Vị Trí Dạ Dày, Tìm Hiểu Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa Dạ Dày

Vị Trí Dạ Dày, Tìm Hiểu Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa Dạ Dày

Bạn có biết vị trí dạ dày ở đâu trong cơ thể chúng ta? Bạn cảm thấy đau vùng bụng nhưng không biết có phải đau dạ dày hay không? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về vị trí dạ dày với sự tư vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng qua bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu về vị trí dạ dày, những kiến thức chung cần biết về dạ dày

1.1. Giới thiệu về PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng là ai?

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng là ai?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng nguyên là Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bác sĩ hiện đang giảng dạy tại bộ môn Tiêu hóa tại Trường Đại học Y Hà Nội. Với gần 40 năm kinh nghiệm, bác sĩ Hồng là một trong những chuyên gia về tiêu hóa hàng đầu Việt Nam. 

1.2. Vị trí dạ dày trong cơ thể người

Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thực quản phía trên và tá tràng phía dưới. Nó nằm ngay sát dưới vòm hoành bên trái, ở phía sau của khung sườn, nằm ở vùng thượng vị trái. Dạ dày là bộ phận có thể co giãn để chứa thức ăn, chứa được từ 2-2,5 lít nước.

1.3. Giải phẫu dạ dày

Cấu tạo giải phẫu của dạ dày

Cấu tạo giải phẫu của dạ dày

Dạ dày khi đói có hình chữ J, có 2 thành trước vào sau, 2 bên là bờ cong lớn và bờ cong bé, phần đầu dạ dày là tâm vị, phần môn vị ở phía cuối dạ dày. Dạ dày có các thành phần từ trên xuống dưới bao gồm: Tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị, môn vị.

  • Tâm vị: chiếm diện tích khoảng 5-6 cm², là phần thông dạ dày với thực quản bằng lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách dạ dày và thực quản, không có van hay cơ thắt.  
  • Đáy vị: là phần dạ dày phình to nằm bên trái lỗ tâm vị, thường chứa không khí.
  • Thân vị: là phần nằm giữa môn vị và đáy vị, có giới hạn trên bởi mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị và giới hạn dưới là mặt phẳng đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ. Thân vị chứa các tuyến tiết ra pepsin và acid clohydric (HCl).
  • Phần môn vị: là phần dạ dày nằm ngang, chứa ống môn vị và hang môn vị tiết ra gastrin.
  • Môn vị: là phần phía dưới của dạ dày, nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, chứa lỗ môn vị thông giữa dạ dày và tá tràng. Khác với lỗ tâm vị chỉ là 1 lớp niêm mạc, lỗ môn vị chứa cơ thắt môn vị là cơ thắt thực sự.

Dạ dày liên quan tới các thành phần khác trong cơ thể qua thành trước và thành sau, bờ cong bé và bờ cong lớn:

  • Thành trước: phần trên liên quan đến thùy gan trái, cơ hoành. Thông qua trung gian cơ hoành liên quan tới phổi bên trái, thành ngực và màng ngoài tim. 
  • Thành sau: liên quan với lách, thận, tụy, tuyến thượng thận trái thông qua túi mạc nối. Phần dưới của thành sau thông qua mạc treo kết tràng ngang liên quan tới ruột non.
  • Bờ cong bé của dạ dày: nằm gần động mạch thân tạng, có mạc nối nhỏ nối với gan.
  • Bờ cong lớn: Đoạn đáy vị có liên quan tới cơ hoành. Đoạn tiếp theo có liên quan đến lách, chứa các động mạch vị ngắn. Đoạn cuối cùng là nơi bám của dây chằng vị – đại tràng.

Dạ dày được cấu tạo từ 5 lớp khác nhau từ ngoài vào trong, bao gồm: lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Để thích ứng với chức năng co bóp, nghiền trộn thức ăn, lớp cơ của dạ dày được chia thành 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Niêm mạc dạ dày chứa các tuyến tiết ra các chất khác nhau như chất nhầy có vai trò bảo vệ dạ dày, acid clohydric (HCl) và pepsin giúp tiêu hóa thức ăn, các trung gian hóa học như gastrin, histamin,…

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Dịch Dạ Dày Được Cấu Tạo Từ Thành Phần Gì, Chức Năng Của Nó Như Thế Nào

1.4. Chức năng của dạ dày

Khi được hỏi về chức năng của dạ dày, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng chia sẻ:

“Dạ dày là túi chứa thức ăn lớn nhất trong cơ thể. Dạ dày có cấu tạo hình chữ J, nối tiếp với thực quản. Chức năng của dạ dày là chứa đựng thức ăn, nhào trộn, co bóp để làm thức ăn nhỏ ra. Nó bài tiết các chất giúp cho quá trình hấp thu thức ăn tốt hơn. Nếu dạ dày không đảm nhiệm được chức năng này thì những phần thức ăn đi xuống dưới ruột sẽ còn rất to. Ruột không có khả năng hấp thu, không có khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ để lại nhiều biến chứng.” 

Khi bạn ăn, thức ăn sẽ bị nghiền nát nhờ quá trình nhai và phân hủy một phần nhờ các enzym có trong nước bọt. Sau khi nuốt, thức ăn sẽ được đưa qua ống thực quản đến dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền trộn nhờ lực co bóp của lớp cơ, dịch vị chứa các acid và enzyme đóng vai trò tiêu hóa thức ăn. Tại dạ dày cũng có giai đoạn hấp thu nhưng nó không đáng kể. Sau đó, thức ăn được đưa xuống ruột non để các dưỡng chất từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể. Phần thức ăn đã được hấp thu sẽ theo nhu động ruột đi xuống đại tràng và tống ra khỏi cơ thể theo phân. 

2. Hiểu về vị trí dạ dày giúp xác định cơn đau dạ dày

đau dạ dày

Cơn đau dạ dày có liên quan đến vị trí dạ dày

Việc hiểu biết về vị trí dạ dày trong cơ thể của chúng ta không chỉ giúp cho bạn có thêm những kiến thức về cơ thể mà còn giúp bạn có thể nhận biết sớm những cơn đau dạ dày. Chia sẻ đến từ PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng:

 “Vị trí dạ dày là cửa ngõ đầu tiên nối tiếp với thực quản để dẫn thức ăn xuống ruột. Là cửa ngõ đầu tiên tiếp xúc với thức ăn mà thức ăn chứa rất là nhiều yếu tố có thể gây độc cho cơ thể như vi khuẩn, vi rút, các độc tố, cho nên, dạ dày là cửa ngõ phải chịu đựng tất cả các tác nhân gây hại này. Do vậy, bệnh lý về dạ dày gặp tương đối là nhiều”.

Thực vậy, theo thống kê hiện nay ở Việt Nam có hơn 70% dân số mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Những cơn đau dạ dày là biểu hiện thông thường bạn có thể tự nhận biết để xác định mình có mắc bệnh về dạ dày hay không. Tuy nhiên, bạn phải biết rõ vị trí dạ dày để có thể biết chính xác những cơn đau ở bụng bạn gặp phải là đau dạ dày chứ không phải đau do các bệnh lý khác. Vậy xác định vị trí cơn đau dạ dày như thế nào? Lấy rốn của bạn làm điểm mốc, bụng sẽ được chia thành 2 vùng chính là thượng vị (vùng phía trên rốn) và hạ vị (vùng phía dưới rốn).

  • Đau thượng vị: là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị đau dạ dày. Những cơn đau này thường xuất hiện sau khi bạn ăn và đau âm ỉ có thể kéo dài suốt nhiều giờ. Bạn sẽ chắc chắn hơn đó chính là cơn đau dạ dày nếu có kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chán ăn và giảm cân đột ngột.
  • Đau thượng vị sau đó lan sang bên trái và bên phải: đây cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày. Thông thường, những cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thượng vị trước, sau đó đau lan dần sang hai bên và thường gặp hơn là những cơn đau lan sang bên trái. Người bệnh cũng có thể có những triệu chứng đi kèm như cảm giác cồn cào, xót ruột, nóng bụng. Khác với đau thượng vị, những cơn đau 2 bên thượng vị như thế này có thể giảm sau khi người bệnh ăn no.
  • Nếu bạn cảm thấy đau ở phần giữa bụng, bạn không thể khẳng định đó là cơn đau dạ dày vì đây là nơi tập trung của rất nhiều cơ quan nội tạng. Bạn nên biết vị trí dạ dày nằm ở đâu và các triệu chứng điển hình của cơn đau dạ dày để có thể kết luận rằng cơn đau ở phần giữa bụng có thể liên quan đến các bệnh lý về dạ dày. Nếu không, bạn có thể nhầm lẫn các cơn đau do các bệnh lý cơ quan khác với cơn đau dạ dày.

>>>>>>> Xem thêm: Đau dạ dày thì đau ở vị trí nào, nguyên nhân do đâu và các mẹo phòng tránh

3. Chế độ ăn giúp cải thiện các cơn đau tại vị trí dạ dày

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm những cơn đau dạ dày

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm những cơn đau dạ dày

Sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày có sự liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống được xây dựng hàng ngày của người bệnh. Có những loại thực phẩm có thể thúc đẩy những cơn đau dạ dày dữ dội bùng phát. Tuy nhiên cũng có những loại thực phẩm khác có thể xoa dịu những cơn đau dạ dày dữ dội và cảm giác khó chịu ở dạ dày.

3.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng những thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích,… Chính vì vậy, việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý với một thực đơn khoa học cho bữa ăn hàng ngày sẽ đem lại những hiệu quả tích cực cho bệnh nhân đau dạ dày. Những nguyên tắc người bị đau dạ dày nên tuân thủ để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học:

  • Ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, thực phẩm có tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, những thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Người đau dạ dày nên duy trì thói quen ăn uống trong 1 khung giờ cố định hàng ngày để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng, không ăn quá nhanh, nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, sử dụng một lượng thức ăn vừa phải cho mỗi bữa ăn. Bữa sáng ăn nhiều, bữa tối ăn ít hơn để giảm tải hoạt động cho dạ dày vào buổi đêm cũng như giảm thiểu các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng, trào ngược,…
  • Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, tránh đồ chiên xào dầu mỡ để bữa ăn được dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.

3.2. Những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày

những thực phẩm tốt cho dạ dày

Những thực phẩm tốt cho người dau dạ dày

3.2.1. Gừng

Gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc với người Việt mà nó còn là lựa chọn hữu ích cho vào thực đơn của người bị đau dạ dày. Trong gừng có chứa các hoạt chất như Zingiberol, Zingiberene, Gingerol hay Flavonoid có tác dụng kháng viêm, giảm đau dạ dày, chống buồn nôn bằng cách trung hòa lượng acid có trong dịch vị dạ dày và ức chế cơ trơn co thắt. Ngoài ra, gừng còn giúp cải thiện các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày như ợ nóng, ợ hơi, tiêu chảy.

Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách cho vào các món ăn hàng ngày, chế thành trà để uống hoặc bạn cũng có thể ăn sống trực tiếp gừng. Người trưởng thành có thể dùng tối đa 5g gừng mỗi ngày dưới mọi hình thức. Các trường hợp đang mang thai thì không nên sử dụng nhiều gừng, chỉ nên ăn ít hơn 1,2g dừng mỗi ngày.

>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Mẹo Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

3.2.2. Táo

Táo là loại quả đặc biệt tốt cho người bị đau dạ dày có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Táo có chứa lượng lớn pectin có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu triệu chứng khó tiêu của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, táo còn cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể, bổ sung năng lượng cần thiết, chống mệt mỏi và thúc đẩy quá trình lớp niêm mạc ở dạ dày tự chữa lành những thương tổn.

Bạn có thể sử dụng 1-2 quả táo mỗi ngày, ăn cả vỏ có thể cung cấp nhiều hơn chất xơ cho bạn. Nếu ăn táo cả vỏ, bạn nên rửa sạch táo và ngâm nước muối trước khi dùng.

3.2.3. Bánh mì

Bánh mì là loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Bánh mì được làm từ bột mì, mềm, dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng như sắt, mangan, protein, giàu acid lactic cho cơ thể. Khi dạ dày tiêu hóa bánh mì, bánh mì có thể giúp giảm đau, ngăn chặn viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do nó thấm hút bớt lượng acid trong dịch vị dạ dày.

3.2.4. Chuối

Chuối là một gợi ý hữu ích để thêm vào thực đơn hàng ngày của người bị đau dạ dày. Chuối chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, protein, chất béo, các loại vitamin khác nhau, trong đó vitamin K có trong chuối giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm hiện tượng buồn nôn đồng thời ổn định hoạt động co thắt của cơ trơn, do đó làm giảm đau dạ dày một cách an toàn.

Nếu bạn có triệu chứng tiêu chảy, bạn nên cân nhắc thêm chuối xanh vào thực đơn các bữa ăn. Chuối xanh có chứa một lượng chất xơ lớn. Nó có thể giúp tăng khối lượng phân, giảm số lần đi ngoài trong ngày do đó cải thiện tình trạng tiêu chảy.

3.2.5. Nghệ

Nghệ là thực phẩm có thể giúp giảm những cơn đau tại vị trí dạ dày. Củ nghệ vàng có chứa curcumin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Ngoài ra người bị đau dạ dày nếu thường xuyên ăn nghệ còn giúp giảm acid dạ dày, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày.

3.2.6. Tích cực uống thêm nhiều nước hơn

Uống nhiều nước tốt cho dạ dày

Uống nhiều nước tốt cho dạ dày

Ngoài việc ăn những thực phẩm vừa có đủ dinh dưỡng, vừa tốt cho dạ dày, việc đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng cần người bị đau dạ dày thực hiện tích cực. Nước hoặc các chất lỏng khác giúp làm dịu các kích ứng ở niêm mạc dạ dày, giảm nồng độ acid dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp đào thải độc tố, acid dư thừa ra khỏi dạ dày.

Nếu bạn đang bị đau dạ dày, bạn nên uống ít nhất từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nếu có thể bạn hãy uống nước ấm thay vì nước lạnh. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước lọc thông thường bằng các loại nước khác như:

  • Nước dừa: Nước dừa rất tốt cho tiêu hóa, nó có chứa nhiều chất điện giải như kali, natri, canxi giúp bổ sung cho cơ thể mất chất điện giải sau những triệu chứng đi kèm của cơn đau dạ dày như nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 120ml nước dừa tươi mỗi ngày do nếu sử dụng nhiều nước dừa có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
  • Các loại nước ép trái cây chứa ít hoặc không chứa acid: nước ép cà rốt, nước ép táo, sinh tố đu đủ,…
  • Các loại trà thảo mộc: Trà cam thảo, trà gừng, trà hoa cúc,… 

3.3. Những thực phẩm nên tránh để cải thiện các cơn đau dạ dày

3.3.1. Đồ chiên, xào, rán

Đồ chiên, xào, rán chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, gây khó khăn cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn vì chúng rất khó tiêu. Sử dụng những thực phẩm này cũng gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tim mạch của bạn. Chúng có thể bám vào thành mạch gây ra xơ vữa, cản trở dòng máu lưu thông qua dạ dày gây thiếu máu dạ dày, làm những cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn và làm gia tăng các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…

3.3.2. Thức ăn cay

Sử dụng thức ăn chứa nhiều vị cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các cơ trơn co thắt mạnh hơn, làm gia tăng cảm giác khó chịu, bỏng rát trong dạ dày, làm nặng hơn cả về mức độ và tần suất các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, đồ ăn cay còn khiến cho các vết loét trong dạ dày lan rộng hơn, khiến cho bạn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.

3.3.3. Bia, rượu, đồ uống có gas

Người bị đau dạ dày nên tránh uống rượu, bia, đồ uống có gas

Người bị đau dạ dày nên tránh uống rượu, bia, đồ uống có gas

Bia, rượu và các đồ uống có gas chứa nhiều CO2, khi sử dụng chúng sẽ làm tăng cao lượng acid trong dạ dày, làm những cơn đau dạ dày đến nhanh hơn và dữ dội hơn.

>>>>>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Cần Kiêng Ăn Những Gì – 11 Thực Phẩm Người Bệnh Phải Tránh

Qua bài viết này, Scurma Fizzy hy vọng đã cung cấp được cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về vị trí dạ dày và những liên quan giữa vị trí dạ dày và các cơn đau dạ dày. Tìm hiểu ngay nhiều thông tin hơn về sản phẩm được đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày ngay tại đây. Liên hệ liền tay tới HOTLINE 18006091 để ngăn chặn ngay các biến chứng nguy hiểm với những tư vấn MIỄN PHÍ, TẬN TÌNH của các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia đến từ Scurma Fizzy về tình trạng dạ dày mà bạn đang gặp phải.

scur6

Scuma Fizzy lá chắn vàng trong làng bảo vệ dạ dày

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091