Loét Dạ Dày Ăn Gì Để Tránh Bệnh Trở Nặng Thêm

Loét Dạ Dày Ăn Gì Để Tránh Bệnh Trở Nặng Thêm

Loét dạ dày ăn gì là băn khoăn của nhiều người loét dạ dày. Hiện nay, tình trạng mắc bệnh loét dạ dày được ghi nhận ngày càng phổ biến. Theo thống kê tại Việt Nam trong những năm gần đây, đối tượng mắc bệnh viêm loét dạ dày đang có xu hướng trẻ hoá và tăng cao, chiếm đến 10%-15% dân số. Con số tăng lên theo từng năm và đang ở mức báo động. Điều đáng nói là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đối với tình trạng loét dạ dày của người bệnh.

Vậy bệnh nhân loét dạ dày ăn gì?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số điều cần biết về loét dạ dày và sự truyền tải những thông tin bổ ích đến từ chuyên gia để giải đáp cho câu hỏi “loét dạ dày ăn gì?”.

 loet-da-day-an-gi-1

Loét dạ dày ăn gì?

1. Tại sao loét dạ dày ăn gì là câu hỏi phổ biến được đặt ra hiện nay?

1.1. Loét dạ dày là gì?

Loét dạ dày là bệnh lý biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng tổn thương niêm mạc bề mặt vượt quá lớp cơ niêm mạc do tác động của dịch vị dạ dày. Vết loét xuất hiện khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày bị giảm đi và cho phép các chất trong dịch tiêu hóa như acid clohydric, pepsin ăn mòn các mô tế bào trong dạ dày.

 loet-da-day-an-gi-2

Loét dạ dày là gì?

1.2. Triệu chứng loét dạ dày

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát hoặc đau bụng âm ỉ vùng thượng vị-vùng bụng nằm phía trên rốn và dưới xương ức. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đói và có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh cũng như một số bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng xuất hiện triệu chứng trên.

Các triệu chứng phổ biến khác ở bệnh nhân loét bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn 
  • Đầy hơi
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Ăn nhanh no
  • Đau không giảm sau khi ăn
  • Chán ăn, đau thượng vị sau khi ăn, sụt cân
  • Ợ hơi hoặc trào ngược axit
  • Đáp ứng với thuốc trung hòa axit kém hơn
trieu-chung-3

Một số triệu chứng ở bệnh nhân loét dạ dày

Một số biến chứng hiếm gặp xảy ra khi người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe như:

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày

>>>> Xem thêm bài viết: Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

1.3. Nguyên nhân loét dạ dày

Nguyên nhân loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.

Các yếu tố tấn công gồm có:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)-một loại xoắn khuẩn gram âm phát triển ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày.
  • Sử dụng lâu dài với liều lượng cao các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen, hoặc do corticoid.
  • Thói quen xấu trong cuộc sống như ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, lười vận động, sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Xuất hiện gốc tự do, stress cũng là nguyên nhân thường gặp.

1.4. Điều trị loét dạ dày

Với sự phát triển của xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng, loét dạ dày hiện nay có thể dễ dàng chữa khỏi khi sử dụng thuốc kết hợp với thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng bệnh cũng có thể chuyển sang các biến chứng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị không dùng thuốc

  • Tránh các thức ăn gây đau, khó tiêu
  • Bỏ hút thuốc lá 
  • Tránh dùng NSAIDs nếu được
  • Hạn chế sử dụng rượu bia
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Điều trị dùng thuốc

Thuốc làm giảm yếu tố tấn công:

  • Thuốc trung hòa acid
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng Histamin H2
  • Thuốc kháng Cholinergic
  • Thuốc kháng gastrin
  • Thuốc diệt HP nếu bị nhiễm vi khuẩn HP

Thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ: sucralfat, hợp chất Bismuth, misoprostol

Trong đó, thay đổi thói quen sống lành mạnh là yếu tố quan trọng đối với bệnh nhân mắc loét dạ dày. Vì vậy, câu hỏi loét dạ dày ăn gì và thay đổi lối sống như thế nào luôn được các bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Việc thay đổi thói quen sống nói chung và thực hiện chế độ ăn khoa học nói riêng sẽ giúp dạ dày của người bệnh hạn chế kích ứng, giảm tình trạng viêm từ đó giúp dạ dày khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện chất lượng sống.

2. Lời khuyên từ chuyên gia về việc loét dạ dày ăn gì

Như đã phân tích ở trên, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân loét dạ dày giảm thiểu triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe. Sau đây, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ sẽ có những tư vấn, lời khuyên để giải đáp chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân loét dạ dày.

 loet-da-day-an-gi-4

Nguyễn Hoàng Nam-chia sẻ hay từ bác sĩ

2.1. Bệnh nhân loét dạ dày ăn gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Loét dạ dày ăn gì và những loại thực phẩm nào tốt cho người bệnh”, bác sĩ đã đưa ra những đề xuất cụ thể như sau:

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân loét dạ dày mà bạn cần thêm vào thực đơn:

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Những thực phẩm như thịt, cá, tôm ngoài cung cấp chất đạm mà còn cung cấp khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng nên được chế biến mềm để giảm tải cho dạ dày.
  • Thực phẩm có tác dụng làm lành vết loét: Trên những bệnh nhân viêm loét dạ dày, tình trạng hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa thức ăn kém nên bệnh nhân cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Ví dụ một số thực phẩm như rau xanh, cà rốt, bí đỏ. Những thực phẩm này rất giàu vitamin A,B, C, D, E, axit folic, kẽm. Do đó chúng có tác dụng hỗ trợ cho vết loét lành nhanh chóng hơn.
  • Thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trung hòa axit dạ dày: Một số đồ ngọt như bánh mì, trứng, sữa, mật ong có thể có khả năng trung hòa axit dạ dày làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Đặc biệt trong đó có sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi giúp hạn chế sự phát triển của các yếu tố gây hại cho dạ dày như vi khuẩn HP (nguyên nhân gây loét dạ dày), từ đó làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.”

>>>> Tìm hiểu về: Biểu Hiện Viêm Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết

2.2. Loét dạ dày không nên ăn gì?

BS Nam đã tư vấn một số nhóm thực phẩm cho câu hỏi ” Người bệnh loét dạ dày không nên hoặc hạn chế ăn gì?” như sau:

  • Thức ăn gây chứng khó tiêu: Đồ chiên, xào, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. Ví dụ như gà rán, thịt quay, thịt nướng.
  • Thức ăn sống như gỏi, nem: Đây là những thức ăn có mầm mống của nhiều vi khuẩn gây bệnh vì vậy người bệnh cần hạn chế ăn.
  • Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê: Những chất này có thể làm tăng tiết axit dịch vị, bào mòn chất nhầy trong dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Thực phẩm chua, cay.

Thêm vào đó, bệnh nhân loét dạ dày cũng nên có một chế độ vận động hợp lý, duy trì cân nặng thích hợp, tránh căng thẳng, stress.

3. Vậy loét dạ dày ăn gì theo lời khuyên của bác sĩ?

Việc tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng thích hợp cùng với các lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam đề xuất ở trên có lợi cho bệnh nhân loét dạ dày vì:

  • Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng ở bệnh nhân loét dạ dày, bổ sung các thành phần dinh dưỡng có tác dụng làm giảm triệu chứng.
  • Chế độ ăn kiêng trong việc chữa bệnh loét dạ dày có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành, tránh kích ứng niêm mạc dạ dày và hạn chế sản xuất axit dư thừa.
  • Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể bệnh nhân cần để chữa bệnh.
  • Giúp người bệnh nhận biết và loại bỏ các loại thực phẩm làm suy giảm trầm trọng hơn chức năng của lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giúp kiểm soát tình trạng liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa khác hoặc các nhiễm trùng do vi khuẩn có thể góp phần vào vết loét của người bệnh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài xảy ra tình trạng ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa. Xây dựng một chế độ ăn khoa học bao gồm một số loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và các hợp chất giúp thúc đẩy quá trình chữa lành sẽ giải quyết cả hai vấn đề này.

Một số loại thực phẩm được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày như sau:

3.1. Protein nạc

Thịt gia cầm không da, thịt lợn, bò, cá, trứng, đậu phụ là những nguồn cung cấp protein ít chất béo tuyệt vời. Một số loại cá như cá hồi, cá thu cung cấp chất béo omega-3 có thể làm giảm tình trạng viêm và hữu ích trong việc ngăn ngừa một vết loét khác tiến triển.

thuc-pham-giau-protein-5

Nhóm thực phẩm giàu protein nạc

Ăn đủ protein rất quan trọng đối với người bệnh loét dạ dày. Khi vết loét đang lành, chế độ ăn lý tưởng được khuyến cáo là 1,2 gam protein cho mỗi kg trọng lượng. Phần calo còn lại đến từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.

3.2. Trái cây và rau xanh

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa đã xem xét việc sử dụng polyphenol-một loại hợp chất chống oxy hóa trong nhiều loại thực phẩm thực vật có tác dụng kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Một số polyphenol giúp chữa lành vết ăn mòn trong dạ dày nhanh hơn và một số polyphenol khác có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. 

Ngoài ra, các tác giả trong nghiên cứu trên cũng đã xác định được các polyphenol từ các loại trái cây như táo, nho, lựu và các loại quả mọng đều có lợi. Tuy nhiên, một số loại trái cây họ cam quýt như cam hoặc bưởi bệnh nhân cần lưu ý hạn chế sử dụng do chúng gây kích thích dạ dày.

Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và có tác dụng hỗ trợ điều trị loét dạ dày. Trong một nghiên cứu sức khỏe của các bác sĩ từ Đại học Harvard, các nhà nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn của 47.806 nam giới có phát hiện ra rằng:Những người ăn nhiều hơn 11 gam chất xơ từ rau xanh và hoa quả có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày thấp hơn 32%. Chất xơ có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày đồng thời làm dịu chứng đầy hơi và đau.

Ngoài ra, các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn đều chứa sulforaphane-một hợp chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Theo một thống kê, sau khi những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn này ăn nửa cốc mầm bông cải xanh hai lần mỗi ngày trong bảy ngày, 78% xét nghiệm âm tính với vi khuẩn. Các nghiên cứu khác trên chuột đã chỉ ra rằng chiết xuất sulforaphane có thể tiêu diệt thành công vi khuẩn trong đường tiêu hóa của chuột. 

Khoai lang cũng là thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin A và có bằng chứng cho thấy chất dinh dưỡng này có thể giúp làm giảm các vết loét dạ dày và đóng vai trò trong việc ngăn ngừa vết loét phát triển. Một số loại thực phẩm khác có nhiều vitamin A cũng hỗ trợ điều trị tình trạng loét dạ dày như cà rốt, bí đỏ.

>>>> Xem thêm bài viết: Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì, Top 10 Loại Rau Tốt Nhất

3.3. Một số loại thực phẩm khác

Một số loại thực phẩm khác có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị loét dạ dày như:

  • Sữa chua: Các loại thực phẩm từ sữa lên men như sữa chua có tác dụng kháng khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Trong một nghiên cứu lớn được thực hiện Thụy Điển, những người ăn các sản phẩm đến từ sữa chua ít nhất ba lần một tuần ít có nguy cơ bị bệnh loét dạ dày – tá tràng hơn nhiều so với những người ít ăn sữa chua thường xuyên hơn.
  • Mật ong: Đã có bằng chứng cho thấy mật ong có thể tiêu diệt H. pylori, các vi khuẩn khác và được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân loét dạ dày do trong mật ong có chứa một loại enzyme gọi là glucose oxidase, có thể tạo ra hydrogen peroxide-chứa đặc tính kháng khuẩn. Hơn nữa, nó có thể làm dịu và giảm viêm niêm mạc dạ dày.
  • Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì 100% ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt hoặc đã tách hạt như yến mạch hoặc là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nên đưa vào chế độ ăn uống.
  • Thảo mộc và gia vị: Bệnh nhân có thể sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ. Nhiều loại thảo mộc và gia vị là nguồn tập trung các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp tăng cường sức khỏe. Những gia vị tốt như nghệ, quế, gừng và tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt, hãy cố gắng sử dụng mật ong thay vì đường.

3.4. Những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân loét dạ dày

Loét dạ dày ăn gì và không ăn gì?

Không có quy tắc nghiêm ngặt nào về thực phẩm nên ăn tuy nhiên bệnh nhân loét dạ dày cần cố gắng bổ sung nhiều thực phẩm tốt nhất có thể cũng như tránh những thực phẩm khiến các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn hoặc kích thích sản xuất và trào ngược axit dư thừa.

Một số loại thực phẩm không nên hoặc hạn chế sử dụng như:

  • Rượu,bia: Rượu, bia, đồ uống chứa cồn đều là chất kích thích dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành vết loét. Tránh rượu, bia và đồ uống chứa cồn.
  • Cafein: Bệnh nhân nên cắt giảm hoặc loại bỏ cà phê, trà và nước ngọt có chứa cafein vì chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
  • Một số loại thịt: Tránh các loại thịt chế biến sẵn có sử dụng nhiều phụ gia như xúc xích, thịt hộp và thịt chiên rán.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Do hàm lượng chất béo cao sẽ kích thích tiết axit dạ dày, gây kích ứng dạ dày, khó tiêu hóa, tạo thêm gánh nặng cho dạ dày như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nước sốt, mì tôm.
  • Thực phẩm cay: Hạn chế ăn thực phẩm cay chứa ớt, tiêu đen, mù tạt và các loại gia vị cay khác. Những thực phẩm này gây kích ứng và gây đau hoặc trào ngược dạ dày.
  • Thực phẩm mặn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm có nhiều muối có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Năm 2007, Kuriki và cộng sự chứng minh rằng những người bị nhiễm Helicobacter pylori ăn nhiều muối có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày cao hơn. Do đó bệnh nhân cần lưu ý tránh sử dụng các loại thực phẩm như dưa chua và các loại rau ngâm muối hoặc lên men khác có nhiều muối. Các loại thực phẩm này tăng nguy cơ do H. pylori.
  • Sôcôla: Sôcôla có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và khiến xảy ra các triệu chứng trào ngược ở một số bệnh nhân loét. Vì vậy sôcôla cũng nên hạn chế sử dụng.
 loet-da-day-an-gi-7

Một số thực phẩm hạn chế sử dụng ở bệnh nhân loét dạ dày

Ngoài ra, áp dụng một số thói quen ăn uống từ lời khuyên của bác sĩ cũng là rất thiết như:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày: Ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn lớn có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày.
  • Không ăn khuya: Ăn khuya khiến dạ dày phải hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm dạ dày. Vì vậy ngoài chế độ ăn khoa học, bệnh nhân cũng nên có một chế độ vận động nhẹ nhàng giúp giữ cân nặng hợp lý.
  • Bỏ thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư phổi, thực quản và dạ dày. 
  • Giảm căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao kích hoạt sản xuất axit dạ dày, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và tình trạng viêm. Người bệnh cần kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Trên đây là thông tin về vấn đề loét dạ dày ăn gì cũng như một số lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia dành cho bệnh nhân loét dạ dày. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình điều trị căn bệnh phổ biến này.

Nếu các bạn còn những vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ tới HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn kỹ hơn. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!

loet-da-day-an-gi-10

Scurma Fizzy giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh hơn

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091