Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

Hiện nay, ở nước ta, tỷ lệ người mắc các bệnh loet da day có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Loét dạ dày có thể phát triển thành ung thư dạ dày, gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc. Vì vậy, việc biết đến các kiến thức cơ bản chung về căn bệnh này sẽ giúp mọi người chủ động ngăn ngừa, phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu tiên, hạn chế xảy ra loét niêm mạc dạ dày. 

1.Loet da day là tình trạng như thế nào?

Tìm hiểu về loét niêm mạc dạ dày

Tìm hiểu về loet da day

Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa, nằm trong ổ bụng ngay dưới xương sườn và phía bên trái. Thức ăn sau khi được nuốt xuống sẽ bị đẩy xuống thực quản và qua một cơ vòng được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) vào dạ dày, nơi thức ăn sẽ được hòa trộn với dịch vị chứa nhiều enzym và axit clohydric.

Dạ dày là một túi cơ, vì vậy nó có thể nhào trộn thức ăn và phân hủy chúng về mặt cơ học cũng như hóa học. Lớp niêm mạc của dạ dày được xếp thành nhiều lớp với nhiều nếp gấp. Các vết loét xảy ra ở lớp niêm mạc này. Loét dạ dày là tổn thương gây nên các vết loét trên lớp niêm mạc dạ dày.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Dương Trọng Hiền -Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu bụng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: “Bệnh loét dạ dày xảy ra do sự mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa và hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn đến viêm trợt trên bề mặt, hoặc viêm sâu vào đến các lớp cơ và có thể gây thủng dạ dày.”

>>>> Xem thêm: Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Vị Trí Chính Xác Khi Bị Đau Dạ Dày

2.Các triệu chứng của loet da day là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là xuất hiện cảm giác đau rát hoặc đau nhói ở vùng bụng trên. Cơn đau do loét dạ dày có thể di chuyển từ giữa bụng lên cổ, xuống rốn hoặc vòng ra sau qua lưng.

Nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, và thường bắt đầu sau khi ăn. Cơn đau cũng có thể khiến người mắc giật mình tỉnh giấc vào giữa đêm khi đang ngủ.

Nhưng một số vết loét dạ dày sẽ không gây ra đau đớn ngay từ những giai đoạn đầu mà chỉ được nhận thấy khi một biến chứng của loét dạ dày phát triển, chẳng hạn như chảy máu từ vết loét.

loet-da-day-5

Triệu chứng của loet da day

Các triệu chứng khác có thể gặp phải khi bị loét dạ dày bao gồm khó tiêu, ợ chua, giảm cân nặng không rõ nguyên do, buồn nôn và ói mửa, chán ăn vì đau, ợ hơi, đầy hơi,…

Một số vết loét dạ dày không được chú ý và không có các cơn đau điển hình. Một số vết loét có thể gây ra thủng thành dạ dày và là một tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng loét dạ dày thường thay đổi theo thời gian và khác nhau ở mỗi người, mỗi lứa tuổi.

3.Các nguyên nhân gây ra tình trạng loet da day

3.1.Nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter.Pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng loét dạ dày tá tràng. Việc phát hiện ra vi sinh vật này vào năm 1983 đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tiêu hóa, bao gồm cả việc điều trị loét dạ dày.

Nó được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 60% trường hợp loét dạ dày và ít nhất 90% trường hợp loét tá tràng và là nguyên nhân gây ra khoảng 1/5 số trường hợp các rối loạn khác về đường tiêu hóa bao gồm viêm dạ dày và khó tiêu.

Vi khuẩn này sống trong lớp niêm mạc dạ dày, và mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh. Các chất hóa học do chúng tạo ra sẽ gây kích ứng và viêm nhiễm dạ dày.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vi khuẩn Hp cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong sự phát triển của bệnh ung thư dạ dày. Sự lây nhiễm loại vi khuẩn này được cho là bao gồm việc dùng chung thức ăn hoặc đồ dùng, tiếp xúc với chất nôn bị nhiễm bệnh và dùng chung nguồn nước.

Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori rất phổ biến và có thể bị nhiễm mà không nhận ra vì nhiễm trùng thường không gây ra triệu chứng.

Vi khuẩn Hp gây loét

Vi khuẩn H.p có thể gây ra loet da day

3.2.Do việc sử dụng các thuốc kháng viêm Non-Steroid (NSAIDs)

Một nhóm thuốc giảm đau được gọi là thuốc kháng viêm Non-Steroid (NSAIDs) có nguy cơ gây nên các vết loét trong dạ dày. NSAIDs là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị đau, nhiệt độ cao (sốt) và viêm (sưng).

Nhiều người dùng NSAIDs mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng luôn có nguy cơ gây ra các vấn đề chẳng hạn như loét dạ dày. Nguy cơ loét gia tăng nếu dùng thuốc với liều lượng cao, hoặc dùng thường xuyên trong thời gian dài.

Các NSAIDs thường được sử dụng và có thể gây ra loét niêm mạc dạ dày bao gồm ibuprofen, aspirin, naproxen, diclofenac…

Chúng ta có thể được khuyến cáo không nên sử dụng các thuốc NSAIDs nếu hiện đang bị loét dạ dày hoặc nếu cơ thể đã từng bị loét dạ dày.

Paracetamol thường có thể được sử dụng như một loại thuốc giảm đau thay thế vì nó thường được coi là an toàn hơn, nhưng vẫn cần được lưu ý và tốt nhất là nên được sự tư vấn dùng thuốc của các chuyên gia y tế.

>>>> Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

3.3.Một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tình trạng loet da day

Một số hành vi và yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển nên các vết loét dạ dày khác bao gồm việc hút thuốc; cơ thể sản xuất quá nhiều canxi, hoặc tăng canxi huyết; do di truyền học, tiền sử gia đình có người thân đã hoặc đang mắc bệnh loet da day; uống rượu bia hay các đồ uống có cồn thường xuyên,…

Loét dạ dày sẽ dễ xảy ra hơn ở người trên 50 tuổi. Loét dạ dày có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng ít phổ biến hơn ở trẻ em. Nguy cơ loét dạ dày ở trẻ em sẽ cao hơn nếu cha mẹ trẻ có hút thuốc lá.

4.Một số biến chứng do loet da day gây ra

4.1.Chảy máu vết loét

Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh loét dạ dày gây ra và đặc biệt gây có thể gây tử vong ở những người cao tuổi hoặc những người có nhiều bệnh lý nền.

Chảy máu do vết loét dạ dày sẽ dễ xảy ra hơn ở những người đang được điều trị với thuốc chống đông máu, chẳng hạn như Warfarin, Aspirin hoặc Clopidogrel (Plavix) và những người này cũng nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống loét thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng chảy máu vết loét này.

Biến chứng chảy máu dạ dày

Biến chứng của loet da day

4.2.Thủng thành dạ dày

Một vết loét nghiêm trọng nếu không được điều trị đôi khi có thể xuyên thủng thành dạ dày, làm cho dịch tiêu hóa và thức ăn rò rỉ vào khoang bụng. Tình trạng này là một vấn đề cấp cứu y tế và cần được điều trị nhanh chóng. Phương pháp điều trị thường là phẫu thuật ngay lập tức.

Các biến chứng do loét dạ dày như chảy máu hoặc thủng cần được sự chăm sóc y tế khẩn cấp. 

4.3.Tắc nghẽn đường ra dạ dày

Trong một số trường hợp, vết loét dạ dày bị viêm (sưng) hoặc có sẹo có thể cản trở việc vận chuyển thức ăn bình thường ra khỏi dạ dày để vào ruột non.

5.Các phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng loet da day

Chẩn đoán loét dạ dày được thực hiện bằng nhiều phương pháp, bao gồm

5.1.Nội soi dạ dày

Phương pháp này sẽ sử dụng một ống mềm, mỏng được luồn xuống thực quản vào dạ dày. Ống nội soi được gắn một camera nhỏ để bác sĩ có thể quan sát xem có vết loét trong hệ thống ống tiêu hóa hay đặc biệt là niêm mạc dạ dày hay không.

>>>> Xem thêm: Hình ảnh viêm trợt hang vị dạ dày trên nội soi trông như thế nào

5.2.Chụp X quang dạ dày

Một dung dịch chứa Bari sẽ cho người được thực hiện xét nghiệm uống và tiến hành chụp X-quang. Vì Bari là một chất cản quang cho nên khi chụp sẽ cho thấy hình ảnh của lớp niêm mạc dạ dày.

Những xét nghiệm này ngày nay ít được thực hiện hơn nhưng có thể hữu ích ở những nơi không thực hiện được phương pháp nội soi.

5.3.Sinh thiết niêm mạc dạ dày

Một mẫu mô nhỏ được lấy trong quá trình nội soi và được đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Phương pháp sinh thiết này luôn phải được thực hiện nếu phát hiện có loét dạ dày.

5.4.Test hơi thở C14

Phương pháp Test hơi thở C14 này nhằm kiểm tra sự hiện diện của H. pylori. Vi khuẩn này sẽ chuyển hóa Ure thành Carbon dioxide. Xét nghiệm sẽ được tiến hành thông qua việc nuốt một lượng carbon phóng xạ (C14), sau đó kiểm tra không khí thở ra từ phổi.

Thử nghiệm không chất phóng xạ có thể được sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

loet-da-day-7

Chẩn đoán loet da day

6.Các biện pháp điều trị loet da day

6.1.Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc

Thay đổi loại thuốc giảm đau nếu nguyên nhân được cho là do việc sử dụng các thuốc NSAIDs

Điều trị tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori

Nếu loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn H. pylori, thì sẽ cần phải dùng đến kháng sinh để điều trị bệnh. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng nhất trên lâm sàng bao gồm amoxicillin, clarithromycin và metronidazole.

Việc lựa chọn phác đồ điều trị nào sẽ phụ thuộc vào tình hình kháng kháng sinh của bệnh nhân và dịch tễ tại địa phương. Sẽ được kiểm tra lại ít nhất 4 tuần sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh để xem liệu còn vi khuẩn H. pylori nào trong dạ dày hay không.

Sử dụng các thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Ức chế hoạt động của kênh H+/K+ATPase, có vai trò ức chế các tế bào sản xuất axit, ngăn ngừa tổn thương thêm đối với vết loét, làm cho vết loét mau lành lại một cách tự nhiên.

Chúng thường được kê đơn sử dụng trong vòng 4 đến 8 tuần. Omeprazole, pantoprazole và lansoprazole là những thuốc nhóm PPIs được sử dụng để điều trị loét dạ dày.

  • Thuốc đối kháng thụ thể H2

Giúp ngăn chặn dạ dày sản xuất ra axit dư thừa. Ranitidin, Cimetidin, Famotidin, Nizatidin là các thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng để điều trị loét dạ dày.

  • Thuốc kháng axit (Antacid)

Tất cả các phương pháp điều trị trên có thể mất vài giờ để thuốc có tác dụng, vì vậy nên dùng thêm thuốc kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày và giúp giảm triệu chứng tức thì, nhưng thời gian có hiệu lực của thuốc thì ngắn hạn.

Một số thuốc kháng axit cũng chứa một loại thuốc gọi là Alginate, tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên niêm mạc dạ dày. Các thuốc kháng axit nên được dùng sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Riêng thuốc kháng axit có chứa alginate nên được uống sau bữa ăn.

6.2.Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Trong một số trường hợp nhất định, phẫu thuật có thể là một lựa chọn sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác mà không có cải thiện và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn ví dụ như nếu vết loét tái phát trở lại, không lành, chảy máu,…

Một số loại phẫu thuật có thể bao gồm loại bỏ vết loét, thắt lại các mạch máu đang chảy máu, khâu mô từ vị trí khác lên vết loét, cắt dây thần kinh có vai trò kiểm soát việc sản xuất axit dạ dày.

7.Phòng ngừa tình trạng loet da day như thế nào?

7.1.Thay đổi chế độ ăn uống phòng ngừa loet da day

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày phát triển. Những người có nguy cơ bị loét dạ dày nên bổ sung nhiều hơn các chất dinh dưỡng sau đây vào bữa ăn hàng ngày như

7.1.1.Trái cây và rau quả

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả chính là chìa khóa để có một lớp niêm mạc đường tiêu hóa khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2017 cho rằng đây là một yếu tố quan trọng để ngăn ngừa và điều trị loét.

Một số loại trái cây tốt cho loét dạ dày như chuối, bơ, táo, cà rốt, bí đỏ,…nên được bổ sung vào thức ăn hàng ngày.

7.1.2.Probiotics

Thực phẩm có chứa hàm lượng vi khuẩn hoạt động, chẳng hạn như sử dụng sữa chua, kim chi, dưa cải trong ngày có thể giúp giảm nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori).

Probiotics đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa và các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

7.1.3.Kẽm

Kẽm có vai trò rất quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch luôn được khỏe mạnh và giúp chữa lành vết thương. Hàu, rau bina và thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

7.1.4.Selen

Selen có thể làm giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nhiễm trùng và cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét. Việc bổ sung các loại cá ngừ vây vàng và cá bơn được khuyến khích vào bữa ăn hàng ngày vì có hàm lượng selen cao sẽ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng loét dạ dày.

>>>> Xem thêm: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

7.2.Thay đổi lối sống phòng ngừa tình trạng loet da day

  • Tránh các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, sô cô la và các loại thức ăn cay nóng.
  • Tránh rượu và cafein cũng có thể giúp giảm nguy cơ, vì cả hai đều khiến cơ thể sản xuất nhiều axit dịch vị hơn-điều này có thể dẫn đến loét dạ dày.
  • Tránh ăn vặt vào đêm khuya.
  • Tránh hút thuốc lá. Thuốc lá sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết loét và tăng khả năng tái phát vết loét.
  • Giảm Stress, giữ cho tình thần được thoải mái. 
  • Tránh sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn). Nên uống thuốc với nhiều nước.
Yoga hỗ trợ phòng ngừa loét

Yoga giúp ngăn ngừa loet da day

Tóm lại, loet da day hiện nay đang là một tình trạng phổ biến và rất dễ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị có thể nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người mắc.

Nguyên nhân gây nên loét niêm mạc dạ dày cũng chủ yếu xuất phát từ trong lối sống không lành mạnh, đặc biệt là do chế độ ăn uống. Việc phòng ngừa bệnh có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, thói quen sinh hoạt.

Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về căn bệnh loét dạ dày, cũng như các cách trị bệnh lý này một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người mắc tình trạng loet da day. Bên cạnh tạo thói quen tốt hàng ngày như ăn uống khoa học, tập thể dục, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy là kết quả sau 3 năm nghiên tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội của các nhà khoa học, đã áp dụng công nghệ hướng đích làm tăng hiệu quả tác gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường, bên cạnh đó làm tăng hiệu quả làm lành vết loét sẽ và khả năng chống oxy hóa so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày nhanh và có kết quả.

Scurma Fizzy hỗ trợ dạ dày

Scurma Fizzy giúp hỗ trợ điều trị loet da day

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến cách trị loet da day, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ đồng hành và giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091