Khó Tiêu Và Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp
Khó tiêu là một cảm giác chắc hẳn ai cũng phải trải qua trong đời. Đây không phải là bệnh mà đây là dấu hiệu báo rằng hệ tiêu hóa của bạn đang có sự bất thường. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm và sẽ hết sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó tiêu cứ diễn ra thường xuyên, kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như thiếu máu, sụt cân,… thì bạn nên sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hãy cùng các chuyên gia Scurma Fizzy tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Chứng khó tiêu là gì?
Khó tiêu là biểu hiện cho sự rối loạn tiêu hóa, là cảm giác khó chịu gồm một nhóm các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, ợ chua, chướng bụng đầy hơi,…
Đây không phải là bệnh, có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác
2. Nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu
2.1 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
- Ăn bỏ bữa, ăn quá nhanh hoặc quá no
- Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày…
- Uống nhiều rượu, bia, cà phê, nước uống có gas,…
- Hút thuốc lá
- Đây là những thói quen sinh hoạt không tốt, làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa. Hãy hạn chế hoặc tránh được thì càng tốt bạn nhé!
2.2 Do các bệnh lý liên quan
- Tinh thần không ổn định, thường xuyên căng thẳng (stress), mệt mỏi, lo lắng
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (còn được viết tắt theo tên tiếng anh là GERD)
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Viêm dạ dày, thường do vi khuẩn Helicobacter pylori
- Loét dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Béo phì làm gia tăng nguy cơ.
2.3 Khó tiêu do tác dụng phụ của thuốc
- Nhiều nhất là do thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
- Một số thuốc tuyến giáp
- Thuốc có chứa nitrat (còn có thể gây tăng huyết áp)
- Một số thuốc kháng sinh
- Thuốc tránh thai và thuốc bổ sung estrogen
Ngoài ra, sự suy yếu chức năng của dạ dày làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn cũng là một nguyên nhân gây khó tiêu.
>>> Xem thêm ngay: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Thắc Mắc Thường Gặp – SCurma Fizzy New
3. Làm sao để biết được bạn đang bị khó tiêu? Khi nào thì nên đến bác sĩ khám?
Bao gồm một nhóm triệu chứng mà bạn có thể gặp như:
- Bạn dễ cảm thấy no khi ăn
- Bạn có cảm giác đầy bụng kéo dài sau khi ăn
- Cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên rốn
- Cảm giác khó chịu, đau, tức vùng bụng trên (còn gọi là vùng thượng vị)
- Các triệu chứng buồn nôn, nôn ít xuất hiện hơn
Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám?
Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần liên hệ với bác sĩ khi có những biểu hiện sau:
- Nôn ra máu
- Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân
- Khó nuốt
- Mất khẩu vị, chán ăn
- Vàng da, vàng mắt
- Đi ngoài phân đen
- Đau tức ngực, phạm vi đau lan rộng,…
4. Khi đến các cơ sở y tế, chứng khó tiêu được chẩn đoán như thế nào?
Chứng khó tiêu thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu chứng khó tiêu xảy ra thường xuyên kèm theo các biểu hiện khác thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh và các biểu hiện đi kèm.
Để có thể chẩn đoán chuyên sâu và phát hiện các bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm:
Nội soi đường tiêu hóa: đây là thủ thuật dùng một ống soi mềm mỏng có gắn camera đưa qua đường miệng để thăm khám trực tiếp đường tiêu hóa trên.
Xét nghiệm máu: thường dùng cho các bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng thiếu máu, đôi khi xét nghiệm này cũng giúp tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
Xét nghiệm tìm H. pylori: bao gồm xét nghiệm kháng nguyên phân và xét nghiệm hơi thở. Các xét nghiệm này được bác sĩ dùng để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori thường áp dụng cho những bệnh nhân mà bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân là do vấn đề loét dạ dày
Xét nghiệm chức năng gan: Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Khi có vấn đề ở gan, chẳng hạn như giảm sản xuất mật, thì cũng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu. Xét nghiệm này thường được sử dụng khi bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh gan đi kèm
Các xét nghiệm hình ảnh: kết quả hình ảnh chụp X-quang, chụp CT và siêu âm ổ bụng sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, phát hiện bất kì sự tắc nghẽn nào trong dạ dày của bạn.
5. Chứng khó tiêu được điều trị như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà có thể có những cách điều trị thích hợp:
5.1 Điều trị chứng khó tiêu ở nhà
Khi chứng triệu chứng không thường xuyên xảy ra, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị đơn giản tại nhà sau:
5.1.1 Chườm nóng
Đây là cách chữa trị đơn giản nhất khi bạn bị khó tiêu. Một miếng gạc hay một miếng khăn thấm nước ấm có thể xoa dịu triệu chứng này hiệu quả. Túi chườm nhiệt cũng cho tác dụng tương tự. Xoa đều lên vùng bụng để có thể gia tăng hiệu quả. Cần lưu ý là nhiệt độ không quá nóng để tránh da bị bỏng.
>>> Xem thêm ngay: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả – SCurma Fizzy New
5.1.2 Hãy thử dùng gừng tươi
Gừng là loại thực phẩm rất tốt cho những người có bệnh lý về đường tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng một số cách dùng gừng để chữa trị sau đây:
Trà gừng và mật ong:
- Chuẩn bị nguyên liệu: gừng tươi 1 củ bằng ngón tay cái, bỏ vỏ, giã nhuyễn, một ít lá trà, 1 thìa mật ong
- Cho gừng đã giã nhuyễn vào ly nước sôi tầm 200ml, để yên khoảng 2 phút
- Cho 1 thìa mật ong vào, khuấy đều cho mật ong tan hết
- Uống khi còn ấm, uống từ từ từng ngụm một cho đến hết
Nước gừng ấm
- Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch, gọt sạch vỏ và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng đã thái thành lát mỏng vào ly nước sôi tầm 100ml, đậy kín, hãm trong 5 phút
- Uống từng ngụm nhỏ lúc nước còn ấm
Trong trường hợp cấp bách, khi các triệu chứng đang xảy ra, bạn có thể lấy gừng tươi ,rửa sạch, thái thành lát mỏng, nhai vài lát kèm theo ít muối.
Lưu ý khi dùng gừng tươi:
- Bạn có thể dùng 2 lần/ngày và nên uống trong bữa ăn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn hoặc có thể uống sau ăn
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng gừng vì gừng có khả năng gây tăng co bóp tử cung dẫn đến sẩy thai, sinh non
- Nên uống trà gừng cách các loại thuốc khác 30 phút để tránh gây ra tương tác dược động học
5.1.3 Dùng tỏi để chữa chứng khó tiêu
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỏi có công dụng trong việc điều trị các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh việc sử dụng làm gia vị, tỏi cũng được dùng để chữa các vấn đề tiêu hóa thông qua những cách làm tham khảo sau:
Ăn tỏi sống: có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, tỏi có tính kháng khuẩn làm sạch dạ dày giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề về tiêu hóa. Tỏi đem rửa sạch, lột vỏ, tốt nhất nên dùng khoảng 2-3 tép mỗi ngày sau khi ăn 30 phút
Chế biến cùng món ăn: nếu bạn không thể chịu được mùi nồng của tỏi thì bạn có thể thêm chúng vào thực đơn các món ăn hàng ngày. Chế biến tỏi cùng các món ăn sẽ giúp kích thích sự thèm ăn, đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng của bạn
Nước tỏi ấm: dùng khoảng 4-5 tép tỏi rửa sạch, giã nát, có thể thêm vào ít đường, cho vào ly nước sôi khoảng 60ml. Để yên khoảng 2 phút. Chia ra uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý khi dùng tỏi:
- Không ăn quá nhiều: tỏi có tính cay, nóng nếu bạn dùng thường xuyên, kéo dài có thể gây ra những tác dụng không tốt cho dạ dày
- Không ăn khi bụng đói: trong tỏi có một chất là allicin dễ làm loét dạ dày khi bụng rỗng do tính kháng viêm của nó
- Khi bị tiêu chảy, không nên dùng tỏi: do allicin trong tỏi có khả năng kích ứng thành ruột gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm ngay: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Tỏi Và Mật Ong Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
5.1.4 Trà hoa cúc
Theo Đông y, hoa cúc là loại dược liệu có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm tình trạng kích thích dạ dày và điều tiết sự tiết axit dạ dày. Chính vì vậy, hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng khó tiêu. Một trong những cách đơn giản nhất để sử dụng loại dược liệu này đó là pha trà hoa cúc:
- Cho khoảng 2-3g ( một muỗng canh) hoa cúc khô hoặc một túi lọc vào nước ấm
- Để yên trong khoảng 10 phút
- Uống từng ngụm từ từ đến hết
Mách nhỏ là bạn có thể dễ dàng mua được dạng trà hoa cúc thô hoặc dạng túi lọc trên thị trường để sử dụng nhé!
5.1.5 Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tăng lượng chất xơ một cách đột ngột. Hãy bắt đầu từ lượng vừa phải sau đó tăng dần.
Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ mà bạn có thể bổ sung bao gồm: rau củ xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế ăn các loại chất xơ có thể gây khó tiêu như ở: cải bắp, cải xoăn, măng tây, súp lơ, các loại đậu,… do trong các thực phẩm này chứa nhiều raffinose – một loại đường phức tạp với hệ tiêu hóa sẽ khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
5.1.6 Bổ sung men vi sinh
Trong dạ dày chúng ta luôn có một hệ vi khuẩn sinh sống. Khi môi trường dạ dày bị xáo trộn khiến cho hệ vi sinh vật này mất cân bằng, các vi khuẩn có hại tăng lên gây ra các triệu chứng khó chịu cho bạn.
Men vi sinh hay lợi khuẩn có trong sữa chua, các kefir hay các thức uống lên men tự nhiên sẽ giúp cân bằng môi trường dạ dày, giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Khi hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn thì các triệu chứng cũng sẽ được cải thiện.
Một tuần bạn có thể ăn 3-4 cốc sữa chua, mỗi lần ăn sau bữa chính khoảng từ 1-2 giờ.
5.2 Điều trị chứng khó tiêu bằng thuốc Tây
Khi tình trạng nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm bạn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế, không có khái niệm gọi là ‘’thuốc trị khó tiêu’’. Các loại thuốc mà bác sĩ chỉ định là dựa trên chẩn đoán nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm các thuốc:
Thuốc kháng axit hay antacid (gồm các muối nhôm, muối magie,…): là nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Nhóm thuốc này có thể làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày từ đó làm cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, ợ chua,…. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này kéo dài có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, bệnh lý về thận,…
Thuốc kháng histamin H2: đây là nhóm thuốc làm giảm lượng axit dư thừa bằng cách làm giảm sản xuất axit từ dạ dày. So với nhóm thuốc kháng axit thì nhóm thuốc kháng histamin H2 có tác dụng chậm hơn nhưng nhóm này lại có tác dụng kéo dài hơn. Đặc biệt, các thuốc kháng histamin H2 có tác dụng rất tốt trong việc ức chế tiết axit vào ban đêm. Một số thuốc thường gặp: famotidin, cimetidin, nizatidin,…
Thuốc ức chế bơm proton (Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole,…) Nhóm này có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày mạnh hơn và kéo dài hơn so với nhóm thuốc kháng histamin H2. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc kéo dài, bạn sẽ có thể chịu một số tác dụng phụ do thuốc như: nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
Thuốc kháng sinh: nếu nguyên nhân gây ra là do vi khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh để điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với những tác dụng phụ của thuốc như: đau dạ dày, tiêu chảy,…
Ngoài ra, khi có đi kèm các triệu chứng của những bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc khác phù hợp.
>>> Xem thêm: Nhờ SCurma Fizzy mà ngoại tôi đã thắng được căn bệnh đau dạ dày đeo bám hơn 10 năm
6.Thói quen cần nhớ để làm giảm đi cũng như phòng ngừa chứng khó tiêu?
6.1 Duy trì cân nặng hợp lý cho bản thân
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu là do axit từ dạ dày trào ngược lên. Khi bạn bị thừa cân, béo bụng, lượng mỡ thừa ở bụng sẽ tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa làm cho thức ăn cũng như axit dạ dày trào ngược lên.
Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý cho bản thân nhé!
6.2 Ăn uống lành mạnh
Nhiều loại thực phẩm có thể là nguồn nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiêu hóa cho bạn. Bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh với những thực phẩm nên ăn và không nên ăn nếu không muốn tình trạng của mình nặng nề hơn. Đặc biệt, bạn cần tránh ăn các thức ăn cay, nóng, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và tránh dùng các đồ uống như rượu, bia, cà phê,… nhé!
6.3 Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá chính là nguyên nhân của nhiều bệnh lý và chứng khó tiêu cũng nằm trong đó. Các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ làm suy yếu cơ vòng thực quản làm tăng nguy cơ trào ngược, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể.
Hãy bỏ ngay thói quen này càng sớm càng tốt bạn nhé!
6.4 Không ăn trước khi ngủ
Khi bạn vừa ăn xong, thức ăn còn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã nằm ngủ sẽ khiến thức ăn tồn đọng, dễ bị trào ngược và gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,…Nhiều bác sĩ khuyến cáo rằng không nên ăn trong 3-4 giờ trước khi ngủ để giảm khả năng bị trào ngược khi ngủ.
Mách nhỏ là khi ngủ, bạn dùng gối mềm nâng cao đầu cũng sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược đấy!
6.5 Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu
Như đã nhắc đến ở phần nguyên nhân, căng thẳng, lo âu cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng khó tiêu. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp công việc, học tập hợp lý, tham gia các hoạt động vui chơi, tâm sự cùng gia đình,… để bản thân luôn vui vẻ, thoải mái nhé!
Trên đây là những thông tin về chứng khó tiêu và những câu hỏi thường gặp mà Scurma Fizzy muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể giải đáp được những câu hỏi của mình.
Vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn nhiều hơn về tình trạng bệnh.