Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu Trên Dạ Dày Bạn

Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu Trên Dạ Dày Bạn

Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Hiện nay, khi mà cuộc sống hiện đại đầy áp lực, có rất nhiều bệnh liên quan đến dạ dày mà bạn có thể mắc phải, trong đó có tổn thương tại hang vị dạ dày. Vậy thì hang vị dạ dày nằm ở đâu trên dạ dày bạn ? 

1. Sơ lược về cấu tạo của dạ dày

1.1. Vị trí của dạ dày

Trước hết để xác định hang vị dạ dày nằm ở đâu, chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, cấu tạo của dạ dày con người.

hang-vi-da-day-nam-o-dau-1

Cấu tạo của hệ tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa của chúng ta bao gồm ống tiêu hóa (đi từ trên xuống dưới gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột) và tuyến tiêu hóa (tuyến dạ dày, tuyến ruột, tuyến nước bọt, gan, tụy). Mỗi phần của hệ thống tiêu hóa đóng vai trò khác nhau để biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp không hấp thu được thành dạng đơn giản để cơ thể có thể hấp thu. Trong đó, dạ dày là một cơ quan quan trọng và là phần phình to ra nhất của hệ thống ống tiêu hóa. 

Dạ dày nằm trong khoang bụng, phía bên trái, dài 25cm, rộng 10cm, thể tích từ 1 đến 2 lít gồm 2 phần, phần đứng chiếm 2/3 dạ dày, phần ngang chiếm 1/3 dạ dày.

1.2. Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày được cấu tạo bởi các lớp cơ chắc chắn, liên kết chặt chẽ với nhau nên có khả năng co bóp mạnh. Cấu tạo nên dạ dày tính từ ngoài vào trong gồm các lớp:

  • Lớp thanh mạc bao bọc dạ dày.
  • Lớp  dưới thanh mạc.
  • Lớp cơ: gồm ba lớp cơ từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo.
  • Lớp dưới niêm mạc.
  • Lớp niêm mạc: đây là lớp bên trong cùng dạ dày, chứa nhiều tuyến dạ dày. Các tuyến dạ dày có nhiều loại, tiết ra nhiều chất khác nhau. Tùy theo tính chất mà chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như chất nhầy hay vai trò tiêu hóa  như HCl, men Pepsinogene hay vai trò nội tiết, trung gian hóa học như gastrin, histamin…hay là các yếu tố nội giúp hấp thụ vitamin B12.

Dạ dày được chia thành các phần: 

  • Tâm vị (cardia): đây là một đoạn nhỏ nối dạ dày với thực quản (gastroesophageal junction) của bạn.
  • Đáy vị (fundus): có hình mái vòm, là chỗ phình to và cao nhất của dạ dày được tạo bởi bờ cong lớn (great curvature) của dạ dày.
  • Thân vị (body or corpus): nằm bên dưới đáy vị, đây là phần giữa của dạ dày.
  • Hang vị (antrum): là vị trí nối tiếp thân vị và nó kéo dài đến chỗ cơ thắt môn vị.
  • Cơ thắt môn vị (pyloric sphincter) là phần nối dạ dày với tá tràng, có chức năng đóng mở cho phép thức ăn đi qua dạ dày và xuống tá tràng cho quá trình tiêu hóa tiếp theo.

1.3. Chức năng của dạ dày

Các chức năng chính của dạ dày bao gồm lưu trữ tạm thời thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn bằng hóa chất và cơ học. 

hang-vi-da-day-nam-o-dau-2

Chức năng của dạ dày

Khi thức ăn đi vào dạ dày, dạ dày giãn ra để chứa lượng thức ăn ngày càng tăng. Đổng thời với đó là dạ dày co bóp theo nhịp (tiêu hóa cơ học) để hỗ trợ việc phân hủy thức ăn và trộn nó với dịch dạ dày (tiêu hóa hóa học) cũng giúp phân hủy thức ăn và tạo thành các vị chấp.

Với khoảng thời gian khoảng 20 giây, các sóng trộn được tạo ra, tăng cường độ khi chúng đến phần dưới của dạ dày. Với mỗi làn sóng, cơ vòng môn vị cho phép một lượng nhỏ vị chấp vừa đủ vào ruột non mà tá tràng có thể xử lý và điều tiết. 

Dịch dạ dày là chất lỏng được tiết ra một cách tự nhiên bởi các tế bào thành ở niêm mạc dạ dày bao gồm axit clohydric (HCl) và enzym pepsin, thuận lợi cho quá trình tiêu hóa hóa học. 

Dạ dày có khả năng xử lý thức ăn và phân phối đến tá tràng trung bình trong vòng 2 đến 4 giờ. Tuy nhiên, tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào loại thực phẩm được tiêu thụ vì carbohydrate được phân hủy trong dạ dày tương đối nhanh, cũng như protein, trái ngược với chất béo như triglyceride mất nhiều thời gian hơn để được dạ dày xử lý. 

Chức năng chính của dạ dày không phải là hấp thụ chất dinh dưỡng, nó chỉ có khả năng hấp thụ một số chất. Một số nguyên liệu này bao gồm nước trong quá trình mất nước, một số loại thuốc bao gồm aspirin, axit amin, ethanol, caffeine và một số vitamin tan trong nước. 

Ngoài ra, môi trường acid trong dạ dày có thể gây chết người đối với nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật khác xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. 

2. Hang vị dạ dày nằm ở đâu trên dạ dày?

2.1. Hang vị dạ dày nằm ở đâu?

Như các thành phần cấu tạo của dạ dày ở trên, bạn cũng sẽ thấy một phần hang vị dạ dày nằm ở đâu. Hang vị là bộ phận thấp nhất, nằm ở phần cuối của dạ dày, vị trí ranh giới bắt đầu từ môn vị, có kích thước từ 3 – 5 cm, đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống tiêu hóa của con người. Hang vị được bao phủ bởi các lớp niêm mạc dạ dày và chất nhầy một cách chắc chắn và không tiết ra enzyme tiêu hóa tại vị trí này.

hang-vi-da-day-nam-o-dau-3

Vị trí của hang vị dạ dày

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, hang vị dạ dày có thể bị vô hiệu hóa tạm thời hoặc bị ngăn cách với phần còn lại của cơ thể trong quá trình mà dạ dày tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, hang vị có thể được phân tách bằng ranh giới một rãnh nhỏ, mỏng và hẹp với môn vị.

2.2. Chức năng của hang vị dạ dày là gì ?

Hang vị dạ dày nằm ở đâu thì nó cũng có chức năng riêng biệt của mình. Chức năng chính của dạ dày là tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn và để thực hiện chức năng này, các bộ phận của dạ dày cũng được tham gia hỗ trợ cho từng quá trình khác nhau. Thức ăn xuống dạ dày, sau khi được xử lý (trộn lẫn với dịch vị) sẽ được đẩy đến phần thân vị (phần phình to nhất của dạ dày) sau mới di chuyển dần dần đến hang vị.

Vì vậy, hang vị dạ dày có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ một phần chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Sau đó, nhờ nhu động ruột và dạ dày sẽ đẩy chất dinh dưỡng và thức ăn mà dạ dày chưa tiêu hóa được sẽ với một lực cực lớn đến tá tràng và ruột non. 

Trong quá trình thức ăn đi xuống tá tràng, hang vị sẽ co lại để tránh gây tổn thương tá tràng và ruột non. Hang vị sẽ mở ra khi thức ăn đi qua hết, hoàn tất và cho phép chuỗi vị chấp tiếp theo đi qua để tiếp tục hoàn thành quá trình tiêu hóa và chuyển sang giai đoạn hấp thụ chính các chất dinh dưỡng từ ruột non.

3. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến hang vị dạ dày

Ngoài việc tìm hiểu hang vị dạ dày nằm ở đâu, bạn sẽ cần biết đến một số bệnh lý liên quan đến vị trí này trên dạ dày bởi hang vị dạ dày là bộ phận rất dễ bị tổn thương trong hệ thống tiêu hóa. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hang vị dạ dày bao gồm:

3.1. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng bệnh lý xảy ra khi niêm mạc thành dạ dày bị viêm và thương tổn dẫn tới đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng tổn thương này có thể liên quan đến dịch vị của dạ dày. Khi bị viêm dạ dày thì bạn đã biết hang vị dạ dày nằm ở đâu trên dạ dày nên cũng có khả năng bị tổn thương. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể bạn không gặp phải các triệu chứng của viêm dạ dày. Khi các triệu chứng tiến triển nặng, những dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Thấy cảm giác buồn nôn, thậm chí là có nôn mửa.
  • Xuất hiện co thắt dạ dày.
  • Cảm giác khó tiêu sau khi ăn.

Viêm dạ dày đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân xuất hiện viêm dạ dày đó là: 

  • Do hút thuốc lá thường xuyên, nghiện hút thuốc lá.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Các tổn thương khác trên dạ dày của bạn.

Việc điều trị viêm dạ dày sẽ tùy thuộc và nguyên nhân và triệu chứng của người mắc bệnh. 

>>> Xem thêm Biểu Hiện Viêm Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết

3.2. Loét dạ dày

Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do việc mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (chất nhầy, bicarbonat,…) và yếu tố tấn công (acid HCl, enzyme tiêu hóa) dẫn đến xuất hiện vết loét. Vết loét tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên dạ dày, ảnh hưởng đến hang vị dạ dày, thậm tí xuất hiện cả trên hang vị dạ dày bạn. 

hang-vi-da-day-nam-o-dau-4

Bệnh loét dạ dày

Loét dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có ba nguyên nhân chính là: 

  • Do dùng thuốc: thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen, meloxicam,…
  • Do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Do stress: căng thẳng lo âu kéo dài do bị chấn thương nặng, thở máy, bỏng,…

Tùy theo số lượng, vị trí vết loét mà triệu chứng đau của bạn có thể khác nhau. Triệu chứng có thể xuất hiện trước ăn, ngay khi ăn, sau ăn, hay buổi đêm.

Những triệu chứng phổ biến của loét dạ dày đó là: 

  • Đau bụng: đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày. Cảm giác đau có thể âm ỉ kéo dài hay dữ dội từng đợt tùy theo tình trạng của bệnh. 
  • Xuất hiện cảm giác chán ăn, giảm cân dù vẫn ăn uống như bình thường.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
  • Tình trạng nặng có thể nôn ra máu và/hoặc có máu trong phân.

Viêm loét dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày. Vì vậy, ngay khi thấy các triệu chứng, bạn nên đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

3.3. Viêm hang vị dạ dày

Vì đã biết hang vị dạ dày nằm ở đâu trên dạ dày nên viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm tại vị trí hang vị và có đặc điểm tương tự như viêm dạ dày. Khi xuất hiện các ổ viêm ở vị trí hang vị dạ dày này bạn có thể có các triệu chứng từ âm ỉ đến dữ dội.

Bệnh viêm hang vị dạ dày có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh viêm hang vị dạ dày hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí phát triển ở trẻ nhỏ, có những trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi.

3.4. Hẹp hang vị dạ dày

Hẹp hang vị dạ dày được đánh giá là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, và bệnh lý này chỉ đứng sau viêm loét dạ dày-tá tràng. Hẹp hang vị có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như là xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày. Vì vậy, dù hẹp hang vị dạ dày ít phổ biến hơn nhưng bạn hãy lưu ý đến các triệu chứng để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Một số dấu hiệu triệu chứng của bệnh hẹp hang vị dạ dày như:

  • Xuất hiện đau bụng âm ỉ cả ngày, đặc biệt cảm giác đau rõ hơn là sau bữa ăn chính.
  • Thường xuyên có cảm giác căng tức bụng sau khi ăn, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu.
  • Giảm sút cân nặng mà vẫn ăn uống bình thường, nôn, buồn nôn , người bệnh trở nên mệt mỏi, xanh xao.
  • Xuất hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

4. Thiết lập thói quen sinh hoạt giúp bảo vệ hang vị dạ dày

Ngoài việc tìm hiểu hang vị dạ dày nằm ở đâu, chức năng, các bệnh lý liên quan đến hang vị dạ dày, bạn cũng cần biết đến các thói quen sinh hoạt, ăn uống giúp dạ dày bạn tốt hơn, đồng thời cũng bảo vệ hang vị dạ dày bạn. 

Để phòng ngừa bệnh lý liên quan đến hang vị dạ dày, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo các biệt pháp sau đây: 

4.1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

thiet-lap-thoi-quen-an-uong-5

Thiết lập thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống cũng như loại thực phẩm mà bạn nạp vào hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến dạ dày bạn bởi dạ dày là nơi tiêu hóa thức ăn. Bạn nên: 

  • Trong các bữa ăn nên ăn ít hơn, không nên ăn quá no: Bạn có thể ăn thường xuyên hơn trong ngày thay vì ăn no một bữa lớn, đặc biệt là khi bị đầy hơi, chướng bụngNếu bạn thường xuyên bị chứng khó tiêu, đầy hơi hãy ăn 5 đến 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa ăn như bình thường.
  • Bạn nên ăn uống đúng giờ và tránh bỏ bữa: ăn uống điều độ này sẽ giúp dạ dày của bạn chỉ tiết ra dịch vị trong bữa ăn và nhịp tiết này sẽ không bị thất thường. Đồng thời bạn cũng không nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
  • Tiêu thụ ít loại thức ăn gây khó chịu cho dạ dày bạn hơn: Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn cay, chua, chiên hoặc chứa nhiều chất béo, đặc biệt là khi bạn đang có tổn thương hang vị dạ dày bạn. Điều này sẽ giúp bạn giảm rõ rệt các triệu chứng thường gặp của bệnh và tạo điều kiện cho dạ dày của bạn hồi phục. Ngoài ra cũng nên hạn chế sử dụng các loại gia vị gây kích ứng cho dạ dày bạn như tiêu, tỏi, ớt, hành,… nếu dạ dày bạn khó chịu sau khi dùng chúng.
  • Uống ít rượu : khi bạn uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn, khiến cho chúng dễ bị viêm loét hơn.
  • Kiêng hút thuốc lá: trong khói thuốc lá bạn hút có chứa nicotine và các chất độc hại khác làm tăng sản xuất axit dạ dày. Điều này khiến làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thu-gian-giam-cang-thang-6

Thiết lập thói quen sinh hoạt

Bên cạnh ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến dạ dày bạn. Bạn nên: 

  • Tránh các căng thẳng bởi căng thẳng thường xuyên sẽ làm tăng tiết acid dịch vị khiến hang vị dạ dày dễ bị tổn thương hơn.
  • Bạn có thể tập các bài tập thể thao để duy trì sức khỏe cũng như giảm căng thẳng, tránh hại dạ dày.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, cũng như các thuốc có thể hại dạ dày khác. Nếu bạn cần dùng thuốc dài ngày, hãy tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi sử dụng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya vì có thể ảnh hưởng đến việc tiết acid dịch vị, ảnh hưởng đến dạ dày và hang vị dạ dày bạn.
  • Rửa tay, giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Hang vị là một bộ phận nhỏ trên dạ dày của hệ thống tiêu hóa nhưng đóng một vai trò khá là quan trọng trong quá trình tiêu hóa cùng với dạ dày. Do đó, người bệnh nắm rõ vị trí hang vị dạ dày nằm ở đâu, các tác nhân ảnh hưởng, bệnh lý liên quan đến hang vị dạ dày là cách tốt nhất để bảo vệ hang vị, dạ dày cũng như hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa nói chung và hang vị dạ dày nói riêng, hãy sớm thăm khám để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể bạn.

>>> Xem thêm Thượng Vị Nằm Ở Đâu Và Nguyên Nhân Gây Đau Vùng Thượng Vị

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc tìm hiểu vấn đề hang vị dạ dày nằm ở đâu, giúp bạn có những cân nhắc trong điều trị bệnh của mình để kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc và thói quen sinh hoạt. Những thông trong bài viết ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sỹ. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến bệnh ở hang vị dạ dày và các vấn đề khác về dạ dày mà bạn đang gặp phải, bạn có thể liên hệ số HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được các dược sĩ Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091