Khó Thở Trong Viêm Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?
Khó thở trong bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày được xem là một bệnh lý tiêu hóa có xu hướng mắc phải ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh nhân bị viêm dạ dày sẽ gặp phải các triệu chứng từ nhẹ như đau bụng, buồn nôn cho tới các biến chứng như loét, thủng dạ dày, một số trường hợp có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như ung thư dạ dày. Trong số các triệu chứng trên, nhiều bệnh nhân viêm dạ dày còn gặp phải các vấn đề trên đường hô hấp, cụ thể là tình trạng khó khăn khi thở. Vậy khó thở trong viêm dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng trên?. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày
1.1. Bệnh viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày (Gastritis) là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày. Bình thường dạ dày của người khỏe mạnh sẽ có một lớp dịch nhầy có nhiệm vụ bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân kích thích. Khi dạ dày bị tấn công bởi các yếu tố nguy cơ như: thuốc, vi khuẩn Hp… thì lớp màng này sẽ bị tổn thương khiến cho dịch tiêu hóa có cơ hội ăn mòn niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày.
1.2. Yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày
Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự viêm, loét dạ dày xảy ra, có thể kể đến các yếu tố chính sau:
- Nhiễm khuẩn: Helicobacter pylori.
- Sử dụng thuốc giảm đau không steroid như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen…: Tần suất sử dụng các thuốc này càng nhiều hay không tuân thủ điều trị thì người bệnh càng có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ của các thuốc này trên đường tiêu hóa như kích ứng dạ dày, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
- Độ tuổi: theo thống kê: người cao tuổi có xu hướng bị viêm dạ dày cao hơn so với người trẻ tuổi. Bời vì người lớn tuổi có lớp niêm mạc mỏng hơn, đồng thời do sức đề kháng yếu nên dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp hơn.
- Các đồ uống có cồn như rượu, bia: kích thích sự bào mòn niêm mạc dạ dày của dịch tiêu hóa.
- Stress, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi: khi cơ thể bị stress, sự tiết acid từ tế bào viền dạ dày sẽ bị mất cân bằng, theo xu hướng tăng tiết acid dẫn đến tình trạng loét dạ dày. Ngoài ra, khi tinh thần căng thẳng, cơ thể chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và giấc ngủ không đủ sâu.
- Bệnh tự miễn: theo di truyền, ở một số người có chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn nên các tế bào miễn dịch mất khả năng nhận dạng các yếu tố lạ bên trong cơ thể để tóm bắt và xử lý. Khi đó, các tế bào trong cơ thể có nguy cơ bị nhận dạng nhầm thành các yếu tố lạ. Hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để tiêu diệt chính các tế bào bình thường trong cơ thể. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị tấn công theo cách đó, được gọi là bệnh viêm dạ dày tự miễn.
1.3. Triệu chứng, biến chứng thường gặp trong bệnh viêm dạ dày
Một số triệu chứng hay gặp trong bệnh viêm dạ dày bao gồm:
– Đau nhức, cảm giác bỏng rát dạ dày, cảm giác đau này có thể tăng lên hoặc giảm đi khi bệnh nhân ăn thức ăn.
– Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn.
– Bị đầy bụng, khó tiêu hóa sau bữa ăn.
Tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có các triệu chứng và mức độ khác nhau. Ở một số người bị viêm dạ dày có thể không có các triệu chứng đặc trưng ở trên.
Một số trường hợp người bệnh không tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, không duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý hay không được điều trị kịp thời hợp lý có thể xuất hiện các biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như:
– Xuất huyết tiêu hóa.
– Thủng, loét dạ dày.
– Ung thư dạ dày.
>>> Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất
2. Viêm dạ dày gây khó thở?
2.1. Nguyên nhân gây khó thở trong bệnh viêm dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày. Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân chính tại dạ dày:
- Nhịp thở của cơ thể được tạo ra bởi sự phối hợp nhịp nhàng của hai lá phổi, các cơ như cơ liên sườn và cơ hoành. Người bệnh viêm dạ dày sau khi ăn thức ăn, đặc biệt khi lượng thức ăn quá lớn mà dạ dày không thể hoặc chuyển hóa tống được xuống ruột non sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Khi đó dạ dày sẽ chèn ép vào khối cơ hoành gây ra sự rối loạn nhịp thở, tình trạng khó thở tăng lên. Bên cạnh đó, khi thức ăn bị tích đọng trong dạ dày sẽ tạo ra một dòng khí gây áp lực cho khí quản nên cũng góp phần gây khó thở.
- Hiện tượng này sẽ gia tăng đặc biệt khi cơ thể dung nạp đồ uống có cồn, có gas hay các thức ăn khó tiêu như thực phẩm chứa lượng dầu mỡ cao, thức ăn quá cứng… Vì khi đó sự tồn thức ăn cũng như dòng khí trong dạ dày sẽ càng nhiều.
– Một số nguyên nhân khác:
- Người bệnh bị mắc kèm một số bệnh lý đường hô hấp khiến cho đường hô hấp bị hẹp lại hay tắc nghẽn. Một số bệnh lý hô hấp hay gặp như hẹp, hen phế quản, viêm phổi,lao… Khi bị mắc các bệnh này, người bệnh có xu hướng tăng sự thở để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Sự khó thở sẽ tăng lên khi người bệnh hoạt động mạnh, gắng sức, còn khi người bệnh nghỉ ngơi thư giãn nhịp thở sẽ điều hòa về mức bình thường.
- Bệnh lý tim mạch như suy tim có thể là một nguyên nhân gây ra khó thở trong bệnh viêm dạ dày. Một số bệnh lý tim mạch có thể gây ra sự ứ trệ tuần hoàn, lượng máu lưu thông đi nuôi cơ thể không đủ nên lượng oxy cung cấp cho các tế bào cũng bị thiếu hụt. Bởi vậy, cơ thể sẽ tự điều hòa bằng cách kích thích sự thở tăng lên, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đặc biệt khi vận động gắng sức.
- Yếu tố thần kinh có thể gây ra tình trạng này. Khi bệnh nhân lo lắng, hồi hộp nhịp thở có thể bị rối loạn, gặp hiện tượng thở gấp, đánh trống ngực. Một số bệnh lý thần kinh cũng gây ra tình trạng khó thở.
- Bệnh liệt cơ, nhược cơ khiến cho các khối cơ tham gia vào quá trình hô hấp không thực hiện chức năng của mình. Từ đó, sự phối hợp tạo nhịp thở mất cân bằng, gây khó thở.
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, mức độ khó thở của bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, các bệnh nhân mắc kèm các bệnh lý hô hấp hay tim mạch sẽ có tần suất khó thở và mức độ khó thở sẽ nhiều và nặng hơn do hệ hô hấp của họ vốn đã bị tổn thương nặng cộng thêm sự khó thở gây ra bởi tình trạng viêm dạ dày. Đồng thời, do mắc nhiều bệnh nên họ cũng hay bị stress, căng thẳng thần kinh.
2.2. Các yếu tố nguy cơ gây khó thở trong viêm dạ dày
Một số yếu tố nguy cơ có thể trở thành yếu tố làm trầm trọng thêm sự khó thở. Các yếu tố này nhìn chung chính là các nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh viêm dạ dày của bệnh nhân tiến triển nặng hơn.
– Bệnh nhân vẫn giữ thói quen sử dụng quá nhiều rượu, bia, thức ăn khó tiêu nhiều dầu mỡ.
– Lượng thức ăn đưa vào cơ thể gây quá tải chức năng của dạ dày.
– Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi.
– Rối loạn bài tiết một số hormone dẫn đến rối loạn điều hòa bài tiết acid dạ dày.
– Thói quen thức khuya, thiếu ngủ.
– Các bệnh mắc kèm như bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh hay bệnh lý cơ.
3. Cách kiểm soát, điều trị triệu chứng khó thở trong viêm dạ dày
Với sự phổ biến gia tăng của bệnh viêm dạ dày, các biện pháp điều trị triệu chứng khó thở trong bệnh viêm dạ dày cũng càng ngày càng được bổ sung, mở rộng. Nhìn chung, sẽ có ba phương pháp điều trị chính bao gồm: điều trị bằng thuốc tây y, điều trị bằng thuốc đông y và tự điều trị bằng các vị thảo dược tự nhiên. Dưới đây là sự chi tiết, cụ thể hóa các phương pháp đó.
3.1. Sử dụng thuốc tây y điều trị khó thở trong viêm dạ dày
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất vì nó nhanh chóng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số nhóm thuốc chính điều trị bệnh viêm dạ dày. Có các thuốc trị dạ dày sau đem lại hiệu quả tốt:
– Các thuốc thuộc nhóm antacid: là nhóm thuốc có vai trò trung hòa acid trong lòng dạ dày. Các thuốc này có chứa các dược chất chính là các muối hay base kiềm của một số ion kim loại như Calcium carbonate, Aluminium hydroxide, natri bicarbonate…Ưu điểm của các thuốc này đó là giúp giảm nhanh nồng độ acid trong dạ dày từ đó ngăn chặn các triệu chứng viêm dạ dày. Tuy nhiên, thời gian duy trì tác dụng của chúng cũng rất ngắn, chỉ khoảng vài giờ sau khi uống.
>>> Xem thêm: Thuốc Dạ Dày Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng
– Các thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày:
- Thuốc kháng histamin H2: các thuốc này sẽ cạnh tranh với histamin gắn với receptor H2 trên tế bào thành dạ dày. Từ đó, gây ức chế bài tiết acid theo kênh kích thích của histamin. Một số hoạt chất hay được dùng như: famotidin, nizatidin…Tuy nhiên, các thuốc này không ức chế bài tiết do nhiều nguyên nhân khác nên hiện nay chúng ngày càng bị thay thế bởi các thuốc nhóm ức chế kênh proton.
- Thuốc ức chế kênh proton: một số hoạt chất chính như: Lansoprazol, Esomeprazol…Do ức chế chọn lọc, đặc hiệu với bơm proton nên nó có vai trò ức chế bài tiết acid dạ dày gây ra bởi mọi nguyên nhân. Các thuốc này sẽ duy trì, kéo dài tác dụng trong nhiều ngày. Việc ức chế bài tiết acid, sẽ góp phần ngăn ngừa sự tấn công bởi dịch tiêu hóa lên niêm mạc dạ dày, từ đó các niêm mạc bị viêm loét có cơ hội, điều kiện lành lại.
- Thuốc chống co thắt như Drotaverin, Alverin… sẽ giúp giảm đau.
- Một số kháng sinh phổ biến hay dùng như: Clarithromycin, Amoxicillin cũng thường được chỉ định trong một số trường hợp viêm dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ vì các thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi người bệnh bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nhân mắc kèm các bệnh lý khác, họ có thể được chỉ định thêm các thuốc khác như thuốc điều trị bệnh đường hô hấp, tim mạch, cơ…
Tùy từng trường hợp việc sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Người bệnh nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc hợp lý, tuân thủ điều trị thì việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc cũng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
3.2. Các vị thảo dược tự nhiên chữa khó thở trong viêm dạ dày
Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên dễ kiếm được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ chữa, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Có thể kể đến như:
– Nghệ vàng: Hoạt chất chính trong nghệ vàng là Curcumin. Chất này có tác dụng tăng co bóp túi mật, kích thích tiêu hóa tuy nhiên lại không kích thích tiết acid dịch vị nên có thể nói nghệ vàng chính là cứu tinh cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không nên sử dụng củ nghệ tươi vì trong nghệ tươi vẫn còn chứa các tinh dầu, các chất này có thể gây hại nhiều cho gan. Phương pháp tốt nhất được khuyên dùng đó là pha tinh dầu nghệ và mật ong vào nước để uống. Chú ý nên pha trong nước ấm vừa phải, không nên pha trong nước đun sôi để tránh mất tác dụng của cả nghệ và mật ong.
– Lá khôi tía (Cây tướng quân): được nhiều người sử dụng để điều trị các chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đau dạ dày, viêm dạ dày… Hoạt chất chính trong cây là Tanin có vai trò chống viêm giảm đau, đồng thời làm giảm các triệu chứng khác của bệnh viêm dạ dày, giảm tăng tiết acid dịch vị tạo điều kiện làm lành các vết loét.
– Nha đam (Lô hội): có chứa nhiều khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, vitamin, các acid amin… có vai trò trong điều trị bệnh loét dạ dày đồng thời kích thích sự tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trơn tru. Các chuyên gia của chúng tôi khuyên nên sử dụng lô hội với mật ong hoặc nghệ để tăng tác dụng điều trị bệnh.
– Lá mơ lông: với hoạt chất chính có tác dụng điều trị là alcaloid giúp kháng viêm. Bạn có thể giã lá mơ tươi đã rửa sạch lấy nước cốt để uống hay đun lá tươi với nước để uống hàng ngày. Tuy nhiên, với thành phần bisulfur carbon tinh dầu trong lá, nó tạo nên mùi hăng, có thể gây khó chịu khi uống nên còn có các cách chế biến khác để giảm bớt điều này ví dụ như: sử dụng lá mơ chiên chung với trứng, dùng liên tục 3 lần một tuần để đạt hiệu quả.
– Khổ Sâm: chứa các hoạt chất như: alcaloid và các tanin nên có tác dụng kháng khuẩn tốt, từ đó có tác dụng lớn trong chữa trị bệnh viêm loét dạ dày đặc biệt với các bệnh nhân bị bệnh do nhiễm vi khuẩn H. pylori.
>>> Xem thêm: Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Như Thế Nào
3.3. Các bài thuốc đông y điều trị viêm dạ dày
Dưới đây, chúng tôi chỉ ra một số bài thuốc phổ biến, hiệu quả và được nhiều người áp dụng thành công.
Bài 1: Sài hồ sơ can tán.
Sài hồ sơ can tán là sự phối hợp của các vị thuốc: Bạch thược, cam thảo, chỉ xác, xuyên khung, sài hồ, hương phụ. Bài thuốc có tác dụng hòa vị, sơ can lý khí rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Người bệnh nên sắc uống 1 lần 1 ngày, duy trì trong thời gian từ 2 – 3 tháng để thu được kết quả tốt nhất.
Bài 2: Cao Bình vị.
Với các thành phần gồm: Lá khôi tía, mơ tam thể, bồ công anh, mai mực, tơ hồng, xích đồng và một số vị thuốc cổ truyền khác. Bài thuốc có công năng giảm các triệu chứng ợ chua ợ hơi, thanh nhiệt giải độc, sát trùng và làm lành vết loét.
Bài 3: Sơ can Bình vị tán
Sơ can bình vị tán là sự phối hợp của 6 vị thuốc cổ truyền gồm có: ô tặc cốt, tam thất, bố chính sâm, cam thảo, quán chúng và bạch thược. Cam thảo, bạch thược và tam thất có công năng làm lành vết loét, giảm đau. Bố sinh sâm giúp bổ khí kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa diễn ra bình thường. Ô tặc cốt có công năng trung hòa acid trong dịch tiêu hóa. Quán chúng có công năng diệt khuẩn, có vai trò giống như một kháng sinh tự nhiên. Bài thuốc được nhiều người áp dụng và đã mang lại kết quả rất tốt. Hiện nay cũng có những sản phẩm thuốc đông dược được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ truyền này.
4. Chăm sóc người bệnh bị khó thở trong viêm dạ dày như thế nào?
Ngoài việc sử dụng thuốc trong điều trị, bệnh nhân cần thay đổi và giữ thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý để bệnh tiến triển tốt hơn.
– Chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, thư giãn từ 2 – 3 ngày, nhất là trong lúc bệnh bùng phát với triệu chứng nghiêm trọng.
– Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo việc trung hòa acid dịch dạ dày đồng thời làm giảm cảm giác bỏng, đau rát dạ dày.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh ăn quá nhiều, ăn dồn vào một bữa. Các bữa ăn nên cách nhau khoảng hai giờ.
– Các dạng thức ăn nên ăn như cháo, súp, các món luộc để dạ dày dễ tiêu hóa, không phải co bóp quá nhiều. Hạn chế các thức ăn rắn, khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ.
– Nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, các đồ uống chứa cồn.
– Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao để kích thích tiêu hóa và giảm stress.
– Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng thần kinh, stress.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chuyên gia của chúng tôi. Rất mong sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Để nhận được tư vấn về bệnh lý và tình trạng dạ dày miễn phí, vui lòng liên hệ chuyên gia dược sĩ Scurma Fizzy Hotline 18006091.