Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

Trào ngược dạ dày thực quản (tên tiếng anh: GERD) là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản từng đợt thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu do cơ thắt thực quản đóng mở không bình thường, do thoát vị hoành hay do những áp lực quá mức lên khoang bụng. Các bác sĩ đã đưa ra những lời khuyên nào cho cách chữa trào ngược dạ dày thực quản?

1. Dạ dày thực quản bị trào ngược có điều trị khỏi hẳn được hay không?

Trào ngược dạ dày thực quản tuy không phải là bệnh lý tiêu hóa có nguy cơ gây tử vong cao nhưng nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển sang những biến chứng ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa, thậm chí có thể gây ung thư. 

Đối với trẻ sơ sinh, thường xảy ra tình trạng nôn/ trớ khi ăn dặm hoặc uống sữa thì đó là hiện tượng trào ngược sinh lý do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Việc thăm khám cho bé trong giai đoạn này cũng rất khó khăn do còn quá nhỏ. Vì vậy, nếu thấy bé vẫn tăng cân đều đặn và ít quấy khóc khi ăn thì phụ huynh không nên quá lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu từ sau 3 tuổi trở lên, khi theo dõi tình trạng trẻ vẫn có dấu hiệu nôn/ trớ thì khả năng cao đó là trào ngược bệnh lý. Phụ huynh nên đưa con đi khám và tham khảo các cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà vì thuốc tây y dễ tác động không tốt tới trẻ nhỏ, nhất là với sự phát triển của chúng.

2. Phác đồ của Bộ Y tế ban hành trong việc điều trị trào ngược thực quản dạ dày

Dựa trên triệu chứng bệnh, tần suất phát bệnh, mức độ trào ngược… bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Nhìn chung, việc điều trị dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa biến chứng. 

Tuân thủ phác đồ điều trị không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của việc chữa trị. Bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lí (sẽ nêu cụ thể ở phần sau). 

Các tác dụng phụ thường gặp ở các loại thuốc này đều là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón… 

chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Phác đồ chữa trào ngược dạ dày thực quản

Lưu ý đây là thuốc kê đơn, liều lượng cụ thể với từng bệnh nhân do bác sĩ chỉ định tùy tình hình cụ thể và không tự ý thay đổi liều dùng. 

Ngoài các loại thuốc được giới thiệu dưới đây, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc có hoạt tính và thành phần tương tự để thay thế nhưng công dụng thì không có sự khác nhau.

Các nhóm thuốc hiện đang được dùng trong điều trị bao gồm:

2.1. Thuốc trung hòa acid

2.1.1. Phosphalugel

Thành phần chính là Colloidal aluminium phosphat gel 20% cùng các tá dược sorbitol, hương cam… 

Thuốc dạng gói chứa hỗn dịch và chống chỉ định với người mắc các bệnh về thận. Bệnh nhân nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc khi lên cơn đau, 1 – 2 gói/ lần, 2 – 3 lần/ ngày. 

2.1.2. Maalox

Thành phần chính là nhôm hydroxyd, magie hydroxyd (với Maalox Plus có thêm thành phần simethicon có tác dụng làm vỡ các bóng khí trong dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi) cùng các tá dược là hương bạc hà, sorbitol, đường có 3% tinh bột… 

Thuốc dạng viên nhai và không chỉ định dùng cho trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi hay người bị suy thận nặng. Với người lớn, nhai 2 viên/ lần sau bữa ăn hoặc khi lên cơn trào ngược, không dùng quá 6 lần/ ngày. 

2.2. Thuốc giảm tiết acid 

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế bơm proton hay kháng histamin. 

2.2.1. Omeprazol

Thuốc có thành phần chính là Omeprazol cùng các tá dược canxi cacbonat, mannitol, titan dioxid, đường, natri methyl paraben… 

Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng với hàm lượng chủ yếu là loại 20 mg, đóng gói dạng vỉ hoặc hộp. Uống 1 – 2 viên/ lần/ ngày sau bữa ăn trong 4 – 8 tuần. Với trào ngược mạn có thể duy trì 1 viên/ ngày sau đó. 

2.2.2. Pariet

Thuốc chứa hoạt chất chính là Rabeprazole có khả năng kháng acid mạnh hơn Omeprazol, với 2 loại hàm lượng là 10 mg và 20 mg, tá dược gồm mannitol, magie oxid, ethylcellulose… 

Thuốc được bào chế theo kiểu viên nén bao tan trong ruột. Uống 1 – 2 viên/ lần/ ngày (tùy theo hàm lượng thuốc và mức độ bệnh) trong 4 – 8 tuần. Với bệnh nhân mạn tính, có thể uống duy trì sau đó. Nên uống thuốc vào buổi sáng hoặc khi xuất hiện cơn trào ngược acid. 

2.3. Thuốc điều hòa nhu động tiêu hóa

Nhóm thuốc này làm tăng áp lực lên cơ thắt dưới thực quản và tăng độ mở cơ thắt môn vị khi tiêu hóa, có công dụng giảm triệu chứng buồn nôn mà không kích thích tiết dịch vị. 

2.3.1. Domperidon

Thuốc có thành phần chính là Domperidon (có tính kháng dopamin) và các tá dược như titan dioxyd, lactose monohydrat… 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 10 mg. Uống 1 – 3 lần/ ngày, 1 viên/ lần. Nên dùng ở liều thấp nhất có thể và uống vào thời gian cố định và trước bữa ăn để hấp thu thuốc tối đa. Không dùng cho bệnh nhân suy gan nặng, trẻ em dưới 15 tuổi. 

2.3.2. Metoclopramid

Thuốc có thành phần chính là Metoclopramid hydroclorid khan cùng các tá dược như magie stearat, lactose monohydrat… 

Thuốc ở dạng viên nén với hàm lượng 10mg. Uống 1 viên/ lần, tối đa 3 lần/ ngày, tối đa 5 ngày/ đợt điều trị. Không nên dùng cho người già, trẻ dưới độ tuổi vị thành niên, người bị suy gan/ thận hoặc cần giảm liều khi sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thực quản

Trong trường hợp mức độ bệnh khá nghiêm trọng, có thể cần phải làm phẫu thuật tạo van dạ dày ở quanh phần thực quản dưới. Có một số ghi nhận bệnh nhân sau phẫu thuật có tình trạng khó nuốt, chướng bụng song không phải đa số. Biện pháp này cũng có dẫn tới một số trường hợp tử vong. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Sử Dụng Thuốc Được Bộ Y Tế Ban Hành Để Điều Trị Trào Ngược Cho Người Bệnh

3. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian với nguyên liệu phổ biến và giá thành rẻ, hầu như không gây ra phản ứng phụ với cơ thể là những mẹo chắc chắn bạn không nên bỏ qua. 

3.1. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ

Nghệ là cây thuốc thuộc họ Gừng và chứa hàm lượng curcumin cao hơn nên luôn là một trong những thảo dược ưu việt chữa bệnh dạ dày. Công dụng của nghệ chủ yếu là làm lành vết loét và kháng viêm. Có thể sử dụng nghệ vàng hay nghệ đen đều rất tốt cho đường tiêu hóa. 

Cách dùng

  • Pha một thìa tinh bột nghệ (hoặc có thể lấy nghệ tươi nghiền nhuyễn và phơi khô) với 200 ml nước ấm rồi uống trực tiếp vào sáng sớm hoặc 15 – 30 phút trước các bữa ăn chính.
  • Có thể cho thêm một thìa mật ong hoặc vài giọt nước cốt chanh để dễ uống hơn. 

3.2. Chữa trào ngược dạ dày thực quản với mật ong

Đây là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng có thể kể tới như làm đẹp da, kháng viêm, chống lão hóa, chữa ho… nhờ các thành phần như catalase, chrysin… Trong tiêu hóa, nó giúp người bệnh giảm tình trạng ợ, chướng bụng và làm liền vết loét niêm mạc. 

Cách dùng: Pha 2 thìa mật ong nguyên chất trong 200 – 250 ml nước ấm và uống 1 lần mỗi ngày vào trước bữa sáng 15 – 20 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể cho thêm một vài giọt cốt chanh nhằm tăng tính chống oxy hóa của dạ dày. 

3.3. Chữa trào ngược dạ dày thực quản với gừng

Gừng là một vị thuốc có tính cay với một số hoạt chất có lợi cho hệ tiêu hóa như gingerol, shogaol… Gừng hỗ trợ người bệnh cải thiện các triệu chứng bệnh như buồn nôn, đầy bụng hay ợ hơi. 

Cách dùng

  • Cách thứ nhất là pha trà gừng (2 – 3 củ gừng tươi trong khoảng 500 ml nước sôi) để uống sau mỗi bữa ăn.
  • Cách thứ hai là kết hợp với vỏ cam khô (gừng tươi và vỏ cam khô mang sắc lấy 2 – 3 bát nước uống) có thể đồng thời giúp bệnh nhân giảm áp lực và có một giấc ngủ sâu hơn. 

3.4. Chữa trào ngược dạ dày thực quản sử dụng liệu pháp có hoa cúc vàng

trà hoa cúc

Chữa trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Đây là nguyên liệu chính trong trà hoa cúc, ngoài ra còn có táo đỏ, kỷ tử… giúp người bệnh giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, ợ, nấc đồng thời làm giảm bớt dịch vị dạ dày. Hơn nữa, loại trà này còn có thể giúp người uống giảm căng thẳng, lo âu – một trong những yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày thực quản. 

Cách dùng

  • Thông thường trà hoa cúc với nguyên liệu được chuẩn bị sẵn sẽ được bày bán tại các hiệu thuốc thành từng gói/ hộp.
  • Bạn chỉ cần pha mỗi gói trà theo hướng dẫn sử dụng (lượng nước tùy theo khối lượng tịnh mỗi gói) và uống vào trước hoặc sau bữa ăn 15 – 30 phút. 

3.5. Chữa trào ngược dạ dày thực quản sử dụng liệu pháp có cam thảo

Cụ thể ở đây, người bệnh sẽ sử dụng rễ cam thảo có chứa thành phần glabridin, mang tới những công dụng là giảm đắng miệng do hiện tượng ợ hơi, ợ chua và kháng viêm, làm lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Cách dùng

Rễ cam thảo rửa sạch, ngâm trong nước sôi để uống hàng ngày. Nên uống trước hoặc sau ăn 10 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần đều đặn trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao. 

3.6. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng nha đam

Nha đam (lô hội) được biết tới nhiều trong làm đẹp. Trong y học, nhờ thành phần anthraquinon giúp nha đam có khả năng giảm đau bụng, kháng viêm nhẹ và nhuận tràng. 

Cách dùng

Ở bước sơ chế, cần lưu ý rửa sạch nha đam rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ vị đắng và nhớt. Lấy phần thịt của một nhánh nha đam, nghiền nhỏ và ăn trực tiếp hoặc pha nước uống (nên cho thêm đường để dễ ăn hơn). Sử dụng đều đặn hàng ngày, có thể ăn/ uống vào khoảng thời gian cho bữa ăn phụ. 

3.7. Chữa trào ngược dạ dày thực quản với lá mơ lông

Lá mơ lông có tính hàn, chứa một số thành phần như caroten, vitamin C… có công dụng diệt vi khuẩn có hại cho đường ruột, giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Đây cũng là nguyên liệu quen thuộc trong bếp bởi rất nhiều món ăn của người Việt. 

Cách dùng

Ngoài cách sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh có thể uống nước cốt lá mơ. Lấy khoảng 15 – 20 lá rửa sạch, xay nhỏ lấy nước cốt để uống hàng ngày. Có thể pha thêm nước và một chút đường để dễ uống hơn. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Chữa Các Bệnh Lý Dạ Dày Với Lá Mơ Lông Liệu Có Hiệu Quả Hay Không?

3.8. Chữa trào ngược dạ dày thực quản sử dụng liệu pháp có lá bạc hà

chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-5

Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có tính hàn, không chỉ mang lại cảm giác tươi mát, sảng khoái tinh thần khi sử dụng mà còn hạn chế được tình trạng ợ, khó tiêu hay trào ngược acid. 

Cách dùng

  • Lấy 20 – 30 lá bạc hà ngâm trong 300 – 500 ml nước sôi rồi dùng uống hàng ngày thay nước lọc sau mỗi bữa ăn.
  • Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn cũng có thể nhai trực tiếp 5 – 7 lá bạc hà tươi rửa sạch hoặc dùng ăn kèm trong các bữa ăn cũng rất hiệu quả. 

3.9. Chữa trào ngược dạ dày thực quản với tỏi

Tỏi là vị thuốc có tính nóng, chứa nhiều thành phần hữu ích như germanium, glycosid, selen… và có công dụng diệt khuẩn rất tốt đồng thời giảm chướng bụng, ợ chua, ợ hơi. 

Cách dùng

Tỏi là gia vị phổ biến được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với người bị bệnh, để đạt hiệu quả nhanh hơn thì có thể ngâm tỏi với mật ong trong một hũ để dùng ăn dần, mỗi ngày 3 – 4 nhánh. Nếu người bệnh có triệu chứng đầy hơi chướng bụng kéo dài, có thể xay nhỏ tỏi rồi cho vào băng gạc và đắp lên rốn. 

3.10. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng baking soda

Baking soda có tên khoa học là natri hydrocacbonat/ natri bicacbonat, công thức hóa học là NaHCO3 nên có tính kiềm đặc trưng. Chính vì vậy, đây là nguyên liệu rất tốt trong trung hòa acid cũng như khử khuẩn. 

Cách dùng

  • Baking soda có bán rất nhiều ở các nhà thuốc, cửa hàng tạp hóa.
  • Nên pha 2 thìa baking soda vào khoảng 100 – 150 ml nước ấm, uống 2 lần/ ngày trước bữa ăn 15 – 30 phút.
  • Lưu ý không nên uống quá nhiều baking soda trong một ngày bởi nó có thể làm mất cân bằng acid trong dịch dạ dày. 

4. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-4

Thay đổi thói quen sinh hoạt

4.1. Kê cao gối nằm và nằm nghiêng sang trái

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản nên kê gối cao khi nằm sao cho đầu cao hơn chân khoảng 20 – 25 cm. Điều này giúp khi nằm, thực quản cao hơn dạ dày, hạn chế việc dịch vị đi từ dạ dày tới thực quản theo chiều trọng lực. 

Đồng thời, bệnh nhân nên nằm nghiêng người về phía bên trái để không tạo lực đè ép lên cơ thắt dưới thực quản khiến các cơ này đóng mở tự do kể cả khi không có thức ăn xuống dạ dày, làm dịch dạ dày rò rỉ lại vào thực quản. 

4.2. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Phong cách ăn mặc rộng rãi hay ôm sát sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh này, một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đáng được lưu tâm đó là không mặc đồ chật hay ôm sát người. Bởi điều này vô tình gây nên lực ép cho các cơ quan hệ tiêu hóa và hệ tiêu hóa không thể hoạt động tốt được. 

4.3. Không ăn quá no

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải vấn đề thức ăn luôn ứ đọng lại trong dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ hoặc đầy hơi chướng bụng. Để khắc phục bớt hiện tượng này, bệnh nhân nên tránh ăn quá no. Thức ăn ở trong môi trường dạ dày quá lâu nhưng không được chuyển hóa dễ tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại cho hệ tiêu hóa. 

4.4. Uống nước ấm

Nước ấm không chỉ giúp thanh lọc cơ thể rất tốt mà còn có thể làm loãng dịch acid trong dạ dày. Dạ dày sẽ giảm được nguy cơ bị bào mòn và loét. Vì vậy, một cốc nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy và vào những lúc đói sẽ giúp bạn bớt cảm giác nóng rát trong đường ruột. 

4.5. Giảm căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo âu luôn là yếu tố gây hại cho cơ thể dù trong bất kể trường hợp nào. Với những ai bị bệnh lý về tiêu hóa, đây chính là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh những hormone làm tăng quá trình tiết dịch vị ở dạ dày. 

4.6. Nên ăn loại thực phẩm gì khi bạn bị dạ dày thực quản trào ngược?

chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Bánh mì

Với đặc tính mềm và dễ thấm hút chất lỏng, một lát bánh mì khi đói có thể giúp làm giảm một lượng acid trong dạ dày. Hơn nữa, bánh mì là loại thực phẩm rất dễ tiêu nên rất tiện lợi cho những người đang chữa trào ngược dạ dày thực quản. 

Sữa chua

Chắc hẳn mọi người đều biết ít nhiều tới công dụng của sữa chua như làm đẹp da và dáng, lợi khuẩn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn… Tuy nhiên, bệnh nhân nên chú ý không ăn sữa chua khi đói hoặc vừa ăn no. 

Hạt đỗ/ đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan…)

Đây là những thực phẩm giàu acid amin và hàm lượng chất xơ, vitamin nên rất có lợi cho việc chữa trào ngược dạ dày thực quản. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn những loại thực phẩm mềm và dễ tiêu như soup, thịt lợn thăn, yến mạch… để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

>>>> Tham khảo thêm: Xếp Thực Đơn Bữa Ăn Cho Người Bệnh Trào Ngược Thế Nào Là Hợp Lý

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cách chữa trào ngược dạ dày thực quản. Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về bệnh lý dạ dày mà bạn đang gặp ngay trong hôm nay từ đội ngũ chuyên gia uy tín của Scurma Fizzy

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091