Lá Chữa Dạ Dày An Toàn Hiệu Quả, Những Điều Hay Cần Biết

Lá Chữa Dạ Dày An Toàn Hiệu Quả, Những Điều Hay Cần Biết

Bệnh dạ dày ngày càng phổ biến do thói quen ăn uống mà còn do môi trường sống, stress công việc đã làm cho bệnh đau dạ dày ngày càng chiếm tỉ lệ lớn. Do vậy ngày nay người ta có xu hướng chọn cây cỏ thiên nhiên như lá chữa dạ dày. Tuy nhiên dù phương pháp hiện đại hay dân gian cũng đều có ưu nhược điểm của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và vận dụng đúng kinh nghiệm sử dụng lá chữa dạ dày.

1. Đau dạ dày là gì và lá chữa dạ dày được không?

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là những cơn đau xuất hiện giữa vùng ngực và vùng chậu. Đau âm ỉ, đau quặn, từng cơn hoặc đau nhói là những kiểu đau mà bạn có thể gặp khi đau dạ dày.

 la-chua-da-day-1

Đau dạ dày là gì

1.2. Lá chữa đau dạ dày được không?

Thói quen dùng những cây thuốc quen thuộc gần gũi trong nhà để chữa bệnh lâu nay đã trở thành truyền thống quý báu của y học dân tộc. Mỗi bộ phận cây cỏ đều có những công dụng riêng và tuyệt vời. Lá chữa dạ dày cũng chứa nhiều hoạt chất như tanin, glycosid,… có công dụng trong việc làm giảm triệu chứng đau dạ dày cũng như mang đến một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra lá của một số cây như tía tô, sung, khôi,… còn chứa nhiều hoạt chất khác giúp săn da, giải độc, diệt vi khuẩn, virus.

Lá chữa dạ dày được không? Câu trả lời là có tuy nhiên nếu vận dụng đúng cây cỏ, đúng bài thuốc dân gian thì mang lại kết quả bất ngờ nhưng nếu quá lạm dụng hay quá tin tưởng đến sai lầm thì hậu quả khôn lường. Nếu sử dụng lá chữa dạ dày lâu mà không mang lại hiệu quả thì nên đến cơ sở y tế để khám và chữa trị. 

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

  • Chế độ ăn uống: Chúng ta ngày nay hay có thói quen ăn uống kém lành mạnh, ăn nhanh, hay bỏ bữa ngủ không đủ giấc, nhịn đói thường xuyên. Từ đó làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất hiện triệu chứng đau dạ dày. Ngoài ra thói quen ăn đồ cay nóng, chua, lạnh hay lạm dụng rượu bia cũng góp phần trầm trọng bệnh đau dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt: Theo nghiên cứu chuyên gia Y Tế thế giới thì những ai có thói quen như thức quá khuya làm gia tăng tình trạng loét dạ dày, ăn đêm, hút thuốc lá dễ gây ra ung thư dạ dày thì dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn  ở những người có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình mà có người từng bị đau dạ dày thì nguy cơ người thân bị cũng cao.
  • Tâm lý: Tâm lí thường xuyên chịu áp lực stress gây tình trạng tăng tiết acid dạ dày quá mức. Việc tiết quá nhiều làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Khi tiết quá nhiều gây loét, đau tức vùng thượng vị cảm giác sẽ chán ăn, sụt cân.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP): HP là virus sống và phát triển trong dạ dày của con người và chúng có thể gây ra tổn thương đến lớp niêm dạ dày gây ra các vết viêm loét. Ngoài ra vi khuẩn HP lan truyền qua rất nhiều con đường khác. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày càng gia tăng, chưa hẳn nhiễm HP đã gây bệnh nhưng bị viêm loét đau dạ dày hầu như chắc chắn có vi khuẩn này. Do vậy vi khuẩn này cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày.
  • Sử dụng thuốc: Nếu hay thường xuyên sử dụng các loại thuốc như: NSAID, glucocorticoid có khả năng làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày hơn so bình thường do các thuốc này có khả năng làm ức chế Prostaglandin. Chất này sản sinh ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, nếu giảm sản xuất thì nguy cơ đau dạ dày rất cao.
nguyen-nhan-2

Đau dạ dày nguyên nhân do đâu

3. Triệu chứng đau dạ dày điển hình

  • Đau dạ dày ở vùng thượng vị: Cơn đau râm ran, âm ỉ kéo dài khiến cho bệnh nhân mất ăn, mất ngủ. Cơn đau có thể kết thúc sớm và người bệnh trở lại bình thường nhưng cơn đau kéo dài gây nhiều phiền toái thì nên đến cơ sở y tế thăm khám cẩn thận.
  • Buồn nôn: Đau dạ dày do lớp niêm bị tổn thương, lớp niên này chưa kịp lành thì có lớp niêm khác cứ như vậy tổn thương lan rộng. Gây rối loạn tiêu hóa, thức ăn không tiêu, gây tình trạng ợ hơi, trào ngược, cảm giác buồn nôn.
  • Nôn ra máu: Do tổn thương lớp niêm nếu nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Đây là dấu hiệu đau dạ dày mãn tính nên khi đi ngoài phân hay có màu đen và mùi hôi tanh hay nôn ra thức ăn lẫn máu. Hãy đến y tế để chữa trị kịp thời, bảo vệ tính mạng của bản thân.
  • Khó thở, mệt mỏi chán ăn: Đau dạ dày dẫn đến khó thở bởi vì do co thắt phế quản. Ngoài ra thức ăn lẫn acid dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm loét, sưng phù đường thở.
  • Cân nặng giảm sút: Triệu chứng đau dạ dày khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Đầy bụng, chướng bụng ăn cảm giác không ngon miệng từ đó lười và chán ăn. Ăn uống không đảm bảo, không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho chúng ta giảm sụt cân. Nếu tình trạng này kéo dài thì sụt cân nhiều hơn nguy hiểm đến sức khỏe.

>>>> Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Đau Dạ Dày Xuất Hiện – Cảnh Báo Thương Tổn Ở Dạ Dày

 la-chua-da-day-3

Triệu chứng đau dạ dày

4. Những ưu điểm khi dùng lá chữa đau dạ dày

Hiện nay có nhiều người lo ngại việc sử dụng thuốc tây và họ tìm tới thuốc có nguồn gốc thảo dược để chữa bệnh vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Đã có nhiều người chữa khỏi được bệnh khi chọn phương pháp chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Vì vậy có thể khẳng định được lá chữa dạ dày bằng kinh nghiệm dân gian sẽ đem lại hiệu quả cho người bệnh đau dạ dày.

 Ngoài ra phương pháp này còn có nhiều ưu điểm đó là:

  • An toàn: Giúp bệnh nhân tránh được nhiều tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây. Các vị thuốc này đều bắt nguồn từ cây cỏ nên an toàn và sử dụng đúng thì không gây độc tính. Khi chọn một phương pháp nào đó thì an toàn cho bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu.
  • Hiệu quả: Có rất nhiều cây thuốc thảo dược nam chứa một số thành phần chữa bệnh rất tuyệt vời và nó còn nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu kiên trì, sử dụng lâu dài thì mang đến hiệu quả bất ngờ. Vì đây vận dụng kinh nghiệm dân gian khác với các phương pháp chữa bệnh hiện đại do đó nó cần thời gian để phát huy tác dụng.
  • Tiết kiệm: Cây thuốc thảo dược ta có thể bắt gặp ở đâu, bất kì nơi nào. ngay cả trong nhà của bạn. Với việc dễ tìm kiếm lá chữa dạ dày mà lại còn tiết kiệm nên người dân thường hay sử dụng.

5. Một số mẹo dân gian sử dụng lá chữa đau dạ dày 

5.1. Lá bàng non chữa dạ dày

Lá bàng non chữa dạ dày là mẹo mà không phải ai cũng biết. Lá bàng non chữa dạ dày vì chứa nhiều hoạt chất làm hạn chế tiết dịch axit trong dạ dày. Hơn nữa, các hoạt chất này còn giúp làm nhanh chóng, se và lành các vết thương ở lớp niêm mạc dạ dày. Với những công dụng tuyệt vời đó người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm lá bàng non thêm 1.5 lít nước đun lên và uống thay nước bình thường hàng ngày. Nếu kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy bệnh dạ dày cải thiện lên và bạn cũng cảm nhận được điều đó.

Chuẩn bị: Nắm lá bàng non từ 5-10 lá

Cách thực hiện: 

  • Mang lá bàng non đi rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối khoảng 5 phút sau đó vớt ra để ráo
  • Cắt lá bàng bỏ vào 2 lít nước
  • Chắt lấy phần nước và uống thay cho nước hàng ngày.

Liều dùng: Nên một ngày uống khoảng 1 lít nước lá bàng non và uống khi nào bạn cảm thấy khát đều được.

 la-chua-da-day-4

Lá bàng non chữa dạ dày

5.2. Lá ổi kết hợp với gạo lứt chữa dạ dày

Lá ổi kết hợp với gạo lứt là cách chữa trị đau dạ dày được nhiều người bệnh biết đến và áp dụng và đem lại hiệu quả tốt.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ổi vừa
  • 60g gạo lứt

Cách thực hiện: 

  • Lấy gạo lứt bỏ vào nồi rang sao vàng lên trên bếp.Sau đó cho lá ổi cùng với việc thêm 600ml nước đun lên.
  • Đun ở ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước bay hơi cỡ còn 300ml thì dừng lại.
  • Sau đó, người bệnh lấy phần nước không lấy bã và uống nước sắc đó vào lúc nào trong ngày cũng được.

Liều dùng :

  • Lấy nước chia làm 3 lần và nên uống trong ngày.
  • Mỗi lần uống khoảng 100ml và nên dùng trước bữa ăn tầm 45 phút để đạt hiệu quả cao.

5.3. Lá tía tô chữa dạ dày 

Lá tía tô là loại rau quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Theo Đông Y thì tía tô là cây thảo dược có tính cay, ấm giúp chữa trị các triệu chứng bệnh liên quan tới đường tiêu hoá cực kỳ hữu hiệu. Cây tía tô cũng được dùng chữa trị bệnh lâu năm mang lại hiệu quả tích cực.

Cách sử dụng:

  • Lá tía tô tươi lấy khoảng 200g.
  • Pha thêm 2,5 lít nước nóng đun khoảng dưới 15 phút để tránh tinh dầu phân hủy mất tác dụng.

Liều dùng: Mỗi ngày nên uống 3-4 ly nước tía tô, chia uống giờ nào trong ngày cũng được.

5.4. Lá mơ lông chữa dạ dày

Theo y học cổ truyền lá của cây mơ lông có vị đắng, tính mát và có mùi hơi hôi nên tác dụng sát khuẩn và giúp thanh nhiệt giải độc. Nhờ tác dụng này mà lá mơ có thể được dùng làm giảm tình trạng ăn uống kém, đầy chướng bụng. Thêm vào đó lá mơ khi ăn kèm với những món ăn tốt cho dạ dày sẽ giúp chữa trị đau dạ dày hiệu quả.

Theo y học hiện đại thì ở trong thành phần lá mơ chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa và các khoáng chất. Các chất này có công dụng trung hòa axit  và đồng thời giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, điều hòa chức năng hệ thống tiêu hóa. Chính vì thế, người bệnh nên dùng lá mơ để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nhưng sử dụng lá mơ chữa bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Dưới đây là một số cách dùng lá mơ trị đau dạ dày được mọi người áp dụng và có hiểu tốt:

  • Uống nước ép của lá cây mơ lông: Nước ép lá mơ lông trị bệnh đau dạ dày và đau bụng hay được sử dụng trong dân gian. Uống nước ép lá mơ lông giúp tăng cường khả năng kháng viêm, làm giảm sự sinh sản của vi khuẩn và trung hòa bớt lượng axit dạ dày nên làm giảm đi các cơn đau dạ dày. Người bệnh lấy khoảng 1 năm lá mơ lông sau đó rửa sạch để ráo nước cho vào cái máy xay nhuyễn lọc lấy phần nước bỏ phần bã đi. Tiếp là uống trực tiếp hoặc đem đi cách thủy, nên uống 2 lần mỗi ngày không nên lạm dụng. hãy kiên trì sử dụng triệu chứng sẽ thuyên giảm.
  • Trứng chiên lá mơ chữa đau dạ dày: Có thể dùng lá mơ lông cắt nhỏ bỏ vào trứng chiên rán lên sẽ giúp hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Món ăn này rất dễ thực hiện và cực đơn giản có thể tự làm mà vừa mang lại cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Nguyên liệu:

  • 3 quả trứng gà
  • 50 gam lá mơ
  • Gia vị gồm nước mắm, muối, tiêu

Cách làm:

  • Lấy 3 quả trứng cho vào bát
  • Rửa sạch lá mơ sau đó thái mỏng cho vào bát trứng cùng với gia vị cho hợp khẩu vị
  • Lấy chảo chiên cho dầu nóng sau đó bỏ vào chiên trứng
  • Nên ăn khi còn nóng

Liều dùng: Ăn kèm với cơm và một tuần không ăn quá 2 lần.

>>>> Tham khảo thêm: Lá Mơ Lông Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Nghiệm Như Thế Nào?

 la-mo-long-5

Lá mơ lông chữa dạ dày

5.5. Lá đu đủ chữa dạ dày

Cây đu đủ là loại cây được người dân ta sử dụng với nhiều công dụng khác nhau ở các bộ phận như quả, hoa, lá. Trong đó, lá đu đủ có tác dụng loại bỏ triệu chứng ăn uống khó tiêu, ợ chua. Trong thành phần lá đu đủ có chứa chất karpain giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại của đường ruột. Rửa lá đu đủ cắt nhỏ và xay nhuyễn cùng với 100ml nước lọc. Sau đó lọc lấy phần nước, tiếp theo người bệnh dùng nước đã lọc uống hàng ngày để cải thiện bệnh dạ dày.

Nguyên liệu và cách làm: Cần khoảng 5-10 lá đu đủ cho vào máy xay sinh tố, xay cho nhuyễn sau đó lọc lấy nước ép đặc cho vào ly. Dùng khoảng 5ml nước ép đặc pha với 20ml nước lọc cho một lần dùng.

Liều dùng: Ngày uống 1 cốc cỡ 25-30ml nước đu đủ là hợp lý.

5.6. Lá vú sữa chữa dạ dày

Trái vú sữa là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Nhưng ít ai biết rằng lá vú sữa lại có công dụng khác rất đặc biệt. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền thì lá vú sữa có nhiều hoạt chất chữa đau dạ dày hiệu quả.Sử dụng lá vú sữa sắc lấy nước uống vì lá vú sữa sau khi vào cơ thể sẽ giúp trung hòa lượng axit dạ dày, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua và còn làm giảm thiểu bớt ở niêm mạc dạ dày tình trạng sưng viêm. Nhờ vậy mà  tình trạng loét dạ dày nhanh chóng được cải thiện rõ rệt. Thêm vào đó lá vú sữa còn giúp bệnh nhân tăng cường sức sức đề kháng, miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Sau đây là cách chữa dạ dày bằng lá vú sữa:

Nguyên liệu: 

  • Khoảng 20 lá vú sữa tươi
  • 1 lít nước đun sôi

Cách làm: 

  • Lá vú sữa tươi ngâm với một ít muối pha loãng sau đó rửa lại bằng nước để ráo. 
  • Tiếp tục thêm 1 lít nước đun sôi cùng với lá vú sữa trong 10 phút. 

Liều dùng: Chia nước uống nhiều lần trong ngày thay cho nước lọc bình thường.

Lưu ý: Nước nấu chỉ nên uống trong ngày, ngày hôm sau nấu lại thứ nước mới. Nếu bệnh nhân kiên trì trong khoảng 10 ngày thì sẽ phát huy tác dụng.

 la-chua-da-day-6

Lá vú sữa chữa dạ dày

5.7. Lá khôi chữa dạ dày

Khi nhắc đến lá khôi, công dụng chính mà người ta quan tâm là giảm triệu chứng đau dạ dày. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, thì liều lượng lá khôi quyết định đến khả năng điều trị bệnh. nếu bạn dùng quá nhiều trên 250g trong ngày thì có thể khiến bệnh nhân uể oải, da xanh xao. Do đó, cần có một liều lượng và cách sử dụng thích hợp.

Những điều hay về lá khôi chữa dạ dày:

  • Theo y học cổ truyền thì lá khôi giúp điều trị bệnh đau dạ dày giảm triệu chứng khó chịu của bệnh như ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị
  • Theo y học hiện đại thì cho thấy Tanin và Glycosid có tác dụng chống viêm, làm lành sớm các phần loét ở trong dạ dày, đồng thời giảm tình trạng tiết acid ở trong dạ dày.
  • Nước ép của lá khôi giúp tiêu diệt vi khuẩn HP là nguyên nhân gây loét niêm mạc dạ dày.

Nguyên liệu: 

  • Lấy khoảng 5g lá khôi khô hoặc 10g lá khôi tươi
  • Pha với 1 lít nước sôi

Liều dùng:  Nên uống vào buổi sáng cỡ 100ml là hợp lý.

Trên đây là những lá chữa dạ dày thường hay được vận dụng. Hãy tận dụng tính sẵn có và hãy sử dụng đúng lá chữa dạ dày để mang lại kết quả tốt nhất. Sức khỏe là rất quý báu hãy trân trọng và chữa các bệnh lý khi còn sớm để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

>>>> Tìm hiểu thêm: Chữa Đau Dạ Dày – Liệu Pháp Sử Dụng Lá Nhọ Nồi

6. Những lưu ý khi sử dụng lá chữa dạ dày

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng lá chữa dạ dày mà bạn nên đọc:

  • Bạn nên tham khảo ý kiến với người có trình độ chuyên môn về nghiên cứu thảo dược để năm nó và cân nhắc sử dụng lá chữa dạ dày. để từ đó hạn chế được những tác dụng không mong muốn.
  • Công dụng của lá từng loại cây sẽ khác nhau nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hơn nữa lá chữa dạ dày là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian, nó là phương pháp truyền thống nên cần thời gian lâu hơn để phát huy tác dụng. Do vậy bệnh nhân nên áp dụng các bài thuốc trên một tuần.
  • Trong quá trình dùng lá chữa dạ dày nếu thấy mẩn ngứa hay dị ứng thì nên dừng ngay lập tức và nếu nặng thì đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám xử lý.
  • Bệnh đau dạ dày ngày nay thường hay do thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không hợp lý vậy nên cần thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh. Thêm vào đó kết hợp với các bài thuốc lá chữa dạ dày sẽ mang lại hiệu quả rất tuyệt vời.
  • Nếu dùng lá chữa dạ dày mà hơn nửa tháng các biểu hiện của bệnh đau dạ dày không giảm đi thì bạn nên cân nhắc việc có nên tiếp tục sử dụng hay không. Bên cạnh đó nên đến bác sĩ để tư vấn chọn phương pháp hiệu quả hơn.

7. Thói quen tốt để phòng tránh đau dạ dày

Không phải tất cả đều phòng và chữa khỏi được bằng lá chữa dạ dày. Bên cạnh sử dụng lá chữa dạ dày bạn nên kết hợp một thói quen lành mạnh như:

  • Ăn một chế độ nhiều rau xanh.
  • Uống nước hàng ngày giúp thải độc.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, khoa học.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chiên dầu mỡ, pho mát.
  • Không nên dùng bừa bãi các thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
la-chua-da-day-8

Thói quen ăn uống lành mạnh

Trên đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng lá chữa dạ dày. Với việc tận dụng các loại thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nó tạo cảm giác thân thiện với môi trường. Đã có nhiều bằng chứng, chứng minh tính an toàn của lá chữa dạ dày thật sự hiệu quả chữa đau dạ dày. Hãy vận dụng một số bài thuốc lá chữa dạ dày từ những nguyên liệu sẵn có trong gia đình sẽ rất bất ngờ với công dụng mang lại. Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc vào việc tự chữa bằng lá cây thảo dược mà quên đi sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ.

Mời bạn liên hệ HOTLINE 1800.6091 để nhận được sự tư vấn miễn phí và tận tình từ đội ngũ Scurma Fizzy. Chúng tôi rất hân hạnh khi được đồng hành cùng bạn trong việc tư vấn các bệnh về dạ dày và giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn. Xin cảm ơn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091