Dạ Dày Co Thắt, +9 Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả.

Dạ Dày Co Thắt, +9 Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả.

Dạ dày co thắt: +9 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Dạ dày co thắt hay chuột rút là bệnh lý có thể nói là phổ biến, ở mọi độ tuổi khác nhau và không phân biệt giới tính. Dạ dày co thắt là hiện tượng vùng bụng co thắt liên tục hoặc bất chợt khiến người bệnh mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh dạ dày co thắt như: rối loạn hệ tiêu hóa, co thắt trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, ngộ độc thực phẩm, stress,chướng bụng, khó tiêu… Biểu hiện của bệnh không điển hình rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đau dạ dày.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện thông thường và cách điều trị dạ dày co thắt. Hãy đồng hành cùng Scurma Fizzy – nơi luôn có các dược sĩ, bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

da-day-co-that-avarta

Dạ dày co thắt

1. Tổng quan về dạ dày co thắt.

      Về mặt giải phẫu, dạ dày được coi là một túi cơ rỗng tại đây diễn ra giai đoạn thứ hai của quá trình tiêu hóa – tiết dịch vị nghiền nát các thức ăn có kích thước khổng lồ, giúp cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất. Mỗi ngày, dạ dày làm việc chăm chỉ giúp cơ thể xử lý khối lượng lớn thức ăn, thức uống khác nhau được đưa vào.

      Dạ dày còn được mệnh danh là cơ quan nội tiết phức tạp với các chức năng về sinh lí, hóa sinh, miễn dịch và vi sinh độc đáo. Dạ dày tiết các acid dạ dày có tác dụng khởi đầu quá trình tiêu hóa. Nhờ tác dụng này mà dạ dày được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các vi khuẩn truyền qua thức ăn.

     Về mặt cấu tạo dạ dày:

Dạ dày là một cơ quan có cấu tạo phức tạp nhất trong khoang bụng, cấu tạo bởi lớp cơ liên kết chặt chẽ với nhau do đó nó có khả năng co bóp rất mạnh. Đi từ ngoài vào trong dạ dày gồm 4 lớp như sau:

  • Tấm dưới thanh mạc
  • Lớp cơ: Cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc
  • Lớp niêm mạc gồm các lớp liên bào trụ bao phủ toàn bộ dạ dày và các tuyến dạ dày. Là lớp giữa vai trò quan trọng nhất trong 4 lớp chứa các tuyến của dạ dày của dạ dày. Tiết các chất nhầy có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc chống lại sự tấn công dịch acid có trong dạ dày. Tiết acid HCl, pepsinogen,… có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra lớp niêm mạc còn có tác dụng nội tiết hay trung gian hóa học nhờ tiết gastrin và histamin.

Dạ dày co thắt là hiện tượng co thắt các cơ trơn dạ dày gây nên các cơn đau. Là tình trạng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Dạ dày co thắt là biểu hiện của một loạt các bệnh lý hay gặp ở đường tiêu hóa :

  • Loét dạ dày.
  • Đau dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hội chứng ruột kích thích,….

Vì vậy nếu xuất hiện tình trạng dạ dày co thắt bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng để. Không nên chủ quan vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cần Điều Trị Ngay Nếu Có Các Nguy Hiểm Thường Gặp Này Của Loét Dạ Dày

2. Các nguyên nhân dạ dày co thắt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn đau do co thắt dạ dày thường diễn ra đột ngột. Có rất nhiều thủ phạm gây ra các cơn đau này. Hãy cùng Scurma Fizzy điểm qua từng nguyên nhân gây co thắt dạ dày.

2.1.  Viêm loét dạ dày – tá tràng

da-day-co-that (2)

Viêm loét dạ dày – tá tràng.

Viêm loét dạ dày tá tràng là những nguyên nhân chủ yếu gây nên các cơn co thắt đột ngột. 

Viêm, loét dạ dày là sự hình thành ổ loét lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua dưới lớp niêm mạc.

  • Vị trí ổ loét ở dạ dày: Loét dạ dày.
  • Vị trí ổ loét ở hành tá tràng: Loét tá tràng.
  • Vị trí hay gặp nhất là ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị hành tá tràng

Nguyên nhân:  Quá trình hình thành những ổ loét là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công như dịch acid dạ dày, vi khuẩn H.pylori tăng tác động trực tiếp vào các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày ( sự tiết nhầy và lớp chất nhầy).

Biểu hiện: 

  • Đau vùng thượng vị: đau âm ỉ, hoặc bỏng rát, đau quặn. Đau có tính chu kỳ, thường đau khi đói, ăn vào bớt đau hơn biển hiện loét hành tá tràng; đau sau ăn vài giờ biểu hiện loét dạ dày.
  • Biểu hiện kèm theo chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
  • Nôn và buồn nôn

2.2. Hệ tiêu hóa làm việc quá mức.

Để cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng thì việc lựa chọn các loại thực phẩm sao cho phù hợp là rất quan trọng. Bởi nếu bạn không biết lựa chọn sao cho hợp lý thì chính các thực phẩm mà bạn lựa chọn có thể là thủ phạm khiến cho hệ tiêu quá của bạn phải làm việc quá sức.

Thức ăn dưới tác động cơ học ở khoang miệng sẽ bị nghiền nát, rồi được nuốt xuống dưới dạ dày. Tại đây dạ dày thực hiện động tác co bóp và tiết ra các acid dạ dày có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm khó tiêu hóa thì dạ dày của bạn phải làm việc hết công suất và tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Khi dạ dày của bạn làm việc quá sức có thể gây ra các bệnh lý dạ dày: rối loạn về tiêu hóa, đau dạ dày,…kèm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn,…

Các thực phẩm sau gây đầy bụng khó tiêu do đó không nên ăn quá nhiều:

  • Các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan và cứng: đối với thực phẩm này nên ăn chậm và nhai thật kỹ.
  • Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ do các phân tử chất béo có kích thước lớn nên dạ dày phải tốn nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa chúng so với các loại thực phẩm khác. Ngoài ra ăn đồ chiên nhiều không tốt cho sức khỏe có thể gây nên các bệnh huyết áp, tim mạch hay các bệnh về gan.
  • Thực phẩm giàu galactose : kem, sữa, bơ, phomat,…do tình trạng không dung nạp galactose thường xảy ra ở 20% dân số thế giới. Khi dung nạp galactose vào sẽ gây đầy bụng khó tiêu
  • Chocolate.
  • Các loại đậu.
  • Đồ uống có ga.

2.3. Dạ dày co thắt trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nhắc đến chu kỳ kinh nguyệt có lẽ trở thành nỗi ám ảnh trong một số chị em phụ nữ. Bởi các trong các ngày hành kinh các chị em thường đau buốt, thậm chí đau quằn quại co thắt vùng bụng dưới. Mức độ đau khác nhau do cơ địa của mỗi người.

Các cơn đau thường diễn ra 1-2 đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Do trong hai ngày đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt hàm lượng Prostaglandin tăng cao có tác dụng co cơ tử cung gây ra các cơn đau bụng kinh. Hàm lượng prostaglandin càng tăng cao thì các cơn đau bụng kinh càng dữ dội.

Nồng độ prostaglandin tăng quá cao có thể gây nên các triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy.

Sau khoảng 2 giờ kể từ khi xảy ra hiện tượng chảy máu, toàn bộ lớp niêm mạc chức năng bị bong ra. Khi các tế bào niêm mạc bị bong ra, dịch và máu trong khoang tử cung cộng với tác dụng co cơ tử cung của prostaglandin sẽ được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Lúc này nồng độ prostaglandin giảm các cơn đau dần biến mất.

Trung bình chu kỳ kinh nguyệt thường 28- 30 ngày, trong đó thời gian chảy máu của mỗi chu kỳ là 3- 5 ngày.

2.4. Hội chứng ruột bị kích thích.

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng các chức năng của ruột bị rối loạn gây nên các triệu chứng rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, táo bón, đau quặn thắt vùng bụng.

Có hai loại nguy cơ chính gây nên hội chứng ruột kích:

  • Nhiễm trùng đường ruột.
  • Rối loạn tâm lý: stress, lo âu quá mức có thể khiến bệnh biểu hiện nặng hơn.

Ngoài ra còn do các yếu tố về mắt di truyền, thực phẩm, yếu tố nội tiết, tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh,….

Những yếu tố tăng nguy cơ phát sinh nhu động ruột, gây nên sự mẫn cảm đường ruột. Đó chính là nguyên nhân gây dạ dày co thắt.

2.5. Ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm là do ăn nhầm vào các thực phẩm như:

  • Thực phẩm hư hỏng, ôi thiu bị biến chất, thực phẩm có chứa nhiều nấm mốc.
  • Thực phẩm bẩn, mất vệ sinh an toàn thực phẩm chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, chất hóa học và các chất gây kích thích,…
  • Thực phẩm có chứa độc tố.

Vi khuẩn, virus, nấm mốc sau khi vào dạ dày sẽ trở thành tác nhân tân công vào lợp niêm mạc dạ dày, có thể gây nên hiện tượng sưng viêm hoặc mưng mủ tại lớp niêm mạc gây nên các các cơ đau hoặc tình trạng dạ dày co thắt.

2.6. Dạ dày co thắt do nhịn đói quá lâu.

Khi nhịn đói quá lâu thường gây ra các rối loạn về quá trình vận hành của ruột. Ở trạng thái bình thường, tế bào tuyến dạ dày bài tiết vừa đủ lượng acid HCl hoạt hóa men tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn. 

Khi nhịn đói lượng acid dạ dày tiết ra nhiều hơn nhu cầu tiêu hóa thức ăn, kích thích vào hoạt động co bóp của dạ dày. Đó chính là lý do tại sao khi đói dạ dày lại co bóp nhiều hơn. Các cơn co bóp mạnh có thể gây nên hiện tượng dạ dày co thắt

Ngoài ra sự dư acid dạ dày sẽ tấn công vào lớp niêm mạc gây nên loét dạ dày.

2.7. Nguyên nhân gây dạ dày co thắt do căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài.

Áp lực trong công việc, học tập, thi cử, chuyện tình cảm,… khiến cho chúng ta lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Nếu tình trạng này tiếp diễn và kéo dài sẽ khiến cho dạ dày của chúng ta gặp các vấn đề như: viêm loét dạ dày, dạ dày trào ngược,…. Đó cũng chính là nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày co thắt.

Nguyên do là khi gặp các vấn đề căng thẳng, stress kéo dài kích thích sẽ tăng tiết acid HCl, tấn công vào lớp niêm mạc và gây ra các ổ viêm loét ở dạ dày. Ngoài ra, khi bạn căng thẳng, thần kinh ở hệ tiêu hóa sẽ ngưng trệ, gây ảnh hưởng đến việc co bóp và giảm tiết các chất trong quá trình tiêu hóa. 

Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với những căng thẳng và đã có những dấu hiệu đau dạ dày. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh để lại biến chứng xấu.

2.8. Dạ dày co thắt do các cơ trơn dạ dày vận động quá mức.

Sự co thắt cơ bắp gây là một nguyên nhân gây nên các cơn đau do dạ dày co thắt. Vận động quá mức như: Tập thể dục thể thao, thường xuyên làm các việc nặng sẽ khiến cơ bắp của bạn co thắt lại, có thể gây đau mỏi các cơ. Các vận động quá mức có thể gây mất nước và chất điện giải.

2.9. Dạ dày co thắt do yếu tố bệnh lý.

    • Nhiễm trùng đường ruột ( hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) là bệnh lây truyền qua đường ăn uống. Khi ăn phải các thực phẩm không hợp vệ sinh, hư hỏng ôi thiu có chứa nhiều vi khuẩn, virus chứa độc tố có khả gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do các vi khuẩn, virus tấn công lớp niêm mạc dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét,  nhiễm trùng,…
    • Bệnh lý tắc ruột: là hiện tượng tắc nghẽn, hạn chế sự lưu thông của dòng thức ăn trong lòng ruột. Khiến thức ăn, khí và các acid dạ dày bị tích tụ lâu trong lòng ruột gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng,… nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh lý tắc ruột gây nên các cơn đau quằn quại từng cơn tại vùng bụng xung quanh rốn, dạ dày co thắt, chướng bụng, đầy hơi, chán ăn,…
    • Đầy hơi là một trong những nguyên nhân phản ánh tình trạng rối loạn tiêu hóa, do chế độ ăn không khoa học ăn các thực phẩm khó tiêu, đồ uống có gas,…làm cho khí được tích tụ trong dạ dày, cần có các cơn co thắt để đẩy chúng ra ngoài.
    • Táo bón: trong trường hợp bị táo bón các cơ bụng sẽ co thắt cục bộ để tăng áp lực tống các chất ra khỏi ruột.
    • Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, tiết nhiều mô hôi,… kéo theo sự mất các chất điện giải ( Mg, Ca và K) thường gây nên các cơn co thắt dạ dày.
  • Viêm đại tràng và viêm ruột thiếu máu cục bộ.
  • …..

>>>> Tìm hiểu thêm: Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Là Gì?

3. Dạ dày co thắt co thắt có những triệu chứng gì?

Dạ dày co thắt thường là biểu hiện cho các bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,… Nên các triệu chứng của dạ dày co thắt không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Cùng Scurma Fizzy điểm qua một vài triệu chứng:

  • Các triệu chứng đặc trưng là các cơn co thắt đột ngột có tính chu kỳ ở vùng thượng vị và có thể lan khắp vùng bụng.
  • Các triệu chứng không điểm hình:
  • Chướng bụng đầy hơi hay ợ hơi, ợ chua,…
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,…
  • Đau bụng kèm theo tiêu chảy và sốt.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Với chị em phụ nữ các cơn co thắt dạ dày do hiện tượng kinh nguyệt. Do nồng độ prostaglandin tăng gây co các cơ trơn dạ dày.
  • Với phụ nữ đang mang thai thường có biểu hiện đau do vùng dạ dày bị co thắt

4. Điều trị dạ dày co thắt như thế nào cho hiệu quả?

Điều trị dạ dày co thắt như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất là vấn đề rất được rất nhiều quan tâm. Điều trị dạ dày co thắt bằng cách thuốc Tây y mang lại hiệu quả cao, tác dụng nhanh. Mặt trái là chúng thường để lại các tác dụng không mong muốn. Vì thế khi sử dụng các thuốc Tây thì phải chú ý liều lượng, cách dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh làm dụng thuốc.

da-day-co-that(3)

Các thuốc Tây y trong điều trị dạ dày co thắt.

Các thuốc điều trị dạ dày co thắt được chia làm hai nhóm chính:

4.4.1. Nhóm thuốc có tính hướng cơ chống dạ dày co thắt.

Nhóm thuốc có tác dụng chống lại sự co thắt cơ trơn, làm giãn các cơ trơn, làm giảm nhịp độ và cường độ co bóp của các cơ trơn. Do đó nhóm thuốc có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị, làm giảm giảm hoặc mất các triệu chứng đau do dạ dày co thắt. 

Gồm các thuốc sau:

4.1.1. Thuốc Papaverin.

 Thuốc Papaverin có khả năng ức chế phản ứng phosphoryl hóa, ngăn cản sự co các cơ trơn, có tác dụng chống lại sự co thắt sinh ra do acetylcholin, bradykinin, serotonin. Nên papaverin được dùng trong điều trị tình trạng dạ dày co thắt với mục dích làm giãn các cơ trơn. 

Papaverin có tác dụng giãn cơ thường được chỉ định trong các trường hợp: tăng nhu động ruột – dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và ruột non. Ngoài ra được dùng trong các trường hợp: 

  • Đau quặn thận (sỏi thận, sỏi niệu đạo,…) 
  • Đau quặn mật( sỏi thận, sỏi mật,…)
  • Đau do co thắt tử cung: điển hình là các cơn đau đẻ, đau bụng kinh

Chống chỉ định trong trường hợp: Không nên dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị vàng da, bệnh lý về gan, rối loạn tiêu hóa.

Papaverin có độc tính thấp nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc sử dụng trong thời gian kéo dài có thể để lại các tác dụng phụ như sau:

  • An thần, ngủ lịm
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Đau đầu
  • Ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, táo bón
  • Viêm gan.

4.1.2.Thuốc Alverin Citrat.

Thuốc Alverin được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn co thắt cơ trơn hệ tiêu hoá, đường sinh dục tiết niệu, đau bụng kinh.

Chống chỉ định Alverin Citrat trong các trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn đường ruột, phân đóng chắt,…. Ngoài ra không dùng trong các trường hợp phụ nữ đang có thai và cho con bú.

Alverin Citrat nếu dùng không đúng theo chỉ định hoặc dùng trong thời gian kéo dài thường gây ra các tác dụng sau:

  • Ngứa rát, phát ban, nổi mề đay
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn, nôn

4.1.3. Thuốc Nospa.

Thuốc Nospa thuộc nhóm thuốc kháng Cholinergic có tác dụng chống lại sự co thắt các cơ trơn. Thuốc được sử dụng với mục đích cải thiện các triệu chứng đau do dạ dày co thắt, hội chứng kích thích ruột, các cơn đau quặn mật do co thắt đường mật, sỏi mật, viêm túi mật,…

Ngoài ra, Nospa còn được trong các trường hợp co thắt tử cung hoặc đau bụng kinh.

Tác dụng phụ:

  • Gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Nospa dạng tiêm nếu tiêm nhanh có gây hạ huyết áp.

>>>> Tham khảo thêm: Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày Tốt Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

4.2. Nhóm thuốc chống co thắt có tính giãn cơ.

4.2.1. Thuốc Atropin.

Thuốc Atropin có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm trong các trường hợp bệnh lý sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày do Atropin có thể ức chế quá trình tiết acid dạ dày.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Điều trị tiêu chảy cấp tính hay mạn tính. 
  • Điều trị các trường hợp đau do co thắt đường mật và đau quặn thận.

Chữa dạ dày co thắt bằng thuốc Atropin trong một số trường hợp có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Làm giảm nhịp tim sau đó đập nhanh dần gây ra hiện tượng đánh trống ngực và loạn nhịp tim.
  • Giảm tiết dịch gây khô mắt.
  • Sốt, khô miệng, khó nuốt thức ăn, gặp khó khăn trong việc phát âm.
  • Dùng Atropin liều cao có thể gây kích thích, tay chân run rẩy, nặng hơn có thể gây ức chế hệ giao cảm gây hôn mê.

Chống chỉ định thuốc trong các trường hợp bệnh nhân bị hẹp môn vị và phì đại tuyến tiền liệt, …

4.2.2. Thuốc Hyoscine Butylbromide.

Thuốc Hyoscine Butylbromide có tác dụng giảm co thắt và các triệu chứng bất thường ở dạ dày và ống tiêu hóa, ở bàng quang.

Tuy Hyoscine Butylbromide ít độc tính, nhưng vẫn có thể gây ra một tác dụng phụ ít gặp hoặc rất hiếm gặp như:

  • Loạn nhịp tim
  • khô miệng
  • Gây nên dị ứng da: ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay.

4.2.3. Thuốc Hyoscine.

Thuốc Hyoscine thuộc nhóm thuốc chống co thắt có tính giãn cơ,nên thuốc có tác dụng làm giãn nở đồng tử, ổn định nhu động ruột. Bên cạnh đó Hyoscine có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau do co thắt, đau ruột thừa, hội chứng ruột kích thích.

Hyoscine thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân say tàu xe do thuốc có tác dụng chống buồn nôn, bệnh nhân buồn nôn hay chóng mặt hậu phẫu thuật.

Tác dụng phụ:

  • Gây khô miệng.
  • Giảm thị lực và gây nhạy cảm khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Gây tăng nhịp tim.
  • Sốt, có thể gây nên ảo giác và các hành động bất thường.
  • Gây chứng đầy bụng khó tiêu, táo bón.

4.2.4. Thuốc Mebeverine. 

Thuốc Mebeverine có thể tác động trực tiếp đến các cơ trơn bị co thắt làm giãn các cơ. Tắc động trực tiếp vào các cơ trơn tại ruột theo cấp độ tế bào. Mebeverine còn có khả năng ức chế bơm Canxi, không cho canxi vào môi trường nội bào. Do đó Mebeverine có tác dụng làm giãn cơ trơn và ổn định nhu động ruột.

Mebeverine thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người gặp tình trạng dạ dày co thắt
  • Rối loạn chức năng ống tiêu hóa
  • Táo bón
  • Viêm đại tràng

Cũng giống các thuốc kể trên dùng Mebeverine không đúng cách có thể để lại các tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Sốt, giảm tiểu cầu.
  • Nổi mề đay, phát ban
  • ….

5. Bài thuốc dân gian chữa dạ dày co thắt.

5.1. Hoa chuối-điều trị dạ dày co thắt hiệu quả.

da-day-co-that(4)

Hoa chuối có tác dụng điều trị  dạ dày co thắt rất hiệu quả.

Do hoa chuối có tính mát, vị ngọt nên hoa chuối có công dụng hiệu quả trong điều trị chứng đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời giúp giảm các cơn đau do dạ dày co thắt.

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu:

  • Sắc 10 gram hoa chuối cùng nước, thêm 1 chén rượu hoa hồng. Chắt lấy phần nước uống.Ngoài ra cũng có thể thay bằng bột hoa chuối 6 gram hòa với nước và uống 3 lần/1 ngày.

Chữa đau dạ dày:

  • Dùng 15 gram hoa chuối và 15 gram hoa của cây trà ký sinh trên cây tiêu. Sắc với lượng nước phù hợp, sau đó chắt lấy phần nước uống.

.

5.2. Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong.

da-day-co-that(6)

Nghệ ngâm với mật ong tốt cho người bị dạ dày co thắt

Đã từ lâu bài thuốc từ nghệ và mật ong được biết đến với công dụng tuyệt vời và được người Việt Nam tin dùng để chữa dạ dày co thắt.

Nghệ được biết đến với công dụng tuyệt vời trong kháng viêm, kích thích túi mật bài tiết dịch mật giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp giảm sự sinh sản khí và làm cho các cơn co thắt và viêm loét diễn ra chậm hơn. Còn tinh bột nghệ có công dụng hữu ích trong chữa lành vết thương, diệt trừ vi khuẩn, giảm sự hình thành khí, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong có tác dụng giảm đau hiệu quả các cơn đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các tác nhân gây viêm loét, hỗ trợ việc băng bó các vết loét tạo sự dịu nhẹ cho dạ dày. Đồng thời giúp xua tan các triệu chứng khó chịu, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.

Cách thực hiện:

Tinh bột nghệ pha với mật ong theo tỷ lệ: 3 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong, pha thêm 100 ml nước ấm khoảng 20-25oC sau đó dùng thìa khuấy đều. 

Thường được uống vào trước bữa ăn sáng và trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Sau khi uống xong nên nằm nghỉ 5-10 phút cho hỗn hợp trên được tiếp xúc với dạ dày nhanh nhất tăng khả năng hấp thu. 

         Đây là một bài thuốc đơn giản nguyên liệu dễ tìm nhưng có hiệu quả rất tốt cho dạ dày của bạn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Uống Tinh Bột Nghệ Chữa Đau Dạ Dày Đúng Cách, An Toàn

5.3. Gạo lứt kết hợp với lá ổi non điều trị dứt điểm dạ dày co thắt.

da-day-co-that(7)

Gạo lứt kết hợp lá ổi non điều trị dứt điểm tình trạng dạ dày co thắt.

Bài thuốc gạo lứt kết hợp với lá ổi có công dụng tuyệt vời trong điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày xua tan tình trạng dạ dày co thắt.

Cây ổi là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong lá ổi có chứa hoạt chất Tanin một hoạt chất quan trọng có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm. Nên trong Đông y người ta thường sử dụng lá ổi chữa viêm loét dạ dày và đau dạ dày rất hiệu quả.

Trong gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất trong dạ dày giúp cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cách thức thực hiện :

Chuẩn bị : khoảng 30 gram lá ổi non và 100 gram gạo lứt, 500ml nước.

Rửa sạch phần lá ổi, thái nhỏ, để khô nước. Sau đó đem rang cùng với gạo lứt cho đến khi lá ổi chuyển sang màu vàng. Cho gạo và lá ổi vào nồi,thêm 500ml nước sau đó đun sôi.

Chắt lấy phần nước cốt, uống 2 lần/1 ngày sau khi ăn 30 phút.

5.4. Công dụng của gừng trong điều trị dạ dày co thắt.

da-day-co-that(5)

Công dụng tuyệt vời của dà dày trong điều trị dà dày co thắt

 

Gừng có vị cay, tính ấm. Có công dụng chống lại sự co thắt của các cơ trơn, khắc phục tốt tình trạng buồn nôn, đau bụng, đầy bụng khó tiêu và một số vấn đề khác liên quan đến đường ruột.

Ngoài ra việc sử dụng một lượng đường đúng cách mỗi ngày có thể điều hòa lượng đường trong máu ở mức vừa phải, hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng và chất khoáng, kích thích cảm giác thèm ăn.

Chưa kể đến gừng còn có tác dụng chống viêm rất tốt có ích trong việc băng bó các vết viêm loét trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

Lời khuyên khi sử dụng gừng là chỉ nên dùng nhỏ hơn 5 gram gừng mỗi ngày. Không nên sử dụng trong các trường hợp bệnh tiểu đường, người có huyết áp cao, phụ nữ đang mang thai,….

Có thể dùng gừng để pha trà gừng. Trà gừng có tính ấm rất tốt cho sức khỏe, bởi trà gừng không chỉ có tác giảm cân, trị ho, giảm buồn nôn, chóng mặt do say tàu xe rất tốt, mà trà gừng còn có tác dụng giãn cơ trơn giúp cải thiện các cơn đau hoặc tình trạng dạ dày co thắt lại do nhiều lý do.

Có thể dùng ngâm chung với mật ong mỗi ngày cũng rất tốt với hệ tiêu hóa của bạn, tăng cường hệ miễn dịch. Gừng ngâm mật ong cũng có tác dụng chống viêm.

5.5. Chữa co thắt dạ dày hiệu quả bằng nha dam.

Nhắc đến nha đam chắc hẳn ai cũng bất ngờ vì nha đam không chỉ có công dụng làm đẹp mà nha đam còn rất tốt cho sức khỏe. Nha đam có công dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, tăng lưu thông máu, giúp nhuận tràng, tăng đề kháng chống lại các vết viêm. 

Thành phần của nha đam có chứa nhiều vitamin như A, E, B1,B2,…; các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu,…chính vì vậy nha đam rất tốt cho hệ tiêu hóa: táo bón, viêm đại tràng, viêm tá tràng, dạ dày có bóp,… 

Các bài thuốc từ cây nha đam:

  • Nha đam kết hợp với mật ong.

Trong mật ong có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất,… có tác dụng chống viêm và chữa lành các vết thương rất tốt. Nên dùng mật ong kết hợp với nha đam có thể tăng cường khả năng tác dụng giảm các cơn đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm tá tràng,…

Cách thực hiện: 

Chọn những cành nha đam to, loại bỏ phần vỏ, làm sạch nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn đổ nha đam vào hũ thủy tinh.

Thêm nước vào hũ nha đam đậy nắp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản để có thể dùng dần.

Mỗi ngày nên pha khoảng 3 thìa cafe hỗn hợp này với 30ml nước ấm, uống 3 lần/ ngày và trước bữa ăn 30 phút. Uống đều đặn 2 tuần tình trạng đau dạ dày cải thiện đáng kể.

  • Nha đam dùng để nấu chè

Chuẩn bị nguyên liệu: đỗ xanh, nha đam, đường, nước

                     Tinh bột sắn, dầu chuối hoặc bột vani (tạo mùi thơm cho chè).

Cách làm:

Chọn những cành nha đam bản to và mập. Gọt bỏ đi phần vỏ, rửa sạch sau đó ngâm với nước muối khoảng nửa tiếng cho hết nhớt. Thái nha đam thành viên nhỏ như hạt lựu.

Ngâm đỗ xanh, cho đỗ xanh vào nồi hấp chín.

Hòa tan bột sắn dây vào nước, đợi cho nồi nước sôi sau đó đổ bột sắn vào.

Thêm vào đó nha đam và đường tùy theo khẩu vị của bạn.

Có thể cho 1 đến 2 giọt dầu chuối hoặc 1 ít hương vani cho thơm.:

⇒ Chè nha đam không chỉ có công dụng trong việc điều trị  dạ dày trào ngược. Mà ăn ngon, mát dịu, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Nha đam kết hợp với tinh bột nghệ:

Như đã kể ở phần trên nghệ  có lợi cho hệ tiêu hóa thức ăn,i giúp giảm sự sinh sản khí và làm cho các cơn co thắt và viêm loét diễn ra chậm hơn. Vì thế nên nghệ kết hợp với nha đam có công dụng tuyệt cho hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu: 20 gam nha đam, 12 gam tinh bột nghệ, 20 gam dạ cẩm và 6 gam cam thảo.

Cho tất cả các nguyên liệu trên và nồi đun với 1 lít nước, linh hỗn hợp sao cho lượng nước cô lại còn ½ lượng nước ban đầu là được. Chia đều làm 3 phần, uống trước các bữa ăn 30 phút để thuốc có thể tiếp xúc và thấm đều và dạ dày tốt nhất. Duy trì uống uống như vậy đến khi các cơn đau dạ dày thuyên giảm.

  • Dùng nha đam ăn cùng với sữa chua: Phần thịt nha đam sau khi sơ chế xong hòa chung với sữa chua ăn vừa ngon, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

6. Một vài mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng dạ dày co thắt.

6.1. Đưa ra một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.

Để phòng chống nguy cơ mắc chứng dạ dày co thắt, chúng ta cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.

Chú ý nên ăn các thực phẩm tốt cho bao tử của bạn :

da-day-co-that(8)

Các thực phẩm nên ăn để hạn chế nguy cơ mắc dạ dày co thắt

  • Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp: cà rốt, khoai lang, khoai tây, các loại hạt  ngũ cốc
  • Thực phẩm giàu Omega- 3: cá cơm, thịt cá hồi, …
  • Các loại thịt trắng: ức gà, …
  • Các loại rau củ quả: khoai lang, bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải, rau mồng tơi, rau ngót,..
  • Bổ sung các loại vitamin tự nhiên có trong các loại trái cây: thanh long, đu đủ, ổi, chuối, táo đỏ, bơ,…
  • Các loại hạt ngũ cốc.

Bên cạnh đó cần tránh các loại thực phẩm có khả năng tăng nguy mắc chứng dạ dày co thắt sau: 

da-day-co-that(9)

Người bị dạ dày co thắt nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này!

  • Các loại đồ ăn giàu chất xơ không hòa tan và cứng.
  • Thực phẩm chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
  • Thức ăn chua: như xoài xanh, khế chua, chanh, trái tắc,…. gây thừa acid trong dạ dày có thể gây loét dạ dày.
  • Thức ăn cay, nóng,… gây tăng các phản ứng viêm loét ở trong dạ dày.
  • Các loại đậu,
  • Chocolate
  • Thực phẩm có chứa galactose như kem, sữa, bơ, phomai,…
  • Đồ uống có cồn: rượu, bia,… và các loại đồ uống có Gas.
  • Thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, …..

6.2. Thay đổi thói quen ăn uống khoa học và hợp lý.

  • Nên ăn đúng giờ, đủ ba bữa một ngày. Nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa và không nên ăn quá nhiều vào bữa tối.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tập trung ăn uống không nên vừa ăn vừa làm một việc khác.
  • Ăn xong nên ngồi thư giãn, không nên vận động mạnh, chạy nhảy,…
  • Sau khi ăn xong không nên đi nằm ngay.
  • Uống nhiều nước: lượng nước tối thiểu nên uống mỗi ngày 2 lít. Uống nhiều có công dụng thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã. Ngoài ra nước còn có tác dụng làm đẹp cung cấp độ ẩm cho da chống lại sự lão hóa.
  • Rèn luyện thói quen ngủ sớm.

6.3. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tập yoga.

da-day-co-that(10)

Tập yoga tốt cho người bị dạ dày co thắt.

Dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể các bài tập thể dục, đặc biệt là bài tập yoga rất tốt cho sức khỏe. Giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cải thiện tình trạng lo lắng căng thẳng. Tập luyện thường xuyên giúp bạn có một vóc dáng khỏe đẹp, tăng sự đàn hồi giữa các cơ. Khắc phục được tình trạng đau do các cơn co thắt dạ dày.

Ngoài ra tập luyện thường xuyên làm tăng sức đề kháng giúp bạn có một cơ thể khỏe – đẹp, săn chắc, giảm lượng mỡ thừa.

6.4. Chườm nóng.

Chườm nóng là một mẹo hay dùng trong các trường hợp dạ dày co thắt rất hiệu quả lại rất dễ thực hiện: chỉ cần đun nước sôi đổ vào túi để chườm nóng. thông thường chườm trong khoảng từ 25 đến 30 phút đã đủ để giảm đau, nếu chưa hết thì vẫn có thể tiếp tục chườm cho đến khi đỡ thì dừng lại.

Khi chườm nóng vào phần bụng bị đau dưới tác dụng của nhiệt độ, các cơ bụng được nới lỏng, giúp cải thiện tình trạng co bóp.

6.5. Massage nhẹ vùng bụng.

Trong trường hợp bị dạ dày co thắt, bạn có thể dùng hai lòng bàn tay massage nhẹ lên vùng bụng, với mục đích làm cho các cơ bụng giãn ra giảm đau rất hiệu quả.

Ngoài ra, trong trường hợp vừa ăn no, đầy bụng nên massage nhẹ vùng bụng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Co Thắt Dạ Dày, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Trên đây là những chia sẻ của Scurma Fizzy về chứng dạ dày co thắt. Dạ dày co thắt là bệnh lý phổ biến ở người Việt Nam. Tuy nhiên do có những triệu chứng không điển hình và gần giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa nên dễ nhầm lẫn. Hy vọng qua những phân tích thể giúp bạn  hiểu hơn về bệnh này, phân biệt được chúng với các bệnh tiêu hóa khác.

Nếu bạn thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn bởi các dược sĩ chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091