Dấu Hiệu Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Dấu Hiệu Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh nguy hiểm bởi tính diễn biến thầm lặng trong một thời gian dài. Đó là lý do tạo cho người bệnh một tâm lý chủ quan, lơ đãng. Từ đó đưa ra đánh giá sai lệch về bản chất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mà không hay biết bệnh có thể tiến triển ngầm theo thời gian và để lại những biến chứng không hồi phục nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngay bây giờ, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản để nhanh chóng đưa ra phương án thay đổi lối sinh hoạt mà từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt nhất.

1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng lượng dịch axit dạ dày hay lượng vật chất khác tồn tại trong dạ dày có xu hướng đi ngược ra ngoài qua lỗ tâm vị lên thực quản. Trên đường đi, dịch axit dạ dày sẽ có cơ hội cao tiếp xúc với niêm mạc thực quản, gây biến đổi pH tại các nơi mà chúng đi qua, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như: gây viêm loét, tổn thương thực quản; gây hẹp ống dẫn thực quản; chảy máu thực quản; ung thư thực quản. 

Ngoài ra còn có thể gây ra các bệnh khoác như viêm xoang, viêm loét đường thanh quản, viêm tai – mũi họng, viêm phổi…

Ở người bình thường, con đường của thức ăn, nước uống sẽ diễn ra theo trình tự: từ miệng thức ăn sẽ được đi xuống thực quản, cuối đường cơ vòng thực quản dưới (tâm vị) sẽ được mở ra cho phép thức ăn đi xuống dưới dạ dày, ngay sau đó tâm vị sẽ tự động đóng kín lại để tránh tình trạng không cho thức ăn cũng như dịch vị trào ngược trở lại thực quản. Xuất phát từ bất kỳ tác động hay biến chứng bất thường khiến hoạt động của tâm vị bị rối loạn tạo điều kiện cho axit dịch vị, men tiêu hóa, hơi hay ngay cả thức ăn ở dạ dày được thông qua và đi ngược lên thực quản. Tình trạng này được lặp lại nhiều lần gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Số liệu thống kê ở Việt Nam cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại số ca có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày rơi vào khoảng gần 14 triệu người. Số ca mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở khu vực đô thị chiếm tỷ lệ vượt mức so với khu vực nông thôn vùng quê. Đối tượng nổi bật chủ yếu là dân văn phòng. Nguyên nhân giải thích cho vấn đề này rất dễ hiểu đó là hiện tượng áp lực công việc đè nặng, quá trình làm việc căng thẳng, thời gian stress kéo dài. Bên cạnh đó, lượng công việc lớn khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc tuân thủ ăn uống đúng và đủ tiêu chuẩn về chế độ ăn lẫn thời gian ăn cũng là  một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trào ngược dạ dày.

Chúng ta nên hiểu 14 triệu người không phải là một con số nhỏ, đồng thời 14 triệu người cũng chưa phải là con số phản ánh sự chính xác tuyệt đối về tình trạng mắc bệnh trào ngược dạ dày ở nước ta ngày nay. Bởi, vẫn có những trường hợp chưa đi thăm khám và được chẩn đoán chính xác về bệnh. Tất cả chúng ta ở đây, chúng ta đang quá xem nhẹ về việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Điều đó được phản ánh thông qua con số 14 triệu người này và việc phần lớn mọi người vẫn chưa được am hiểu và hình dung hết được về mức độ nguy hiểm cũng như biến chứng mà căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh diễn biến khá thầm lặng trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, sẽ có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như các yếu tố xúc tác cho quá trình tiến triển của bệnh. Chúng ta cần nắm bắt rõ để có thể dễ dàng hơn trong cách thức phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản điển hình:

  • Hệ thống tế bào viền tại dạ dày bị rối loạn chức năng tiết axit dạ dày, dẫn đến lượng axit được tiết ra bất thường không nằm trong phạm vi cơ thể có thể kiểm soát. Tạo điều kiện cho việc di chuyển mất kiểm soát của axit dạ dày gây kích ứng mở tâm vị dạ dày gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Xuất hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: Prednisone, các thuốc thuộc nhóm giảm đau non – steroid,… Làm kích ứng đồng thời gây tổn thương niêm mạc dạ dày tạo ra các ổ viêm, vết loét tại dạ dày.
  • Hiện tượng xơ cứng hệ thống thực quản hay xơ cứng bì gây biểu hiện rối loạn chức năng của thực quản.
  • Tình trạng tăng hàm lượng canxi máu gây tăng lượng axit dạ dày kèm theo tăng lượng lớn nồng độ gastrin tại dạ dày.
  • Quá trình sinh tổng hợp gastrin bị gián đoạn kéo theo sự biến đổi lượng axit dạ dày gặp ở người mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Tình trạng thừa cân, phì đại hoặc phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng dễ có nguy cơ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn so với người khác. Bởi, ở những đối tượng này tình trạng trọng lượng cơ thể tăng lên khác thường, gây tác động lên các cơ thắt ở thực quản và dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn tới trương lực cơ thực quản bị suy yếu, tạo điều kiện cho axit dạ dày có thể trào ngược lên một cách dễ dàng hơn.
  • Stress kéo dài, bệnh nhân rơi vào tâm thế lo lắng quá mức, áp lực tâm lý. Tình trạng này xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian khá dài đủ để có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu đến dạ dày từ đó gây rối loạn chức năng bài tiết axit của dạ dày.
    Dấu hiêuu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Stress kéo dài cũng là một nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

  • Khẩu phần ăn uống cũng như thời gian bữa ăn không đảm bảo: Chúng ta thường duy trì thói quen không tốt đó là việc sử dụng quá nhiều loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa hàm lượng chất dầu mỡ cao, đồ ăn cay, nóng, chua, hay như uống quá nhiều bia, rượu,…Đó là những tác nhân cực kỳ nguy hại, tác động xấu đến sức khỏe người dùng, trực tiếp phá hủy dạ dày của bạn. Các thói quen xấu này luôn được duy trì, lặp lại nhiều lần trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của các bạn. Đến mức độ đạt ngưỡng cho phép, nó sẽ ngầm tạo ra một môi trường lý tưởng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, từ đó kích thích niêm mạc dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thói quen ăn uống với hàm lượng quá lớn nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là dạng thức ăn khó tiêu. Hay như việc sử dụng kèm theo nước uống có ga trong quá trình dùng bữa, và nằm ngay sau khi vừa ăn no. Đây cũng là một trong số các nguy cơ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ngoài ra bệnh còn xuất phát từ một số bệnh lý khác như: thoát vị đĩa đệm, viêm loét hang vị, phù nề thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị,… cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

>>>> Xem thêm: Chữa Bệnh Trào Ngược Bằng Liệu Pháp Thiên Nhiên Với 6 Loại Lá Cây Này

3. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản mặc dù diễn biến âm thầm, xong thực tế vẫn có những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản giúp chúng dễ dàng nhận biết để chẩn đoán sơ bộ về bệnh. Từ đó nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Thế nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều người vẫn tỏ ra khá chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể. Đó là nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang giai đoạn chuyển biến nặng mới “tá hỏa” đi thăm khám và điều trị.

Một số dấu hiệu sớm của bệnh có thể kể tên như:

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

3.1. Cảm giác ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là một trong các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện sớm nhất giúp bệnh nhân có thể nhận biết dễ dàng về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Với những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì việc ợ hơi, ợ nóng, ợ chua sẽ được diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt là sau những bữa ăn no.

Ợ nóng là hiện tượng bệnh nhân có cảm giác khối nóng di chuyển từ vùng dưới xương ức (thượng vị dạ dày) trào ngược lên phía trên cổ và có kèm theo cảm giác nóng rát.

Ợ chua là hiện tượng diễn ra tình trạng ợ có kèm theo một vị chua đọng lại trong miệng sau đó.

Ợ hơi là tình trạng bệnh nhân ợ ra hơi tựa như một luồng khí tách biệt, xuất phát từ dạ dày mở đường và được đẩy thẳng lên phía trên thực quản, qua miệng và sau đó là ra ngoài không khí.

Thông thường các tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua sẽ luôn đồng thời xảy ra cùng một thời điểm khi bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thời điểm các triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất là vào ban đêm khi bệnh nhân đang nằm ngủ, hoặc khi đầy bụng khó tiêu, và ngay sau khi kết thúc một bữa ăn no.

3.2. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn, nôn cũng là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà chúng ta hay gặp. Xuất phát từ tình trạng axit của dạ dày trào ngược bất thường, di chuyển lên trên họng và miệng, gây kích ứng niêm mạc tại họng và miệng từ đó gây cảm giác buồn nôn, nôn. Trong các trường hợp này, bệnh nhân có thể nôn ra lượng ít dịch dạ dày nếu dạ dày đang trong tình trạng rỗng, hoặc nôn ra thức ăn trong trường hợp đầy bụng, khó tiêu.

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào bao gồm: sau bữa ăn qua nhiều thành phần khó tiêu hay như sử dụng quá nhiều lượng bia rượu gây kích ứng dạ dày. Nhưng tình trạng buồn nôn, nôn thường nặng nhất là vào thời điểm ban đêm, do tư thế khi ngủ không phù hợp, đồng thời ban đêm còn là thời điểm hoạt động mạnh mẽ hơn cả của hệ thần kinh phó giao cảm.

3.3. Đau tức khu vực vùng thượng vị

Bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau thắt ngực, cảm giác bị chèn ép, đè nén gây đau, đau có thể lan sang hai cánh tay và xuyên ra sau lưng. Nguyên do gây ra dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản này xuất phát từ tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên phía trên, từ đó tác động vào mạng lưới các đầu mút sợi thần kinh phủ phía trên bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó kích thích cơ quan cảm ứng đau phát ra tín hiệu đau nhức, cụ thể là đau ngực, đau vùng thượng vị. Biểu hiện đau này cũng có thể xuất hiện ở một số các bệnh khác về tim mạch, vì vậy bệnh nhân cần lưu ý để tránh dẫn đến nhầm lẫn.

3.4. Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Lượng nước bọt được tiết ra nhiều hơn đáng kể ở những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là cơ chế điều hòa của cơ thể, nhằm trung hòa bớt lượng axit dư thừa. Lượng nước bọt được tiết ra đóng vai trò rửa trôi lượng axit từ dạ dày trào lên họng và miệng, mặt khác lượng nước bọt được kích thích tiết ra nhiều nhằm pha loãng nồng độ axit trong dạ dày do sự rối loạn trong chức năng bài tiết axit của tế bào viền dạ dày.

>>>> Đọc thêm: Giải Đáp Thắc Mắc Dạ Dày Thực Quản Bị Trào Ngược, Chữa Ở Đâu Tốt Nhất?

3.5. Ho và có dấu hiệu khàn tiếng

Biểu hiện ho và khàn tiếng cũng là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà mọi người cần lưu ý đến. Hiện tượng lượng dịch axit trong dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này có thể là điều kiện cho sự tiếp xúc kéo theo giữa dây thanh quản và axit dạ dày. Qua sự tiếp xúc này axit dạ dày có cơ hội làm tổn thương dây thanh quản. Đó là nguyên nhân dẫn đến người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có khả năng cao bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị khản tiếng. Bệnh còn có thể kèm theo biểu hiện ho, khó khăn trong giao tiếp lời nói do dây thanh quản bị viêm, phù nề.

3.6. Đau họng, khó nuốt, kèm theo cảm giác bị vướng ở cổ

Sự tiếp xúc bất thường với axit lâu ngày, được lặp lại nhiều lần ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây tổn thương nghiêm trọng ống thực quản. Thực quản của người bệnh sẽ có thể rơi vào tình trạng bị viêm, sưng tấy, phù nề gây cảm giác đau rát, khó chịu. Sự tiến triển của bệnh về lâu dài sẽ khiến cho đường kính ống thực quản dần trở nên bị thu hẹp, gây cản trở khó khăn cho đường đi của thức ăn. Khi đó, thức ăn được bệnh nhân ăn vào mỗi bữa sẽ không dễ dàng được thông qua thực quản để xuống dạ dày. Điều này khiến người bệnh trở nên khó khăn trong ăn uống, cảm giác như bị nghẽn ở cổ, khó nuốt.

3.7. Khó thở đồng thời có nấc cục

Bề mặt niêm mạc thực quản, thanh quản bị tổn thương do tiếp xúc với axit dạ dày gặp ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sự tổn thương kéo theo sự bất thường trong hoạt động co giãn của thanh quản, thực quản làm xuất hiện triệu chứng nấc cục và khó thở. Đây là một trong số ít các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

3.8. Cảm giác đắng miệng

Trạng thái tống ngược của hỗn hợp chứa trong dạ dày đi ngược quy luật tự nhiên, qua thực quản lên thẳng miệng và có thể được tống ra ngoài môi trường. Khối hỗn hợp đó khi bị trào ngược lên có thể có lẫn sự có mặt của dịch nhũ hóa (dịch mật), gây cảm giác đắng miệng cho người bệnh. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản này hay thường được gặp vào thời điểm buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy, nếu trong đêm trước bệnh nhân xảy ra triệu chứng bị trào ngược. Đây là biểu hiện hay bị người bệnh bỏ qua do triệu chứng trào ngược được diễn ra vào thời điểm đêm, lúc người bệnh đang ngủ say không để tâm đến.

3.9. Đầy bụng, cảm giác khó tiêu

Người bệnh có thể có cảm giác đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu sau mỗi bữa ăn mặc dù lượng thức ăn được ăn vào không quá nhiều. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản này xảy ra do lỗ tâm vị của dạ dày bị rối loạn trong hoạt động đóng mở, khiến thức ăn luôn có xu hướng được tống ra ngoài qua đường miệng của người bệnh. Nhu động ruột hoạt động ngược quy tắc khiến thức ăn từ dạ dày khó xuống ruột và được tiêu hóa, hấp thu. Bệnh nhân luôn trong tình trạng đầy bụng, ăn không ngon miệng.

4. Bệnh lý dạ dày bị trào ngược có thể sản sinh ra các tác hại gì

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Đầy bụng, khó tiêu

Dạ dày hay còn được biết đến với cái tên là thùng chứa thức ăn. Là một bộ phận trong chuỗi bộ phận của tiêu hóa, dạ dày đóng vai trò là nơi tiêu hóa một phần thức ăn được đưa từ miệng xuống. Đồng thời, tiếp tục co bóp và tống toàn bộ thức ăn xuống ruột để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tại đây.

Để thực hiện được nhiệm vụ tiêu hóa được 1 phần thức ăn, tại đây dạ dày kích thích  tiết ra axit hydrochloric (HCl). Với bản chất là một axit mạnh, HCl giúp hoạt hóa enzym tiêu hóa (pepsin) – giữ vai trò chính trong quá trình phân cắt và tiêu hóa protein. Nhờ đó mà bản thân dạ dày còn được biết đến là có một hàng rào rất kiên cố, bảo vệ dạ dày bền vững với thời gian mà không bị “ăn mòn” bởi các dịch tiêu hóa này. Mặc dù, các cơ quan khác không hề có được cơ chế bảo vệ này. Đó là lý do giải thích cho hiện tượng bị bào mòn của các cơ quan, bộ phận khác ngoài dạ dày. Khi bị tiếp xúc với dịch axit của dạ dày, niêm mạc của các bộ phận này nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn theo thời gian. Hậu quả sau cùng là phù nề, viêm loét, xơ bì và dính, nặng hơn có thể phát triển thành ung thư. 

Có thể cụ thể hóa từng trường hợp như sau:

4.1. Loét thực quản

Tình trạng tiếp xúc được lặp lại với tần số cao giữa axit dạ dày với niêm mạc thực quản, gây tổn thương niêm mạc đường thực quản. Hình thành nhiều ổ loét, các vết loét có thể chảy máu, gây cảm giác đau đớn và khó nuốt.

4.2. Hẹp ống thực quản

Đây là một trong số hậu quả của bệnh mà hầu hết người bệnh đều khó tránh khỏi khi bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bước qua giai đoạn chịu đau đớn liên miên với việc xuất hiện của các vết viêm, loét tại thực quản. Các vết loét, vùng bị tổn thương dần được hồi phục, liền lại thì rất có thể sẽ để lại sẹo. Các vết sẹo cùng với những ổ loét mới chưa lành, khiến niêm mạc thực quản trở nên lồi lõm, làm hẹp dần thực quản gây tắc nghẽn đường lưu chuyển của thức ăn xuống dạ dày. Bệnh nhân cảm giác khó khăn hơn trong việc ăn uống hằng ngày. Sau mỗi bữa ăn có thể sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, và ăn không còn cảm giác ngon miệng. 

4.3. Barrett thực quản

Tình trạng hệ thống các mô vảy ở đoạn dưới cùng của thực quản bị chuyển hóa thành dạng mô cột, đặc trưng bởi các tế bào giống như ở ruột. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng là hiện tượng trào ngược của axit dạ dày. Nếu tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn mà không được phát hiện để điều trị kịp thời, axit dạ dày vẫn tiếp tục bị trào ngược, thì nguy cơ rất cao sẽ dẫn tới giai đoạn ung thư thực quản ở người bệnh. Xây dựng thói quen đi đến bệnh viện, phòng khám uy tín để tiến hành nội soi dạ dày định kỳ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe cho bản thân và gia đình.

4.4. Ung thư thực quản

dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ung thư thực quản

Ung thư thường được biết đến là giai đoạn cuối của quá trình tiến triển các bệnh. Vì vậy ung thư thực quản là trường hợp rất hiếm gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù là thế nhưng chúng ta cũng không phải vì vậy mà coi thường biến chứng này. Số liệu thống kê cho thấy, biến chứng này thường hay gặp nhiều ở những đối tượng bệnh nhân trên 50 tuổi. Người bệnh gặp phải một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: nôn mửa, nuốt nghẹn, đau sau xương ức, tình trạng đau với tần số dai dẳng, ho, khạc đờm liên miên, khàn tiếng. Có khi là đau ngực dữ dội và xuất hiện các hội chứng của nhiễm trùng nổi bật. Ở một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch tại vị trí hố thượng đòn ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên trái, phải.

Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có một số đặc điểm nhận dạng sau: Làn da sạm dần, bệnh nhân xuất hiện các nếp nhăn ngày một rõ rệt, đặc biệt là ở khu vực da mặt và chân tay của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn kéo theo biểu hiện của khả năng bị mất nước mãn tính (da khô, nhăn nhúm,…), suy kiệt dinh dưỡng nếu tình trạng bệnh không được điều trị cải thiện theo thời gian.

Ung thư thực quản được chia thành 2 loại chính đó là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, một yếu tố nguy cơ chủ yếu thúc đẩy phát triển thành ung thư thực quản là biến chứng Barrett thực quản. Kết quả thống kê sơ bộ cho thấy xét trong 10 – 20 người bị Barrett thực quản thì xác suất xuất hiện một người phát triển thành ung thư thực quản sau khoảng thời gian là 10 đến 20 năm. 

Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi bước sang giai đoạn ung thư thực quản sẽ không thể chữa khỏi được. Trong những trường hợp này bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị ngoại khoa, hoặc nội khoa theo chỉ định dựa trên tình trạng thực tại của người bệnh. Việc điều trị này chỉ có tác dụng giúp kéo dài thêm sự sống cho người bệnh, giúp họ giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu mà bệnh mang lại và cải thiện chất lượng, kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân.

 

4.5. Biểu hiện bên ngoài thực quản

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các bệnh về tai do bệnh trào ngược dạ dày

Viêm họng hạt, viêm tai mũi họng, viêm nhiễm thanh quản cấp mạn. Phát triển trở nặng của bệnh hen suyễn. Acid dạ dày làm bào mòn răng, trường hợp axit theo đường thanh quản trào vào phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng xơ phổi….

5. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố từ ngoại cảnh tác động gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp hỗ trợ giúp làm thuyên giảm hay điều trị dứt điểm bệnh bao gồm: phương pháp dựa trên sự thay đổi về lối sống, cải thiện chế độ ăn uống; điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa và một số các thủ thuật khác. Được cụ thể hóa dưới đây.

5.1. Phương pháp tại nhà

Điều trị tại nhà là phương pháp điều trị với cách thức dựa trên sự thay đổi về lối sống sinh hoạt các nhân, chế độ ăn uống cùng với thói quen không tốt hằng ngày. Là phương pháp luôn được khuyến khích phát huy thực hiện từ lời khuyên của các bác sĩ tới mỗi bệnh nhân của mình. Xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh hay có một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta làm giảm đáng kể tần số lặp lại của triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:

5.1.1. Thời gian ăn

Đối với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, khuyến khích người bệnh chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ dàn đều trong ngày. Cấm tuyệt đối tình trạng bỏ bữa ăn sáng. Thói quen này không những khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân trở nên trầm trọng mà còn khiến sức khỏe bệnh nhân ngày một suy giảm.

5.1.2. Thực phẩm sử dụng

dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Thực phẩm sử dụng cho bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm. Với bản chất tính kiềm, thực phẩm khi ăn vào sẽ có vai trò trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày có thể kể tên như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay các thực phẩm có chất đạm dễ tiêu điển hình như cá. Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích tăng tiết axit dạ dày hoặc kích thích gây co thắt cơ dưới thực quản. Có thể kể tên một số thực phẩm điển hình là các loại hoa quả có hàm lượng axit cao như chanh, cam, dứa, xoài, quýt,… và một số ít các sản phẩm được chế biến lên men từ sữa. Đặc biệt hạn chế tối thiểu việc sử dụng các thực phẩm giàu chất béo hay các thực phẩm với nồng độ chua cay cao.

>>>> Tham khảo thêm: Bác Sĩ Khuyên Chữa Trào Ngược Dạ Dày Như Thế Nào?

5.1.3. Loại bỏ các thói quen không tốt

dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Không sử dụng các chất kích thích

Đối với những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm có chất kích thích như: hút thuốc lá, thuốc lào; sử dụng rượu, bia, đồ uống có gas, cồn; cấm sử dụng các chất kích thích mạnh như ma túy, thuốc phiện, cần sa,…Ngoài ra, người bệnh không nên nằm ngay sau khi ăn hoặc uống, không lao động làm việc nặng sau mỗi bữa ăn. Loại bỏ thói quen thức ngủ quá khuya, tốt hơn hết là nên ngủ trước 23h đêm.

Không nên ăn đêm, vì đêm là thời gian nghỉ ngơi của hầu hết các cơ quan, bộ phận cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc. Tốt hơn hết là đảm bảo cho dạ dày ở trạng thái rỗng 3h trước khi ngủ. Khi ngủ, không được để tư thế ngủ làm đầu bị dốc xuống, có thể đảm bảo đầu chếch lên so với phần lưng và chân khoảng 15cm là ổn.

5.1.4. Một số lưu ý khác  

Đảm bảo một chế độ ăn hợp lý để có thể duy trì ổn định mức cân nặng hợp lý. Luôn duy trì một tâm thế tốt, thư giãn nhất có thể, hạn chế tối thiểu thời gian stress, thói quen này có thể giúp cải thiện làm giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ rệt theo thời gian. Chú ý tư thế đứng, ngồi, nằm: Đứng và ngồi tư thế thẳng lưng, tránh tình trạng đi khom lưng.

5.2. Phương pháp điều trị bằng thuốc

dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc

Hiện nay ngành y tế đang ngày một phát triển, và cho ra đời rất nhiều chế phẩm thuốc giúp cải thiện và điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, người bệnh sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc cũng như đơn liều sử dụng.

  • Dạng antacid: thuốc có tác dụng trung hòa bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2: ức chế tổng hợp và giải phóng acid tại dạ dày (cimetidin / ranitidin).
  • Nhóm thuốc ức chế hoạt động của bơm proton H+/K+ ATPase (omeprazol).
  • Nhóm thuốc bao vết loét, bảo vệ dạ dày: tác dụng của thuốc phát huy thông qua cơ chế phủ một lớp màng bảo vệ lên hệ thống niêm mạc và chỗ loét dạ dày. Từ đó giảm bớt sự tổn thương gây ra bởi axit dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Chữa Trào Ngược Nào Là Phổ Biến Nhất Và Tốt Nhất

5.3. Phẫu thuật

Phương pháp can thiệp thông qua phẫu thuật, thường được áp dụng trong những trường hợp người bệnh được chỉ định dùng thuốc và thay đổi lối sống nhưng vẫn  không có sự cải thiện trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đối với những trường hợp này bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là fundoplication, với mục đích làm tăng áp lực hệ thống cơ vòng thực quản dưới. Từ đó lỗ tâm vị sẽ được đi vào hoạt động ổn định hơn, giúp giữ ổn định axit lại trong dạ dày. Khi đó, một phần của dạ dày được bọc xung quanh thực quản và sau đó tiến hành khâu lại, đảm bảo hiệu quả hoạt động một chiều của van. Thủ thuật này được tiến hành thông qua  phương pháp nội soi, có thể để lại sẹo nhưng kích thước nhỏ và thời gian bình phục sau phẫu thuật là khá nhanh.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc các bạn có nhu cầu muốn tư vấn trong việc sử dụng thuốc và điều trị bệnh. Các bạn có thể vui lòng liên hệ tới hotline 18016091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn tận tình. Công ty chúng tôi rất vinh dự được phục vụ các bạn. 

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091