Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày
Cây nhọ nồi chữa đa dạ dày
Sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một biện pháp dân gian được sử dụng khá phổ biến để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, căng tức,… Hơn nữa, cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cũng rất đơn giản bởi nguyên liệu dễ kiếm, thao tác dễ dàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bài thuốc này trong bài viết dưới đây.
1. Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
1.1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Dạ dày là một bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa, được coi như túi đựng thức ăn của cơ thể, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiền, tiết men và phân giải thức ăn. Đau dạ dày là bệnh lý xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh nhân đau dạ dày thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu, bụng chướng, ợ hơi và ợ chua. Bệnh nhân đau nhiều nhất ở vùng thượng vị, cả khi đói hay no đều đau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến là do thói quen sinh hoạt không khoa học, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, sử dụng các chất kích thích thường xuyên, nhịn đói, đặc biệt là nhịn bữa sáng; nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, ký sinh trùng, thường là vi khuẩn Hp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh, thiếu máu ác tính, chấn thương hay phẫu thuật dạ dày.
Bệnh nhân bị đau dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:
- Có cảm giác cồn cào, đau bụng, đặc biệt là vùng thượng vị (vùng bụng phía trên), đặc biệt là cơn đau dai dẳng xuất hiện nhiều hơn khi ăn đồ chua cay, ăn quá no hoặc quá đói.
- Bệnh nhân đau dạ dày có cảm giác buồn nôn.
- Có triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể suy nhược.
- Ợ hơi, ợ chua, bụng chướng căng tức.
- Đau bụng, ăn uống khó tiêu.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Mọi Thông Tin Quan Trọng Mà Bạn Nên Biết Về Bệnh Lý Đau Dạ Dày
1.2. Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày như thế nào?
Phương pháp điều trị đau dạ dày bằng thuốc đông y ngày càng được nhiều bệnh nhân tiếp cận, ưa thích sử dụng. Thậm chí điều trị đau dạ dày bằng dược liệu thiên nhiên còn an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ hơn thuốc tây y. Một trong những bài thuốc Đông y điều trị dạ dày tốt nhất hiện nay sử dụng cỏ nhọ nồi.
Cây nhọ nồi còn có tên khác là cỏ mực, cỏ nhọ nồi,… Đây là bị thảo dược có vị ngọt, tính hàn, trong Đông y là vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, cầm máu và phục hồi chức năng gan thận.
Tại Ấn Độ, từ hàng ngàn năm trước kia người dân ở đây đã biết sử dụng cỏ nhọ nồi như một bài thuốc để điều trị các căn bệnh liên quan đến gan, ăn uống kém, chóng mặt, ù tai, đặc biệt là sử dụng để cầm máu cho vết thương. Ở Trung Quốc, y học cổ truyền nước này cũng sử dụng toàn cây nhọ nồi để cầm máu, điều trị chảy máu tử cung, dạ dày.
Theo nghiên cứu y học hiện đại ngày nay, hiệu quả của cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đã được chứng minh bởi các thành phần như sau:
- Vitamin K: giúp ngăn ngừa chảy máu, làm lành vết thương, chống chảy máu, kích thích hàn gắn ổ loét, tăng sinh làm lành niêm mạc dạ dày.
- Flavonoid và carotenoid: là hai hoạt chất giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày, tăng độ pH từ đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi ợ chua, buồn nôn và giảm thiểu nguyên nhân gây loét dạ dày do axit được bài tiết quá mức.
- Tanin: khi vào cơ thể ta nên sẽ tạo ra một loại tủa giúp bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó ngăn ngừa các yếu tố tấn công, gây nhiễm trùng, kích thích làm lành vết loét nhanh chóng.
Cũng bởi những thành phần trên mà ngày càng có nhiều người tìm đến cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày hơn, giúp điều trị tận gốc, tránh lệ thuộc vào thuốc tây.
1.3. Chống chỉ định
Mặc dù sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một phương pháp vô cùng an toàn lành tính nhưng vẫn có thể gây khi kích ứng với một số đối tượng. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả, tránh gây lãng phí thời gian, bệnh nhân cần phải có một số lưu ý quan trọng. Cỏ nhọ nồi có tính hàn nên không sử dụng để áp dụng chữa đau dạ dày cho các đối tượng như:
- Bệnh nhân đau dạ dày có triệu chứng sôi bụng.
- Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính.
- Bệnh nhân đau dạ dày nhưng thường xuyên bị tiêu chảy.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và bà mẹ đang dùng sữa cho con bú.
Ngoài ra, các đối tượng được kể tên dưới đây cũng cần phải cân nhắc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng cây nhọ nồi điều trị đau dạ dày:
- Bệnh nhân bị huyết áp thấp.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Bệnh nhân bị dạ dày mãn tính, nặng lâu năm.
- Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như warfarin, dicoumarol,…
Ngoài ra nếu bệnh nhân đau dạ dày còn có các bệnh lý mắc kèm khác thì cần phải đến xin tư vấn kiểu từ bác sĩ trước khi sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày bởi nếu sử dụng kết hợp với một số loại thuốc tây khi chúng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của cỏ nhọ nồi.
2. Các cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
2.1. Dùng nước lá cây nhọ nồi chữa đau đau dạ dày
Chuẩn bị: một bó lá nhọ nồi, 200ml nước đã được đun sôi rồi để nguội.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nhọ nồi ngâm kỹ với nước muối pha loãng để sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn.
- Cho lá nhọ nồi ra giá để ráo nước, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Để hoạt chất có trong nhọ nồi được giải phóng đầy đủ cần kết hợp cho thêm nước trong quá trình xay.
- Lọc bỏ bã lấy nước cốt, uống 2 lần trong 1 ngày.
2.2. Sử dụng tổ hợp cỏ nhọ nồi kết hợp cùng 6 vị thuốc khác
Để cải thiện triệu chứng đau dạ dày, các thầy thuốc đông y đã kết hợp cây nhọ nồi với 6 vị thuốc bắc khác nhau, mỗi loại một ít. Chúng đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm và có sẵn trong nhà.
Nguyên liệu:
- Cỏ nhọ nồi.
- Hương phụ: đây là một loại dược liệu có công dụng giảm đau dạ dày, kích thích hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon, giảm triệu chứng khó tiêu, giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu cơn đau bụng ở vùng thượng vị.
- Bột sừng trâu: Đây là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, nó còn có tên gọi khác là ngưu giác. Bột sừng trâu giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, giúp tiêu sưng, giảm đau và cầm máu dạ dày.
- Kinh giới: là một loại dược liệu nhất phổ biến ở nông thôn, giúp chống dị ứng, ức chế thần kinh trung ương, an thần gây ngủ, ngoài ra còn có tính kháng khuẩn cao.
- Đậu ván: là một loại dược liệu có tính ấm, dịu ngọt, giúp thanh nhiệt giải độc, đồng thời hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa.
- A giao: Đây là một keo được điều chế từ da của con lừa. Loại dược liệu này giúp bổ máu, nhuận tràng, kích thích tăng sinh tế bào máu, đồng thời tăng cường độ dày của lớp niêm mạc nhầy, bảo vệ dạ dày.
- Rễ cây hoa trang đỏ: vị thuốc này vốn được biết đến với khả năng giảm đau rất tốt, giúp lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời có công dụng tiêu sưng, từ đó giúp giảm tổn thương, nhanh chóng lành hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy các vị thuốc ở trên trộn lẫn với nhau.
- Cho tất cả vào trong ống sắc với 1 lít nước ấm.
- Đun nhỏ lửa để thuốc cô đặc lại còn một nửa thể tích.
- Chia lượng thuốc đã sắc uống từ 2 đến 3 lần trong một ngày, nên sử dụng khi có cơn đau dạ dày hoặc sau các bữa ăn.
2.3. Dùng trắc bá diệp với cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Trắc bá diệp là một loại dược liệu được biết đến với khả năng cầm máu, giúp nhuận tràng, an thần, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, thông kinh, đem đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon.
Chuẩn bị:
- Lá cỏ nhọ nồi.
- 10 gam trắc bá diệp.
- Ngoài ra có thể thêm gạo nếp, củ gấu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó để khô.
- Đun nhỏ lửa với 1 lít nước, đợi đến khi nước còn lại ⅕, các hoạt chất đã được kết tinh sau đó tắt bếp.
- Chia thành 2 phần bằng nhau, uống vào buổi sáng và buổi tối uống trước bữa ăn.
>>>> Đọc thêm: Mách Bạn Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Và An Toàn
2.4. Kết hợp bạch cập với cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Theo y học cổ truyền, bạch cập là một loại dược liệu có vị đắng, tính lạnh, không độc, giúp cầm máu, tan huyết khối. Đồng thời kích thích hàn gắn vết thương, có khả năng kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả, làm lành ổ loét nhanh chóng.
Chuẩn bị: một nắm lá cỏ nhọ nồi với một ít bạch cập, cam thảo và 4 quả đại táo.
Cách tiến hành:
- Lấy tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch.
- Vớt ra để ráo, cho vào ấm, đổ một lượng nước vào ấm đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Lấy nước cốt chia thành 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Kiên trì thực hiện biện pháp này khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đặc biệt là cơn đau dạ dày giảm đi rõ rệt.
2.5. Kết hợp táo đỏ, cam thảo và cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Theo y học hiện đại, cam thảo có thể sử dụng thay thế cho Bismut- một loại thuốc được sử dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Hoạt chất này giúp ức chế sản sinh axit và enzym tiêu hóa, đồng thời kích thích các tế bào tuyến nhầy tăng tiết chất nhầy bao phủ vết thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Táo đỏ là một vị thuốc giàu vitamin và đường giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon hơn.
Chuẩn bị: nhọ nồi, cam thảo và táo đỏ.
Cách tiến hành:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chậu nước, rửa sạch để khô.
- Sau đó cho vào một cái ấm, hòa chung với 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 300 ml và tắt bếp.
- Chắc lấy phần nước cốt chia thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày, uống vào bữa sáng và bữa tối trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Mỗi tuần thực hiện thường xuyên, sau 2 tuần sẽ thấy triệu chứng này bên giảm rõ rệt.
3. Khi sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày bạn cần lưu tâm một vài điểm sau
3.1. Tương tác thuốc
Cây nhọ nồi có công dụng cầm máu nên có thể gây phản ứng với các thuốc chống đông máu, đặc biệt là thuốc chống đông máu Vitamin K, vì vậy làm giảm tác dụng của chúng. Để tránh tương tác này, trong quá trình sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày, nếu bạn sử dụng các loại thuốc sau đây thì nên tránh dùng đồng thời trong một thời gian:
- Wafarin
- Dicoumarol
- Phenylindadion
Ngoài ra có một số loại thuốc hoặc thảo dược cũng có thể phản ứng gây tác dụng không mong muốn với cỏ nhọ nồi. Chính vì vậy bạn cần hết sức thận trọng, liệt kê tất cả các loại thuốc mình đang sử dụng cho thầy thuốc bác sĩ để được tư vấn chắc chắn, tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và đến chính sức khỏe của bản thân.
3.2. Sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cần kiêng gì?
Khi sử dụng cỏ nhọ nồi cũng như tất cả các phương pháp khác để điều trị đau dạ dày, bạn cần phải có một chế độ kiêng cữ hợp lý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, giúp triệu chứng bệnh giảm nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần thận trọng với các yếu tố sau đây:
- Không ăn thức ăn chưa nấu chín.
- Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, thức ăn sẵn.
- Không nên sử dụng các đồ ăn chua như cam, xoài xanh, cóc,..
- Bệnh nhân nên ăn nhiều đồ ấm, nóng, tránh ăn đồ nguội lạnh bởi dạ dày sẽ tăng co bóp tăng cảm giác đau.
- Bệnh nhân cũng không nên ăn các loại thịt đỏ, thịt chứa nhiều mỡ.
- Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn, bia, rượu. Không hút thuốc lá.
- Ưu tiên sử dụng các loại trái cây, rau củ quả có chứa nhiều vitamin và chất chống Oxy hóa, giúp kháng viêm giảm đau, đặc biệt là các loại gia vị như nghệ, tỏi, trà xanh, sữa,…
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Bệnh nhân đau dạ dày cũng cần chú ý rằng sử dụng cỏ nhọ nồi chỉ là giải pháp hỗ trợ, giúp hạn chế triệu chứng đau, đẩy lùi cơn đau. Để loại bỏ tận gốc căn bệnh bạn sẽ cần phải sử dụng với các thuốc đặc trị kệ đơn khác từ bác sĩ.
>>>>> Xem thêm: Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt Dành Riêng Cho Người Đau Dạ Dày
3. Ý kiến đến từ bác sĩ điều trị và của bệnh nhân
Phó giáo sư Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến- nguyên Phó khoa bệnh viện Y học Cổ truyền cho biết:
” Công dụng của bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đã được chứng minh qua rất nhiều bài báo khoa học cũng như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên nếu xét về mức độ an toàn, hiệu quả với đại đa số bệnh nhân thì sử dụng cỏ nhọ nồi chỉ giúp làm giảm triệu chứng, thời gian điều trị cũng khá lâu. Loại nguyên liệu này rất dễ kiếm và giá thành hợp lý. Tuy nhiên không thể giảm cơn đau ngay tức khắc như các loại thuốc tây y.“
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan- bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã có những chia sẻ:
“Trong danh sách các loại thảo dược mọc tự nhiên, cỏ nhọ nồi được liệt vào những loại dược liệu có hàn tính, ẩn chứa trong mình khả năng tiêu viêm, cầm máu tuyệt với, kích thích quá trình làm lành thương tổn dạ dày rất tốt. Có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày trong đó phải kể đến Sơ Can Bình Vị Tán. Bài thuốc này đã được sử dụng cho 400 trường hợp trong đó 87,8% bệnh nhân đã thoát khỏi các triệu chứng của đau dạ dày trong vòng 70 ngày, các vết loét đã lành hẳn sau khi nội soi tại bệnh viện. Khoảng 10,5% bệnh nhân lấy lại cảm giác ăn uống, không còn tình trạng đau do viêm loét. Chỉ có 1,7% giữ nguyên tình trạng bệnh do nguyên nhân chủ yếu là không bỏ được rượu bia chất kích thích và đồ cay nóng.”
Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng đã có những chia sẻ như sau:
“Tôi không chỉ bị trào ngược mà còn đồng thời mắc phải tình trạng viêm hang vị vì thế tôi luôn phải chịu đựng rất nhiều cơn đau dai dẳng, kéo dài trong suốt những năm qua, cùng với rất nhiều triệu chứng khó chịu. Cũng như rất nhiều bệnh nhân khác, việc điều trị bằng thuốc tây y đối với tôi không mang lại hiệu quả như mong muốn. Tôi rất hay bị ợ hơi ợ chua,đau vùng thượng vị, thi thoảng còn ợ axit nhiều, đêm không ngủ được, ăn không ngon, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc. Trong một lần tham gia chương trình Vì sức khỏe người Việt với chủ đề điều trị dạ dày bằng thuốc đông y, tôi đã may mắn biết đến bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cỏ nhọ nồi thông qua thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan của Viện Y học cổ truyền. Tôi đã áp dụng ngay và chỉ sau khoảng 70 ngày các triệu chứng đã thuyên giảm rõ rệt, tôi đi nội soi lại không còn các vết viêm loét.”
>>>> Tìm hiểu thêm: Tại Sao Để Tăng Cường Miễn Dịch Cho Người Bệnh Dạ Dày Nên Sử Dụng Curcumin
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091, Scurma Fizzy luôn chú tâm lắng nghe, đồng hành và sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề của bạn.