Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

Vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay không gì khác chính là Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là một căn bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Nếu chúng ta xem thường và chủ quan mà không có biện pháp phòng ngừa hay chữa trị dứt điểm, đau bao tử có thể biến chứng thành ung thư dạ dày cực kì nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

1. Đau dạ dày là gì và biến chứng của bệnh đau dạ dày

1.1. Đau dạ dày là gì?

Bao tử (dạ dày) là một bộ phận quan trọng nằm ở hệ tiêu hóa của người. Nó là một chiếc túi đựng thức ăn, nước uống được nối liền mạch với tá tràng. Thường thì, bao tử người trưởng thành chứa được khoảng 1,5 lít bao gồm cả đồ ăn lẫn thức uống.

Đau dạ dày là gì? Nó là tình trạng bệnh nhân gặp phải những vấn đề liên quan đến bao tử: Buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu…

Căn bệnh này khiến chúng ta luôn phải gánh chịu những cơn đau dữ dội, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của con người. Trong một số ca bệnh, đau dạ dày cũng có thể khiến cho sức khỏe sinh lý bị suy giảm trầm trọng.

Trong giai đoạn mới vừa bị, các tổn thương chưa nhiều, căn bệnh đau dạ dày có khả năng điều trị một cách dứt điểm cao hơn.

Nếu bệnh càng nặng, có thể việc điều trị càng khó khăn và nguy cơ dễ tái đi tái lại càng nhiều, thậm chí có không ít người đã xác định sống chung với bệnh này cả đời vì không thể trị dứt điểm.

Việc nhận biết được bệnh càng sớm thì càng tốt, càng làm tăng khả năng điều trị thành công dứt điểm hơn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Được Sản Sinh Từ Những Nguyên Do Nào

1.2. Biến chứng của đau dạ dày

  • Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh lý dạ dày có thể chuyển biến chính là biến chứng này. Mỗi năm trên thế giới có 650.000 người chết vì căn bệnh ung thư dạ dày (stomach cancer).

Đây là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở Việt Nam, sau ung thư phổi ở nam giới và sau ung thư vú ở nữ giới. Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm ở đường tiêu hóa.

  • Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là gì? Đây là một căn bệnh chảy máu bao tử khá nguy hiểm có thể gây mất máu cấp tính.

Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, đại tiện ra phân đen, nôn ra máu. Nếu không cấp cứu đúng lúc có thể sẽ chết.

  • Thủng dạ dày

Đây có vẻ là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm loét bao tử. Người bệnh có cảm giác đau nhói ở vùng thượng vị hay ở vùng bụng chẳng hạn.

Vài cơn đau đột ngột, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn ói và thậm chí là ói, đại tiện, tiểu tiện ít, hơi thở gấp, tim đập nhanh,…

Tất cả điều cần mau đưa đi cấp cứu kịp thời.

  • Hẹp môn vị

Qúa trình lưu thông dịch acid hoặc thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng gặp nhiều khó khăn hoặc bị đình trệ do một lí do nào đó.

  • Viêm dạ dày mạn tính

Bệnh này tính có mối liên hệ với loét và làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày. Vì lẽ đó, cần hết sức để ý để điều trị và dõi theo diễn biến của bệnh viêm loét bao tử.

2. Đau dạ dày – Cái gì nên và không nên ăn

Thức ăn, đồ uống là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cơn đau dạ dày làm nó trở nặng hơn hoặc giúp dịu cơn đau dạ dày.

Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu bao năm qua các bệnh nhân đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Những đồ ăn thức uống tưởng chừng như vô hại với người bình thường nhưng đối với bệnh nhân đau bao tử lại là thuốc độc.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì ở dưới đây cùng nhau nhé!

2.1. Đau dạ dày nên ăn gì?

2.1.1.Ăn chuối

Chuối là loại trái cây nằm trong top đầu thân thiện và cực kì tốt cho dạ dày người. Nếu có ai đó hoặc chính bạn bị đau dạ dày thì chuối chính là một gợi ý cực kì hữu ích.

Chuối có khả năng làm giảm nguy cơ viêm hay sưng tấy cho đường ruột cực kì hiệu quả bởi nó không chỉ rất dễ tiêu mà còn giúp lượng axit còn dư thừa bên trong dạ dày được trung hòa.

Nó còn chứa chất điện giải giúp hoạt động tiêu hóa được đảm bảo mà diễn ra bình thường. Đặc biệt nhất, trong một trái chuối chứa hàm lượng kali (K) rất dồi dào – K là một khoáng chất hỗ trợ cho việc bình ổn dạ dày, làm giảm chứng ợ chua, đặc biệt nhất là trung hòa và cân bằng lượng nước đều đặn cho cơ thể.

Đồng thời, hàm lượng lớn Kali trong chuối chín còn hỗ trợ giảm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, góp phần ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột, điều này có thể giúp giảm đau bao tử hết sức an toàn.

Do đó, ăn chuối chính là phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất để tăng cường năng lượng cho cơ thể và giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân đau bao tử.

Chú ý:

  • Nên ăn chuối khi chúng ta no, đúng nhất là sau bữa ăn chính nửa tiếng. Nhất định là không được ăn khi bụng đói.
  • Nên ăn chuối sứ chuối tây, chuối cau…không nên ăn chuối tiêu nhé!
  • Nếu đau dạ dày kèm tiêu chảy, nên thêm chuối xanh vào thực đơn hàng ngày. (Chuối xanh chứa một lượng lớn chất xơ hay còn được gọi là tinh bột kháng, góp phần làm tăng cường khối lượng phân, giảm số lần đi ngoài trong ngày và mức độ tiêu chảy cực kì hiệu quả).

2.1.2. Nên ăn khoai lang

Khoai lang giúp nhuận tràng, chữa trĩ và rất tốt cho người bị bệnh đau dạ dày do nó là loại củ có chứa rất nhiều tinh bột.

Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn khoai lang luộc, nấu súp hoặc nấu cháo, tất cả đều tốt cho sức khỏe. Không những thế khoai lang lại dễ ăn và có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và giá thành rẻ nữa.

2.1.3. Nên ăn đu đủ

Người đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau dạ dày nên ăn đu đủ

Đu đủ rất tốt cho bệnh nhân đau bao tử. Loại trái này cung cấp nhiều papain, đây một loại enzym có khả năng hỗ trợ tiêu hóa.

Khi được hấp thu chất này vào cơ thế, nó hoạt động bằng cách ổn định môi trường axit dạ dày, có tác dụng nhuận tràng, giúp mềm phân. Người bị đau bao tử gây táo bón sẽ thấy tốt hơn rất nhiều. Nói chung là đu đủ giúp kích thích hệ tiêu hóa được tốt hơn.

Chú ý

Nên ăn đu đủ sau 30 đến 1 giờ ăn cơm. Không ăn lúc đói vì có thể bị tăng enzym gây thêm kích ứng niêm mạc dạ dày.

Cách ăn đu đủ trị đau dạ dày:

  • Ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố.
  • Đu đủ xanh dùng để hầm canh hoặc xào (Chỉ nên ăn đu đủ xanh 2 đến 3 lần một tuần, ăn quá nhiều gây vàng da).
  • Lấy 30 gram đu đủ + 30 gram táo tây và mang đi sắc lấy nước uống hàng ngày (bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không được dùng để chữa trị bệnh đau dạ dày nên không được lạm dụng).

>>>> Tham khảo thêm: Người Bị Đau Dạ Dày Ăn Ổi Có Được Hay Không?

2.1.4. Đau dạ dày nên ăn táo

Người đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau dạ dày nên ăn táo

Táo tốt cho những người bị đau dạ dày có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Nó chứa một lượng lớn pectin cung cấp cho cơ thể nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy, tạo khối cho phân hoặc cải thiện ăn uống chậm tiêu, tất cả những điều trên là do ảnh hưởng của bệnh đau bao tử.

Khi bị đau dạ dày, nên duy trì thói quen ăn 1 đến 2 quả táo mỗi ngày. Nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào, phong phú có trong táo góp phần bổ sung năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng mệt mỏi

Ăn luôn cả vỏ táo để hấp thụ hết dinh dưỡng trong loại trái cây này. Vỏ của táo chứa pectin, nó có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước. Chính vì thế nó có thể thúc đẩy sự hoạt động của bao tử hay ruột, giúp bài tiết quá trình được thuận lợi hơn và có lợi với người bị táo bón.

2.1.5. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn gừng

Nhiều người có thể biết rằng, gừng không chỉ là một loại gia vị thơm ngon, quen thuộc với người Việt mà nó còn có rất nhiều tác dụng với y học.

Gừng có tính cay, vị ấm, có tác dụng long đờm và có chất kháng viêm, giảm co bóp cơ trơn nên giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.

Cách dùng gừng chữa đau dạ dày như sau:

Cắt vài lát gừng cho vào tách trà, uống nó như trà bình thường vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Hiệu quả nhất là khi dùng với trà xanh.

2.1.6. Đau dạ dày nên ăn cải bó xôi

Cải bó xôi là là loại rau cải chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa. Chất scellulose có trong cải bó xôi sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cho việc bài tiết đươc hiệu quả hơn rất nhiều.

Người bệnh đau bao tử nên ăn rau cải bó xôi vào các bữa ăn hàng ngày của mình, bằng nhiều cách nấu khác nhau cho đỡ ngán như: Salad hay nấu canh cải với thịt bằm…

2.1.7. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn bắp cải

Bắp cải cung cấp vitamin K và vitamin U vô cùng dồi dào,  giúp hỗ trợ bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Giúp tăng cường sức khỏe cho tiêu hóa. Không những thế còn có khả năng làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày được diễn ra nhanh hơn.

Để dễ ăn bắp cải hơn hàng ngày bạn có thể thay thế món cải luộc nhàm chán bằng món bắp cải cuộn thịt, salad bắp cải hoặc nước ép bắp cải…

Mấy rau củ quả có màu đỏ,  rau có màu xanh đậm đều rất tốt cho bệnh nhân đau bao tử, bạn nên thường xuyên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày những loại thực phẩm nói trên.

2.1.8. Đau dạ dày nên ăn bánh mì nướng

Món này làm sản sinh ra thêm các axit trong dạ dày khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.

Cần lưu ý: Kết hợp bơ hay mứt với bánh mì nướng mỗi khi ăn là việc làm cần tránh tuyệt đối cho đến lúc dạ dày của bệnh nhân làm việc tốt hơn.

2.1.9. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn sữa chua

Người đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau dạ dày nên ăn sữa chua

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là với hệ tiêu hóa của người. Bên trong sữa chua giúp tăng lượng vi sinh, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của người được hoạt động tốt hơn, đôi khi còn giảm bớt các triệu chứng: Khó chịu, đầy bụng, ợ hơi…

Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 phút bởi lúc này mới là thời điểm để men vi sinh hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa. Sẽ tốt cho bao tử hơn nếu bạn ăn loại sữa chua ít đường hoặc không đường so với các loại chứa nhiều đường và giàu hương liệu.

Chú ý

Sữa chua đông đá không hề tốt cho người bị đau dạ dày vì nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu.

>>>> Đọc thêm: Sữa Cho Mang Tới Lợi Ích Gì Cho Cơ Thể Và Cho Người Bệnh Đau Dạ Dày?

2.1.10. Nên ăn cơm trắng

Cơm gạo trắng có tác dụng cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể, giúp bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày của bạn.

  • Bên trong dạ dày sẽ được bao phủ lớp lót khi ăn cơm trắng, từ đó làm dịu kích ứng.
  • Nó có vai trò hấp thu bớt lượng axit dư thừa và các chất độc hại.
  • Các chất này có từ nguồn thức ăn không hợp vệ sinh được tích tụ rất lâu bên trong dạ dày.
  • Giúp tổn thương ở niêm mạc của bao tử người bệnh nhanh lành hơn, đôi khi còn giúp cải thiện đáng kể các cơn đau đớn.

Khi đau dạ dày quá nhiều, chúng ta nên đổ thêm một ít nước khi nấu cơm để cơm được mềm và giúp ta dễ tiêu hóa hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Tránh ăn cơm quá khô hay cơm bị cháy.

2.1.11. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn nghệ vàng

Nghệ chính là câu trả lời đơn giản nhất cho thắc mắc bị đau dạ dày nên ăn gì. Củ nghệ vàng chứa nhiều curcumin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó có tác dụng như: Kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, xoa dịu cơn đau khó chịu,…

Thường xuyên ăn nghệ làm nhanh liền vết loét, chống ợ chua, ợ nóng, ợ hơi. Không những thế còn có tác dụng bảo vệ và làm khô se bề mặt tổn thương ở niêm mạc của bao tử.

2.1.12. Nên ăn hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều tinh dầu bao gồm chất xơ và hoạt chất. Hạt lạnh thúc đẩy tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột, trị táo bón, khó tiêu,… những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị đau dạ dày.

Để cải thiện tình trạng đau dạ dày, chúng ta có thể ăn hạt lanh trực tiếp, dùng dưới dạng bột, hoặc xay cùng sinh tố rau củ hay ăn dầu hạt lanh, tất cả đều tốt cho sức khỏe và an toàn cho tất cả mọi người.

2.1.13. Đau dạ dày nên ăn bột yến mạch

Bột yến mạch dùng để ăn sáng rất tốt cho người bị đau dạ dày, nó chứa chất xơ dồi dào cùng nhiều loại vitamin và các khoáng tố thiết yếu cho cơ thể. Loại bột yến mạch này giúp hỗ trợ đường ruột khi tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra còn bảo vệ niêm mạc bao tử, giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày.

Những cách dùng bột yến mạch

Nấu cháo, trộn bột yến mạch với sữa, bột yến mạch với trái cây khô hay sữa chua yến mạch,…

2.1.14. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn bánh quy giòn

Khả năng thấm hút bớt axit dư thừa trong dạ dày, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương đến từ loại bánh này là rất lơn, thêm vào đó, bánh quy giòn cũng là loại thực phẩm khá dễ tiêu hóa.

2.1.15. Nên ăn cá hồi

Nhờ chứa nhiều omega 3, cung cấp nhiều chất đạm dễ tiêu hóa, mà cá hồi có khả năng kháng viêm, làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày, giúp tạo vài tế bào mới thay thế cho các tế bào bị bệnh ở niêm mạc của bao tử.

Nên ăn từ hai đến bữa có cá hồi mỗi tuần để giảm triệu chứng của đau bao tử. Có thể dùng: Kho, nấu canh, hấp hay áp chảo đều rất ngon miệng.

>>>> Tham khảo thêm: Ăn Gì Tốt Nhất Cho Người Bệnh Đau Dạ Dày

2.2. Đau dạ dày không nên ăn gì?

Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì là một câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời. Đau dạ dày nên ăn gì đã được tìm hiểu bên trên, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu xem bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn gì nhé!

2.2.1. Đau dạ dày không nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa

Người đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì

Đau dạ dày không nên ăn các chế phẩm từ sữa

Tất cả các chế phẩm từ sữa: Pho mai,…(Trừ sữa chua) người bị đau dạ dày điều không được ăn. Chúng làm chúng ta cảm thấy khó tiêu, sinh nhiều khí hơi trong bụng và làm tăng nặng cơn đau dạ dày.

Sữa còn chứa lactose mà cơ thể kém dung nạo với chất này có thể khiến cho bạn bị tiêu chảy, làm tăng nguy cơ bị mất nước và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình niêm mạc của dạ dày phục hồi các tổn thương.

2.2.2. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, không nên ăn đồ chiên xào

Đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ và chất béo gây nên chứng khó tiêu. Chúng có thể khiến cho cơn đau dạ dày vốn đã khó chịu nay càng trở nên tồi tệ hơn, ngoài ra còn bị đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy,…

Ăn đồ chiên rán làm đau bao tử nặng hơn

Ăn đồ chiên rán làm đau bao tử nặng hơn

2.2.3. Đau dạ dày không nên ăn thức ăn cay nóng

Những gia vị này gây kích ứng niêm mạc dày dày và làm các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn, làm tăng nặng cơn đau cũng như cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày, khiến cho vết loét trong dạ dày lan rộng hơn.

Thức ăn cay nóng là bạn phải gặp các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.

2.2.4. Không nên ăn đồ sống

Những thứ mặc dù khá ngon miệng và kích thích vị giác có chứa rau sống, hay thịt chín tái, chẳng hạn như salad, gỏi hay nem chua đều phải tuyệt đối tránh xa ra trong bữa ăn của người bị đau bao tử.

Chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày, không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng và còn làm tăng nặng tình trạng viêm dạ dày.

>>>> Xem thêm: Tại Sao Khi Ăn Đồ Cay Nóng Lại Bị Đau Dạ Dày

2.2.5. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, không nên ăn đồ ngọt

Khi sử dụng trong quá trình bị đau dạ dày các loại thức ăn chứa nhiều đường như: bánh ngọt, socola, kẹo hay nước ngọt… có thể gây các tác dụng phụ như tiêu chảy, đồng thời khiến cho cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều thông qua việc kích thích sản xuất các axit.

Những loại đồ ăn này làm trầm trọng thêm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh khi bị đau dạ dày.

2.2.6. Đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, không nên uống rượu bia

Bia, rượu hay các thức uống có cồn đều là những thủ phạm gây đau bao tử hàng đầu mà chắc chắn ai cũng biết. Lạm dụng chúng có thể khiến cơ thể bạn: Mất nước, táo bón, niêm mạc bao tử bị tổn thương trầm trọng hơn rất nhiều.

Đau bao tử không nên uống rượu bia

Đau bao tử không nên uống rượu bia

Nói chung chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết với người đau dạ dày, tuy nhiên, đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì không phải là phương pháp điều trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp quá trình điều trị đau dạ dày đạt hiệu quả cao hơn, tránh gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày ngày một nghiêm trọng khó lường hơn.

Để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau, ổn định chức năng dạ dày, người bệnh vẫn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp tối ưu nhất. Để được tư vấn miễn phí và có được lộ trình điều trị hiệu quả cho đau dạ dày, hãy cầm máy lên và liên hệ HOTLINE 18006091 của Scurma Fizzy bạn nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091