Đầy Bụng Khó Tiêu Uống Thuốc Gì Hiệu Quả

Đầy Bụng Khó Tiêu Uống Thuốc Gì Hiệu Quả

Nếu như bạn thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu vì bất kì lí do gì, điều đó chắc chắn sẽ gây ra nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống thường ngày của bạn? Vấn đề đầy bụng khó tiêu ngày càng trầm trọng khiến cho  bạn lo lắng  và liệu có cách nào hiệu quả để có thể giảm bớt hay là loại bỏ tình trạng này không? Hãy cùng các chuyên gia về sức khỏe của Scuma Fizzy tìm hiểu đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả và tìm ra cách tốt nhất để giảm tình trạng này nhé.

day-bung-kho-tieu-uong-thuoc-gi-1

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì

1.Chứng khó tiêu là gì?

1.1. Triệu chứng của chứng khó tiêu

day-bung-kho-tieu-uong-thuoc-gi-2 (1)

Triệu chứng của đầy bụng khó tiêu

Chứng khó tiêu có thể từng xảy ra với hầu hết tất cả mọi người, tuỳ vào từng khoảng thời điểm. Khi bạn có một thói quen ăn uống nào đấy hoặc một vấn đề tiêu hóa mạn tính cũng có thể gây ra chứng khó tiêu.

Một số triệu chứng đi kèm chứng khó tiêu có thể gây ra:

– Đau bụng hoặc đầy hơi

– Ợ nóng

– Buồn nôn, nôn mửa

Các triệu chứng phổ biến khác chủa chứng khó tiêu bao gồm:

– Thường cảm thấy no trong bữa ăn và bạn không muốn ăn nữa và không thể ăn hết đồ ăn

– Cảm thấy rất no sau khi bạn ăn một bữa ăn như ngày bình thường

– Có cảm giác nóng rát ở bên trong dạ dày hoặc thực quản

Bên trong dạ dày có cảm giác đầy tức

– Bị đầy hơi hoặc thêm cả ợ hơi

Ngoài ra, nếu như bạn có các triệu chứng khó tiêu nghiêm trọng hoặc những triệu chứng được kể trên thường xuyên xuất hiện. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu như gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:

– Nôn mửa dữ dội

– Chất nôn có chứa máu hoặc trông giống như màu bã cà phê

– Giảm cân đột ngột mà không có nguyên do rõ ràng

– Phân đen

– Gặp tình trạng khó nuốt

1.2. Nguyên nhân của chứng khó tiêu

day-bung-kho-tieu-uong-thuoc-gi-3 (2)

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Khó tiêu là hậu quả của thói quen ăn uống quá nhiều hoặc ăn quá nhanh. Thức ăn cay, nhiều dầu mỡ cùng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ khó tiêu. Việc không vận động sau ăn mà nằm xuống quá sớm có thể khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ khó chịu ở bụng.

Các nguyên nhân phổ biến khác của tình trạng tiêu hóa kém bao gồm:

– Hút thuốc

– Uống quá nhiều rượu bia và các loại chất kích thích

– Do tác dụng phụ của thuốc

– Do sử dụng thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như là aspirin, hay ibuprofen và naproxen, đây là một trong những nhóm thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hoá.

– Thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động cũng có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Các triệu chứng khó tiêu cũng có thể do:

– Bệnh trào ngược axit dạ dày(GERD)

– Mắc bệnh ung thư dạ dày

– Do bất thường tuyến tụy hoặc là ống mật

– Bị loét dạ dày

Loét dạ dày là vết loét ở vùng niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc là tá tràng có thể do nguyên nhân là vi khuẩn H.pyolori gây ra.

Đôi khi, chúng ta cũng không biết rõ được nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu. Nhu động ruột bất thường làm thay đổi chức năng co bóp thông thường của nó dẫn đến thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non khó khăn hơn và gây rối loạn chức năng tiêu hoá.

1.3. Chẩn đoán chứng khó tiêu

Để chẩn đoán chứng khó tiêu, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hệ tiêu hoá của bạn, bắt đầu từ việc hỏi về tiền sử bệnh và thói quen ăn uống. Ngoài ra, họ cũng sẽ tiến hàng kiểm tra sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang vùng bụng để xem có những bất thường nào trong đường tiêu hóa của bạn hay không. Họ cũng có thể lấy mẫu máu, hơi thở và phân để có thể kiểm tra vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng có xuất hiện hay không.

Ngoài ra, khám nội soi cũng được bác sĩ chỉ định để kiểm tra các bất thường ở đường tiêu hóa trên của bạn.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ đưa một ống nhỏ có gắn camera và dụng cụ sinh thiết đi qua thực quản vào đến dạ dày của bạn. Sau đó, họ có thể kiểm tra niêm mạc của đường tiêu hóa để tìm ra các bệnh mà bạn đang gặp phải ở dạ dày, đồng thời thu thập các mẫu mô để làm xét nghiệm

Nội soi đường tiêu hóa trên (GI) có thể giúp chẩn đoán được những tình trạng sau:

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Phát hiện các vết loét

– Phát hiện bệnh viêm nhiễm ở dạ dày và đường tiêu hoá

– Ung thư dạ dày do nhiễm trùng

>>>> Tìm hiểu ngay: 7 Chữa Dễ Dàng Với Chi Phí Thấp Đầy Bụng Khó Tiêu

2. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả

Đầy bụng, chướng hơi là những triệu chứng thường xuyên xảy ra ở nhóm đối tượng nam giới, bởi vì thói quen sinh hoạt và ưa nhậu nhẹt nhiều của họ. Đầy bụng, khó tiêu có thể gây ra các tình trạng liệt cơ ruột hoặc là tắc ruột, bán tắc ruột…(sau phẫu thuật). Do đó, để có thể cải thiện triệu chứng này, người bệnh luôn lo lắng không biết mình bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì cho hiệu quả. Vì thế bạn có thể tham khảo 5 nhóm thuốc có tác dụng giảm đầy bụng khó tiêu sau đây.

2.1. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì: Thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau thượng vị

day-bung-kho-tieu-uong-thuoc-gi-4 (2)

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc làm giảm cơn đau thượng vị

Đầy bụng, khó tiêu thường dẫn đến những cơn đau thượng vị khó chịu. Chính vì vậy, một số loại thuốc có tác dụng giúp làm giảm các cơn đau dưới đây có thể được bác sĩ chỉ định khi tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bạn kéo dài.

Simethicone

Simethicone thuộc nhóm thuốc chống đầy hơi, được sử dụng để giảm áp lực đau đớn do khí dư thừa trong dạ dày và ruột. Simethicone được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Người dùng nên uống trước khi ngủ hoặc sau bữa ăn thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng tối đa của thuốc này cho chứng đầy hơi, chướng bụng của bạn là 500mg/ngày. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn dùng nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hoặc nếu bạn mắc bất kỳ loại bệnh nghiêm trọng nào trước khi bắt đầu sử dụng Simethicone.

Kremil-s

Thuốc Kremil S bao gồm các thành phần như là: nhôm hydroxid, magie hydroxid và simeticone. Nó thuộc nhóm kháng acid, chống trào ngược và chống loét. Thuốc Kremil-S làm giảm sự ứ hơi quá mức ở  trong đường tiêu hóa. Kremil-S làm thay đổi sức căng liên bề mặt, phá vỡ màng bao của bóng hơi trong đường tiêu hoá. Từ đó giúp giải phóng khí thừa trong dạ dày ra ngoài qua việc xì hơi hoặc ợ hơi. Liều dùng cho người bị đầy bụng, đầy hơi là 2-4 viên dùng cho  mỗi 4 giờ và 1-2 viên sau khi ăn hoặc là khi cần thiết. Thuốc này có thể không được an toàn cho trẻ. Vì thế bạn cần hiểu rõ về sự an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc là dược sĩ để biết thêm chi tiết về cách sử dụng.

Pepsan

Thuốc Pepsane là một loại thuốc có tác dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh đau dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bao gồm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nóng rát, đầy bụng và khó tiêu. Bạn dùng mỗi lần 1-2 gói thuốc, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thuốc Pepsane có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm các loại phản ứng quá mẫn như là: phát ban da hoặc ngứa.

2.2. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì: Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa và điều tiết axit dạ dày

uong-thuoc-trung-hoa-dieu-tiet-acid

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc trung hòa và điều tiết axit dạ dày

Orthogastrin, Alka-Seltzer là thuốc có tác dụng giúp trung hoà acid trong dịch vị dạ dày. Nhờ đó, thuốc có tác dụng giảm những cảm giác khó tiêu, đầy bụng. Người bị bệnh nên dùng từ 1-2 viên/lần. Tuy nhiên bạn không nên dùng thuốc này để cầm các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, và cũng như không nên dùng quá 5 viên một ngày.

2.3.  Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì: Nhóm thuốc làm giảm khí thừa tồn đọng trong dạ dày

Smecta

Hầu hết người dùng thuốc Smecta đều chỉ biết nó có tác dụng giúp điều trị trong trường hợp tiêu chảy cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, công dụng thuốc Smecta còn được biết đến trong điều trị các triệu chứng ở hội chứng ruột kích thích ở người lớn và bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ở những trẻ sơ sinh do các tác dụng giúp bảo vệ màng nhầy.

Thuốc này có khả năng giúp bao phủ lớp niêm mạc tiêu hóa rất tốt nhờ cấu trúc các lớp và tạo nhầy trên niêm mạc dạ dày. Liều dùng thích hợp cho người lớn là sử dụng trung bình 3 gói/ngày. Thông thường nếu dùng để điều trị bệnh tiêu chảy cấp thì bạn nên dùng liều lượng gấp đôi.

Carbophos

Đây là loại thuốc điều hoà tiêu hoá, giúp chống đầy hơi và kháng viêm trong đường tiêu hoá. Thuốc thường được dùng trong điều trị ngộ độc, đầy hơi, chướng hơi hoặc là giúp giảm say rượu. Carbophos là một loại thực phẩm chức năng có chứa than thảo mộc, nó thường ở dạng viên nén nhai. Than hoạt tính có khả năng giúp giảm đầy hơi sau khi ăn. Để giảm đầy hơi, khó tiêu, người dùng nên nhai 1 viên trước khi ăn 30 phút và 2 viên sau đó cùng với 1 cốc nước.

>>>> Tìm hiểu thêm: Để Nhanh Chóng Giải Quyết Đầy Bụng Khó Tiêu Cần Ăn Gì?

2.4. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì: Thuốc có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày

thuoc-dieu-hoa-hoat-dong-co-bop-da-day

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày

Metoclopramid

Metoclopramide được sử dụng để giúp điều trị các triệu chứng trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD xảy ra khi acid trong dạ dày trào ngược lên và gây ra các chứng ợ chua. Nó cũng có thể gây nguy hại cho thực quản (đường tiêu hoá đi từ miệng xuống dạ dày). Thuốc này cũng được sử dụng để giảm chứng ợ nóng và chữa lành vết loét ở trong thực quản của bạn khi các phương pháp điều trị khác sử dụng không hiệu quả.

Metoclopramide cũng được sử dụng để điều trị chứng liệt dạ dày do tiểu đường. Chứng rối loạn dạ dày xảy ra khi dạ dày của bạn mất quá nhiều thời gian để có thể làm rỗng các chất trong nó. Các triệu chứng có thể sẽ bao gồm buồn nôn, nôn, bị ợ chua, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu. Thuốc này có thể sẽ được sử dụng như một phần của liệu pháp kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị.

Ngoài ra, metoclopramide còn có tác dụng làm tăng nhu động của tá tràng, hỗng tràng và hang vị. Đồng thời, nó còn làm giảm độ giãn phần trên của dạ dày. Thuốc chống chỉ định với những người bị bệnh động kinh và xuất huyết dạ dày. Liều dùng sẽ được chia theo cân nặng của người dùng như sau:

Từ 15 – 19 tuổi: cần sử dụng 5 mg/lần,

Từ 30-59kg trở lên: cần sử dụng 3 lần/ngày

Từ 60 kg trở lên: cần sử dụng 10 mg/lần, 3 lần/ngày.

Domperidon

Nếu như bạn đang thắc mắc đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì cho khỏi thì Domperidon cũng là một lựa chọn đáng chú ý. Domperidone là thuốc có tác dụng làm tăng cường chuyển động của ruột ruột và co thắt ruột. Ngoài ra, thuốc này còn được dùng khi buồn nôn do đầy bụng, trào ngược dạ dày. Liều dùng phù hợp cho người lớn là sử dụng từ 10-20 mg cách mỗi 4 đến 8 giờ, tối đa là 80mg/ngày.

Dùng quá nhiều domperidone cũng có thể gây nhiều nguy hiểm. Nếu như bạn vô tình uống nhiều hơn liều lượng quy định, bạn có thể sẽ bị tim đập nhanh hoặc là không đều.

Cisaprid

Cisapride là một chất phó giao cảm hoạt động như một serotonin 5-HT4 là chất chủ vận, khi kích hoạt con đường truyền tín hiệu thụ thể, cisapride giúp thúc đẩy việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thống thần kinh ở ruột. Cisaprid kích thích nhu động của đường tiêu hóa trên mà không kích thích tiết dịch vị, mật, và tụy. Cisaprid làm tăng trương lực và biên độ của các cơn co thắt dạ dày (đặc biệt là antral), làm giãn cơ thắt môn vị và hành tá tràng, đồng thời nó làm tăng nhu động của tá tràng và hỗng tràng, dẫn đến đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và vận chuyển qua ruột. Nó làm tăng co thắt cơ vòng thực quản dưới. Tuy nhiên nó ảnh hưởng rất ít đến nhu động của ruột già hoặc túi mật. Cisaprid không gây kích thích thụ thể muscarinic hoặc nicotinic, cũng như không ức chế hoạt động của acetylcholinesterase.

Cisaprid là giúp làm tăng vận động cho cơ trơn, tăng vận động đại tràng làm tăng số lần đại tiện của người khỏe mạnh và cả người bị táo bón. Đồng thời, thuốc còn có thể giúp giảm trương lực cơ thắt ở hậu môn. Ngoài ra, Cisaprid còn được dùng cho người bị đầy bụng do các cơ co thắt không ổn định của dạ dày. Chỉ định liều dùng cho người lớn là sử dụng 10mg/lần, 1 ngày dùng 4 lần, dùng cách nhau 15 phút và nên uống trước ăn và trước khi đi ngủ.

2.5. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì: Thuốc hỗ trợ tiêu hóa có thành phần là lợi khuẩn

Một số loại thực phẩm chức năng như là men tiêu hóa, men vi sinh có thành phần cung cấp lợi khuẩn và được khuyên dùng với các chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Những loại men vi sinh chứa nhiều bào tử lợi khuẩn hoặc cung cấp lợi khuẩn giúp điều tiết hoạt động trong ruột nhờ cách tổng hợp các enzyme tiêu hóa. Đây được cho là một giải pháp an toàn và lâu bền nhất cho các triệu chứng chướng bụng đầy hơi khó tiêu.

3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm đầy bụng khó tiêu

Việc lựa chọn cho việc đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì là cả một vấn đề, bạn có thể cần phải hỏi thêm ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng và ngoài ra cần phải nên có một số lưu ý cần thiết khi sử dụng.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm đầy bụng khó tiêu mà bạn không được bỏ qua. Đây là những triệu chứng nhẹ và thường gặp ở nhiều người, do đó việc giảm nhẹ những triệu chứng này không quá khó.

-Bạn nên uống thuốc sau khi bạn ăn khoảng 1h.

-Liều dùng tối đa cho thuốc giảm đầy bụng, chướng hơi là từ 5 – 7 ngày.

-Không dùng thuốc (các loại được liệt kê trong bài này) cho những người bị bệnh suy gan, có mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các biện pháp dân gian để điều trị thay thế nếu tình trạng nhẹ và mới mắc.

-Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào bạn cũng cần hỏi ý kiến từ bác sĩ để được khám và điều trị.

-Ngoài ra, trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cũng như sinh hoạt khoa học. Để phòng ngừa các triệu chứng này tái lại cần phải thăm khám thường xuyên, định kỳ. Bởi những triệu chứng này có thể là khởi đầu của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm đại tràng…

>>>> Tìm hiểu thêm: Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Có Thể Dùng Cách Gì Chữa Khó Tiêu Đầy Bụng?

4. Thay đổi lối sống và thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà

tap-yoga-giam-day-bung

Thay đổi lối sống để giảm đầy bụng khó tiêu

Ngoài việc lựa chọn cho vấn đề đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà, bởi vì huốc không phải là phương pháp điều trị duy nhất. Bạn có thể cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách thử điều chỉnh lối sống. Ví dụ như:

– Ăn nhiều bữa nhỏ trong trong ngày.

– Tránh ăn các loại thức ăn cay, béo có thể sẽ gây ra chứng ợ nóng.

– Ăn uống chậm hơn và không ăn trước khi nằm, ăn xong cần vận động một chút.

– Ngừng hút thuốc, nếu như bạn hút thuốc nên bỏ thuốc

– Giảm cân nặng để giữ ở mức hợp lý.

– Giảm lượng uống cà phê, nước ngọt, rượu bạn tiêu thụ.

– Nghỉ ngơi nhiều khi bị mắc bệnh.

– Ngừng dùng các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như NSAIDs

– Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga hoặc là thực hiện các liệu pháp thư giãn

>>>> Tham khảo thêm: Làm Gì Và Không Nên Làm Gì Khi Đầy Bụng Khó Tiêu?

Trên đây là những thông tin cực kì hữu ích mà đội ngũ các dược sĩ, bác sĩ của Scurma Fizzy đã cung cấp cho bạn về lựa chọn khi bạn không biết đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì cũng như các bệnh dạ dày liên quan đến nó. Mong rằng qua bài viết, có thể giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn có được hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, để sống vui khoẻ và sử dụng những sản phẩm hữu ích, và đảm bảo chất lượng tốt để ngày càng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả bản thân và gia đình!

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí để có thể lựa chọn khi bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về các sản phẩm hỗ trợ dạ dày khác mà Scuma Fizzy đã nghiên cứu và cung cấp ngay tại đây.

 

day-bung-kho-tieu-uong-thuoc-ho-tro-da-day

Sử dụng Scurma Fizzy hỗ trợ dạ dày

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091