetylcholin, bradykinin, serotonin.

3.1.2. Chỉ định

Theo khuyến cáo hiện hành, hiện tại chỉ được phép chỉ định papaverin khi điều trị cho các trường hợp: viêm ruột, chống viêm dạ dày, đại tràng, kích thích nhu động ruột, viêm đại tràng gây ra các cơn đau quặn, đường mật bị co thắt, tử cung bị đau,…

3.1.3. Tương tác thuốc

Tác dụng chống co thắt sẽ mạnh hơn khi kết hợp các chất khác với papaverin nhưng cũng có tác dụng phụ được chống chỉ định với một số thuốc khác.

Chẳng hạn như: phối với than hoạt tính, co thắt dạ dày sẽ gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy và cách để giảm đi tác dụng là giảm sự hấp thu của các thuốc khác và dùng các thuốc cách nhau khoảng 3 – 4 giờ.

3.1.4. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Có thể uống papaverin trong hoặc sau bữa ăn, hoặc dùng với sữa để giảm rối loạn tiêu hóa. Khi cần thiết, tiêm tĩnh mạch đạt tác dụng ngay, nhưng phải tiêm chậm từ 1 – 2 phút để tránh những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.

Liều dùng

  • Liều dùng papaverin hydroclorid bằng đường uống cho người lớn trong một lần từ 40 – 100mg, ngày dùng 2 – 3 lần. Với các trường hợp cần thiết, có thể dùng dạng viên nang 150mg giải phóng kéo dài, dùng mỗi lần 1 viên, mỗi ngày uống 3 lần hoặc mỗi ngày 2 lần với liều lượng 2 viên 150mg.
  • Theo đường tiêm, papaverin hydroclorid thường dùng cho người lớn với liều lượng là 30mg, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, cũng có thể dùng liều 30 – 120mg, sau mỗi 3-4 giờ tiêm nhắc lại 1 lần
  • Trẻ em có thể sử dụng 4 – 6 mg/kg/24h, chia làm 4 liều nhỏ, dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
thuoc-chong-co-that-da-day-3

Papaverin – Thuốc chống co thắt dạ dày đạt hiệu quả điều trị tốt

3.1.5. Thận trọng khi dùng papaverin

Đặc biệt, thuốc chống co thắt dạ dày này có thể gây mẫn cảm với gan và gây viêm gan, có hiện tượng vàng da, làm thay đổi enzym gan nên có thể có một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, táo bón…

>>> Xem thêm: Cách trị đầy bụng khó tiêu táo bón đơn giản tại nhà

Ngoài ra, còn có thể gây co thắt mạch máu dẫn đến tăng huyết áp, điều này càng gây bất lợi cho bệnh nhân bị tăng áp lực nội soi.

Những bệnh nhân sử dụng loại thuốc chống co thắt này với liều lượng lớn có thể gặp các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt…

  • Lưu ý khi sử dụng papaverin

Những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với papaverin hay có những khối u tuyến tiền liệt, đau hậu phẫu thuật và không nên chỉ định cho thai phụ và phụ nữ đang cho con bú.

3.2. Thuốc chống co thắt dạ dày Nospa

3.2.1. Chỉ định

Nospa là loại thuốc chống co thắt dạ dày tuy nhiên không thuộc nhóm kháng cholinergic. Thông thường, trong các trường hợp đau do dạ dày co thắt, đường niệu sinh dục co thắt, những bệnh nhân mắc hội chứng viêm đại tràng và đau quặn thận,… nospa sẽ được chỉ định.

3.2.2. Tác dụng

Drotaverine là dược chất mang tác dụng trong nospa là nên tác dụng dược lý, dược lực học, dược động học của thuốc sẽ do drotaverine quyết định.

Drotaverine có tác dụng chống co thắt cơ trơn nhưng không hoạt động theo cơ chế ức chế chọn lọc phosphodiesterase 4 thủy phân, do vậy nồng độ AMPv trong cơ thể tăng lên từ đó làm giảm sự hấp thu ion Canxi trong cơ thể.

Tuy nhiên nospa không có tác dụng kháng cholinergic nên nó không thuộc nhóm kháng cholinergic.

Sau khi thuốc vào cơ thể sẽ được hấp thu khá nhanh, thuốc đạt sinh khả dụng cực đại khoảng 65%, ái lực với protein huyết tương khá cao (khoảng 95%), thời gian bán thải khoảng 16 giờ, sau khi được chuyển hóa tại gan, thuốc được thải trừ qua phân và nước tiểu.

3.2.3. Cách dùng và liều dùng

  • Thuốc bào chế dạng viên nén, do đó thuốc được dùng bằng đường uống.
  • Tùy vào đối tượng mà liều dùng cũng sẽ khác nhau và còn dựa trên triệu chứng, mức độ bệnh nặng nhẹ, độ tuổi, thể lực của đối tượng.
  • Người lớn được khuyến cáo sử dụng nospa 3 viên cho một lần uống, mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi được khuyến cáo sử dụng 1 viên cho một lần uống, ngày có thể sử dụng từ 2 – 5 lần.
  • Còn với trẻ em dưới 6 tuổi, bác sĩ khuyến cáo dùng thuốc nospa với liều thấp, chỉ từ ½ – 1 viên cho một lần uống, ngày có thể uống 2 – 3 viên.
thuoc-chong-co-that-da-day-4

Nospa – Thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

3.2.4. Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình dùng thuốc nospa có thể gặp các tác dụng phụ khá hiếm như đau đầu, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực, chóng mặt…

Khi gặp bất cứ biểu hiện nào bất thường thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm, tránh gặp các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3.2.5. Tương tác thuốc

  • Nếu phối hợp nospa sử dụng chung với Levodopa, hiệu quả điều trị có thể giảm đi ở bệnh nhân bị Parkinson, vì vậy không nên phối hợp dùng chung.
  • Không nên sử dụng các chế phẩm có chứa ethanol trong quá trình dùng nospa vì có thể có nguy cơ giảm hiệu quả điều trị.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất cứ thuốc nào thì nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi phối hợp dùng chung với nospa.

3.3. Thuốc chống co thắt dạ dày Mebeverine

3.3.1. Tác dụng

Mebeverine là thuốc chống co thắt dạ dày giống hệt như kiểu của papaverin, đặc biệt là khi mà cơ đã tăng co thắt. Mebeverine sẽ gây ức chế cơ ở mức độ tế bào thông qua tác động trực tiếp vào nó, từ đây làm giảm đi các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đau bụng và căng cơ.

3.3.2. Chỉ định

Thuốc Mebeverine được chỉ định cho các vấn đề sau:

  • Đau dạ dày ruột co thắt
  • Đau đường mật
  • Dùng cho cả bệnh nhân bị glôcôm và u tuyến tiền liệt

3.3.3. Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng phụ gặp phải trong quá trình sử dụng mebeverine có thể là buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu và triệu chứng nghiêm trọng hơn như nổi mẩn ngứa, phát ban, viêm đa khớp, giảm tiểu cầu…

3.3.4. Chế phẩm và liều dùng

  • Colopriv: viên nang 100mg, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Duspatalin: viên 135mg, mỗi ngày uống 1 – 3 viên.

3.3.5. Thận trọng khi dùng

Không nên sử dụng khi quá mẫn với các thành phần có trong mebeverine. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho trẻ bú.

thuoc-chong-co-that-da-day-5

Mebeverine – Thuốc chống co thắt dạ dày được tin dùng hiện nay

3.4. Atropin – Thuốc chống co thắt dạ dày

3.4.1. Tác dụng

Đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của acetylcholin nhằm tạo hiệu ứng kháng hệ cholinergic và hiệu ứng với hệ thần kinh trung ương.

Vì thế, thuốc sẽ làm tăng nhu động ruột và giảm co thắt dạ dày hiệu quả hơn, chống lại cơn buồn nôn trong các trường hợp viêm dạ dày, táo bón, co thắt dạ dày đại tràng.

>>> Xem thêm: 8 cách trị viêm dạ dày dứt điểm tại nhà

Ngoài ra, thuốc này còn tác dụng lên một số các cơ quan khác như giảm tiết dịch gây khô mắt, làm giãn đồng tử, qua được hàng rào máu não ngay ở liều dùng thông thường, kích thích trung tâm hành tủy, kháng muscarinic làm tim đập nhanh hơn, gây co mạch, tăng huyết áp.

3.4.2. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Thận trọng khi chỉ định cho trẻ em và người lớn tuổi do dễ gặp các tác dụng phụ của thuốc.
  • Người đang bị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp, suy gan thận, các đối tượng bị sốt, ngộ độc giáp, tiêu chảy, mổ tim, suy tim cần tuyệt đối thận trọng khi dùng.
  • Dùng atropin nhỏ mắt có thể gây ngộ độc toàn thân, nhất là ở trẻ em, vì vậy phải thật thận trọng.
  • Dùng atropin nhỏ mắt thường xuyên và kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, phù và viêm kết mạc, sung huyết.
  • Atropin qua được nhau thai, tuy nhiên chưa xác định rõ được nguy cơ gây độc với phôi và thai nhi. Cần nên thận trọng trong các tháng cuối ở thai kỳ vì có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi.
  • Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các thuốc kháng acetylcholin, vì vậy phụ nữ cho con bú tránh dùng atropin kéo dài.

3.4.3. Tác dụng không mong muốn

Triệu chứng thường gặp trong quá trình dùng thuốc như sau:

  • Toàn thân

Nuốt cảm thấy khó khăn, khát, miệng bị khô, phát âm gặp trở ngại, sốt, dịch ở phế quản giảm sản sinh.

  • Mắt

Mất khả năng điều tiết mắt, giãn đồng tử, sợ ánh sáng.

  • Tim mạch

Chậm nhịp tim kiểu thoáng sau, sau đó nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp.

  • Thần kinh trung ương

Hoang tưởng, lú lẫn, dễ bị tác động kích thích.

3.4.4. Chỉ định

  • Giải quyết tình trạng cơ trơn của đường mật và bộ máy tiêu hóa bị co thắt, đau quặn thận.
  • Ngộ độc thuốc trừ sâu, chất độc thần kinh, nấm Amanita muscaria.
  • Nhịp tim đập chậm, huyết áp bị tụt trong quá trình cấp cứu hồi sức tim – phổi, sau tình trạng nhồi máu cơ tim, do ngộ độc digitalis, dùng nitroglycerin hoặc do thuốc propofol, halothan, suxamethonium.
  • Tiền mê.
  • Hội chứng Parkinson, hội chứng ngoại tháp do thuốc.

3.4.5. Liều dùng

  • Người lớn

Tiêm đường bắp, tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da liều lượng từ 0,4 – 0,6 mg (khoảng 0,3 – 1,2 mg);

  • Trẻ em

Liều lượng được khuyến cáo là 0,01 mg/kg hoặc 0,3 mg/m2, thường không được vượt quá 0,4 mg. Trong trường hợp thực sự cần thiết, cách 4 – 6 giờ có thể lặp lại một lần.

thuoc-chong-co-that-da-day-6

Atropin sulfat – Thuốc chống co thắt dạ dày tốt và hiệu quả

3.5. Hyoscinum

3.5.1. Tác dụng và chỉ định

Về cơ bản, cơ chế tác động của hyoscinum giống y hệt với atropin nhưng thuốc này lại được dùng nhiều hơn trong điều trị tăng nhu động ruột và chống co thắt dạ dày.

Trong các cơn đau do dạ dày co thắt và nhu động ruột tăng lên, do đường mật có sỏi, sỏi thận, đau bụng kinh, Hyoscinum sẽ được lựa chọn để chỉ định điều trị

3.5.2. Tác dụng không mong muốn

Sử dụng hyoscinum có thể gây khô miệng, bồn chồn, đau mờ mắt, chóng mặt, mặt đỏ bừng, dị ứng da…Nếu dùng liều cao sẽ gây buồn nôn, đau đầu, mất trí nhớ ngắn hạn có thể hôn mê.

3.5.3. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Trẻ em và người già.
  • Hội chứng Down.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản ,viêm loét kết tràng.
  • Nhồi máu cơ tim cấp, cường giáp, tăng huyết áp, phẫu thuật tim, suy tim
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ thai kỳ và phụ nữ đang trong thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ
  • Phải thận trọng khi lái tàu xe hoặc làm các công việc nguy hiểm, do thuốc gây rối loạn điều tiết mắt

3.5.4. Liều dùng

  • Người lớn:

Ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 20mg

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10mg

  • Hội chứng ruột kích thích 

Uống mỗi lần 10mg, ngày 3 lần; tăng lên mỗi lần 20mg, ngày 4 lần nếu cần thiết.

  • Trong quá trình chẩn đoán xảy ra co thắt và co thắt cấp

Người lớn: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 20mg/lần, có thể nhắc lại sau 30 phút nếu cần thiết. Liều tối đa được khuyến cáo sử dụng là 100 mg trong vòng 24 giờ. Không dùng đường tiêm ở trẻ em.

4. Kết luận

Thật như vậy, co thắt dạ dày hiện nay đang vẫn xảy ra rất phổ biến trên nhiều đối tượng, nó là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác có mối liên hệ mật thiết với đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, việc điều trị dứt điểm cơn co thắt dạ dày nhanh chóng và hiệu quả là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân bạn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đọc những thuốc chống co thắt dạ dày tốt và hiệu quả nhất hiện nay, mang lại kết quả điều trị tích cực cho bạn. Nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc về các vấn đề dạ dày cũng như đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1800 6091 để được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của SCurma Fizzy kịp thời giải đáp thắc mắc và đưa ra những lời khuyên tốt nhất để bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091