Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hay Gặp Khi Nào

Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hay Gặp Khi Nào

Đau dạ dày vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến của người đau dạ dày hiện nay. Vậy khi nào thì người bệnh gặp tình trạng này? Vị trí đau thường xuất hiện ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể tại bài viết này nhé.

1. Thời điểm đau thượng vị

Đau thượng vị có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau

1.1. Đau vùng thượng vị về đêm

Đây là hiện tượng xảy ra khi dịch acid dạ dày tăng lên vào thời điểm dạ dày không có thức ăn dẫn đến niêm mạc dạ dày bị tác động gây đau thượng vị. Các cơn đau có chu kỳ lặp lại, thường vào khoảng 1 – 2 giờ sáng.

Đau dạ dày về đêm

Đau thượng vị về đêm

Vì chủ quan, nhiều người không để ý đến những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm và coi như là hiện tượng tự nhiên của cơ thế. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, nếu không được can thiệp bằng các biện pháp y tế, những cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng hằng đêm gây khó chịu và gây ra các nguy cơ cho các biến chứng khác như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,..

1.2. Đau thượng vị khi đói

Đau thượng vị dạ dày khi đói là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị mỗi khi đói bụng. Theo các chuyên gia khoa Nội tiêu hóa, khi đói dạ dày hoàn trống rỗng, không chứa thức ăn, tuy nhiên, những dịch vị dạ dày vẫn được điều tiết. Khi đó, acid trong dịch vị không được sử dụng trong mục đích tiêu hóa thức ăn sẽ tiếp xúc nhiều với niêm mạc dạ dày, gây kích ứng dẫn đến hiện tượng đau nhức dữ dội ở vùng thượng vị. Đây không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài, bệnh có thể chuyển nặng và gây các biến chứng của dạ dày.

1.3. Đau thượng vị sau khi ăn

Đau thượng vị sau khi ăn là một biểu hiện phổ biến của triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa nhẹ. Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân gây phát sinh chủ yếu là do thói quen ăn uống quá nhiều, cơ thể không dung nạp lactose, hoặc lạm dụng bia rượu,… gây ra các áp lực đè nặng lên thành bụng dẫn đến tình trạng đau.

Đồng thời, cơn đau xảy ra do trong dạ dày có những ổ viêm loét, sau khi ăn thức ăn có thể ma sát, tác động đến những vị trị viêm loét này dẫn đến tình trạng đau thượng vị sau khi ăn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Thượng Vị Buồn Nôn Là Hậu Quả Của 12 Nguyên Nhân Nào?

Đau dạ dày vùng thượng vị

Đau thượng vị dạ dày là đau khi nào?

2. Vị trí đau dạ dày

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:

2.1. Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị được xác định là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương ức. Khi vùng này bị tổn thương, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ, căng tức và khó chịu. những cơn đau từ vùng thượng vị này có mức độ lan nhanh, nhanh nhất là lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.

2.2. Đau vùng bụng giữa

Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, là vùng có nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể người nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Tuy nhiên, nếu có hiện trạng đau ở vùng bụng giữa mà các cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải đồng thời có các dấu hiệu như khó tiêu, đầy bụng, ợ chua,… thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa Tìm Hiểu Những Kiến Thức Về Dạ Dày

đau dạ dày vùng thượng vị

Vị trí đau thượng vị dạ dày phổ biến

2.3. Đau dạ dày phía trên bên trái

Khi bạn đói, nếu thấy cơ thể xuất hiện cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,… hoặc đau bụng âm ỉ hoặc đau bụng theo cơn ở vị trí bụng bên trái thì rất nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh dạ dày. Đừng chủ quan, hãy theo dõi những cơn đau và nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để có những điều chỉnh phù hợp nhất, tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

>>>> Tham khảo thêm: Dùng Thuốc Gì Để Chữa Tình Trạng Đau Thượng Vị

tư vấn SCurma

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091