Đau Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau dạ dày trào ngược là một tình trạng bệnh phổ biến với tỷ lệ lưu hành cao. Mặc dù là tình trạng bệnh lý phổ biến nhưng không phải ai cũng biết về sự hình thành và cách điều trị phù hợp. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về Đau dạ dày trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Đau dạ dày trào ngược là gì?
Đau dạ dày trào ngược là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi thức ăn cũng như dịch trong dạ dày đi lên thực quản. Trào ngược sẽ trở thành một căn bệnh khi nó gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương thường xuyên và nghiêm trọng. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng nghiêm trọng hơn và kéo dài, và gây ra các triệu chứng lặp đi lặp lại hoặc dẫn đến các biến chứng theo thời gian. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm tổn thương thực quản, hầu họng hoặc đường hô hấp.
Hiện tượng trào ngược xảy ra với hầu hết tất cả mọi người tại một số thời điểm và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trào ngược hay ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần trong khoảng vài tuần, hay bạn đã dùng các loại thuốc kháng acid nhưng các triệu chứng vẫn quay trở lại, bạn có thể đã bị đau dạ dày trào ngược.
Theo số liệu thống kê của ngành y, ở Việt Nam có khoảng 7.000.000 người bị trào ngược dạ dày và con số này ngày càng tăng lên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở nữ bị trào ngược ít gây tổn thương thực quản, ở nam trào ngược gây barrett và ung thư thực quản chiếm tỷ lệ cao hơn.
>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Lắng Nghe Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
2. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày trào ngược
2.1. Đau dạ dày trào ngược do sự suy yếu của cơ thắt thực quản
Hệ tiêu hóa có vai trò giống như một nhà máy tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì thế mà bộ phận này rất dễ tiếp xúc với những nguy cơ bệnh tật, trong đó họng đến thực quản là những vùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của mọi người.
Sau khi thức ăn được đưa từ miệng qua thực quản và xuống dưới dạ dày, dạ dày sẽ sản xuất các loại men tiêu hóa, acid clohydric để tiêu hóa thức ăn. Lượng acid này không gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày bởi bề mặt niêm mạc được bảo vệ bằng lớp chất nhầy. Tuy nhiên lớp niêm mạc của thực quản thì không có chất nhầy bảo vệ nên tiếp xúc thường xuyên với acid có trong dịch trào ngược rất dễ bị tổn thương.
Cơ vòng thực quản dưới chỉ giãn ra khi nuốt để thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày, sau đó đóng lại ngay lập tức để thức ăn không quay ngược lên phía trên nữa. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày trào ngược, cơ vòng bị giãn ra hoặc bị suy yếu không đóng kín được sau khi thức ăn đi qua khiến các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào ngược lên đường thực quản gây tổn thương cho lớp niêm mạc thực quản và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2.2. Đau dạ dày trào ngược do sự gia tăng của acid dịch vị
Những yếu tố dẫn đến tình trạng dư thừa acid bên trong dạ dày:
- Một số bệnh lý về dạ dày: viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Ăn quá nhiều loại thực phẩm (như sữa, đồ ăn cay hoặc chiên), và thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
- Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày
- Một số phụ nữ mang thai bị ợ chua trong nhiều ngày khi có quá nhiều áp lực lên vùng bụng
- Tác dụng phụ của những loại thuốc bao gồm: thuốc chữa bệnh hen suyễn, cao huyết áp và dị ứng, thuốc giảm đau và thuốc an thần.
- Căng thẳng, stress…
3. Triệu chứng và tác hại của đau dạ dày trào ngược
3.1. Triệu chứng điển hình
Đau dạ dày trào ngược thực chất là hiện tượng thức ăn trào qua thực quản gây tắc nghẽn hoặc tràn dịch. Với những người bị trào ngược dạ dày nặng thì thức ăn còn trào qua thực quản lên miệng gây hiện tượng ợ nóng, ợ chua. Ợ chua là một triệu chứng của trào ngược acid, gây ra cảm giác đau rát ở giữa ngực do kích ứng niêm mạc thực quản.
Tình trạng bỏng rát này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nặng hơn vào buổi sáng khi đánh răng và sau khi ăn. Đối với một số bệnh nhân, chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn khi họ nằm nghiêng hoặc nằm ở trên giường, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3.2. Triệu chứng không điển hình
Có một số dấu hiệu trào ngược dạ dày không điển hình như đau ngực, cảm giác nuốt vướng, nghẹn, buồn nôn, mòn răng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng,… Những triệu chứng trên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản,…
Vì thế, theo thời gian acid dạ dày trào ngược lên thường xuyên có thể gây tổn thương cho thực quản và một số cơ quan khác như phổi, tai – mũi – họng, răng miệng.
3.3. Những tác hại của đau dạ dày trào ngược
Ngay tại dạ dày và thực quản, nó có thể gây ra hiện tượng viêm loét, thậm chí có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa, bệnh barrett thực quản. Barrett thực quản là hiện tượng các tế bào ở dạ dày và ruột trào lên niêm mạc thực quản.
Theo thống kê của ngành y, có gần 4.000.000 người bị biến chứng tai – mũi – họng, trong đó có gần 50% có hiện tượng biến chứng viêm thực quản, là tiền đề dẫn tới các nguy cơ như loét thực quản, barrett thực quản, và ung thư thực quản. Điều đặc biệt nguy hiểm là 90% người bị ung thư thực quản chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối và không thể chữa trị.
Khi trào ngược có thể gây ra triệu chứng ở những cơ quan khác gọi là trào ngược ngoài thực quản, điển hình là triệu chứng đau ngực không do tim. Người bệnh có thể xuất hiện những tình trạng khó thở, thậm chí là xơ hóa phổi và những tình trạng liên quan khác.
4. Chẩn đoán đau dạ dày trào ngược
Sau khi hỏi rõ về thói quen ăn uống, sinh hoạt và các triệu chứng thường thấy, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Để làm rõ thêm nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng đó, bác sĩ có thể cần chỉ định những xét nghiệm khác như:
- Nội soi và sinh thiết đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi (một ống dài có gắn đèn) qua miệng và cổ họng của bạn để xem xét niêm mạc của đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và tá tràng). Từ đó, bác sĩ có thể lấy một phần mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra đau dạ dày trào ngược hoặc các vấn đề khác.
- Chụp X – quang: Chụp X – quang đường tiêu hóa trên cho thấy những vấn đề có thể liên quan đến trào ngược dạ dày.
- Đo pH thực quản 24h: Bác sĩ sẽ đặt ống thông có gắn cảm biến đo pH qua đường mũi xuống thực quản, và vào dạ dày của bệnh nhân. Cảm biến này được đặt cách 5cm phía trên cơ thắt tâm vị. Sau đó, người bệnh có thể về nhà và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường. Sau 24 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành rút ống thông, lấy bộ ghi dữ liệu và đi phân tích kết quả.
- Áp kế thực quản: Áp kế kiểm tra chức năng của cơ vòng thực quản dưới và cơ thực quản khi thức ăn di chuyển bình thường từ thực quản đến dạ dày.
>>>>>>>>>> Đọc thêm: Các Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Mà Bạn Cần Nắm Rõ
5. Điều trị và phòng tránh đau dạ dày trào ngược
Theo các chuyên gia, đau dạ dày trào ngược là tình trạng bệnh phổ biến và dễ tái phát, các trường hợp thường là nhẹ và việc điều trị không quá phức tạp. Một số trường hợp nặng dễ gây biến chứng và đòi hỏi phải điều trị lâu dài. Vì thế, cùng với phác đồ điều trị khoa học và hiệu quả tại các cơ sở y tế, để tránh mắc bệnh cũng như tránh để bệnh tái phát, chúng ta cần lưu ý 4 bí quyết vàng là tinh thần – thể dục – thức ăn – thuốc.
5.1. Dùng thuốc điều trị đau dạ dày trào ngược
Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày:
- Phosphalugel: được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày cấp và mãn tính, trào ngược dạ dày, rối loạn chức năng ruột, khó tiêu, ợ nóng.
- Yumangel: thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và bệnh nhân có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu do tăng tiết dịch vị acid.
- Sucralfat: giúp trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nhóm thuốc điều hòa nhu động:
- Motilium: thuốc có công dụng ngăn acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Metoclopramide: có tác dụng tăng cường hoạt động của nhu động thực quản
- Erythromycin: điều hòa hoạt động của nhu động, tăng áp lực của cơ thắt thực quản dưới.
Nhóm thuốc ức chế bài tiết acid:
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2 như: cimetidine, ranitidine, famotidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton như: lansoprazole, pantoprazole, lansoprazole…
Đây là những nhóm thuốc chính bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân đau dạ dày trào ngược. Bệnh nhân cần nghiêm chỉnh thực hiện pháp đồ điều trị và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
5.2. Hạn chế căng thẳng, duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý
Bệnh nhân cần phải giữ tinh thần thoải mái, giảm stress, tránh thức khuya dậy muộn. Nhiều trường hợp khi người bệnh giảm được căng thẳng và bớt đi lo âu thì các triệu chứng của đau dạ dày trào ngược cũng theo đó mà giảm đi một cách rõ ràng. Người bệnh cũng cần tích cực tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng không nên mặc quần áo bó sát vào vùng bụng vì nó sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, gây ra trào ngược dạ dày. Khi đi ngủ, bạn có thể kê chân giường ở phía đầu lên cao khoảng 30cm, làm cho dòng trào ngược lên ít đi.
5.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen ăn uống của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của đau dạ dày trào ngược. Hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm kích thích gây ra chứng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi:
- Các thực phẩm chiên xào, có chứa nhiều dầu mỡ hay nhiều gia vị cay nóng, sốt cà chua
- Các loại hoa quả mang nhiều vị chua
- Socola
- Bạc hà
- Tỏi và hành tây
- Bia rượu, cà phê, chất kích thích, nước có gas, trà đặc
- Thuốc lá: hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, acid từ dạ dày có thể trào lên thực quản.
- Giảm chất béo bằng cách giảm lượng dầu, bơ, nước trộn salad, nước thịt, và các sản phẩm và chế phẩm từ sữa như kem chua, pho mát và sữa nguyên chất.
Một số lưu ý hữu ích khác:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Đừng nằm sau khi ăn: ăn tối từ 2 – 3h trước khi đi ngủ
- Ngồi thẳng lưng khi ăn, không nên chơi game, học hay làm việc trong khi ăn
- Ăn chậm và nhai kỹ trong khi ăn
- Chia nhỏ bữa ăn: ăn các bữa ăn nhỏ vì quá nhiều thức ăn trong dạ dày sẽ dễ trào lên thực quản.
- Người bệnh không nên bỏ bữa, đặc biệt là các bữa sáng
- Không nên uống nước khi đang ăn hoặc sau bữa ăn 30 phút
- Sử dụng trà cam thảo và hoa cúc để làm giảm trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, các thảo dược tự nhiên có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng lên những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Vì vậy bạn cần thông báo cho bác sĩ để họ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
5.4. Mật ong chữa đau dạ dày trào ngược
Sử dụng mật ong hằng ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày trào ngược. Đây là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà được rất nhiều người bệnh áp dụng. Mật ong là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc tăng cường và bồi bổ sức khỏe.
Ngoài ra, mật ong còn giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, hỗ trợ làm lành các vết loét, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP nhờ các acid amin, khoáng chất và hoạt chất chống oxy hóa.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn hãy chuẩn bị khoảng 2 muỗng mật ong nguyên chất và có thể sử dụng trực tiếp. Áp dụng mẹo này vào mỗi buổi sáng và buổi tối hàng ngày để cải thiện các triệu chứng trào ngược.
- Cách 2: Dùng mật ong và bột chuối hột trộn đều theo tỉ lệ 1:2. Bạn hãy pha hỗn hợp này cùng với một ít nước ấm để uống.
- Cách 3: Hãy kết hợp mật ong cùng các loại trà thảo dược như trà hoa cúc để hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày được tốt hơn.
>>>>>>>>>>>> Đọc thêm: Cách Chữa Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bằng Thuốc Tây Và Các Bài Thuốc Dân Gian
5.5. Nghệ chữa đau dạ dày trào ngược
Theo một số nghiên cứu, nghệ là một loại dược liệu có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về dạ dày rất hiệu quả, trong đó có đau dạ dày trào ngược bởi khả năng trung hòa acid dịch vị có trong dạ dày. Nghệ chứa hàm lượng curcumin dồi dào, làm cải thiện tình trạng viêm loét tại niêm mạc dạ dày, đồng thời còn thúc đẩy quá trình phục hồi các mô đã bị tổn thương.
Mẹo chữa trào ngược bằng nghệ đơn giản, hiệu quả nhất là chúng ta thêm nguyên liệu này vào trong những các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp nghệ cùng với tiêu đen, hoặc nghệ cùng với mật ong.
5.6. Nha đam chữa trào ngược dạ dày thực quản
Nha đam không chỉ có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe làm đẹp mà còn là loại dược liệu đã được sử dụng phổ biến trong việc điều trị đau dạ dày trào ngược.
Nha đam hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giúp kháng viêm và có thể làm dịu lớp niêm mạc dạ dày bằng cách bổ sung hoạt chất arabinose hay glycoprotein. Đặc biệt, hoạt chất Anthraquinon có trong nha đam làm thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, đồng thời hạn chế việc tiết acid dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, tiến hành gọt sạch vỏ và cắt bỏ phần gốc. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ phần chất nhầy.
- Cho nha đam vào máy xay nhuyễn và lọc lấy phần nước để uống. Mỗi lần uống ½ cốc, trước mỗi bữa ăn trưa và tối.
5.7. Phẫu thuật điều trị
Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm giảm tần suất cùng với mức độ trào ngược acid dạ dày. Chính vì nguyên do này mà bao giờ việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng phải đi song song với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Trường hợp hiện trạng dạ dày bị trào ngược lên khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, kéo dài lâu ngày không khỏi hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng nuốt nghẹn, khó nuốt, đau âm ỉ, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời.
Không có nhiều trường hợp người bệnh phải sử dụng những biện pháp cần có sự can thiệp của phẫu thuật để điều trị đau dạ dày trào ngược, chỉ khi bệnh tình trở nặng và không còn đáp ứng hiệu quả với những phương pháp điều trị trên. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng sức khỏe để từ đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng chủ yếu như nội soi và phẫu thuật Nissen – fundoplication.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi tìm hiểu Đau dạ dày trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào về đau dạ dày trào ngược, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 18006091 để được những chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp.