Top 6 Lá Cây Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Cực Hay Cần Biết

Top 6 Lá Cây Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Cực Hay Cần Biết

Lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tốt không? Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày cần biết là gì?Trong thời đại ngày nay, khi mà các bài thuốc nam hay thuốc tây được đa dạng hóa. Người bệnh có thêm nhiều sự lựa chọn khi tìm cách trị khỏi bệnh cho mình.

Bên cạnh việc dùng thuốc tây nhanh chóng và tiện lợi, thì bệnh nhân lại ưu tiên dùng cách loại dược liệu đơn giản, có mặt hằng ngày trong cuộc sống vì tính an toàn, hiệu quả và giá thành rẻ của chúng. Dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một phương pháp được rất nhiều người tin dùng và tìm đến trong suốt bao năm nay. Sau đây là 6 loại cây chữa bệnh trào ngược dạ dày phổ biến nhất được nhiều người quan tâm.

1.Trào ngược dạ dày là gì, triệu chứng?

1.1.Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày (trào ngược axit dạ dày) là tình trạng dịch dạ dày (thức ăn, acid HCl, pepsin, men tiêu hóa) trào ngược lên thực quản từng lúc hoặc thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cổ họng và thực quản.

Bất kể ai cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, nhưng thường gặp hơn ở những người mang thai, béo phì, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn khó tiêu, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá,…

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường ăn không ngon, ngủ không yên, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Nếu nặng hơn còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Hẹp thực quản: tắc nghẽn vận chuyển thức ăn.
  • Loét thực quản: gây chảy máu ở dạ dày.
  • Thực quản Barrett: Một lỗi bất thường (metaplastic) trong niêm mạc. Mô vảy ở dưới đoạn thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột nguy cơ tiềm ẩn, tăng nguy cơ ung thư thực quản
  • Ung thư thực quản: Biến chứng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1.2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày

+ Trào ngược dạ dày khi ngủ: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, để lại vị cay nóng trong miệng. thường xuất hiện khi bạn nằm ngủ, vào ban đêm hoặc khi ăn no.

+ Trào ngược dạ dày gây khó thở: tạo cảm giác co thắt ở ngực gây ra cảm giác khó thở cho bệnh nhân. Có thể cơ đau sẽ lan ra sau lưng hoặc cánh tay.

+ Trào ngược dạ dày gây viêm họng: Vùng họng bị tổn thương do tiếp xúc với acid của dạ dày gây khàn giọng, khó nuốt, rát họng, đau họng, cảm giác vướng ở cổ. Ngoài ra người trào ngược dạ dày rất dễ bị viêm họng do dịch viêm chảy xuống phế quản.

+ Trào ngược dạ dày có đờm: Thường xuất hiện nhiều đờm cho dịch bị ứ đọng lại thực quản. Sự trào ngược acid dạ dày vào cổ họng còn gây cảm giác buồn nôn và nôn.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

2.Dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản liệu có tốt không?

Bên cạnh các loại thuốc tây hiện có trên thị trường, người bệnh vẫn ưu tiên tìm đến bài thuốc trong dân gian vì tính an toàn và hiệu quả của các loại cây đem lại.

Thực tế, các bài thuốc dân gian không những cho hiệu quả lớn, rất an toàn, lại còn có tính kinh tế cao.

2.1.Ưu điểm của dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày

Rẻ, dễ tìm: Các loại lá cây chữa trào ngược thực quản không phải là nguyên liệu quý hiếm, khó tìm gì. Chúng ngay xung quanh nhà ta, và có thể mua với giá cả rẻ nhất. So với các loại thực phẩm chức năng đắt tiền, thì đây là một trong những phương pháp tiết kiệm nhất mà đem lại hiệu quả cao.

An toàn: Các loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thường là những loại lá quen thuộc trong đời sống hằng ngày, được dùng như là một loại rau để ăn sống nên rất lành tính và được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên càng tăng thêm tính an toàn.

Hiệu quả: Rất nhiều loại lá cây chữa trào ngược đã được phân tích ra các thành phần cụ thể, một số loại còn được chiết xuất để điều chế thuốc mang lại hiệu quả cao. Nếu biết và dùng đúng cách, chắc chắn các loại lá cây này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất mà người bệnh mong muốn.

Không những lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày được dứt điểm mà còn giúp người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu, quay về công việc và cuộc sống thường nhật.

2.2. Nhược điểm của việc dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày

+ Tác dụng chậm, đòi hỏi sự kiên trì.

+ Có những bài thuốc cần nhiều loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày khác nhau nên cần nhiều công đoạn thực hiện, đòi hỏi đúng quy trình và liều lượng của các loại thảo mộc.

+ Kiêng khem, kết hợp với các chế độ lành mạnh, khoa học, ăn uống trong suốt quá trình dùng thuốc.

3.Top 6 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả nên được áp dụng

Với tất cả những ưu điểm nêu trên, thì 6 loại cây chữa bệnh trào ngược dạ dày sau đây rất đáng để thử, chúng có thể để đẩy lùi căn bệnh trào ngược dạ dày gây cảm giác khó chịu, ức chế bao năm cho chúng ta mà lại cực kì lành tính, an toàn. Dưới đây là 6 loại lá cây được đánh giá là hiệu quả, gần gũi, rẻ và an toàn nhất:

3.1.Lá cây nha đam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nha đam giảm tiết axit cho hệ tiêu quá rất hiệu quả

Nha đam giúp giảm tiết axit cho hệ tiêu hóa

Nha đam được biết đến như là một loại “thần dược” làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Ngoài ra nó còn có tính hàn, vị ngọt có tác dụng kháng khuẩn, gây tê, làm êm dịu vết thương.

Nhờ khả năng thanh nhiệt, giảm bài tiết Acid và giúp cân bằng hệ tiêu hóa, chính vì thế nó là một trong những mẹo trị trào ngược dạ dày tốt nhất, nguyên liệu này lại rất dễ tìm, hầu như nhà nào cũng có trồng vài bụi nha đam xanh tốt.

Người bệnh có thể sử dụng nha đam để điều trị trào ngược dạ dày hằng ngày như là một món ăn hoặc nước uống bổ dưỡng. Dưới đây là cách sử dụng lá nha đam để điều trị trào ngược dạ dày:

+ Cách 1: Dùng 5 nhánh nha đam tươi, lọc lấy phần thịt, bỏ phần vỏ xanh phía bên ngoài và nghiền nát bằng máy xay. Bỏ nha đam vừa nghiền vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong khoảng 500ml, đậy kín nắp. Sau đó bảo quản hỗn hợp nha đam vừa rồi vào ngăn mát của tủ lạnh, mỗi ngày dùng 1-2 thìa trước bữa ăn tối.

+ Cách 2: Lấy phần thịt nha đam, thái nhỏ, thêm nửa củ nghệ vàng. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi thêm 600ml nước và đun sôi trong 5 phút. Chắt lấy nước, bỏ bã, chia làm ba phần, uống trước ba bữa ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng nửa tháng để thấy được kết quả tốt nhất.

3.2.Lá cây mơ lông chữa bệnh trào ngược dạ dày

Mơ lông là lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Cây mơ lông trị ăn không tiêu rất hiệu quả

Theo y học cổ truyền, lá cây mơ lông (hay còn gọi là lá thúi địt) có tính mát, vị hơi đắng, giúp sát trùng, thanh nhiệt, tiêu thũng cực kì tốt. Với những người bệnh có kèm triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy do nóng, ăn khó tiêu,… thì sử dụng lá cây mơ lông là vô cùng thích hợp và hiệu quả.

Lá cây mơ lông còn được dùng như một loại rau ăn sống hằng ngày, chính vì thế lại càng thông dụng, dễ tìm. Người bệnh có thể sử dụng lá mơ lông để điều trị trào ngược dạ dày bằng 2 cách dưới đây:

+ Cách 1: Nhai sống lá mơ lông hoặc đem cách thủy cùng với mật ong. Cách này vừa nhanh gọn lại cực kì hiệu quả chỉ trong vài ngày sau đó. Ngoài ra cũng có thể ăn sống lá mơ lông trong các bữa ăn hằng ngày để làm tăng thêm công dụng.

+ Cách 2: Dùng nửa củ gừng tươi, gọt vỏ cho sạch, sau đó thái nhỏ với 3-4 lá mơ lông hòa cùng 2-3 quả trứng gà. Đem tất cả đi hấp cách thủy. Một tuần ăn từ 2-3 lần cho hiệu quả tốt nhất.

>>>Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

3.3.Lá cây tía tô chữa bệnh trào ngược dạ dày

Tía tô là loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Tía tô giúp giảm các triệu chứng ợ nóng ợ chua

Lá cây tía tô là một trong những loại lá được dùng trong hằng ngày cho món ăn được dậy mùi và có vị ngon hơn. Rất nhiều món ăn cần ăn kèm với rau sống không thể thiếu lá tía tô. Không những vậy, nó còn rất nhiều tác dụng khác trong chữa bệnh như điều trị trào ngược dạ dày, viêm khớp, hô hấp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch,… hiệu quả, an toàn.

Cây tía tô (còn được gọi là tử tô) được trồng hầu hết từ miền Bắc đến miền Nam của nước ta và vài nước Đông Nam Á khác, các thành phần trong cây gồm: Furan, hydrocarbon, xeton, aldehyde, acid béo,… giúp điều tiết Acid dịch vị, giảm hiện tượng ứ đọng, lên men thức ăn trong dạ dày, làm lành các vết lở loét niêm mạc. Hạn chế những triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, nôn và buồn nôn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Đây là một nguyên liệu vừa rẻ, an toàn lại cho hiệu quả cao nhất nếu chúng ta biết dùng đúng cách:

+ Cách 1: Dùng khoảng 100 gram lá tía tô tươi đem rửa sạch. Nấu với 500 ml nước còn sắc lại một ít đem uống. Sử dụng đều đặn trong vòng 1 tuần các triệu chứng sẽ thuyên giảm hơn 70%.

+ Cách 2: Giã nát một nắm tầm 9-10 lá tía tô, thêm một ít nước chắt lấy cốt. Cho thêm vài hạt muối và uống một tuần tầm 3 lần. Ngoài ra cũng có thể ăn sống và nấu lá tía tô với các món ăn hằng ngày để làm tăng thêm công dụng.

3.4.Lá cây trầu không chữa bệnh trào ngược dạ dày

Trầu không chứa nhiều tanin điều trị các vết loét hiệu quả

Lá trầu không chứa tanin giúp phục hồi các vết loét

Lá trầu không có chứa các tinh chất kháng khuẩn, ổn định lượng acid bên trong của thành dạ dày chính vì thể được các chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét, đau dạ dày.

Quan trọng hơn, nhờ vào hoạt chất Tanin có trong lá trầu không làm cho nó có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi tổn thương ở dạ dày do viêm loét. Ngoài ra lá trầu không còn giúp điều hòa độ pH trong cơ thể, hạn chế sinh sôi nảy nở của các tế bào vi khuẩn, virut – Một trong những nguyên nhân làm bệnh tình trào ngược dạ dày tăng nặng thêm.

Một nghiên cứu đến từ Đại Học Y dược Hà Nội, chỉ ra cụ thể hoạt chất của lá trầu không ngoài việc chống lại các hoạt động gây hại của các vi khuẩn gây bệnh mà còn ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn HP – Một trong những loại vi khuẩn góp phần gây ra hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Lá trầu không xuất hiện ở mọi nẻo đường do đó có thể tìm kiếm lá này rất dễ dàng. Hiện nay khá nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản chọn lá trầu không để điều trị mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Dưới đây là một số cách phổ biến, dễ thực hiện mà các bạn có thể tham khảo:

+ Cách 1: Đem khoảng một nắm lá trầu không đi rửa sạch, chỉ một nắm nhỏ, không nên dùng nhiều. Sau khi rửa sạch thì đem lá trầu không đi vò nát và hãm như cách bạn hãm trà. Sau khi hãm thành công thì sử dụng nước đó để uống thay uống nước trà hằng ngày. Kiên trì sử dụng trong một tháng để cho ra kết quả tốt nhất.

+ Cách 2: Ngoài cách dùng làm nước uống, bạn có thể chọn cách ăn trực tiếp. Chuẩn bị vài lá trầu không đã được rửa sạch, ngâm cùng một ít muối. Sau đó cho vào miệng nhai trực tiếp, nuốt nước và nhả bã. Những tinh chất của lá trầu không sẽ từ từ đi vào cổ họng phát huy công dụng trị bệnh. Bạn nên kiên trì ăn lá trầu không hằng ngày để thấy được công dụng.

+ Cách 3: Lấy một vài lá trầu không mang đi rửa sạch sẽ. Bỏ vào máy xay nhuyễn chúng cùng với một ít muối. Cho tất cả hỗn hợp vừa được xay đắp lên phần bụng từ 15-20 phút. Trong quá trình đắp nên kết hợp xoa bụng đều tay để hợp chất được thẩm thấu qua da. Kiên trì một tuần 2-3 lần để cho ra kết quả tốt nhất.

3.5.Lá khôi tía chữa bệnh trào ngược dạ dày

Khôi tía được dùng chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Khôi tía trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Lá khôi tía có chứa nhiều Tanin, Glucosid,… những chất này có công dụng kháng viêm, làm liền vết loét, làm liền sẹo và hạn chế sự gia tăng nồng độ acid ở thành dạ dày.

Do đó, sử dụng nước sắc lá khôi tía đặc biệt hiệu quả trong việc dùng nó như một loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày. Làm giảm ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng ngực và thượng vị một cách rõ rệt. Đồng thời kích thích lên da non và làm lành vết thương một cách nhanh chóng.

Cách dùng lá khôi tía để chữa trào ngược dạ dày thực quản cũng rất đơn giản như sau:

+ Cách 1: Lấy 20g lá khôi tía đem đi sắc với nước sôi. Sử dụng đều đặn hằng ngày để cho một kết quả tốt nhất.

+ Cách 2: Chuẩn bị 12g khổ sâm, 60g lá khôi tía, 40g bồ công anh, 20g cam thảo tây. Đem hỗn hợp nói trên đi sắc với 1.5 lít nước. Nấu chúng trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày sử dụng ba lần trước ba bữa ăn mang lại hiệu quả cao.

3.6.Lá cỏ lào chữa trào ngược dạ dày thực quản

Cỏ lào chữa trào ngược dạ dày

Cỏ lào thường được dùng chữa trào ngược dạ dày

Cây Cỏ Lào (còn gọi Bớp Bớp, cây Cộng Sản,…) có chứa tinh dầu, alcaloid, tanin có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, liền độc. Cỏ lào có vị hơi cay, có tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, ức chế vi khuẩn trên vết thương do đó lá cỏ Lào rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.

Chú ý: Nếu uống quá liều có thể gây ra những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Cách dùng lá tươi hoặc lá khô hãm dùng để uống hằng ngày cũng rất đơn giản:

Lá khôi 30g, cỏ lào 20g, dạ cẩm 20g, tam thất nam 5g sắc nước uống hằng ngày. Được dùng trên kinh nghiệm quý báu của dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam.

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

4.Những lưu ý cần biết khi dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm khi dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý các điểm lớn sau đây:

+ Các bài thuốc về lá cây chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ không chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh trào ngược dạ dày.

+ Để cho ra kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện, tránh mất kiên nhẫn mà bỏ ngang giữa chừng. Những hoạt chất có trong lá cây cho ra tác dụng rất chậm, nhưng một khi đã tác động sẽ có những tín hiệu tốt, cực kì hiệu quả.

+ Việc sử dụng lá cây để chữa bệnh chỉ dành cho những trường hợp nhẹ. Nếu trường hợp nặng hơn cần đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn liệu trình và loại thuốc tốt nhất. Hơn nữa trước khi dùng chúng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

+ Sử dụng đúng và đủ các liều lượng như hướng dẫn. Tránh sử dụng quá liều lượng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Đối với bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú, hạn chế sử dụng. Tuyệt đối chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

+ Những bệnh nhân có dị ứng với bất cứ thành phần nào của lá cây tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi.

+ Dùng lá cây để chữa bệnh cần kết hợp với ăn uống có khoa học và hợp lý. Tránh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống kích thích thành dạ dày, làm tăng các triệu chứng bệnh: ợ chua, ợ nóng,… như đồ cay nóng, chiên xào, đồ ăn quá nhiều đường, dầu mỡ, muối,… Tuyệt đối tránh xa các loại thức uống có cồn, có ga.

+ Dành khoảng 30 phút hàng ngày để rèn luyện cơ thể: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, vận động nhẹ nhàng. Cố gắng giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá độ. Làm việc, ngủ nghỉ một cách khoa học

+ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Duy trì đều đặn 2-3 lít nước mỗi ngày để độc tố được thải ra hết bên ngoài.

+ Tránh các việc ảnh hưởng đến cơ thể và dạ dày như mang vác các vật nặng.

Như vậy, top 6 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày kể trên thật sự rất hiệu quả. Không những thế chúng còn là những nguyên liệu rất rẻ và dễ tìm. Chúng ta nên sử dụng thường xuyên để cho ra kết quả tốt nhất. Nếu trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Mỗi loại lá cây đều có thành phần khác nhau tuy nhiên bài viết này đã tổng hợp được các loại cây có tác dụng chữa trào ngược dạ dày. Để thấy rõ được tác dụng, người bệnh nên sử dụng kiên trì và áp dụng đúng các công thức thuốc nêu trên.

Liên hệ Hotline 18006091 để được tư vấn miễn phí và lộ trình điều trị hiệu quả nhất.

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091