Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Hiệu Quả Không Thể Bỏ Lỡ

Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Hiệu Quả Không Thể Bỏ Lỡ

Trào ngược dạ dày gây ho là gì? bệnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện phân biệt với ho thông thường và mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho sẽ được Scurma Fizzy giải đáp cho quý đọc giả ngay sau đây. Hi vọng những mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho sau có thể giúp các bạn nhanh chóng xoa dịu tình trạng khó chịu mà căn bệnh này gây ra.

1. Có nguy hiểm không nếu bị trào ngược dạ dày bệnh lý?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh trào ngược axit dạ dày. Là tình trạng dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, gây ra khó chịu hoặc biến chứng gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Người bệnh cảm thấy: nóng rát vùng sau xương ức, ợ nóng, nuốt khó, nuốt đau.
  • Ngoài ra phần lớn bệnh nhân còn có biểu hiện: viêm thanh quản, ho, hen. Một số hiếm còn gặp phải tình trạng viêm xoang, xơ phổi vô căn, viêm tai giữa,…

Thức ăn từ thực quản theo nhu động ống thực quản đi xuống dạ dày và không đi ngược lên trên nhờ van thắt thực quản dưới- van này là đoạn nối dạ dày với thực quản. Khi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, tức là van này bị suy yếu và mở ra ngay cả khi không có thức ăn dẫn đến dịch dạ dày trào lên lại phía trên.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho1

Trào ngược dạ dày

Phân loại mức độ bệnh:

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho2

Các mức độ trào ngược dạ dày

  • Mức độ 0: Niêm mạc thực quản bệnh nhân không có tổn thương, tuy nhiên bệnh nhân có dấu hiệu ợ nóng và vướng víu ở họng.
  • Mức độ A: Niêm mạc thực quản bệnh nhân có nhiều hơn hoặc bằng 1 vết viêm trợt niêm mạc có kích thước < 5mm, đi kèm triệu chứng ợ chua, nóng rát vùng họng.
  • Mức độ B: Niêm mạc thực quản bệnh nhân có 1 vài vết viêm trợt có kích thước > 5mm đi kèm triệu chứng đau rát khi nuốt.
  • Mức độ C: Niêm mạc thực quản bệnh nhân có các vết viêm trợt hội tụ, là giai đoạn Barrett thực quản với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, đau tức vùng sau xương ức, phân đen hoặc nôn ra máu tươi.
  • Mức độ D: Niêm mạc thực quản bệnh nhân có tổn thương nghiêm trọng với hơn 75% bề mặt, với các viêm loét sâu

>>>> Tìm hiểu thêm: Khi Mang Thai Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Gì Cho Mẹ Và Thai Nhi Không?

2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho

Trào ngược dạ dày gây ho do đâu? Theo cơ chế nào?

2.1. Bệnh lý dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho:

  • Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Những tổn thương trên cơ quan tiêu hóa như dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Khi dạ dày- tá tràng tổn thương làm thức ăn tiêu hóa chậm lại, làm sinh ra khí trong dạ dày, đồng thời cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và gây ho đờm.
  • Do bẩm sinh: Chức năng cơ thắt thực quản có thể kém đi do các dị tật như sa đoạn dạ dày hay thoát vị cơ hoành,…

2.2. Nguyên nhân do lối sống

  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể căng thẳng, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoocmon là cortisol, đây là yếu tố làm axit dạ dày tăng lên và tăng trương lực co bóp đẩy dịch vị lên trên đồng thời gây ho.
  • Béo phì: Thừa cân, cơ thể quá béo sẽ tạo thêm áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn ra, gây trào ngược dạ dày
  • Ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ chua, vận động mạnh sau khi ăn no, hay nằm ngay sau khi ăn,…đều là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
  • Chế độ sinh hoạt: thức đêm, làm việc nghỉ ngơi thiếu sự hợp lí cũng làm cho dạ dày dễ bị kích thích và trào ngược.
Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho3

Căng thẳng có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

3. Làm sao phân biệt ho thông thường và ho do trào ngược dạ dày thực quản

Ho thường và ho do trào ngược dạ dày thực quản có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên không khó để ta nhận biết được dấu hiệu của ho do trào ngược dạ dày thực quản.

Ho thường và trào ngược axit dạ dày gây ho có các tính chất giống nhau là:

  •  Ho có đờm hoặc ho khan
  •  Ho thường xuyên
  •  Đau họng, khản tiếng,
  • Đau rát ở thực quản

Ho do trào ngược dạ dày:

  • Ho dai dẳng, thường trên 4 tuần
  • Ho xuất hiện nhiều sau khi ăn xong hoặc lúc nằm và ban đêm
  • Ho kèm theo cảm giác nóng rát ở ngực
  • Khàn giọng, tắt tiếng vào buổi sáng
  • Hôi miệng

Nếu có 2-3 biểu hiện sau thì khả năng cao bạn bị ho do trào ngược dạ dày thực quản.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho4

Mẹo nhận biết ho do trào ngược dạ dày

4. Năm biến chứng điển hình và nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản không nên chủ quan:

Không chỉ có gây ho, khó nuốt, khó chịu trong thời gian ngắn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có thể tái phát và gây nên các biến chứng sau:

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho5

Biến chứng do trào ngược dạ dày

4.1. Viêm loét thực quản, ho ra máu:

Dịch vị trào lên kéo theo axit dạ dày tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc thực quản, có thể tạo nên những vết viêm loét nhỏ hoặc lan rộng, các vết tổn thương khó lành do tính chất lặp lại của việc acit  trào ngược dẫn đến chảy máu niêm mạc thực quản. Đồng thời bệnh khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi ăn, dễ buồn nôn và có thể ho ra máu. 

4.2. Hẹp thực quản:

Các vết viêm loét thực quản lâu ngày dẫn đến xơ hóa thực quản, các vết trầy xước hoặc loét khi lành có thể để lại sẹo làm co rút thực quản làm làm tiết diện thực quản hẹp đi và hậu quả là việc ăn uống của bệnh nhân trở nên khó khăn, ăn dễ bị nghẹn hoặc bị sặc khi uống

4.3. Viêm đường hô hấp:

Ngoài thực quản, acid dịch vị cũng có thể trào ngược vào thanh quản và tràn vào phổi gây nên các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi cấp và mãn tính, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang.

4.4. Barrett thực quản:

Biến chứng nặng nề của trào ngược dạ dày thực quản là Barrett thực quản, đây là tình trạng các tế bào lót hay còn gọi là tế bào vảy ở khu vực thấp của thực quản bị tổn thương và biến đổi thành các tế bào hình cột. Bệnh nhân bị barrett thực quản có các triệu chứng điển hình nuốt khó, đau, buồn nôn, thở khò khè, đi ngoài phân đen, phân nát,…Bệnh nhân cần được phát hiện bệnh sớm và thăm khám kịp thời tránh bệnh chuyển biến thành ung thư.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho6

Hình ảnh Barrett thực quản

4.5. Ung thư thực quản:

 Đây là biến chứng trầm trọng nhất của trào ngược dạ dày thực quản, lúc này trong thực quản sẽ hình thành một khối u, chúng có thể phát triển và lan sang các tổ chức lân cận. Các khối u khiến cho cơ thể bệnh nhân suy nhược và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho7

Ung thư thực quản

5.  Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho cần biết:

5.1. Thăm khám và sử dụng thuốc giảm ho:

Bệnh nhân có thể đến bệnh viện để thực hiện thăm khám đánh giá mức độ bệnh bằng một trong các thủ thuật sau:

  • Nội soi thực quản để đánh giá mức độ tổn thương của thực quản: khi bệnh nhân thấy mình có các biểu hiện khó nuốt, sụt cân, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt
  •  Đo PH thực quản 24h
  •  Đo áp lực thực quản
  •  Siêu âm thực quản 2 chiều

Điều trị bằng thuốc:

Bệnh nhân cần được thăm khám, tư vấn và sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn.

Khi trào ngược dạ dày kèm theo ho nhiều, ho có đờm đặc, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm triệu chứng như sau:

  • Thuốc ho long đờm, tiêu đờm như: bromhexin, acetylcystein và guaifenesin.
  • Thuốc chống viêm: alphachymotrypsin, lysozyme…
  • Thuốc kháng histamin H1 trị ho: cetirizine, chlorpheniramine, Alimemazin và Diphenhydramine.
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, codein, menthol, lidocain, bupivacain. hoặc các loại thuốc ho có chứa chiết xuất thảo dược.

>>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Trào Ngược Bằng Phác Đồ Thuốc Của Bộ Y Tế Khuyến Cáo

5.2 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho – Thay đổi lối sống và sinh hoạt là không thể thiếu:

  • Béo phì là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, khi bạn quá béo mỡ trong cơ thể có thể chèn ép lên các cơ quan khác, gây sức ép lên ống tiêu hóa, dẫn đến trào ngược dạ dày. Hãy thiết lập ngay cho mình một chế độ ăn và rèn luyện thể lực hợp lý. Đảm bảo chỉ số BMI (BMI=chiều cao/ cân nặng bình phương) trong khoảng 18.5-24.9.
  •  Tránh các thức ăn tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản như: thức ăn nhiều mỡ, có tính axit cao (chanh, cam, mận,..), socola, bạc hà, thức uống có ga, đồ ăn quá mặn,…
  •  Các bữa ăn nên chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, không nên ăn quá no.
  • Sau khi ăn xong nên đợi 2-3 giờ mới được nằm, lưu ý khi nằm thân tạo với giường một góc tầm 15 độ, để thực quản cao hơn dạ dày, tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh cho vùng bụng bị gây áp lực.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia.Đồ ăn có chứa nhiều gluten( một loại protein có trong phần nội nhũ của hạt có ở một số loại như yến mạch, lúa mì và lúa mạch) cần được hạn chế.
Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho8

Các loại đồ ăn nên tránh

  •  Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc căng thẳng. Luôn giữ cho bản thân một thái độ sống lạc quan, vui vẻ.
  •  Chế độ ăn nên bổ sung:

Thịt nạc: Các loại thịt như cá, gà, hải sản, có chứa ít chất béo, làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do góp phần trung hòa axit dạ dày tốt.

Sữa chua: chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen,…chứa hàm lượng chất xơ cao

Gừng: Vừa là loại gia vị có tính cay ấm, kháng viêm rất tốt. Các món ăn có thêm gừng sẽ giúp cải thiện trào ngược dạ dày gây ho.

Dưa hấu: Tác động khiến cho lượng axit dạ dày dư thừa được trung hòa tốt hơn.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho9

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng thay đổi chế độ ăn

5.3 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng thảo mộc tự nhiên:

5.3.1 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng trà gừng:

Gừng không còn là dược liệu xa lạ với bà con, với tính vị cay ấm, dễ dùng, từ lâu gừng đã được sử dụng như một mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho tại nhà hiệu quả và an toàn. Gừng giúp xoa dịu nhanh các cơn đau thượng vị, giảm cảm giác buồn nôn, đầy bụng.

Cách dùng:

Sắc 5- 6 lát gừng tươi cho vào 150ml nước, đun trong 5-7 phút. Ta đã có một ly trà ấm, thơm ngon.
– Nên uống 1-2 ly một ngày vào ban ngày.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho10

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho an toàn bằng gừng

5.3.2 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho đơn giản bằng lá hẹ hấp mật ong:

Hẹ chứa nhiều hoạt chất giúp giảm ho và nâng cao sức đề kháng như: Vitamin C, saponin, sunfua, odorin,…có khả năng ức chế vi khuẩn và giảm cảm giác đau rát họng. Hẹ hấp mật ong với nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện cùng với hương vị thơm ngon và dễ uống, hẹ mật ong quả là mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hữu hiệu không thể bỏ qua.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 5-10 lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ thành đoạn dài 2-4 cm, cho vào trong 1 cái bát, cho thêm 2-3 thìa cà phê mật ong, rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Trong tầm 5-7 phút, lá hẹ đã mềm, thì lấy ra dùng.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho11

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho từ hẹ và mật ong thơm ngon

5.3.3 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng nước muối ấm:

 Nước muối pha loãng với nồng độ thích hợp, tạo ra môi trường ưu trương có tính sát khuẩn nhẹ. Giúp làm sạch họng và giảm nhẹ các cơn ho. Do tính đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể nên đây là mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho được nghĩ đến hàng đầu của các bệnh nhân.

Cách làm:

– Hòa tan 5 gam muối hột vào 500ml nước đun sôi để nguội hoặc mua nước muối sinh lí pha sẵn. Súc miệng 2-4 lần mỗi ngày.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho12

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng nước muối ấm

5.3.4 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng hoa cúc:

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho ít ai biết từ trà hoa cúc. Trà hoa cúc ngoài tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, còn có một tác dụng quan trọng đối với trào ngược axit dạ dày, Thành phần trong hoa cúc giúp trung hòa lượng axit dư thừa.

Đơn giản bạn có thể mua các túi trà hoa cúc, hoặc hoa cúc khô đã được sơ chế, cho một gói hoặc 5-7 bông cúc khô vào trong 250ml nước ấm, vậy là ta đã có một tách trà thơm mát để xoa dịu cơn đau dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Chè Dây Chữa Trào Ngược Có Hiệu Quả Không? Sử Dụng Thế Nào?

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho13

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho từ trà hoa cúc

5.3.5 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho nhanh chóng bằng nghệ:

Với hàm lượng curcumin cao, nghệ từ lâu đã được dùng như một chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp làm giảm hiện tượng viêm loét ở niêm mạc dạ dày thực quản do bị axit ăn mòn, đẩy nhanh quá trình hồi phục của tình trạng viêm loét đường tiêu hóa.

Cách dùng như sau:

– Dùng nghệ như là gia vị cho các món ăn thường ngày.

– Nghệ mật ong: Cho 10 gam nghệ và 5 gam mật ong vào trong 100ml nước ấm. Khuấy trộn kỹ là có thể dùng ngay như một dung dịch trung hòa axit dịch vị và giảm nhanh triệu chứng các cơn đau do viêm loét đường tiêu hóa.

– Viên hoàn nghệ mật ong hay viên sủi nghệ mật ong cũng là lựa chọn đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện để mang theo. Mỗi lần có thể dùng 2- 3 viên với 3 lần trong ngày.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho14

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho từ nghệ vàng

5.3.6 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho nhanh chóng bằng nha đam:

Nha đam với các hoạt chất quý như glycoprotein, arabinose hỗ trợ kháng viêm hiệu quả, giúp tránh kích ứng dạ dày và anthraquinon có tính nhuận tràng, giúp thời gian tiêu hóa thức ăn dạ dày được rút ngắn, từ đó giảm lượng axit tiết ra.

Đúng là một mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả cho mọi lứa tuổi. Không những thế nha đam còn biết đến là nguyên liệu tự nhiên giúp chị em có làn da sáng mịn.

Cách làm như sau:

– 5-10 bẹ nha đam gọt sạch vỏ, rửa sạch và cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, nên uống 100ml- 200ml sau bữa trưa và tối.

– Chè nha đam đậu xanh: bạn có thể lấy nha đam sau khi rửa sạch và thái nhỏ, nấu với đậu xanh và đường cho vừa ăn. Sau đó bảo quản và chia nhỏ dùng 3-4 lần trong ngày. Nên sử dụng liên tục trong 5-7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho15

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho từ nha đam rất rẻ tiền

5.3.7 Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng hạt thì là:

Theo đông y trong hạt thì là có chứa hợp chất Anethole, có tính ấm, giúp kích thích hệ tiêu hóa làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày đồng thời còn có tác dụng điều hòa khí huyết rất tốt. Cùng với các hoạt chất Vitamin B3, C, sắt, magie,…thì là còn cung cấp thêm cho cơ thể một số vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Cách làm như sau:

– Cho 100 gam hạt thì là vào 500ml nước lọc. Đun sôi tầm 5 phút sau đó tắt bếp đi và để nguội. Lọc lấy phần nước và chia ra để uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn 20-40 phút để đạt hiệu quả tối ưu.

Mẹo-chữa-trào-ngược-dạ-dày-gây-ho16

Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho bằng hạt thì là

 

Hi vọng qua bài biết trên quý đọc giả có thể rút ra những mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho cho riêng mình. Từ đó có thể thay đổi lối sống và duy trì những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Hãy liên hệ ngay theo HOTLINE 18006091 nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trào ngược dạ dày gây ho và chia sẻ với chúng tôi mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho mà bạn tâm đắc nhất nhé! Elepharma luôn sẵn sàng lắng nghe tâm sự, chia sẻ của bạn và sẽ luôn hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi. Chúc quý đọc giả có một sức khỏe tốt và tận hưởng trọn vẹn mỗi phút giây cuộc sống.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091