Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Vị Trí Chính Xác Khi Bị Đau Dạ Dày

Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Vị Trí Chính Xác Khi Bị Đau Dạ Dày

Dạ dày là một phần trong bộ máy tiêu hoá có chức năng chứa đựng và tiêu hoá thức ăn. Chính vì vậy dạ dày có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Vậy dạ dày nằm ở đâu? Làm thế nào để xác định đúng vị trí đau dạ dày? Qua bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng chúng tôi giải đáp các câu hỏi nhé!

1. Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể?

Dạ dày nằm ở đâu

Dạ dày nằm ở đâu

Dạ dày có dạng túi giãn nở của hệ tiêu hoá, hình chữ J nằm giữa thực quản và ruột non. Nó “tọa lạc” ở phần trước của khoang bụng.

Trước khi thức ăn được đưa vào ruột, dạ dày sẽ đóng vai trò giống hệt một ổ chứa tạm thời để lưu trữ cũng như phân phối cơ học thức ăn. Và khi đi đến cuối thực quản, thức ăn sẽ đi thông qua một van cơ được gọi là cơ thắt thực quản dưới để di chuyển vào dạ dày.

Qua đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá, cũng hình dung được dạ dày nằm ở đâu trên ống tiêu hoá. Vị trí của dạ dày nằm dưới thực quản và tiếp nối với ruột non.

Thông qua lỗ tâm vị, dạ dày và thực quản được nối liền với nhau và qua lỗ môn vị, dạ dày lại được nối với ruột non ở phía dưới. Nhìn bên ngoài cũng có thể xác định được vị trí của dạ dày trong khoang bụng.

Theo cấu trúc của bộ phận nội tạng, dạ dày nằm bên trái phía trên, dưới gan và gần lá lách. Đó là nơi khu trú của dạ dày.

Tuy nhiên nó cũng có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, không cố định do kéo dài từ cuối thực quản đến tá tràng. Ngoài ra hình dáng của dạ dày sẽ thay đổi tùy thuộc vào khối thức ăn và chất lỏng được đưa vào cơ thể.

Các cơ dạ dày vận chuyển tất cả thức ăn đi vào và căng ra để giữ thức ăn. Theo đó bờ cong nhỏ và bờ cong lớn của dạ dày cũng quyết định đáng kể tới vị trí dạ dày.

2.  Dạ dày nằm ở đâu để tham gia tiêu hoá thức ăn?

Chức năng chính của dạ dày là lưu trữ và phân huỷ thức ăn và chất lỏng mà chúng ta tiêu thụ trước khi những chất này đi đến các cơ quan khác để được tiêu hoá thêm.

Thực quản chỉ có thể đi vào dạ dày sau khi xuyên qua cơ hoành ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Đường ra của dạ dày là qua tá tràng, một phần của ruột non.

Theo đó dạ dày nằm sau tá tràng, tiếp nối với ruột non giúp đảm bảo thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Công cụ chính của dạ dày để tiêu hoá là sự kết hợp mạnh mẽ của các chất tiết được gọi chung là dịch vị.

Thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được giữ lại và tiêu hoá sau đó rời khỏi dạ dày, di chuyển qua cơ thắt môn vị và đi vào tá tràng trước khi vào ruột non.

Theo đó, dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hoá thức ăn. Thức ăn qua thực quản nhanh và hoàn toàn rất có ý nghĩa đối với sự hoạt động của dạ dày.

Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể

Dạ dày nằm ở đâu để tiêu hóa thức ăn

3.  Dạ dày nằm ở đâu khi bị sa dạ dày?

Sa dạ dày là tình trạng dạ dày lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong trường hợp này có thể phần đỉnh của dạ dày vẫn nằm ở vị trí bình thường nhưng so với thông thường, phần đáy của nó lại nằm thấp hơn.

Khi đó dạ dày có hình móc câu và rủ xuống khoang bụng. Tùy theo từng bệnh nhân mà vị trí dạ dày có thể lệch về phải hoặc trái hơn, nhưng hầu hết vị trí dạ dày sẽ thấp hơn bình thường.

Điều này gây chèn ép đến các cơ quan bên dưới và trong ổ bụng.

Sa dạ dày có nhiều triệu chứng đặc trưng như:

  • Sau khi ăn thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu, cảm giác căng hoặc như có gì đó ép vào dạ dày.
  • Trong dạ dày thường có tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa sẽ không nghe thấy nữa.
  • Hay ợ hơi, ợ chua, trong miệng có mùi khó chịu.
  • Ăn uống kém.
  • Đại tiện thất thường, khi táo bón, khi tiêu chảy.
  • Nôn và buồn nôn.

Sa dạ dày cũng có thể là một biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày, hay gặp ở người viêm loét dạ dày – tá tràng.

Một vài nguyên nhân gây tình trạng sa dạ dày là

  • Do viêm loét dạ dày, hành tá tràng và hẹp môn vị.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ: Ăn quá no, vận động quá mạnh sau khi ăn hoặc có tiền sử đau dạ dày sẽ làm dạ dày trương lực, suy giảm chức năng dạ dày, gây sa dạ dày.
  • Những người sinh đẻ nhiều cũng dễ bị sa dạ dày.
  • Khi phát hiện sa dạ dày, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ trong sinh hoạt và điều trị. Các bài tập cơ bụng được cho là có hiệu quả trong chữa sa dạ dày.

Nhìn chung vấn đề dạ dày nằm ở đâu? rất cần được chú ý. Vì bụng là nơi chứa rất nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể nên chỉ một bất thường nhỏ trong sai khác vị trí các cơ quan cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ riêng với hệ tiêu hoá.

4. Vị trí của dạ dày

4.1 Vị trí chính xác khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là thuật ngữ chỉ tình trạng của dạ dày khi có tổn thương với biểu hiện viêm loét niêm mạc dạ dày. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là những cơn đau âm ỉ dai dẳng hay dữ dội ở vùng bụng.

Những cơn đau dạ dày này thường rất đặc trưng, thường xuất hiện sau ăn, khi đói. Tuy nhiên, cần chuẩn đoán chính xác vị trí của cơn đau thì mới có thể xác định rõ tổn thương ở đâu để điều trị.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý mà vị trí, mức độ đau cũng khác nhau.

dạ dày nằm ở đâu và vị trí đau dạ dày

Hình vị trí chính xác đau dạ dày

Trong thức tế, đã có rất nhiều nhầm lẫn trong chẩn đoán đau dạ dày với các cơ quan khác do xác định sai vị trí cơn đau. Bởi ổ bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng, không chỉ có dạ dày.

Tóm lại, cần xác định rõ dạ dày nằm ở đâu để xác định vùng bị đau nhanh nhất . Đồng thời loại bỏ những nghi ngờ trong điều trị cho người bệnh.

Nếu bạn thường xuyên đau ở 3 vị trí: Đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau phía trên bên trái thì rất có thể đó là biểu hiện của đau dạ dày.

  • Đau vùng thượng vị: vùng thượng vị nằm giữa 2 bên xương sườn, trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau vùng thượng vị có thể lan đến vùng lưng và ngực. Đau vùng thượng vị do:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Các bệnh lý về dạ dày – tá tràng gây đau âm ỉ vùng thượng vị. Khi đó đã có sự tổn thương viêm loét dạ dày. Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tạo ra các cơn đau. Ngoài ra, nhiễm độc dạ dày cũng là một lý do không thể không nhắc tới.
  • Hội chứng ruột kích thích gây khó chịu, đầy hơi, phân lúc lỏng lúc táo

Cần phân biệt rõ đau dạ dày với đau các phủ tạng khác. Lời khuyên tốt nhất là hãy đi khám ngay khi có thể nếu bạn bị đau vùng thượng vị.

Đau dạ dày vùng giữa bụng: người bệnh có cảm giác đau quanh rốn và lan xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi kèm theo những cơn đau âm ỉ, có lúc quặn thắt. Người bệnh rất có thể bị đau dạ dày.

Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây nên:

  • Nhiễm vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori)

Loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và cũng là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại và phát triển trong môi trường axit đậm đặc.

Trong quá trình khu trú trong dạ dày chúng tiết chất độc gây viêm nhiễm và teo niêm mạc dạ dày.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn quá nhiều hay để quá đói mới ăn, ăn không đúng giờ, bỏ bữa,…gây nên những cơn đau dạ dày. Chính những thói quen xấu này khiến các cơ dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, lâu dần gây đau dạ dày.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh

  • Stress, căng thẳng kéo dài

Khi đó cơ thể sẽ có phản xạ tăng tiết Adrenalin gây kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, gây co thắt các cơ. Nồng độ axit quá cao một cách bất thường phá huỷ lớp niêm mạc gây viêm loét và đau.

  • Sử dụng nhiều chất kích thích

Thuốc lá, caffeine và rượu bia đặc biệt có hại cho dạ dày, có thể gây ra các bệnh lý trên đường tiêu hóa

  • Sử dụng thuốc NSAIDS, Corticoid kéo dài

Các thuốc giảm đau chống viêm Nsaids (aspirin, ibuprofen,…) và corticoid (dexamethason, betamethason,…) có thể gây ức chế Cox 1, dẫn đến giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây nên tình trạng đau dạ dày

>>>> Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày và cơ chế hoạt động hiện nay

Những ai bị đau dạ dày cần hết sức chú ý ăn uống và sinh hoạt. Bởi chỉ có duy trì một lối sống lành mạnh mới có góp phần chữa trị và phòng tránh nguy cơ đau dạ dày tái phát:

  • Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no hay để quá đói mới ăn.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, khó tiêu hoá.
  •  Ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ và các thực phẩm giàu vitamin.
  • Không sử dụng đồ uống có gas, rượu bia, các chất có nồng độ cồn cao.
  • Có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Nâng cao sức đề kháng thông qua việc tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Thận trọng với các thuốc giảm đau có tính axit.

4.2. Mẹo giảm đau dạ dày

Trước khi sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày, trong dân gian đã truyền tai nhau nhiều mẹo chữa đau dạ dày hiệu quả. Nhờ đó các cơn đau giảm một cách hiệu quả.

4.2.1 Nằm ngủ nghiêng sang bên trái

Bệnh nhân nằm xuống một cách từ từ và nghiêng người về phía bên trái sẽ giúp giảm đau dạ dày. Quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non vào ruột già qua van hồi manh tràng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Nhờ đó các cơn đau được thuyên giảm đáng kể.

Ngủ nghiêng bên trái chữa đau dạ dày

Hình ngủ nghiêng sang bên trái – mẹo chữa đau dạ dày

4.2.2 Massage bụng

Người xưa đã áp dụng massage quanh vùng bụng để giảm đau dạ dày khi xuất hiện cơn đau thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1

Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu: hồi, quế, bạn hà, hương nhu,…cho lên lòng bàn tay.

  • Bước 2

Dùng tay xoa nhẹ nhàng xoay quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Liên tục lặp lặp các động tác từ 5 – 10 phut cho tới khi cảm thấy vùng bụng nóng lên.

  • Bước 3

Dùng ngón cái, ấn một lực vừa đủ tại vị trí bị đau. Đến khi thấy cơn đau dịu xuống thì có thể tiếp tục xoa bóp như ở bước 2. Bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 10 – 15 phút thực hiện.

Việc massage vùng bụng có tác dụng giảm đau nhức và khiến cho hoạt động dạ dày trở nên ổn định hơn, kích thích khả năng hoạt động của dạ dày.

4.2.3 Chườm nóng bụng giảm đau dạ dày

Mẹo chữa đau dạ dày

Hình chườm nóng giảm đau dạ dày

Lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình chườm nóng làm máu được tuần hoàn và lưu thông một cách tốt nhất. Đây là cách giảm đau tại nhà đơn giản và hiệu quả:

  • Sử dụng nước nóng để chườm

Cho nước nóng vào một chai thuỷ tinh đậy kín hoặc dùng khăn nhúng vào nước ấm rồi chườm lên bụng. Kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ cho kết quả nhanh hơn.

Khi thực chườm nóng cần thả lỏng nhẹ nhàng và thư giãn để làm giảm co thắt các cơ, giúp việc chườm nóng đạt hiệu quả.

  • Chườm muối

Lấy một lượng muối hột vừa phải, đem rang nóng rồi bọc vào khăn. Chườm muối lên vùng bụng bị đau cho đến khi cơn đau thuyên giảm thì dừng lại.

Kết hợp chữa đau dạ dày bằng Đông – Tây y đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là đối với bệnh nhân đau dạ dày lâu năm.

Theo các chuyên gia về y học cổ truyền có huyệt đạo chính được tác động vào khi chữa đau dạ dày là: huyệt cự khuyết, huyệt thượng quản, huyệt trung quản.

4.3. Bấm huyệt chữa đau dạ dày

  • Huyệt cự khuyết

Vị trí huyệt này nằm trên đường thẳng giữa bụng, cách rốn 6 thốn về phía trên.

  • Huyệt thượng quản

Nằm trên đường thẳng nối giữa huyệt cự khuyết và rốn, nằm phía dưới huyệt Cự khuyết 1 thốn và trên rốn 5 thốn.

  • Huyệt trung quản

Nằm ở chính giữa bụng, nằm trên rốn khoảng 4 thốn.

  • Các huyệt khác

Là huyệt thiên xu, huyệt công tôn, huyệt tam túc lý,… cũng có tác dụng trong giảm đau dạ dày.

5. Dạ dày nằm ở đâu và liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày nằm ở đâu liên quan trào ngược dạ dày

Hình dạ dày nằm ở đâu và mối liên quan đến trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày tức trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản.

>>>> Xem thêm: Khi dạ dày thực quản bị trào ngược sẽ thể hiện ra triệu chứng gì

Nhiệm vụ của thực quản trong bộ máy tiêu hoá là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày nhờ sự co lại của các cơ trong họng cùng sự nâng lên của thực quản.

Dạ dày và thực quản được nối thông với nhau thông qua tâm vị. Tâm vị như chiếc van một chiều để ngăn chặn sự trào ngược của dịch vị. Khi có sự bất thường về các cơ co thắt, các cơ không đóng lại khiến axit cùng thức ăn quay trở lại thực quản.

Vậy dạ dày nằm ở đâu có ảnh hưởng tới hoạt động của nó. Vì nếu vị trí dạ dày nằm quá thấp so với thực quản thì sự tiếp nhận thức ăn từ thực quản sẽ gặp khó khăn. Khi nằm quá cao so với thực quản dễ gây trào ngược dạ dày.

Những nguyên nhân tại thực quản gây trào ngược thực quản:

  • Do suy cơ thắt dưới thực quản

Ở người bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn nở khi nuốt, sau đó đóng kín để ngăn thức ăn trở lại thực quản. Khi cơ này bị suy giảm kéo theo hoạt động các cơ giảm sút làm dịch vị trào ngược lên.

Suy cơ thắt dưới thực quản gây trào ngược dạ dày – thực quản.  Có một vài nguyên nh dẫn tới suy cơ thắt thực quản: rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt, sử dụng các thuốc kháng tiết cholin, thuốc kích thích Beta giao cảm,…

  • Thoát vị hoành

Cơ hoành có hình vòm phân chia giữa ổ bụng và lồng ngực. Thoát vị hoành gây ảnh hưởng tới sức mạnh co bóp cơ thắt dưới thực quản.

Khi đó cơ hoành cùng với cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với nhau nên trào ngược dạ dày thực quản dễ dàng xảy ra hơn.

Nguyên nhân tại dạ dày trào trong trào ngược dạ dày thực quản:

  • Các vấn đề bệnh lý có mối liên hệ với bao tử

Viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,…làm giảm chức năng tiêu hoá thức ăn, gây ứ đọng thức ăn tại dạ dày, chậm lưu thông xuống ruột.

Nếu lượng thức ăn quá lớn sẽ làm biến đổi hình dạng dạ dày. Dạ dày có xu hướng lệch khỏi vị trí ban đầu, dễ xảy ra tình trạng sa dạ dày.

>>>> Xem thêm:  Ung thư dạ dày – Cần nắm bắt được những thông tin gì

  • Áp lực bên trong ổ bụng đột ngột gia tăng

Dạ dày nằm ở đâu trong ổ bụng? Theo vị trí dạ dày nằm gần gan nên các bất thường về gan ( xơ gan, ung thư gan) chèn ép dạ dày gây trào ngược.

  • Một số nguyên nhân khác

Stress làm tăng tiết cortisol gây tăng tiết axit, thói quen ăn uống không lành mạnh, béo phì hay các bệnh bẩm sinh.

6. Ở trẻ sơ sinh thì dạ dày nằm ở đâu?

Khi còn trong bụng mẹ, dạ dày nằm ở đâu đối với thai nhi. Trong quá trình thai kỳ, thai nhi nhận chất dinh dưỡng qua dây rốn. Chính vì thế dạ dày của bé rất nhỏ khi chào đời và trong những ngày tiếp theo, nó sẽ tăng kích thước.

Dạ dày nằm ở đâu

Hình ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ở đâu?

Dạ dày ở trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, các lớp cơ co thắt còn yếu, hoạt động kém hiệu quả nên dễ xảy ra tình trạng nôn, trớ khi bú sữa.

Trẻ sơ sinh các cơ co thắt giữa thực quản và dạ dày còn yếu cộng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều cũng gây hiện tượng trào ngược.

Tuy nhiên cần phân biệt giữa trào ngược dạ dày sinh lý với trào ngược dạ dày bệnh lý để có hướng xử trí phù hợp.

Kết luận về vấn đề dạ dày nằm ở đâu?

  • Với vai trò chủ chốt trong hệ thống tiêu hoá, vấn đề dạ dày nằm ở đâu có quan hệ rất lớn đối với hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể.
  • Ngoài ra vị trí của dạ dày còn chịu ảnh hưởng của các cơ quan nội tạng khác. Không chỉ vậy, người xưa nắm rõ vấn đề vị trí của dạ dày để tác động chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong điều trị giảm thiểu các triệu chứng trong đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về dạ dày nằm ở đâu, hãy liên ngay HOTLINE 18006091 của Scurma Fizzy để những khúc mắc của bạn được giải đáp trong khoảng thời gian sớm nhất và cho chúng tôi cơ hội được đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về sức khoẻ dạ dày.

Xem thêm : https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21889024/

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091