Thuốc Dạ Dày Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng

Thuốc Dạ Dày Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng

Hiệu quả mà thuốc dạ dày Hp nào đem lại là tốt nhất và nhanh chóng nhất? Liệu hp có điều trị được không? Có nguy hiểm gì không khi Hp dương tính? Đây là các câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay còn vướng mắc và băn khoăn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dạ dày Hp với đa dạng về mẫu mã và chủng loại, điều này gây nên sự hoang mang cho người dùng trong việc lựa chọn.

Vậy điều này hãy để các chuyên gia Scurma Fizzy giải quyết giúp bạn trong bài viết này. Cùng đón đọc các chia sẻ trong “Thuốc dạ dày Hp: Top 10 thuốc diệt hp hiệu quả được bác sĩ tin dùng” để biết thêm nhé.

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp

Theo tổng hợp từ Tổ chức Y tế thế giới WHO thì các bệnh đường tiêu hóa là bệnh có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ nhất hiện nay.

Các bệnh thường dai dẳng, tái diễn nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, chế độ nghỉ ngơi và làm việc của người bệnh.

Các bệnh đường tiêu hóa rất đa dạng về chủng loại và về cả mức độ bệnh, có thể diễn biến từ nhẹ (đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi) đến nặng (thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, hẹp môn vị), thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

>>>> Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì? Bệnh gì xảy ra với cơ thể được gây ra bởi Hp

Khởi phát bệnh có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó vi khuẩn Hp được biết đến như “khắc tinh” của dạ dày.

  • Hp được biết đến là yếu tố bệnh sinh hàng đầu của viêm loét dạ dày mạn tính, loét tá tràng và ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn Hp là gì?
  • Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gram âm, hiếu khí, là một loại xoắn khuẩn dạng que có khả năng di chuyển nhờ túm lông ở đầu.
  • Nơi khu trú của chúng chủ yếu ở lớp niêm mạc hoặc dưới lớp niêm mạc dạ dày. 
  • Vi khuẩn Hp lần đầu tiên được phát hiện trong dạ dày vào năm 1982 bởi hai nhà khoa học người Úc.
  • Hp được cho rằng đã có trong dạ dày người từ rất lâu trước đây do có bằng chứng chứng minh đã phát hiện hp có trong dạ dày ngời từ 60.000 năm trước tại Châu Phi.

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm Hp đường tiêu hóa ngày càng gia tăng. Trên thế giới tỷ lệ mắc Hp lên đến trên 50% dân số.

Tỷ lệ này có sự dao động giữa các nước phát triển và đang phát triển. ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Châu Âu… tỷ lệ này khoảng 20-45%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều lên tới gần 80%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên từ 40-50 tuổi.

2. Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

2.1. Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

  • Vi khuẩn Hp xâm nhập và tồn tại trong dạ dày như thế nào

Vi khuẩn Hp được biết đến như một dạng xoắn khuẩn sống kí sinh trong và dưới lớp niêm mạc dạ dày.

Chúng có khả năng tiết ra độc tố làm mất sự toàn vẹn của lớp chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày tấn công trực tiếp vào lớp niêm mạc và hậu quả là gây ra các vết tổn thương, loét niêm mạc.

Đồng thời, vi khuẩn Hp còn kích thích làm tăng bài tiết acid dạ dày góp phần gây mất cân bằng hóa học tại dạ dày, tạo điều kiện xuất hiện các tổn thương.

Vi khuẩn hp có nguy hiểm không?

Vi khuẩn hp có nguy hiểm không?

  • Vi khuẩn HP được phép lây lan qua những con đường nào?

Vi khuẩn Hp có tỷ lệ lây nhiễm rất cao mang tính chất gia đình do chúng lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa miệng- miệng.

Qúa trình lây truyền chủ yếu thông qua các thói quen ăn uống chung đồ dùng, thức ăn, nước uống, tiếp xúc nước bọt,..đặc biệt là thói quen nhai cơm, mớm cơm hay hôn hít trẻ đều là nguyên nhân gây truyền nhiễm vi khuẩn Hp giữa người với người.

Ngoài ra, chúng còn lây qua con đường miệng- phân, qua nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Do đó, sự lây truyền Hp mang tính chất gia đình và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, vệ sinh của xã hội.

  • Vi khuẩn Hp nguy hiểm như thể nào

Vi khuẩn Hp rất khó tiêu diệt. Một phần là do chúng cư trú trong và dưới lớp niêm mạc dạ dày, thông thường được bao phủ bảo vệ bởi lớp chất nhầy rất dày nên tránh thoát được những đòn tấn công tới từ acid dịch vị.

Để tiêu diệt được chúng thì các loại thuốc phải có khả năng thấm qua lớp chất nhầy tốt mới có tác dụng. Mặt khác, vi khuẩn Hp rất dễ biến đổi để kháng thuốc.

Những năm 1990-2000, Hp rất nhạy cảm với kháng sinh với tỷ lệ diệt trừ rất cao lên đến 90-95% trong 1 tuần điều trị.

Đến nay, Hp trung bình có tỷ lệ kháng thuốc lên đến 47,4% việc tiêu diệt loại vi khuẩn này trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn trước.

Hp trở thành vi khuẩn có tỷ lệ lây truyền nhanh, tỷ lệ mắc cao, ngày càng khó tiêu diệt và có tỷ lệ kháng thuốc ngày càng gia tăng .

Vì vậy, vi khuẩn Hp được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên 80% người bệnh có Hp dương tính nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh. 

2.2. Vậy khi nào cần tiêu diệt vi khuẩn Hp?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, người bệnh phải tiến hành điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng các thuốc dạ dày Hp trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng phần dạ dày- tá tràng bị viêm loét xuất hiện
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau thượng vị
  • Thiếu sắt, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa
  • Ung thư dạ dày đã phẫu thuật
  • Người thân trong gia đình từng bị ung thư dạ dày
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc khối u dạ dày

>>>> Xem thêm: Nguyên do và phương hướng giải quyết hiệu quả đầy bụng khó tiêu

Khả năng bị loét dạ dày- tá tràng lên đến 15-20% và khả năng bị ung thư dạ dày là 1-2% nếu như trong suốt cuộc đời của một người có hp dương tính nhưng không điều trị.

Vi khuẩn Hp có thể gây ra các vấn đề đường tiêu hóa sau:

  • Loét dạ dày- tá tràng

Thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi với loét dạ dày, và người từ 20-50 tuổi với loét tá tràng.

Vi khuẩn Hp làm tăng tỷ lệ mắc loét và các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị. 

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng

  • Ung thư dạ dày

Hp gây ra các phản ứng viêm mạn tính lặp đi lặp lại tại dạ dày, là nguyên nhân gây suy giảm các tuyến bình thường của dạ dày và dần hình thành các tổ chức xơ.

Kết quả là dẫn đến ung thư dạ dày. Có tời 50% trường hợp nhiễm vi khuẩn hp tiến triển thành viêm teo niêm mạc, tổ chức xơ dạ dày.

>>>> Xem thêm: Ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, các triệu chứng thế nào mà bạn dễ dàng bỏ qua

  • U lympho niêm mạc dạ dày

Còn được gọi là ung thư lympho B biểu mô niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, ung thư loại này có tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 60-80% nếu Hp được diệt trừ.

2.3. Vi khuẩn Hp có chữa được không?

Vi khuẩn Hp nguy hiểm như vậy thì có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Nhiều người rất quan tâm và thắc mắc về vấn đề này.

Theo lời khuyên của bác sĩ thì vi khuẩn hp hoàn toàn có thể điều trị được bằng các thuốc dạ dày Hp kiên trì trong thời gian tấn công từ 7-10 ngày và duy trì trong 4-8 tuần. 

Tuy nhiên hp có tỷ lệ lây nhiễm cao nên việc duy trì, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống có ý nghĩa quan trọng.

Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh tuân thủ phác đồ thuốc dạ dày hp và có lối sống lành mạnh 

3. Thuốc dạ dày Hp khuyến cáo sử dụng

3.1. Các nhóm thuốc dạ dày Hp 

Các nhóm thuốc làm giảm các yếu tố gây loét

  • Thuốc ức chế bơm proton

Ức chế hoạt động của kênh H+/ K+-ATPase trên thành tế bào viền.

Thuốc có tác dụng ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm này nên có khả năng làm giảm bài tiết acid do bất kì nguyên nhân gì.

Tuy nhiên, thuốc không ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị và sự bài tiết pepsin. 

  • Thuốc kháng thụ thể H2

Thuốc ngăn cản sự gắn Histamin vào thụ thể H2 của nó trên thành dạ dày do thuốc có cấu trúc tương tự như histamin.

Thuốc có tác dụng chọn lọc trên histamin H2 mà không tác dụng trên histamin H1. Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 làm giảm tiết acid cả về số lượng và nồng độ, tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào liều dùng  

Thuốc kháng sinh

  • Thuốc dạ dày Hp giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp là các thuốc kháng sinh thường sử dụng là amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, metronidazol, Levofloxacin,…

Thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ

  • Giúp tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày chống lại các yếu tố tấn công, tăng độ pH dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo niêm mach dạ dày và tăng cường tác dụng diệt Hp của các thuốc khác trong phác đồ.

3.2. Phác đồ thuốc dạ dày hp khuyến cáo

Phác đồ khuyến cáo trong điều trị vi khuẩn hp

Phác đồ khuyến cáo trong điều trị vi khuẩn hp

Vi khuẩn hp rất khó tiêu diệt nên việc kết hợp các thuốc dạ dày Hp trong điều trị là rất cần thiết. Theo như nhiều nghiên cứu so sánh kết quả điều trị giữa các phác đồ với nhau thì thấy rằng không có sự chênh lệch nhiều.

Trong đó, phác đồ 3 thuốc gồm 2 kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton là phác đồ đơn giản, hiệu quả, phù hợp về mặt kinh tế nhất hiện nay có khả năng tiêu diệt hp lên đến 90% sau 8 tuần điều trị. 

Một số phác đồ tiêu diệt hp khuyến cáo sau:

Phác đồ 3 thuốc

Phác đồ 3 thuốc gồm 2 kháng sinh và 1 PPI (thuốc ức chế bơm proton) trong thời gian 7-10 ngày.

  • PPI ( như omeprazole, rabeprazole, pantoprazol,..) liều dùng 2 lần/ ngày
  • Kết hợp với:
    • Phác đồ 1: Amoxicilin 1g x2 lần/ ngày và Clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày.
    • Phác đồ 2: Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày và Metronidazol 500mg x 2 lần. Ngày.
    • Phác đồ 3: Clarithromycin 500mg x  2 lần/ ngày và Metronidazol 500mg x 2 lần/ ngày.

Phác đồ 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc khi ổ loét tái phát nhiều lần hoặc trong trường hợp loét không đáp ứng với phác đồ điều trị 3 thuốc. 

Phác đồ gồm 1 PPI, 2 kháng sinh và 1 Bismuth sử dụng từ 7-14 ngày với liều dùng:

  • PPI 2 lần/ ngày
  • Clarithromycin và Amoxicillin/ Clarithromycin và Metronidazol/ Amoxicillin và Metronidazol x 2 lần/ ngày.
  • Bismuth 4 viên/ ngày.

Sau khi kết thúc giai đoạn tấn công, tiếp tục điều trị duy trì bằng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) liều 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ trong vòng 6-8 tuần.

Việc điều trị vi khuẩn hp là một quá trình lâu dài và kiên trì đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ điều trị kết hợp với các biện pháp điều chỉnh lối sống, xây dựng một cuộc sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Top 10 thuốc dạ dày hp hiệu quả trên thị trường

Top thuốc dạ dày hp được bác sĩ tin dùng

Top thuốc dạ dày hp được bác sĩ tin dùng

4.1. Thuốc tây y

4.1.1. Metronidazol

Metronidazol là dẫn chất của 5 nitro imidazol, có tác dụng đặc hiệu đối với vi khuẩn kị khí. Hoạt tính này chủ yếu do khả năng liên kết và phá vỡ cấu trúc của ADN trong vi khuẩn, làm rối loạn cấu trúc của Hp khiến nó tự tiêu diệt bản thân.

Metronidazol có tác dụng hiệu quả trong điều trị hp, ức chế sự phát triển của Hp, ngăn cản sự phát triển của ổ loét do Hp.

Do đó, metronidazol là lựa chọn tốt trong phối hợp với các thuốc dạ dày Hp trong phác đồ khuyến cáo.

Chỉ định

  • Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây ra hoặc nguyên sinh bào ngư nhiễm khuẩn răng miệng, viêm nhiễm phụ khoa,…
  • Trong phác đồ dùng phối hợp để điều trị Hp.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với metronidazol hay các dẫn chất 5- nitro imidazol
  • Đặc biệt chú ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trước khi dùng, tốt nhất tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Liều dùng khuyến cáo trong diệt trừ Hp

  • Người lớn dùng liều 500mg/ lần x 2-3 lần / ngày. Dùng liên tục từ 7-10 ngày.
  • Trẻ em dùng liều theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

4.1.2. Kháng sinh Amoxicillin 500mg diệt hp an toàn

Kháng sinh Amoxicillin là kháng sinh nhóm beta- lactam có tác dụng diệt khuẩn do ức chế quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Amoxicilin được sử dụng trong tiêu diệt Hp bằng cách là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp, hạn chế tình trạng viêm loét tái phát và các biến chứng khác xảy ra.

Amoxicillin tương đối ổn định trong môi trường acid dạ dày nên được đây là thuốc dạ dày Hp được chỉ định phổ biến trong điều trị vi khuẩn Hp.

Chỉ định

  • Điều trị các loại nhiễm khuẩn: viêm đường hô hấp trên (viêm tai giữa, viêm họng, viêm răng miệng,..); viêm đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu- sinh dục; viêm nhiễm phụ khoa;…
  • Kết hợp với các thuốc kháng sinh khác trong phác đồ điều trị hp.

Chống chỉ định: mẫn cảm với amoxicilin hay dẫn chất penicilin nào khác.

Liều dùng: người lớn khuyến cáo 1g x 2 lần /ngày trong thời gian từ 7-10 ngày. 

Amoxicilin- thuốc dạ dày hp phổ biến trong phác đồ

Amoxicilin- thuốc dạ dày hp phổ biến trong phác đồ

4.1.3. Thuốc dạ dày hp đặc trị Clarithromycin

Là một dẫn chất thuốc nhóm kháng sinh macrolid có hoạt tính kháng khuẩn rộng, trên cả vi khuẩn gram âm và dương.

Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp do gây rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein của của vi khuẩn này.

Thuốc dạ dày Hp Clarithromycin được sử dụng rộng rãi trong diệt trừ hp kết hợp với Amoxicilin trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là thuốc có tỷ lệ kháng thuốc tương đối cao từ 21,4-50,9%.

Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa Việt Nam, không nên sử dụng phác đồ 2 thuốc kháng sinh này cho bệnh nhân tại vùng dân cư có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh clarithromycin trên 20%.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm nhiễm trên da và mô mềm và kết hợp với các thuốc dạ dày hp khác trong phác đồ điều trị Hp

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với clarithromycin hay các dẫn chất macrolid
  • Đối tượng bị bệnh tim mạch, tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Không sử dụng đối với trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi.
  • Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và những bà mẹ đang cho con bú cần tuyệt đối cẩn trọng

Liều dùng

  • Người lớn dùng liều 500mg x 2 lần/ ngày trong phác đồ điều trị hp, thời gian sử dụng là từ 7-10 ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em được tính dựa theo cân nặng:

Liều khuyến cáo

  • Từ 8-11kg: 62,5mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Từ 12-19kg: 125mg x 2 lần/ ngày
  • Từ 20-29kg: 250mg x 2 lần/ ngày.

Hoặc tham khảo chỉ dẫn sử thầy thuốc.

Thuốc dạ dày Hp Clarithromycin

Thuốc dạ dày Hp Clarithromycin

4.1.4. Thuốc dạ dày hp Kit- Sto

Kit-Sto là dạng thuốc phối hợp với thành phần gồm Tinidazol 500mg, Lansoprazol 30mg và 1 viên Clarithromycin 500mg được sử dụng trong điều trị để diệt trừ vi khuẩn Hp trong viêm loét dạ dày- tá tràng.

Dạng phối hợp là dạng phác đồ diệt trừ Hp 3 thuốc, việc phối hợp các thuốc trong cùng 1 vỉ giúp người dùng không nhầm lẫn và quên liều. Đồng thời, cũng giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị. 

  • Chống chỉ định

Có phản ứng mẫn cảm với bất cứ một thành phần nào trong thuốc.

Thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và phụ nữ đang cho con bú

Người bệnh bị rối loạn thần kinh, rối loạn quá trình tạo máu.

  • Liều dùng

Uống 1 vỉ 6 viên /ngày, chia làm 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, liên tục trong 7-10 ngày.

4.1.5 Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazol

Esomeprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, được sử dụng nhiều để phối hợp với thuốc dạ dày Hp trong phác đồ diệt trừ vi khuẩn này.

Thuốc ngăn cản sự bài tiết acid dạ dày do tất cả các nguyên nhân, giúp là giảm sự phát triển của ổ loét, tạo môi trường có độ acid thấp hơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo lớp niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa khác như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược.

Đồng thời, esomeprazol còn có vai trò trong hỗ trợ các thuốc dạ dày hp để điều trị vi khuẩn

  • Chỉ định

Sử dụng trong điều trị các trường hợp mắc bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày- tá tràng,… hoặc kết hợp với các thuốc dạ dày Hp trong phác đồ diệt trừ hp.

  • Chống chỉ định

Mẫn cảm với esomeprazol hay các thuốc ức chế bơm proton.

  • Liều dùng

Liều khuyến cáo trong phác đồ điều trị hp; người lớn dùng 20mg/ lần x 2 lần/ ngày, liên tục trong 7-10 ngày trong giai đoạn tấn công.

Liều duy trì 20mg/ lần/ngày trong 4-8 tuần.

4.1.6. Thuốc Omeprazol giúp diệt hp nhanh chóng

Trong các thuốc thuộc vào nhóm thuốc ức chế bơm proton có bao gồm cả thuốc Omeprazole. Nó có tác dụng
tương tự như Esomeprazol. Tuy nhiên khác với Esomeprazole ở chỗ Omeprazol có cấu trúc dạng S hoặc dạng R và khả năng ức chế enzym gan ở mức độ nào đó.

Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazol

Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazol

Omeprazol được chỉ định phổ biến trong điều trị Hp, giúp tăng cường tác dụng của các thuốc trong phác đồ phối hợp.

  • Chỉ định

Điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày có vi khuẩn hp dương tính dưới dạng kết hợp với các thuốc dạ dày Hp trong phác đồ.

  • Chống chỉ định

Mẫn cảm với omeprazol hay các dẫn chất thuốc ức chế bơm proton.

Người đang bị đau cơ- xương- khớp

Người bị viêm gan, thận, mắc bệnh lý não do suy giảm chức năng thận

  • Liều dùng

Liều khuyến cáo trong phác đồ điều trị Hp là omeprazol 20mg/ lần x 2 lần/ ngày, liên tục trong 7-10 ngày.

4.1.7 Thuốc dạ dày Hp Bismuth 

Thuốc dạ dày hp Bismuth trong phác đồ điều trị 4 thuốc

Thuốc dạ dày hp Bismuth trong phác đồ điều trị 4 thuốc

Là một dạng thuốc có vai trò tăng cường yếu tố bảo vệ của dạ dày, được kết hợp trong phác đồ điều trị 4 thuốc để diệt trừ Hp.

Bismuth bản chất là dạng keo subcitrat, sub salicylic có tác dụng trong bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat, bao phủ đặc hiệu lên vị trí các ổ loét do tạo chelat với protein tạo hàng rào bảo vệ ổ loét, ngăn chặn sự phát triển lan rộng của ổ loét niêm mạc.

Ngoài ra, Bismuth còn có tác dụng trong diệt trừ vi khuẩn Hp. Khi dùng riêng, độc lập chất này thì hiệu quả diệt trừ khoảng 20% nhưng khi phối hợp trong phác đồ với các thuốc dạ dày hp khác thì hiệu quả này tăng lên đến 95%.

Do đó, bismuth được coi là thành phần quan trọng trong phác đồ phối hợp.

  • Chống chỉ định

Có mẫn cảm với bất cứ thành phần có trong thuốc

Các đối tượng thuộc trường hợp có chức năng gan, thận bị suy giảm

Trẻ em dưới 8 tuổi

  • Liều dùng và cách dùng

Uống 1 viên/ lần x 4 lần trong ngày, liên tục trong 4-8 tuần hoặc 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Trong điều trị duy trì, không được sử dụng.

Thuốc nên được uống 30 phút trước mỗi bữa ăn và 2-3 giờ sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc uống trước bữa ăn sáng và tối hàng ngày.

4.2. Thuốc đông y

Thuốc dạ dày hp từ Đông y

Thuốc dạ dày hp từ Đông y

4.2.1. Thuốc dạ dày Hp Sơ can Bình vị tán giải quyết nỗi lo về hp dạ dày

Sơ can bình vị tán được biết đế trên thị trường là một loại thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, Việt Nam.

Thuốc với thành phần chính từ 30 loại thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên rất lành tình và an toàn đối với các đối tượng sử dụng, bao gồm Ô tặc cốt, chè dây, bắc sài hồ, kim ngân hoa, bồ công anh… đã được Bộ y tế công nhận là thảo dược đạt tiêu chuẩn trong nuôi trồng theo GACP-WHO.

Thuốc có hiệu quả cao trong điều trị đặc hiệu các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày- tá tràng, hang vị, trào ngược, vi khuẩn Hp dạ dày dương tính.

Chỉ định trên cả người lớn và các trẻ em trên 3 tuổi.

4.2.2. Dataki -thuốc dạ dày Hp hiệu quả nhanh chóng

Dataki được biết đến là thuốc dạ dày Hp với sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và hiện đại có nguồn gốc 100% hoàn toàn từ tự nhiên.

  • Thành phần chính của thuốc

Cao bạch truật, cao hương phụ, cao hoàng bá, curcumin, cao mộc hương,…

Các thành phần này có công dụng trong kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng nồng độ pH dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày.

  • Chỉ định

Dataki có hiệu quả đặc hiệu trong loại bỏ vi khuẩn hp trong dạ dày, giúp làm giảm nguy cơ tái phát và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm liên quan đến Hp. 

Ngoài ra, Dataki được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày mạn và cấp tính, loét dạ dày- tá tràng hay các vấn đề đường tiêu hóa khác.

  • Liều dùng

Người lớn uống 6 viên/ ngày, chia thành 2-3 lần/ ngày. Uống thuốc đều đặn sau mỗi bữa ăn từ 15-20 phút hàng ngày.

4.2.3. Stomax Active – hỗ trợ tiêu diệt Hp dạ dày tốt nhất 

Stomax Active là thuốc dạ dày Hp dưới dạng viên sủi với thành phần được tổng hợp hoàn toàn từ tự nhiên gồm có bồ công anh, cây dạ cẩm, lá khôi tía, mât ong, nano curcumin được chiết xuất từ tinh bột nghệ.

  • Chỉ định

Stomax Active được sử dụng chủ yếu trong hỗ trợ điều trị các vấn đề dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày lâu năm, giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn,…

Đặc biệt, giúp diệt trừ vi khuẩn Hp, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Hp và ung thu dạ dày, các biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến vi khuẩn Hp.

  • Liều dùng: 1-2 viên x2 lần/ ngày, sau mỗi bữa ăn.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin hữu ích mà chuyên gia Scurma Fizzy mong muốn chia sẻ cho bạn về  “Thuốc dạ dày hp: Top 10 thuốc diệt Hp hiệu quả được tin dùng bởi rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa”. Hy vọng bài viết đã giúp có thêm kiến thức về vi khuẩn hp liên quan đến các vấn đề tiêu hóa và các loại thuốc dạ dày Hp. Mong rằng thông qua một số cách chia sẻ này, các bạn có lựa chọn được cho mình những sản phẩm tốt và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua đường dây nóng HOTLINE 1800 6091 hoặc truy cập vào website Scurma Fizzy tại đây để được trả lời nhanh chóng và hài lòng nhất.

Kính chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091