Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

“Hiện tượng ung thư dạ dày” có lẽ là vấn đề mà nhiều người bệnh đang quan tâm, đặc biệt là những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Đó là một biểu hiện bệnh lý gây nguy hiểm cho người bệnh, khiến họ lo lắng hay khó khăn trong việc điều trị cũng như trong cuộc sống thường ngày. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những điều xoay quanh hiện tượng ung thư dạ dày nhé!

1. Tìm hiểu hiện tượng ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là biểu hiện bệnh trong đó các tế bào trong dạ dày phát triển một cách bất thường, rất dễ hình thành các khối u, có thể gây ảnh hưởng  bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. 

Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ hình thành nên các khối u ác tính, sau đó sẽ lan rộng ra các vùng khác và có khả năng di căn đến một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thực quản, gan, phổi và hạch bạch huyết. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề cho bệnh nhân về mặt tinh thần, sức khỏe, thậm chí còn dẫn đến tử vong. 

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2018, trên thế giới có khoảng 783.000 người chết do mắc bệnh ung thư dạ dày. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ sáu trên thế giới, nhưng là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong liên quan đến bệnh ung thư.

Dạ dày bị ung thư có mức độ biểu hiện được phân chia thành 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0 (hay còn gọi là giai đoạn sớm): Các tế bào ung thư mới nằm tại lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, dưới lớp niêm mạc, tuy nhiên vẫn chưa lây lan ra các cơ quan khác. Ở giai đoạn này vẫn chưa thấy xuất hiện các triệu chứng của hiện tượng ung thư dạ dày.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc của dạ dày. Giai đoạn đã bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn như buồn nôn, đau bụng….
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết  và một số cơ quan khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể và có tỷ lệ tử vong cao.
Các giai đoạn của ung thư dạ dày

Các giai đoạn của ung thư dạ dày

2. Thấu hiểu nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày

2.1. Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra hiện tượng ung thư dạ dày 

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp) là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn Hp sinh sống và phát triển được trong môi trường acid dạ dày rất cao nhờ enzym Urease. Enzym này sẽ thủy phân Ure trong cơ thể thành Amoniac, là một chất gây độc đối với niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp còn ức chế sự tổng hợp của lớp chất nhầy, làm cho chất nhầy khi sản sinh ra không có đủ số lượng cũng như chất lượng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi đó dẫn đến tình trạng dạ dày bị tấn công bởi acid và pepsin dịch vị cũng như các thức ăn, gây ra tổn thương và gây viêm dạ dày kéo dài.

Thống kê chỉ ra rằng có khoảng 70% người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Hp. Và trong số đó có khoảng 10-20% phát triển thành đau và loét dạ dày, chỉ có khoảng 1-2% liên quan đến hiện tượng ung thư dạ dày. Bệnh nhân có thể mắc ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của người bị nhiễm, dễ tổn thương do vi khuẩn Hp và vi khuẩn này có chứa độc tính gây nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

>>>> Đọc thêm: Có Thể Điều Trị Được Khuẩn Hp Hay Không? Điều Trị Có Khó Không?

2.2. Ung thư dạ dày do mắc các bệnh về tiêu hóa

Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, triệt để thì các vết viêm loét này sẽ ngày một nghiêm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày sẽ cao hơn so với người bình thường.

hien-tuong-ung-thu-da-day-jpg.2

Ung thư dạ dày do các bệnh về tiêu hóa

2.3. Ung thư dạ dày do thói quen ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống với nhiều thức ăn hun khói, ít rau củ quả, chứa nhiều chất béo, các đồ ăn cay nóng hay sử dụng các đồ uống chứa cồn rượu bia,… có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao so với người bình thường do kích thích và làm tổn thương tế bào niêm mạc của dạ dày rất cao. 

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn mặn (nhiều muối) có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Điều này được giải thích rằng trong thành phần của muối có chứa nhiều Nitrat và sẽ chuyển thành Nitrit khi gặp vi khuẩn sau khi được dung nạp vào cơ thể, Nitrit sẽ phản ứng với các amin tạo ra Nitrosamin là những chất gây ung thư dạ dày. 

2.4. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày do thói quen hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá cũng được nhắc đến là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ung thư dạ dày.

Trong thuốc lá có chứa hàm lượng lớn chất nicotin, đây là một chất độc hại gây phá hủy lên hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa của người bệnh. Với hệ tiêu hóa, nicotin có thể gây ra tình trạng khô miệng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày. Người có thói quen hút thuốc lá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hầu hết các cơ quan có trong hệ tiêu hóa như: dạ dày, thực quản, vòm họng, gan,…

2.5. Yếu tố di truyền gây hiện tượng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh lý được chứng minh là có liên quan đến gen di truyền. Theo cơ chế của ung thư dạ dày, từ những đột biến gen trong cơ thể sẽ gây nên rối loạn chu kỳ của tế bào dẫn đến sự phát triển bất thường, các tế bào tăng sinh quá mức và gây ra ung thư.

Do vậy, hiện tượng ung thư dạ dày có thể di truyền cho được và tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày cũng khá cao. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên và sàng lọc định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

>>>> Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Hay Không? Qua Những Con Đường Nào?

Ung thư dạ dày do di truyền

Ung thư dạ dày do di truyền

2.6. Ung thư dạ dày do yếu tố cơ địa

Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm máu A có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất so với các nhóm máu còn lại. Và những người có có nhóm máu này nên dè chừng với căn bệnh này, nhất là khi có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày.

Bên cạnh yếu tố liên quan đến nhóm máu, yếu tố tuổi tác, giới tính cũng được liệt kê rằng có liên quan đến ung thư dạ dày. Theo một số thống kê cho rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi phụ nữ và bệnh này phổ biến hơn ở người trung niên, trên 50 tuổi.

3. Một số biểu hiện thường gặp của hiện tượng ung thư dạ dày

Trong giai đoạn sớm, những dấu hiệu về bệnh ung thư dạ dày còn chưa rõ ràng và rất dễ gây nhầm lẫn do có những biểu hiện tương đồng với các bệnh lý thường gặp có liên quan tới dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Chướng bụng, đầy hơi

Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu và gây cho người bệnh các cảm giác buồn nôn, đầy bụng sau khi ăn.

  • Chán ăn, ăn không ngon

Biểu hiện này thường đi kèm với các hiện tượng như khó nuốt hay cảm giác bị tắc nghẽn ở cổ họng khi ăn.

  • Sụt cân đột ngột

Đây là một trong những triệu chứng cơ bản, dễ nhận thấy khi bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Người bệnh có thể sụt giảm đến 15% trọng lượng của cơ thể chỉ trong vài tháng.

  • Ợ nóng, ợ chua

Triệu chứng này đi kèm với cảm giác khó chịu, ngâm ngẩm đau ở dạ dày, giảm sau khi uống thuốc …là triệu chứng dễ gây hiểu nhầm với bệnh đau dạ dày.

  • Đau bụng dữ dội

Bắt đầu với những cơn đau thành từng đợt, sau đó dần trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn, các thuốc giảm đau ở trường hợp này đều không có tác dụng.

  • Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa với các biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen thường xuyên,…. thường hay gặp ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng.

Hầu hết các triệu chứng của hiện tượng ung thư dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác, do đó bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua giai đoạn đầu của ung thư dạ dày.

Khi gặp phải các biểu hiện trên, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời bệnh ung thư dạ dày và có những biện pháp điều trị hợp lý, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

4. Các phương pháp chẩn đoán hiện tượng ung thư dạ dày

Khi bệnh nhân đi thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử và tiền sử gia đình cũng như các thói quen hàng ngày đồng thời sẽ tiến hành khám sức khỏe để kiểm tra độ căng hoặc khối u trong dạ dày.

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định liệu trong dạ dày có hiện tượng dư thừa một số chất cho thấy dấu hiệu của hiện tượng ung thư hay không hoặc có thể cho bệnh nhân tiến hành đo công thức máu hoàn chỉnh để xác định được số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin.

Nếu nghi ngờ ung thư dạ dày, bác sĩ đó sẽ giới thiệu bệnh nhân đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa về bệnh dạ dày để tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. 

  • Nội soi dạ dày:

Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống nội soi để có thể quan sát bên trong dạ dày. Họ kiểm tra thực quản, dạ dày và hành tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Nếu có nghi ngờ mắc ung thư, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiến hành làm sinh thiết để thu thập được các mẫu mô và gửi đến phòng thí nghiệm để có thể tiếp tục phân tích.

nội soi

Nội soi chẩn đoán ung thư dạ dày

  • Chụp CT

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân chụp CT để kiểm tra. Trước khi tiến hành, bác sĩ tiêm cho bệnh nhân 1 loại thuốc nhuộm hoặc yêu cầu bệnh nhân nuốt nó. Thuốc nhuộm đó có vai trò cho phép máy quét tạo ra các hình ảnh một số khu vực bị ảnh hưởng rõ ràng hơn.

  • Chụp X-quang dạ dày

Bác sĩ cho bệnh nhân nuốt một loại chất lỏng có chứa Bari đi qua thực quản và dạ dày. Điều này giúp bác sĩ có thể xác định các bất thường trong dạ dày khi chụp X-quang. Sau đó, bác sĩ sẽ chụp X-quang thực quản và dạ dày để kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

5. Cách điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày 

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao, nằm trong top đầu các bệnh ung thư có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ung thư dạ dày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Các chuyên gia về sức khỏe đã khuyến cáo rằng chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học cùng với chế độ tập luyện và sinh hoạt hợp lý, đồng thời nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện và có những biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày cũng như nhiều căn bệnh khác một cách hiệu quả.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Riêng Cho Người Bị Ung Thư Dạ Dày

Điều trị ung thư dạ dày

Cách điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày

5.1. Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng phổ biến nhất. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt một phần lớn dạ dày chứa tế bào ung thư của bệnh nhân. Vì các tế bào ung thư có thể di chuyển theo hệ thống bạch huyết, vậy nên các hạch bạch huyết ở gần các khối u sẽ được loại bỏ trong quá trình phương pháp phẫu thuật được thực hiện.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể tự phục hồi rất nhanh, sau khoảng một tuần là có thể ăn uống trở lại và trong nửa tháng có thể được xuất viện, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

5.2. Điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị liệu

Hóa trị liệu là một biện pháp điều trị ung thư bằng cách dùng thuốc và hóa chất. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.

Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư dạ dày thường được chỉ định dùng đường tiêm, còn một số khác có thể dùng đường uống. Hóa trị liệu được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt được chỉ định khác nhau và sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngắn trước khi bắt đầu một đợt điều trị mới để bệnh nhân có thể phục hồi.

5.3. Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp xạ trị 

Đây là phương pháp điều trị mà có sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư và ngăn chặn không cho chúng phát triển thêm.

Phương pháp xạ trị thường được áp dụng sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình với bệnh nhân ung thư dạ dày khoảng từ 5-6 tuần và mỗi tuần 5 ngày.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân kết hợp 2 phương pháp hóa trị và xạ trị để giúp giảm đau, thu nhỏ kích thước của khối u cũng như làm giảm các triệu chứng của hiện tượng ung thư dạ dày.

5.4. Liệu pháp sinh học

Đây là một phương pháp điều trị nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để có thể phục hồi sau những tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị liệu và xạ trị kể trên. Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể phải nằm viện để các bác sĩ theo dõi trong quá trình điều trị bằng liệu pháp sinh học.

6. Phòng ngừa ung thư dạ dày

Việc phát hiện và chẩn đoán được bệnh ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn bởi không có biểu hiện đặc trưng và việc kiểm soát bệnh vẫn còn hạn chế.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày thành công ở các giai đoạn muộn là rất thấp, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn IV.

Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có thể tránh được căn bệnh này cũng như các nguy cơ nó có thể gây ra được tiềm ẩn bên trong.

biện pháp

Các biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng ung thư dạ dày được các chuyên gia khuyến cáo bao gồm:

  • Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên hàng đầu gây ra ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng nguy cơ ung thư dạ dày có thể được giảm đi nếu H. pylori được diệt trừ bởi thuốc kháng sinh. Và một nghiên cứu cho thấy điều trị nhiễm H. pylori bằng vitamin, thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm có bổ sung tỏi cũng khiến cho số ca tử vong vì mắc ung thư dạ dày được giảm đi.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng,…mà thay vào đó là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các loại hoa quả, rau xanh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày ở những người hay rau quả và trái cây có nhiều vitamin C cùng với beta carotene có thể được giảm đi rất nhiều. Những nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng carotenoid, ngũ cốc nguyên hạt, các chất có trong tỏi và trà xanh có thể tác động làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Xây dựng một lối sống có tính chất lành mạnh: Một chế độ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày lành mạnh sẽ giúp khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể tăng cường, là cơ sở giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, thức khuya, ăn vào ban đêm,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối, Người Bệnh Nên Ăn Gì?

Trên đây là những kiến thức bổ ích mà Dược sĩ chuyên gia Scurma Fizzy cung cấp cho các bạn về hiện tượng ung thư dạ dày. Hi vọng những thông tin này có thể giải đáp những thắc mắc và có thể giúp được bạn trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Chúc bạn luôn giữ gìn cho bản thân và gia đình một sức khỏe thật tốt nhé!

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về hiện tượng ung thư dạ dày của mình hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091