Helicobacter Pylori Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Helicobacter Pylori

Helicobacter Pylori Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Helicobacter Pylori

Helicobacter pylori là gì? Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho đường tiêu hóa của con người. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây nhiễm trùng trong dạ dày. Nó là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài ra nó còn có thể gây viêm dạ dày và ung thư dạ dày. 

Để trả lời rõ hơn cho câu hỏi Helicobacter pylori là gì, cách điều trị khi mắc phải cũng như các biện pháp phòng tránh vi khuẩn Helicobacter pylori, tất cả sẽ được chúng tôi cập nhật ở trong bài viết này.

1. Helicobacter pylori là gì?

helicobacter-pylori-la-gi-1

Helicobacter pylori là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh loét dạ dày tá tràng. Năm 1994, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đã phân loại H. pylori là chất gây ung thư hay tác nhân gây ung thư ở người, bất chấp những kết quả trái ngược nhau vào thời điểm đó. Kể từ đó, người ta ngày càng chấp nhận rằng vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào dạ dày là nguyên nhân quan trọng của ung thư dạ dày.

Vậy Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori (H. pylori) là trực khuẩn có hình xoắn ốc,sinh ra một loại enzyme có tên là men urease giúp chúng có thể sống trong môi trường axit dịch vị. Enzyme urease này xúc tác cho quá trình thủy phân ure thành amoniac, giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày để vi khuẩn Helicobacter pylori có thể tồn tại trong các mô của dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thời kì đầu thường không gây ra triệu chứng. Nhưng nó có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ bên trong dạ dày và gây viêm. Chính điều này dẫn đến bệnh lý viêm dạ dày hoặc nặng hơn là loét dạ dày-tá tràng. Viêm loét dạ dày tá tràng gây ra cảm giác đau âm ỉ hoặc đau rát đặc biệt là khi bụng đói. Cảm giác đó có thể kéo dài hoặc tái phát đi tái phát lại trong vài ngày hoặc vài tuần. Ngoài ra viêm loét dạ dày tá trạng cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như đầy hơi, buồn nôn và sụt cân. 

Nếu phát hiện có các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay không. Xét nghiệm máu, hơi thở và phân để kiểm tra vi khuẩn Helicobacter pylori. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần nội soi để việc chẩn đoán bệnh được chính xác.

2. Helicobacter pylori có lây lan không?

Hiểu được Helicobacter pylori là gì, nhiều người vẫn còn thắc mắc về sự lây nhiễm của vi khuẩn này. 

Không biết rằng các tiếp xúc thông thường giữa người với người, nhất là những người trong một gia đình có lây nhiễm không?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn được vi khuẩn Helicobacter pylori lây lan như thế nào. Một số ý kiến cho rằng, H. pylori được lây lan qua thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm và qua tiếp xúc trực tiếp từ miệng với miệng hoặc các chất dịch của cơ thể. Vì vậy mà khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn ở trẻ em sống trong cảnh nghèo đói, đông đúc và ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.

H.pylori được coi là dễ lây lan và truyền từ người này sang người khác, các yếu tố cụ thể như:

  • Nước bọt
  • Ô nhiễm từ phân (trong thực phẩm hoặc nước)
  • Vệ sinh kém

Yếu tố về chủng tộc cũng có một phần liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Khoảng 60% người Tây Ban Nha, 54% người Mỹ gốc Phi và khoảng 20% ​​đến 29% người Mỹ da trắng phát hiện có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ mắc rất cao, trẻ em là đối tượng chiếm đa số của bệnh này.

3. Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

trieu-chung-2

Triệu chứng của nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là gì, các bệnh ở đường tiêu hóa có nguyên nhân từ vi khuẩn này gây ra có biểu hiện gì đặc trưng so với các nguyên nhân khác?

Hầu hết những người bị nhiễm Helicobacter pylori có ít hoặc không có triệu chứng. 

Một số người có thể gặp một vài triệu chứng từ các đợt viêm dạ dày nhẹ, chẳng hạn như:

  • Ợ hơi nhẹ
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Cảm giác khó chịu ở bụng

Thông thường, những triệu chứng này có thể không rõ ràng ở những người mới bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. 

Tuy nhiên, những người bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có các dấu hiệu và triệu chứng của loét dạ dày và tá tràng hoặc viêm dạ dày nghiêm trọng như:

  • Đau bụng, cảm giác khó chịu thường không giảm
  • Buồn nôn và nôn mửa đôi khi kèm theo máu (màu đỏ hoặc màu như bã cà phê)
  • Phân sẫm màu hoặc giống nhựa đường (màu đen của phân do vết loét chảy máu)
  • Mệt mỏi kéo dài, mất năng lượng
  • Số lượng hồng cầu giảm nhiều so với bình thường do chảy máu
  • Cảm giác no lâu sau khi tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Ợ nóng
  • Hôi miệng

Người có triệu chứng đi ngoài ra phân đen, sệt, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng để làm mọi việc, nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa khám ngay để được đánh giá tình trạng chảy máu đường ruột. Ngoài ra, nếu người bệnh phát hiện mình có các triệu chứng bất thường liên quan đến đường tiêu hóa cũng nên đi đến gặp các chuyên gia y tế để được kịp thời điều trị.

>>> Xem thêm Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

4. Những xét nghiệm để chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

helicobacter-pylori-3

Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori bằng hơi thở

Nhiều người chưa biết vi khuẩn Helicobacter pylori là gì, cho đến khi cơ thể có các triệu chứng bất thường ở dạ dày, đi gặp bác sĩ mới phát hiện ra mình bị nhiễm vi Khuẩn này. Vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức về vi khuẩn Helicobacter pylori khi hệ tiêu hóa còn khỏe mạnh là rất cần thiết.

Các phương pháp kiểm tra chính xác và đơn giản để phát hiện có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày như xét nghiệm tìm kháng thể trong máu, xét nghiệm hơi thở ure, xét nghiệm kháng nguyên trong phân và sinh thiết nội soi.

Các phương pháp cụ thể như:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu để tìm sự hiện diện của các kháng thể đối với vi khuẩn Helicobacter pylori có thể được thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, kháng thể trong máu có thể tồn tại trong nhiều năm sau khi diệt trừ hoàn toàn H. pylori bằng kháng sinh. Do đó, các xét nghiệm tìm kháng thể trong máu (IgG hoặc IgA) có thể tốt để chẩn đoán nhiễm trùng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác để xác định xem kháng sinh đã tiêu diệt thành công vi khuẩn Helicobacter pylori hay chưa.
  • Xét nghiệm hơi thở ure (UBT): Nếu được hỏi “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là gì, thì câu trả lời chính là đây. Đây là một xét nghiệm an toàn, dễ dàng và chính xác để xác định sự hiện diện của H. pylori trong dạ dày. Kiểm tra hơi thở dựa vào khả năng của vi khuẩn H. pylori phân hủy ure thành carbon dioxide và loại bỏ khỏi cơ thể trong hơi thở. Người thực hiện xét nghiệm này sẽ được chỉ định uống 1 viên có chứa phân tử Cacbon đồng vị C14 hoặc C13, lượng khí CO2 thở ra được đo bằng một thiết bị y tế. Nếu có sự hiện diện của carbon dioxide trong hơi thở (xét nghiệm dương tính) nghĩa là dạ dày có vi khuẩn H. pylori đang hoạt động. Xét nghiệm không phát hiện được carbon dioxide trong hơi thở (xét nghiệm âm tính) người bệnh không bị nhiễm vi khuẩn H. pylori. Xét nghiệm có thể dùng để chẩn đoán phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori ban đầu cho người bệnh hoặc để đánh giá sự hiệu quả của kháng sinh sau khi được điều trị. Vào năm 2012, FDA đã chấp thuận cho phép thực hiện xét nghiệm urê hơi thở ở trẻ em từ 3 đến 17 tuổi.
  • Nội soi: Đây là một xét nghiệm chính xác để chẩn đoán H. pylori cũng như tình trạng viêm và loét mà vi khuẩn này gây ra. Đối với nội soi, bác sĩ đưa một ống soi mềm (ống nội soi) qua miệng, xuống thực quản và vào dạ dày và tá tràng. Trong quá trình nội soi, các mẫu mô nhỏ từ niêm mạc dạ dày có thể được lấy ra. Mẫu mô nhỏ này được đặt trên một phiến kính đặc biệt có chứa urê. Nếu urê bị phân hủy bởi H. pylori thì màu sắc xung quanh mẫu sinh thiết trên phiến kính sẽ xuất hiện sự thay đổi. Điều này có nghĩa là đã bị nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Bằng sinh thiết, nội soi cũng giúp xác định cấp độ nghiêm trọng của viêm dạ dày cũng như sự hiện diện của các vết trợt, loét hay u lympho MALT và ung thư. 
  • Sinh thiết: Mẫu mô được lấy ra được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vi khuẩn học để tìm sự hiện diện của H. pylori. Tuy nhiên, điều này không thường xuyên được thực hiện vì đã có các thử nghiệm đơn giản khác.
  • Xét nghiệm mẫu phân: Một xét nghiệm tìm H. pylori được phát triển gần đây, là một xét nghiệm có thể chẩn đoán sự hiện diện của vi khuẩn này từ một mẫu phân. Xét nghiệm này sử dụng kháng thể đối với vi khuẩn Helicobacter pylori để xác định xem có kháng nguyên H. pylori trong phân hay không. Nếu đúng như vậy, có nghĩa là H. pylori đang gây nhiễm trùng trong dạ dày. Giống như xét nghiệm urê hơi thở, ngoài việc chẩn đoán nhiễm H. pylori, xét nghiệm phân có thể được sử dụng để xác định xem việc tiệt trừ có hiệu quả ngay sau khi điều trị hay không.
helicobacter-pylori-la-gi-4

Xét nghiệm phân để chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori

5. Những thuốc điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) có chữa được không, thuốc điều trị khỏi nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori mãn tính làm suy yếu khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc dạ dày trước tác động gây loét của axit dịch vị. Thuốc trung hòa axit dạ dày (thuốc kháng axit) và thuốc làm giảm tiết axit trong dạ dày (thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton PPI) đã được sử dụng hiệu quả trong nhiều năm để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Thuốc chẹn H2: Ranitidine, famotidine, cimetidine và nizatidine
  • Thuốc ức chế kênh proton (PPI): Omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole và esomeprazole

Tuy nhiên, điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori bằng thuốc kháng axit, giảm axit, thuốc chẹn H2 và PPI không loại bỏ hoàn toàn được H. pylori khỏi dạ dày, và các vết loét thường tái phát ngay sau khi ngừng sử dụng các loại thuốc này. Do đó, thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 hoặc PPI phải được dùng hàng ngày trong nhiều năm để ngăn ngừa sự quay trở lại của vết loét và các biến chứng của vết loét như chảy máu, thủng và tắc nghẽn dạ dày.

Vi khuẩn H. pylori rất khó tiêu diệt triệt để khỏi dạ dày vì nó có khả năng phát sinh đề kháng với các loại kháng sinh thường được sử dụng. Do đó, hai hoặc nhiều loại kháng sinh thường được dùng kết hợp với PPI, hợp chất chứa bismuth để diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (bismuth và PPI có khả năng diệt trực khuẩn H. pylori). 

Ví dụ về sự kết hợp các loại thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là:

  • PPI, amoxicillin và clarithromycin
  • PPI, metronidazole, tetracycline và bismuth subsalicylate

Sự kết hợp của các loại thuốc này có thể chữa khỏi 70% đến 90% trường hợp nhiễm trùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Helicobacter pylori với kháng sinh clarithromycin là phổ biến ở những bệnh nhân đã từng sử dụng kháng sinh clarithromycin hoặc các kháng sinh nhóm macrolide tương tự về mặt hóa học khác như erythromycin. Tương tự, vi khuẩn Helicobacter pylori kháng kháng sinh metronidazole phổ biến ở những bệnh nhân đã từng tiếp xúc với metronidazole. Ở những trường hợp này, các bác sĩ phải tìm các loại kháng sinh kết hợp khác để điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.

Kháng kháng sinh là một trong số các lý do để chúng ta nên sử dụng kháng sinh một cách thận trọng không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi vì những lý do không chính đáng.

Một số bác sĩ có thể kiểm tra đánh giá hiệu quả của kháng sinh sau khi điều trị bằng các xét nghiệm hơi thở urê hoặc xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân. Đặc biệt nếu đã có các biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng như thủng hoặc chảy máu trong dạ dày tá tràng thì sinh thiết nội soi, xét nghiệm máu là không cần thiết.

>>> Xem thêm Thuốc Dạ Dày Hp: Top 10 Thuốc Diệt Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng

6. Các thảo mộc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, thì các thảo mộc thiên nhiên cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori nếu được sử dụng đúng cách, cụ thể như:

  • Bông cải xanh, bắp cải
  • Trà thảo mộc, trà xanh
  • Mật ong 
  • Nghệ
  • Dầu dừa, dầu oliu
helicobacter-pylori-la-gi-5

Bắp cải hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Tuy là các thảo mộc thiên nhiên trên rất tốt cho những bệnh nhân mà dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng trong một số trường hợp cũng cần được sự cho phép của bác sĩ mới an tâm sử dụng.

Các loại thảo mộc thiên nhiên này chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, không có tác dụng tương đương với thuốc. Việc điều trị chính vẫn là thuốc.

Các chuyên gia y tế khuyên những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori nên tránh thức ăn cay, cà phê, đồ uống có ga và thực phẩm ngâm chua.

7. Những cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Chúng ta có thể ngăn ngừa nhiễm Helicobacter pylori ở dạ dày được không và những cách ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Với ít nhất 50% dân số trên thế giới có vi khuẩn Helicobacter pylori tồn tại phát triển bên trong dạ dày. Có vẻ như nếu không có vắc-xin, chúng ta rất khó hoặc không thể tránh khỏi nhiễm vi khuẩn này. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ở giai đoạn đầu, sẽ rất khó để có thể phát hiện triệu chứng. Vì thế mà, khi chúng ta phát hiện ra thì chúng đã gây ra các chứng bệnh nghiêm trọng ở đường tiêu hóa. Hiện tại, các đề xuất đã được đưa ra để ngăn ngừa loét, nhưng hiệu quả của những đề xuất này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. 

Sau đây là một số các lời khuyên để giúp ngăn ngừa các vết loét ở dạ dày tá tràng:

  • Giảm hoặc ngừng uống rượu.
  • Ngừng hút thuốc.
  • Khi đau sử dụng acetaminophen thay vì aspirin và chống viêm không steroid thuốc (NSAID).
  • Tránh cafein trong cà phê và nhiều thức uống giúp tỉnh táo, tăng năng lượng.
  • Kiểm tra các triệu chứng ở đường tiêu hóa và điều trị kịp thời.
  • Giảm hoặc tránh căng thẳng, stress.
  • Sử dụng nước đảm bảo không bị ô nhiễm để tránh nhiễm vi khuẩn.
nuoc-sach-6

Sử dụng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Nếu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày, điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa sự hình thành vết loét và sự gia tăng của bệnh.

>>> Xem thêm Dieu tri hp trong thời đại kháng kháng sinh ngày càng gia tăng

Hiện tại, không có vắc xin nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang không ngừng tìm kiếm. Ngoài ra, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả ít đường có thể giúp giảm hoặc ngăn nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Ở nhiều người, phản ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng không hiệu quả và dẫn đến nhiễm trùng kéo dài suốt đời.

Hiện nay tỉ lệ dân số nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là rất cao, để giảm bớt con số này là một sự nỗ lực rất lớn của các chuyên gia y tế và mọi người dân cùng chung tay. Mỗi người tự trang bị thêm cho mình và gia đình những thông tin cần thiết về vi khuẩn Helicobacter pylori như Helicobacter pylori là gì, các biểu hiện khi bị nhiễm, cách điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị bằng những thuốc đặc hiệu. Điều này còn giúp hạn chế  vi khuẩn Helicobacter pylori không lây lan sang người khác gây khó khăn trong việc tiêu diệt.

Gọi điện ngay đến HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn miễn phí bởi Scurma Fizzy .

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091