Đau Dạ Dày Có Uống Được Chè Vằng Không?

Đau Dạ Dày Có Uống Được Chè Vằng Không?

Đau Dạ Dày Có Uống Được Chè Vằng Không?

Chè vằng là một loại thảo dược phổ biến ở Việt Nam. Với sự có mặt của nhiều hoạt chất có lợi như alcaloid, glycoside, flavonoid, triterpenoids, tình dầu, nhựa… loại thực vật này mang lại nhiều công dụng tuyệt vời về sức khỏe cho con người. Nhiều người cho rằng uống nước chè vằng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, đau dạ dày có uống được chè vằng không hiện nay vẫn đang là mối băn khoăn hàng đầu của người dân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp về vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không.

1. Chè vằng là gì?

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-1

Chè vằng là gì?

Chè vằng là một loại thực vật có tên khoa học là Jasminum Subtriplinerve, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Trong dân gian, chè vằng còn được biết đến với các tên gọi khác như: chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, dây vằng…

1.1. Đặc điểm thực vật

Cây chè vằng là một loại cây nhỏ, mọc thành bụi. Nó thường mọc cùng các loại cây bụi khác ở ven rừng, đồi núi và xung quanh làng mạc. 

Thân cây cứng, được chia thành nhiều đốt, đường kính khoảng 5-6 mm. Cây có nhiều cành mảnh và dài. Cành cây có thể vươn cao 1-1.5 m và vươn dài tới 15-20m. 

Lá chè vằng có hình mũi mác, mọc đối. Đầu lá thuôn nhọn, phía cuống tù hoặc hơi tròn. Hai mặt lá đều nhẵn, gần như cùng màu, mặt trên bóng. 

Hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc thành cụm, mỗi cụm khoảng 7-9 hoa. Cây chè vằng có quả mọng, hình cầu. Tháng 7, tháng 8 là thời điểm quả chín, khi đó quả có màu đen. 

1.2. Đặc điểm nơi phân bố, thu hái và chế biến chè vằng

1.2.1. Phân bố

Cây chè vằng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và ấm áp. Trên thế giới, loại cây này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ngoài ra, cũng có thể bắt gặp các bụi chè vằng ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.

Chè vằng còn là một loại thảo mộc mọc hoang khắp nước ta. Ở Việt Nam, chi này gồm 30 loài, trong đó có 8 loài là cây thuốc. Chúng được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Chẳng hạn như Hoà Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… Đồng thời, cũng không thấy cây mọc ở các vùng núi cao trên 1500m.

1.2.2. Thu hái, chế biến và bảo quản chè vằng như thế nào?

Chè vằng được thu hái quanh năm. Người dân thường sử dụng cành, lá tươi hoặc phơi khô để làm trà hay làm thuốc điều trị bệnh theo y học cổ truyền. Vị dược liệu đã phơi khô cần được bảo quản kín tại nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. 

2. Các hoạt chất sinh học trong chiết xuất chè vằng

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-2

Các hoạt chất sinh học trong chiết xuất chè vằng

Hiện nay, nhiều nghiên cứu về thành phần hoá học từ chiết xuất cây chè vằng đã chứng minh sự có mặt của một số hoạt chất sinh học có trong đó. Cây chè vằng có chứa chủ yếu là các chất như: Alcaloid, Flavonoid, Glycoside, Terpen, Tinh dầu và nhựa. Sự có mặt của các hoạt chất này cùng với hoạt tính sinh học của chúng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày có uống được chè vằng không?”. 

Thành phần tinh dầu của lá cây chè vằng trồng ở Việt Nam được phân tích bằng kỹ thuật sắc ký khí – detector ion hoá ngọn lửa (GC – FID) và kĩ thuật sắc ký khí – khối phổ (GC – MS). Các thành phần chính được xác định trong chè vằng chủ yếu là dẫn xuất monoterpen. Đại diện là các chất: linalool (44.2%), alpha – terpineol (15.5%), geraniol (19.4%) và cis – linalool oxide (8.8%).

Trong nghiên cứu của Krause và cộng sự, bên cạnh một số hoạt chất đã được biết đến trước đó, 6 glucoside terpene mới cũng được phát hiện từ dịch chiết methanol. Chúng được phân lập và xác định bằng nhiều kĩ thuật. Chẳng hạn như phương pháp sắc ký GC, HPLC, HPLC – MS, HPLC – NMR… 

Từ chiết xuất ethyl acetate của các bộ phận trên mặt đất đã phân lập được một số hoạt chất Flavonoids và Glucoside. Các hoạt chất đó bao gồm: rutin, isoquercetin, 6’-O-menthiafoloylverbascoside, isoverbascoside, isooleoverbascoside và verbascoside. Cấu trúc của chúng được làm rõ bằng quang phổ MS và NMR mở rộng.

Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của cây chè vằng cũng chứa một lượng không nhỏ các triterpenoids. Bao gồm: acid oleanolic, acid betulinic và một hỗn hợp của beta-sitosterol và stigmasterol. Phương pháp sắc ký và phương pháp phân tích phổ là hai phương pháp chính để xác định các hoạt chất này. 

3. Chè vằng – thảo mộc tốt cho sức khỏe

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-3

Chè vằng – thảo mộc tốt cho sức khỏe

Từ lâu, chè vằng đã trở thành một trong những loại cây thảo dược quen thuộc ở nước ta. Cho đến nay, chiết xuất chè vằng đã được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trà hay các đơn thuốc nhằm nâng cao sức khoẻ và cả trong điều trị bệnh. Ở một số khu vực, người dân còn sử dụng chè vằng trong điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, đau dạ dày có uống được chè vằng không còn là một câu hỏi lớn cần được giải đáp.

3.1. Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chè vằng có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm. Vì thế, vị dược liệu chè vằng thường được dùng trong các bệnh kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc đau bụng khi có kinh, nhiễm khuẩn sau sinh. Ngoài ra, các chứng viêm như viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú, áp xe vú… cũng được kê chè vằng trong đơn thuốc điều trị bệnh.

3.2. Tác dụng dược lý theo y học hiện đại

3.2.1. Hoạt tính kháng khuẩn

Trong một nghiên cứu gần đây của Krause và cộng sự, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập 6 glycoside terpene để kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của nó. Kết quả cho thấy rằng có 2 trong số 6 chất mới phát hiện này có tác dụng kháng khuẩn đối với cả hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Pseudomonas fluorescens.

Trong một nghiên cứu khác, 3 phương pháp invitro và 1 phương pháp invivo đã được sử dụng để kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất chè vằng. Các phương pháp đó bao gồm: khuếch tán, pha loãng, đo sinh học và nhiễm trùng máu trên chuột.

Phương pháp khuếch tán cho kết quả: chiết xuất ethanol ở nồng độ 40% và 90% của chè vằng có tác dụng mạnh với một số vi khuẩn như S.aureus, S.haemolyticus, S.shiga, S.dysenteriae, S.typhi… Tác dụng yếu hơn đối với các chủng vi khuẩn: P.aeruginosa, E.coli, S.sonnel, S.flexner. Ngược lại, hầu như không có tác dụng trên B.subtilis, B.mycoides, S.epidermidis và C.albicans.

Hơn nữa, bốn thành phần được phân lập, bao gồm: syringin, terpene, glycoside và Flavonoid đã được thử nghiệm tác dụng chống lại vi khuẩn S.haemolyticus. Kết quả này thu được từ phương pháp đo sinh học.

3.2.2. Tác dụng đối với co thắt ruột và tử cung

Một mô hình để kiểm tra tác dụng của chiết xuất chè vằng đối với sự co thắt ruột được tiến hành trên chuột. Người ta đưa vào ruột non đã được phân lập các tác nhân làm tăng nhu động ruột như dấu hiệu bệnh lý của con người. Sau khi thêm nước chiết xuất chè vằng, nhu động của ruột giảm rõ rệt.

Ngoài ra, chiết xuất nước chè vằng cũng có ảnh hưởng đến tử cung. Khi thêm 0.1ml dịch chiết nước vào 30ml môi trường sinh trưởng có chứa tử cung thì sự co bóp của tử cung đã giảm đi. Điều này cũng có thể lý giải cho việc sử dụng chè vằng trong trường hợp đau bụng kinh theo kinh nghiệm dân gian trước đây.

Dịch chiết nước chè vằng còn được thử nghiệm lâm sàng trên sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Hòa Vang. Dịch chiết nước được sử dụng thay thế cho Sulfamid hoặc các kháng sinh khác, hoặc kết hợp để giảm liều kháng sinh. Kết quả cho thấy trong tổng số 254 sản phụ (đẻ thường và mổ) có đến 253 trường hợp không bị nhiễm trùng khi sử dụng dịch chiết nước phối hợp với vitamin B1 hoặc tetracyclin. 

3.2.3. Tăng tốc độ chữa lành vết thương, giảm đau và bảo vệ màng nhầy dạ dày

Một nghiên cứu so sánh kết quả chữa lành vết thương của chiết xuất cây chè vằng và vaseline, deflamol đã được thực hiện. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột có vết thương và theo dõi phần trăm diện tích vết thương lành theo thời gian: 1, 5, 7, 10, 14, 15, 20 ngày. Kết quả cho thấy phần trăm diện tích vết thương lành khi điều trị bằng chiết xuất chè vằng cao hơn vaseline và deflamol. Điều này đã chứng minh tác dụng của chè vằng trong việc chữa lành vết thương.

Một tác dụng đáng kể khác của chè vằng chính là khả năng bảo vệ màng nhầy dạ dày, giúp giảm đau do loét dạ dày gây ra. Các nhà nghiên cứu đã quan sát tổn thương loét dạ dày, dịch vị và tính toán chỉ số loét trên chuột đang điều trị bằng đường uống với liều 5g/kg dịch chiết nước. Và ghi nhận được kết quả khả thi. Chiết xuất nước chè vằng đã làm giảm chỉ số loét xuống 3.8 so với 9.7 của mẫu đối chứng. Sự thành công trong nghiên cứu về tác dụng này cũng góp phần trả lời cho vấn đề được đặt ra gần đây: “đau dạ dày có uống được chè vằng không” được đặt ra gần đây.

3.2.4. Tác dụng khác

Ngoài các tác dụng trên, dịch chiết cây chè vằng cũng có nhiều tác dụng khác đã được nghiên cứu: 

  • Tác dụng hạ sốt bằng cách làm chậm sự gia tăng thân nhiệt. Tiến hành thí nghiệm trên những con thỏ bị sốt rét với liều uống 10g/kg thể trọng * 0.3 độ C.
  • Hoạt tính chống viêm: Tác dụng chống viêm cấp tính và mãn tính của chiết xuất chè vằng đã được kiểm tra trên chuột.
  • Tăng tốc độ tiết mật: đây là kết quả thu được khi tiêm dịch chiết ethanol 40% vào tá tràng chuột với liều 10g/kg thể trạng.

>>> Xem thêm: Cây Lược Vàng Chữa Dạ Dày Có Thực Sự Hiệu Quả?

4. Đau dạ dày có uống được chè vằng không?

4.1. Vài nét cơ bản về bệnh đau dạ dày

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-4

Bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa điển hình khi dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Trong đó, viêm loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ và trở nên trầm trọng hơn khi đói. Đôi khi cơn đau cũng có thể xuất hiện đột ngột vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Ở những người bị đau dạ dày, họ thường có cảm giác khó chịu. Bởi tính chất của cơn đau, đó là đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đau rát hay đau nhói ở bụng. Tuy nhiên, không phải ai bị loét dạ dày cũng có triệu chứng đau này. Và khi có cơn đau xuất hiện cũng đồng nghĩa với sự phát triển của một biến chứng nào đó. Nếu đau dạ dày không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

Hiện nay, các thuốc ức chế bơm proton, kháng H2, bảo vệ niêm mạc dạ dày… thường được kê đơn nhằm điều trị đau dạ dày. Ngoài ra, thấy đổi lối sống là biện pháp cần thiết kết hợp với điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, thuốc nam, các vị dược liệu hay các vị thuốc cổ truyền cũng được sử dụng trong điều trị đau dạ dày. Và vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không cũng được đặt ra trong những năm gần đây.

4.2. Đau dạ dày có uống được chè vằng không?

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-5

Đau dạ dày có uống được chè vằng không?

Thay đổi lối sống, sử dụng các thuốc tân dược như nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs), kháng H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày… là các phương pháp chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn do sử dụng các thuốc tân dược gây ra. Vì thế, người dân luôn có mối quan tâm khác về việc điều trị bệnh bằng các vị thuốc dược liệu, cây thuốc nam hay các vị thuốc cổ truyền. 

Trong đó, chè vằng là một loại thảo mộc phổ biến ở Việt Nam, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng được quan tâm. Gần đây, có nhiều người cho rằng uống nước chè vằng có tác dụng trong điều đau dạ dày. Vậy đau dạ dày có uống được chè vằng không? Cho đến nay, vấn đề này vẫn đang là mối băn khoăn của nhiều người.

Theo nhiều nghiên cứu về thành phần và hoạt tính sinh học của chiết xuất chè vằng đã chứng minh tác dụng của loại thảo dược này trong điều trị bệnh đau dạ dày. Đây chính là câu trả lời giải đáp mối băn khoăn của nhiều người “đau dạ dày có uống được chè vằng không”. Người bị đau dạ dày có uống được chè vằng. Uống nước chè vằng thường xuyên sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày ở người bệnh.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

4.3. Tại sao uống nước chè vằng cải thiện được tình trạng đau dạ dày?

Bên cạnh vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không, lý do cải thiện tình trạng đau dạ dày của chè vằng cũng được quan tâm không kém. Bởi cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của nhiều loại thảo dược, kể cả cây chè vằng. Người dân sử dụng chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm dân gian. Các tác dụng dược lý và tác dụng không mong muốn của chúng đối với sức khỏe, thậm chí trong đigều trị bệnh vẫn chưa được rõ ràng.

Câu trả lời của câu hỏi “đau dạ dày có uống được chè vằng không?” là có. Uống nước chè vằng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày ở người bệnh. Cơ sở giải thích cho vấn đề này đã được nhắc đến ở trên.

Như đã đề cập ở trên, một số nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất chè vằng có chứa một số hoạt chất sinh học như: Alcaloid, Flavonoids, Glycoside, tinh dầu, Triterpenoid, Nhựa (syringin). Các hoạt chất này cho các tác dụng: kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, giảm co thắt, làm lành vết thương, giảm đau, chống loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày…

4.3.1. Alcaloid – đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét

Alcaloid trong chiết xuất chè vằng có vai trò đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét. Khi dạ dày bị tổn thương do acid, hoạt chất này làm tăng sản xuất chất nhầy, đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, tình trạng đau dạ dày cũng được giảm đáng kể.

4.3.2. Flavonoids – chống loét dạ dày

Các flavonoids có trong chè vằng có tác dụng chống loét dạ dày, góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày ở bệnh nhân. Đây là một trong các lý do trả lời vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không. Cơ chế hoạt động quan trọng nhất của flavonoids trong tác dụng chống loét này là đặc tính chống oxy hóa của chúng.

Rutin, một flavonoid được tìm thấy trong chiết xuất chè vằng đã được báo cáo có tác dụng ngăn ngừa loét dạ dày trên mô hình động vật. Một flavonoid khác cũng được tìm thấy trong chè vằng là isoquercetin. Hoạt chất này bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi các tổn thương cấp tính gây ra bởi các mô hình thử nghiệm khác nhau và chống lại các tác nhân gây hoại tử khác nhau. Cơ chế hoạt động bảo vệ dạ dày của nó có liên quan đến các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu nội sinh, tăng sản xuất chất nhầy, đặc tính kháng Histamin, giảm nồng độ Histamin… Ngoài ra, isoquercetin còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori và sự hình thành acid cả các tế bào thành. 

4.3.3. Glycosid, Triterpenoids – diệt khuẩn, chống viêm, chống ung thư

Một số nghiên cứu đã cho kết quả về hoạt tính sinh học của glycosid và triterpenoids. Một số tác dụng sinh học của chúng bao gồm các hoạt động diệt khuẩn, chống viêm, kháng virus, độc tế bào và chống ung thư. Vì thế, sử dụng chè vằng có thể làm giảm tình trạng viêm sưng và giảm đau dạ dày, thậm chí là ngăn ngừa ung thư dạ dày.

>>> Xem thêm: Đồ Ăn Tốt Cho Dạ Dày Và Các Chế Độ Ăn Uống Để Bảo Vệ Dạ Dày Khỏe Mạnh

5. Đau dạ dày nên uống chè vằng như thế nào?

Dau-da-day-co-uong-duoc-che-vang-khong-6

Nước chè vằng – cải thiện bệnh đau dạ dày

Uống nước chè vằng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày của bạn. Vậy nên uống nước chè vằng như thế nào?

Cành, lá là hai bộ phận chính được sử dụng. Bạn có thể sử dụng chè vằng tươi hoặc đã phơi khô. Dưới đây là hai cách làm nước chè vằng bạn có thể tham khảo.

5.1. Sắc nước chè vằng từ cành, lá chè vằng tươi

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g cành, lá chè vằng tươi
  • Sơ chế nguyên liệu: sau khi thu hái, nguyên liệu cần được rửa sạch. Sau đó vớt ra, để ráo.
  • Tiến hành sắc nước chè vằng: cho nguyên liệu đã sơ chế vào nồi, thêm 2 lít nước. Đun sôi đến khi các thành phần trong cành, lá chè tan hết. Thời gian đun thường khoảng 10 phút. Loại bỏ bã, lấy nước uống.

5.2. Hãm nước chè vằng từ cành, lá chè vằng tươi

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 15g cành, lá chè vằng tươi.
  • Sơ chế nguyên liệu: sau khi thu hái, rửa sạch nguyên liệu. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Tiến hành hãm nước chè vằng: cho toàn bộ nguyên liệu đã rửa sạch vào ấm sứ, trang qua nước sôi. Thêm 750ml nước sôi, đậy kín nắp để hãm khoảng 20-30 phút. Lọc lấy nước uống, bỏ phần bã. Nên uống khoảng 2 ấm một ngày.

Ngoài ra, bạn có thể thay cành, lá chè vằng tươi bằng nguyên liệu đã phơi, sấy khô. Lưu ý, cần phải bảo quản chè khô ráo, tránh ẩm mốc. Để tiện cho mỗi lần sử dụng, bạn có thể chia nhỏ thành các liều lượng phù hợp. Cách tiến hành làm tương tự như nguyên liệu tươi.

Kết luận

Như vậy, vấn đề đau dạ dày có uống được chè vằng không?” đã được giải đáp. Uống nước chè vằng mỗi ngày góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày ở người bệnh, thậm chí ngăn ngừa ung thư dạ dày. Lý do giải thích cho tác dụng này của chè vằng là nhờ sự có mặt của các thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của chúng. Các hoạt chất bao gồm alcaloid, glycoside, flavonoid, triterpenoids, tinh dầu và nhựa. Các thành phần và hoạt tính sinh học của chè vằng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu gần đây.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề “đau dạ dày có uống được chè vằng không?” được các Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy cung cấp. Hy vọng những thông tin trên giải đáp được những vấn đề bạn đang thắc mắc, có thể đưa ra biện pháp cải thiện tình trạng đau dạ dày kịp thời. 

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn trực tiếp về vấn đề “đau dạ dày có uống được chè vằng không?” và nhận được những lời khuyên có ích.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091