Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm mà đôi khi chúng ta còn chủ quan. Nếu không được kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều hệ quả khó lường thậm chí là tử vong. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những dấu hiệu và cách xử lý biến chứng này, để phòng tránh cho bản thân và những người thân yêu nếu chẳng may mắc phải.

1. Xuất huyết dạ dày là gì?

  • Tình trạng trên là thuật ngữ y tế đề cập đến hiện tượng dạ dày bị chảy máu ra khỏi lòng mạch của dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) ồ ạt và không thể cầm máu. Biểu hiện là đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu (bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê). Biến chứng trên có thể đe dọa tính mạng nếu không kịp thời cấp cứu. Bệnh này xảy ra bên trong của bao tử nên việc cầm máu là cực kì khó khăn, hậu quả của việc trên là chứng viêm loét bao tử tình trạng cấp tính cùng với cả mạn tính.
  • Đây là dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa gặp nhiều cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Biến chứng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Rối loạn cơ chế cầm máu, viêm loét dạ dày tá tràng hay lạm dụng thuốc, làm dụng rượu bia,…
  • Mức độ của chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng tùy từng trường hợp khác nhau và tùy vào nguyên nhân khác nhau. Những trường hợp chảy máu nhiều mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến: Tụt huyết áp, sốc và tử vong…Hầu hết người mắc bệnh đều xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng nam giới so với nữ giới lại chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, và độ tuổi thường gặp từ 20 tuổi đến 50 tuổi là chủ yếu.

2. Nguyên nhân của xuất huyết dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu tiêu hóa này nhưng phổ biến nhất vẫn là do bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày, stomach cancer (ung thư dạ dày),…Ngoài ra, tình trạng trên cũng có thể là do thói quen sinh hoạt, do tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng của một số bệnh nội khoa,…Nếu chúng ta nắm rõ những nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hóa, điều đó có thể sẽ giúp mọi người phòng bệnh hiệu quả hơn.

Tình trạng này được gây ra phổ biến bởi các nguyên do ngay dưới đây:

2.1. Loét dạ dày – tá tràng gây chảy máu dạ dày

Có khoảng 40% bệnh nhân mắc xuất huyết này là người có tiền sử đau vùng thượng vị theo như thống kê y tế, và đôi khi họ được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày có kèm theo các biểu hiện như ói ra máu hay là đi ngoài phân đen,…Đây là nguyên nhân thường thấy nhất gây chảy máu bao tử. Các ổ loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non có thể lan rộng, tiến triển nặng và ăn sâu vào lòng mạch, hậu quả là dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa. Chảy máu dạ dày là biến chứng do loét dạ dày tá tràng không được điều trị tận gốc, cũng có thể là do lạm dụng rượu bia, sử dụng thuốc chống viêm ở liều cao kéo dài,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Loét Dạ Dày Tá Tràng – Bạn Cần Phải Biết Những Gì?

2.2. Lạm dụng thuốc kháng sinh gây xuất huyết dạ dày

Lạm dụng thuốc kháng sinh gây xuất huyết dạ dày

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây xuất huyết dạ dày

Đây cũng là một trong mấy nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng xuất huyết này. Ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau…làm tăng khả năng xuất huyết ở dạ dày. Chính vì thế, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng và sử dụng thuốc bừa bãi.

2.3. Xuất huyết dạ dày gây Hội chứng Mallory Weiss

Khi bệnh nhân bị mắc hội chứng này, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu nôn mửa, đặc biệt nôn nhiều hơn sau khi uống rượu bia.

Khi nôn mửa quá nhiều, niêm mạc của dạ dày sẽ bị trầy xước và tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây ra hiện tượng xuất huyết  nói trên.

2.4. Ung thư dạ dày hay Polyp dạ dày gây xuất huyết

Những khối u lành hay ác tính xuất hiện ở dạ dày, chúng ma sát với thức ăn và gây tổn thương trong lòng mạch. Mức độ xuất huyết do nguyên nhân này thường nhẹ, âm ỉ và dai dẳng (Đối với trường hợp khối u có kích thước quá lớn thì ngược lại).

2.5. Sang thương mạch máu

Các mạch máu ở bao tử hay tá tràng có thể bị thương tổn, bị giãn ra, và đôi khi là bị vỡ, dẫn đến biến chứng chảy máu. Các nguyên do dẫn đến tình trạng mạch máu sang thương bao gồm: Hemangioma (u máu trong gan), Loạn sản mạch máu và Dieulafoy (trường hợp này hiếm gặp nhưng gây xuất huyết tiêu hóa trên ồ ạt với nguy cơ tử vong cao nhất).

2.6. Do giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết dạ dày

Giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết dạ dày

Tiểu cầu là một trong những tế bào máu, ngoài ra còn có hồng cầu và bạch cầu. Tiểu cầu này có chức năng cầm máu bằng cách làm đông máu khi mạch máu bị tổn thương.

Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm đi đáng kể (giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu >150.000 tế bào/ ml), nó gây xuất huyết, gây chảy nướu, chảy máu cam hay có khi là xuất hiện cả huyết trong nước tiểu,…

2.7. Xuất huyết dạ dày do sốt xuất huyết gây nên

Xuất huyết ở dạ dày là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do virus gây bệnh, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu, dẫn đến cô đặc máu, phát sinh các biến chứng liên quan đến rối loạn máu: Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…

2.8. Xơ gan

Xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng áp lực bên trong lòng mạch của cơ quan tiêu hóa, cuối cùng là dẫn đến biến chứng xuất huyết. Biến chứng do bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn cuối (giai đoạn mất bù).

2.9. Thiếu vitamin K

Xuất huyết dạ dày do thiếu vitamin K

Xuất huyết dạ dày do thiếu vitamin K

Vitamin K có chức năng giúp đông máu và hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài. Khi cơ thể không được cung cấp đủ loại vitamin K này, lòng mạch ở đường tiêu hóa có thể bị xuất huyết. Ngoài ra, việc thiếu vitamin K còn gây xuất huyết não và màng não đối với trẻ nhỏ.

2.10. Bệnh Hemophilia

Hemophilia là căn bệnh máu khó đông, một dạng rối loạn máu hiếm gặp do thiếu hụt các yếu tố đông máu. Do khả năng cầm máu lâu và chậm hơn bình thường nên những bệnh nhân này có thể bị xuất huyết ở tiêu hóa trên và cả ở dưới cao hơn bình thường rất nhiều.

2.11. Sử dụng thuốc chống đông

Thuốc chống đông máu, chúng thường được sử dụng để làm gì? Thường là để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch và cả động mạch. Đôi khi chúng ta sử dụng thuốc quá liều hay là lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa dạ dày – thực quản hoặc là đại tràng. Và thường rất nguy hiểm đến tính mạng nếu chúng ta cứ mặc kệ biến chứng này mà tiếp tục dùng không ngừng thuốc.

Thực ra có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết. Ở một số trường hợp, biến chứng này có thể là hệ quả do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng lại với nhau gây nên.

Bên cạnh những nguyên nhân khá phổ biến kể trên, xuất huyết dạ dày xảy ra còn do:

  • Nhiễm vi khuẩn HP
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Stress hay căng thẳng kéo dài, sang chấn tâm lí kéo dài
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid lạm dụng
  • Hút và lạm dụng thuốc lá
  • Lạm dụng rượu bia

3. Biểu hiện của xuất huyết dạ dày

Tình trạng xuất huyết trên có các biểu hiện tương đối điển hình. Khi bị xuất huyết, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như sau:

3.1. Đau dạ dày (đau dữ dội ở vùng thượng vị)

Đau thượng vị dữ dội, mức độ đau nặng và đột ngột hơn bình thường rất nhiều. Những cơn đau lan khắp vùng bụng gây ra cứng bụng, toát mồ hôi lạnh, mặt xanh tái, có dấu hiệu nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Xuất hiện cảm giác nóng rát, cồn cào và mệt lả, đi kèm với đó là mệt mỏi, lợm giọng, chóng mặt, người mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa

3.2. Nôn ra máu là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày có biểu hiện nôn ra máu

Xuất huyết dạ dày có biểu hiện nôn ra máu

Nôn ra máu cũng là dấu hiệu chảy máu tiêu hóa cần biết. Bệnh nhân sẽ ói ra máu tươi hay đôi khi là máu màu đen. Trong máu đó có khi lẫn thức ăn, lí do là máu tụ lại ở bao tử một thời gian mới trào ra ngoài. Nôn ra máu là biểu hiện thường gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa nói chung và chảy máu dạ dày ở trên nói riêng.

Tùy theo vị trí và mức độ của thương tổn, mức độ chảy máu và đặc điểm của dịch nôn có thể không đồng nhất. Số lượng máu có thể trong khoảng từ vài chục mililit đến hàng lít. Có máu màu hồng, có máu màu đỏ tươi, màu nâu sẫm và có thể lẫn với dịch tiêu hóa. Thực tế, một số trường hợp ói mà ra máu có thể là biểu hiện của chảy máu đường tiêu hóa dưới. Trường hợp nói trên, dịch nôn có màu sẫm, máu đông lại ngay khi vừa ói ra môi trường.

>>>> Tham khảo thêm: Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Tới Mức Độ Nào?

3.3. Thay đổi sắc tố da

Khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, là cho dạ dày yếu đi không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khiến chúng ta luôn có cảm giác mệt mỏi, da nhợt nhạt. Để nhận ra biểu hiện này là việc làm dễ nhất.

3.4. Thiếu máu

Khi tình trạng nôn ra máu xảy ra nhiều lần, cơ thể sẽ bị thiếu máu, khi đó sẽ xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đột ngột, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.

Xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân bị chảy máu kéo dài và trở nặng có thể dẫn tới việc thở dốc hay co giật do thiếu oxy não. Đôi khi là bị huyết áp thấp, trong một bệnh nhân còn có trường hợp sốt nhẹ,  nhiều khi là nguy hiểm đến tính mạng.

3.5. Đại tiện ra phân đen là biểu hiện của xuất huyết dạ dày

Khi máu chảy vào ống tiêu hóa, phân của bệnh nhân có thể chuyển thành màu đen. Nguyên nhân của việc trên là do sắc tố có trong máu. Khi lượng máu chảy ra đã quá nhiều, phân không chỉ có màu đen mà còn có mùi hôi tanh khó chịu, chất nhão.

Một vài trường hợp khi bị chảy máu ào ạt, lượng máu nhiều, trong trường hợp đó có thể gặp phải tình trạng lẫn máu tươi trong phân, phân chuyển sang thành màu đỏ.

Một số biểu hiện xuất huyết dạ dày không rõ ràng khác và dễ gây nhầm lẫn với các biến chứng khác như sau:

  • Đau thượng vị, sôi ruột
  • Chóng mặt
  • Khát nước
  • Hoa mắt, ù tai
  • Mệt lịm
  • Tiểu ít hoặc thậm chí vô niệu
  • Thở nhanh, vã mồ hôi

Đối với các trường hợp chảy máu nhiều và ồ ạt, bệnh nhân có thể bị sốc với biểu hiện sau: Mạch nhanh, huyết áp tụt, lạnh đầu chi, người vã nhiều mồ hôi, mơ màng, không tỉnh táo,…Đa phần các trường hợp chảy máu dạ dày đều diễn ra một cách đột ngột (cấp tính). Một số trường hợp khác có thể bị xuất huyết dạ dày mãn tính (xuất huyết nhẹ kéo dài).

Trong những trường hợp kể trên, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, khó thở tăng dần, ngủ lịm và thiếu máu do mất máu nhiều,…Cần quan sát biểu hiện để kịp thời đưa bệnh nhân đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.

4. Chẩn đoán xuất huyết dạ dày bằng cách nào?

4.1. Thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh

Trước tiên, cần khai thác tiền sử bệnh lý, thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, việc thu thập triệu chứng lâm sàng còn giúp bác sĩ khoanh vùng các nguyên nhân có thể gây xuất huyết và đánh giá mức độ xuất huyết để có phương hướng điều trị hiệu quả.

4.2. Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán chảy máu tiêu hóa chuẩn xác

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán chảy máu tiêu hóa chuẩn xác

Đây là kỹ thuật phổ biến nhất  có thể xác định được vị trí xuất huyết và tiến hành xử lý ngay trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, nó lại không thể phát hiện được xuất huyết ẩn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nội Soi Dạ Dày Kèm Gây Tê Có Dẫn Tới Nguy Hiểm Gì Không?

4.3. Chụp X-Quang Baryt

Giúp hiện rõ đường tiêu hóa qua hình ảnh được chụp lại bằng tia X. Thời đại này, kỹ thuật trên rất ít khi được chỉ định trong chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày.

4.4. Đặt sonde dạ dày

Thủ thuật này thực hiện bằng cách sử dụng ống thông đưa từ mũi xuống dạ dày nhằm rửa dạ dày, nó giúp xác định được xuất huyết xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới.

4.5. Xét nghiệm máu

Được thực hiện nhằm xác định công thức máu hay AST hoặc ALT và Bilirubine, Creantinine có khi là Ure,…

4.6. Mở bụng thăm dò

Đây là lựa chọn cuối cùng khi các xét nghiệm trên không thể xác định được nguồn gốc và nguyên nhân xuất huyết. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu và cầm máu ngay trong quá trình phẫu thuật.

Các kỹ thuật chẩn đoán trên, chúng được thực hiện với mục đích như sau: Xác định vị trí chảy máu, đánh giá mức độ của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, đôi khi là chẩn đoán nguyên nhân, hay chẩn đoán phân biệt và đưa ra tiên lượng về diễn tiến của bệnh. Điều đó có ý nghĩa giúp các bác sĩ có được phác đồ điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân với mức độ khác nhau.

5. Điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả

5.1. Điều trị xuất huyết dạ dày ban đầu

Điều trị ban đầu hiệu quả và đơn giản nhất là truyền dịch tĩnh mạch để hồi sức, bù nước và cân bằng điện giải. Với những trường hợp mất máu nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu. Sau đó, bác sĩ sẽ cho dùng nội soi bao tử, mục đích là để cầm máu ở vị trí chảy máu bằng các cách sau:

  • Tiêm kẹp các mạch máu bị thương tổn với vòng cao su
  • Đốt điện hoặc dùng tia laser, đôi khi là dùng đầu dò nhiệt
  • Vị trí xuất huyết được tiêm thuốc hoặc các chất chống đông máu

Trong nhiều trường hợp khi nội soi thất bại, bác sĩ có thể thực hiện:

  • Chụp mạch máu nhằm xác định vị trí xuất huyết, dùng thuốc tiêm trực tiếp vào mạch máu để kiểm soát hiện tượng chảy máu.
  • Trường hợp cuối cùng nếu những cách trên không hiệu quả là phẫu thuật để xác định nguồn gốc và xử lý xuất huyết.

5.2. Điều trị xuất huyết dự phòng tái phát

Sau khi kiểm soát tình trạng chảy máu, chúng ta sẽ điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Điều trị những nguyên nhân này giúp chúng ta hạn chế nguy cơ xuất huyết tái phát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác: Thủng dạ dày, nguy cơ ung thư,…

Tùy vào những nguyên nhân cụ thể, điều trị có thể là sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngăn ngừa stress, căng thẳng, tránh sang chấn tâm lý mạnh hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u ở dạ dày hay polyp ở dạ dày,…

Nếu người bị xuất huyết dạ dày nặng nguy hiểm và nguyên nhân do vi khuẩn HP thì nên cầm máu ngay lập tức. Sau đó sử dụng thuốc kháng sinh từ 10 đến 14 ngày, điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét trong khoảng 6 đến 8 tuần theo chỉ định của bác sĩ. Còn với trường hợp bị xuất huyết dạ dày do những nguyên nhân khác, chúng ta cần điều trị thuốc từ 6 đến 8 tuần, cần phải kiên trì điều trị cho dứt điểm. Thời gian đầu, điều trị chảy máu dạ dày bằng Tây y là thực sự cần thiết.

>>>> Đọc thêm: Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Có Thể Theo Phác Đồ Nào?

5.3. Điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà

5.3.1. Dùng nghệ và mật ong

Curcumin trong nghệ giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm loét

Curcumin trong nghệ giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm loét

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin, nó như là một chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có công dụng giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, giúp chống viêm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng hiệu quả, làm cân bằng acid dịch vị trong dạ dày, giảm điều tiết acid và làm lành các vết tổn thương một cách nhanh chóng.

Quá trình điều trị làm lành vết thương sẽ được hỗ trợ nhanh bởi mật ong, do đó sự phối hợp giữa nghệ và mật ong chính là giải pháp tối ưu chữa chảy máu dạ dày tuyệt vời.

Cách làm như sau: Đem tinh bột nghệ đem hòa tan với một ít nước ấm và 1 muỗng mật ong, uống trước khi ăn khoảng 30 phút. Hoặc dùng bột nghệ trộn đều với mật ong theo tỷ lệ 2:1 rồi vo thành viên, bảo quản viên đó trong lọ thủy tinh để nơi thoáng mát dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên. Dùng liên tục trong 10 đến 20 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Chú ý: Người bệnh xuất huyết dạ dày nên dùng nghệ vàng, tuyệt đối không nên dùng nghệ đen để chữa xuất huyết dạ dày. Bởi nghệ đen có chứa hoạt chất có khả năng làm xung huyết dẫn đến tình trạng chảy máu và mất máu nhiều, nguy hại cho tính mạng.

5.3.2. Dùng lá mơ

Lá mơ rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe và dễ tìm lại rẻ, giúp người bệnh tiết kiệm được khoảng chi phí khá lớn trong việc chữa trị bệnh.

Cách thực hiện: Lấy lá mơ phơi khô rồi đem xay nhuyễn thành dạng bột, hòa tan bột lá mơ với bột gạo trong một cốc nước và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Chú ý: Lá mơ không chỉ giúp làm lành các ổ loét dạ dày mà còn giúp bệnh hồi phục nhanh. Tuy thế chúng ta không nên uống trực tiếp lá mơ, bởi chúng gây kích thích khiến bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, có khi còn gây hại cho viêm hang vị dạ dày.

Nhìn chung, xuất huyết trên là một tình trạng khá nặng và khá nguy hiểm của nhiều bệnh lý. Chúng ta không nên chủ quan đối với tình trạng này mà cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Kịp thời tìm được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày cũng góp phần lớn vào việc sớm chữa dứt được tình trạng này đấy. Liên hệ HOTLINE 18006091 để được chúng tôi tư vấn miễn phí và lộ trình điều trị hiệu quả đối với tình trạng xuất huyết dạ dày đáng ghét này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091