Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Bộ Y Tế Trên Người Bệnh Dạ Dày

Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Bộ Y Tế Trên Người Bệnh Dạ Dày

Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Bộ Y Tế Trên Người Bệnh Dạ Dày

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te

Trào ngược dạ dày và phác đồ điều trị của Bộ y tế

Trào ngược dạ dày đang là căn bệnh phổ biến và được nhiều người quan tâm. Do có những đặc điểm triệu chứng đơn giản mà bệnh dễ bị nhầm với các bệnh lý dạ dày khác. Từ đó, tình trạng bệnh kéo dài thành mãn tính và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với sự phát triển của ý học hiện đại, việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày là không khó. Bạn có thể tham khảo nguồn thông tin về Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế dưới đây.

1. Trào ngược dạ dày là gì (Định nghĩa, triệu chứng)

Trào ngược là hiện tượng bình thường nhưng là với tần số thấp và rất ít hoặc không ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngược lại, hiện tượng trào ngược cùng một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện nhiều và dai dẳng thì đó là bệnh lý. Trào ngược dạ dày bệnh lý nếu không kịp thời chữa trị sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, barrett thực quản,… Tuy nhiên, nếu thăm khám sớm và tuân thủ theo Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế thì việc khỏi bệnh là điều tất yếu. 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu và quan trọng gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày là do sự bất thường trong hoạt động co giãn của cơ thắt thực quản. Khi cơ này bị giãn hơn so với bình thường, thức ăn tại dạ dày có “cơ hội” trào ngược lên thực quản, gây nên tác động xấu làm ảnh hưởng vùng thực quản. 

Một số triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:

  • ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là dấu hiệu sớm chẩn đoán trào ngược dạ dày
phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te.12

triệu chứng ợ hơi, ợ chua

  • đau tức ngực, nóng ran phần ngực
  • đau vùng thượng vị: cơn đau theo cơn, đau nhiều hơn khi đói
  • có thể kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, sợ đồ chua,…

Khi có các dấu hiệu này, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt, vừa đạt hiệu quả điều trị hoặc dự phòng bệnh, vừa giảm nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính hay các biến chứng nguy hiểm khác. 

2. Điều trị trào ngược dạ dày theo Phác đồ của Bộ y tế

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế được thiết lập và hoạt động hiệu quả dựa trên các nguyên tắc điều trị và mục tiêu điều trị sau đây:

– Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế:

  • Cải thiện, phục hồi chức năng co giãn về trạng thái sinh lý của cơ thắt thực quản nhằm hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày (lý giải: việc giãn cơ thắt thực quản là nguyên nhân chính gây bệnh lý trào ngược dạ dày).
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày theo phác đồ điều trị dùng thuốc của bác sĩ. Tuân thủ: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian sử dụng.
  • Tránh tối đa các yếu tố bên ngoài (thực phẩm, thuốc) tác động lên hoạt động và chức năng của cơ thắt thực quản.

– Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế:

  • Xác định đúng và chuẩn nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày.
  • Khai thác tiền sử dùng thuốc và các bệnh lý khác mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Giảm nhẹ và dứt điểm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm: ợ chua, chướng bụng, đau tức ngực, đau vùng thượng vị, buồn nôn,…
  • Phục hồi tổn thương và chức năng của cơ thắt thực quản ở mức tốt nhất có thể.
  • Điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, tránh tái phát.
  • Hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Điều trị kết hợp dự phòng.

Dưới đây là phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế bao gồm 2 mục lớn: điều trị sử dụng thuốc và điều trị không sử dụng thuốc. Mời bạn đọc đọc kỹ những thông tin và hướng dẫn của Bộ y tế sau đây:

>>> Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Được Bác Sĩ Lựa Chọn

2.1. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế có sử dụng thuốc

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-dung-thuoc

phác đồ điều trị dùng thuốc

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế trong trường hợp bệnh lý trầm trọng hơn và không đáp ứng với các biện pháp điều trị không dùng thuốc (đề cập tại mục 2.2). Việc sử dụng thuốc tây y trên bệnh nhân có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

  • Sử dụng thuốc tây y cho hiệu quả cao, đáp ứng nhanh, giảm nhanh các triệu chứng bệnh cho bệnh nhân.
  • Tiện lợi: dễ mang theo, dễ sử dụng, dễ theo dõi các thông số: thành phần hoạt chất, hàm lượng, nhà sản xuất, hạn sử dụng.
  • Việc tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ là rất dễ dàng thực hiện.
  • Không gặp khó khăn trong việc bảo quản thuốc.

– Nhược điểm:

  • Tốn kém về chi phí cho việc sử dụng thuốc.
  • Có thể gây dị ứng hay ngộ cấp với các thành phần của thuốc do bác sĩ chưa khai thác triệt để tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân, hoặc do cơ địa từng bệnh nhân mà gây nên các phản ứng dị ứng.
  • Dễ xuất hiện những tác dụng không mong muốn, chủ yếu là các tác dụng không mong muốn thường gặp và trên đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…)
  • Bệnh nhân thường không tuân thủ việc sử dụng thuốc theo nguyên tắc 3 đúng: đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều sử dụng. Do đó, bệnh thường khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao, dễ thành mãn tính.

Sau đây là danh mục các thuốc thuộc Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế:

– Thuốc trung hòa acid dạ dày:

Thuốc này có 2 loại: tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân. 

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày tác dụng tại chỗ: Al(OH)3, Mg(OH)2,…Thuốc này không được hấp thụ vào máu nên gây tác dụng khá là chậm. Trong trường hợp bạn đau dạ dày, dùng thuốc này sẽ không cho tác dụng giảm đau tức thì và không được ưu tiên lựa chọn. Chế phẩm: phosphalugel (hoạt chất: nhôm phosphat).
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày tác dụng toàn thân: NaHCO3. Thuốc ở dạng muối nên rất dễ hấp thu, cho tác dụng nhanh chóng. Nhưng tác dụng không mong muốn là có thể gây giữ nước, phù, tăng huyết áp do có khả năng giữ Na+. Thêm nữa, thuốc thải trừ nhanh nên nhanh mất tác dụng.

– Thuốc giảm tiết acid HCl:

Loại này bao gồm 2 nhóm:

  • Thuốc kháng Histamin H2: đại diện là cimetidin, famotidin, ranitidin,… cho tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng rất hiệu quả và nhanh chóng. Với cimetidin, liều dùng là 800mg/ ngày, dùng với liều duy nhất trước khi ngủ tối.
  • Thuốc ức chế bơm proton H+/ K+: omeprazol, pantoprazol, esomeprazol,… có tác dụng giảm tiết acid mà không giảm lượng dịch tại dạ dày. Bên cạnh đó là tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đây có thể coi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế. Các thuốc nhóm này dùng liều khoảng 20mg trước mỗi bữa ăn, sử dụng 20 – 40mg/ ngày.

– Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày:

Các thuốc nhóm này có mặt trong hầu hết các đơn thuốc do có tính bảo vệ cao và giảm đau dạ dày hiệu quả. Một số thuốc có thể kể đến là muối bismuth, các prostaglandin, sucralfat,…

Các thuốc nhóm này nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Trong quá trình sử dụng thuốc, không nên dùng chung với sữa và các thuốc kháng acid khác.

Một số chế phẩm thường thấy trên thị trường hiện nay: 

  • Maalox: chứa các hoạt chất là Nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd có tác dụng hiệu quả trong việc bao bọc niêm mạc và làm săn se niêm mạc vùng loét, giảm các triệu chứng ợ chua, buồn nôn. Thuốc này cần lưu ý với người suy giảm chức năng thận.
  • Smectite: bên cạnh tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các cơn đau do bệnh lý dạ dày gây nên, thuốc còn cho tác dụng cầm tiêu chảy rất hiệu quả.
  • Sucralfate: cung cấp hoạt chất nhôm giúp bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc được chỉ định trong viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc này cũng cần thận trọng cho người suy thận do có nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong máu. Ngộ độc nhôm có thể gây nguy hiểm về xương và thần kinh.

– Thuốc diệt vi khuẩn Hp (sử dụng trong trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính Hp): nhắc đến thuốc diệt vi khuẩn đặc hiệu là gợi ý đến việc sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, muối bismuth vừa có tác dụng bao niêm mạc dạ dày, vừa có tác dụng diệt khuẩn Hp.

Một số loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị dạ dày bao gồm: amoxicillin, erythromycin, metronidazol, imidazol,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh: bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều và đúng thời gian sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm tránh các rủi ro: bệnh không được điều trị dứt điểm, giảm đáp ứng với thuốc, nguy cơ kháng kháng sinh,…

– Thuốc điều hòa nhu động ruột:

Một số loại thuốc có khả năng điều hòa nhu động ruột như:

  • Motilium: hoạt chất chính là Domperidone maleate, có vai trò giảm nhu động ruột, giảm tình trạng nôn trớ do trào ngược, từ đó có hiệu quả trong điều trị trào ngược bệnh dạ dày thực quản. Người lớn dùng liều khoảng 10mg/ lần *2 lần/ ngày.
  • Metoclopramide: cũng tương tự như Motilium, được chứng minh an toàn cho cả phụ nữ có thai nhằm giảm tình trạng nôn nghén. Thuốc có cả dạng bào chế dạng uống và dạng tiêm. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây một số tác dụng không mong muốn thường gặp là đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…

>>> Xem thêm: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hay Được Sử Dụng

                           Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày Được Không

                           Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất

2.2. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế không sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc tây y có thể đem lại những tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân. Do đó, không sử dụng thuốc được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp bệnh chưa trầm trọng và có thể là liệu pháp bổ sung kết hợp cùng phác đồ sử dụng thuốc.

Dưới đây là Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế không sử dụng thuốc, bao gồm: thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi chế độ ăn khoa học.

2.2.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-thay-doi-thoi-quen-tot

thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn cần thường xuyên và kiên trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. Việc luyện tập vừa sức sẽ đem lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe của bạn. Những lợi ích này có thể bao gồm: lưu thông khí huyết, giảm các vấn đề về xương khớp, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nâng cao thể trạng cùng sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng,… Bên cạnh đó là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. 

Một số thói quen sinh hoạt bạn cần thiết lập sớm theo Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế khi có triệu chứng của trào ngược dạ dày:

  • Kê gối cao hơn phần ngực khi ngủ, bạn nên nằm gối cao khoảng 8-10 cm.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng trái để tránh tạo áp lực lên dạ dày vì có thể làm tăng tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Tập thể dục thường xuyên sáng sớm hoặc chiều tối để nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần và nâng cao sức đề kháng.
  • Không nên thức quá khuya, sau thời gian 23h.
  • Không nên mặc đồ chật hay đồ bó sát cơ thể khi nghỉ ngơi, vì có thể chèn ép vào vị trí ổ bụng, gây khó chịu, mất ngủ. Bạn nên mặc đồ ngủ thoáng mát, rộng rãi.
  • Nên nghỉ ngơi sau khi ăn bữa xong tầm khoảng 40 phút đến 1 giờ. Nếu bạn vận động ngay sau khi ăn, và là vận động mạnh thì dễ tạo điều kiện cho việc trào ngược xảy ra.
  • Không nên tắm sau khi ăn, bạn nên chờ cho đến khi xuôi bụng và cảm giác no giảm bớt.
  • Tham khảo một khóa tập thiền, yoga, sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn rất tốt.
  • Sắp xếp một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Tuân thủ theo Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện những thay đổi trong chế độ sinh hoạt để cải thiện tối đa tình trạng sức khỏe của mình. Hãy thử với 21 ngày liên tục để tạo những thói quen sinh hoạt tốt này.

2.2.2. Thay đổi chế độ ăn khoa học

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-thay-doi-che-do-an

thay đổi chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn thường là nguyên nhân quan trọng gây nên các bệnh lý về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày,… Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày do chế độ ăn không khoa học gây nên:

  • Thường xuyên bỏ bữa sáng, nhịn đói làm tăng acid dạ dày – chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
  • Ăn bữa quá no, nhất là bữa tối, khiến cho tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn, dễ gây tình trạng chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
  • Ăn nhiều đồ ăn chua cay có thể kích thích co bóp dạ dày, dễ gây ợ nóng, nóng tức vùng cổ ngực. Mặt khác, đồ ăn cay nóng làm vết loét bị tổn thương rộng hơn và sâu hơn, khả năng hồi phục vết loét bị chậm hơn.
  • Ăn một số loại thực phẩm có vị ngọt như socola, có thể gây tăng tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Sử dụng một số loại thức uống chứa cafein và cồn như cà phê, chè, rượu, bia,… thường xuyên có thể khiến tình trạng tổn thương dạ dày của bạn trầm trọng hơn.
  • Ăn các loại thực phẩm chua có thể làm nặng hơn bệnh dạ dày do có tính acid, làm giảm pH tại dạ dày. Sử dụng những loại thực phẩm này khi đói sẽ khiến dạ dày của bạn đau dữ dội hơn.
  • Ăn thường xuyên các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
  • Ăn một số loại thực phẩm mà dân gian truyền miệng về ảnh hưởng tới dạ dày: chuối tiêu, đu đủ xanh, sữa,… đặc biệt sử dụng khi đói.

Nếu mắc phải một trong số những thói quen xấu trên thì bạn nên dừng lại ngay. Thay vào đó là những thói quen ăn uống khoa học và bổ ích cho sức khỏe như:

  • Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin nhằm cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng.
  • Ăn đúng bữa, bữa sáng là quan trọng nhất, bữa tối có thể ăn ít hơn 2 bữa còn lại để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc nặng về đêm (chuyển hóa và thải trừ đồ ăn).
  • Không nên vận động ngay sau khi ăn xong, cần nghỉ ngơi trước khi bắt đầu công việc khác. 
  • Tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, socola, đồ uống có gas, cồn,…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm có vị cay hay vị chua, đặc biệt là lúc đói.
  • Nên ăn vừa đủ no, không nên nhịn đói hay ăn quá no.

2.2.3. Sử dụng một số cây thuốc dân gian (không theo Phác đồ)

Những vị thuốc dân gian từ cổ xưa có công dụng điều trị bệnh dạ dày vô cùng hiệu quả như: nghệ, gừng, nha đam, lá mơ lông, trần bì, cam thảo,…

Sau đây là cách sử dụng một vài vị thuốc dân gian mà bạn có thể tham khảo và tự thực hiện đơn giản tại nhà:

– Nghệ phối hợp mật ong: bột nghệ nano đóng vai trò ưu tiên trong số các loại thực phẩm được lựa chọn để chữa các bệnh dạ dày. Trong đó có trào ngược dạ dày. Mật ong có tác dụng lưu dẫn, điều vị, chống oxy hóa. Bạn có thể tham khảo cách phối hợp 2 vị này như sau: bột nghệ cùng một chút mật ong, phối viên, sử dụng khoảng 2-3 viên/ ngày. Hoặc pha bột nghệ với một lượng nước sôi thích hợp, thêm lượng mật ong, hòa tan và uống hết trong ngày.

– Gừng: gừng thường được dùng dưới dạng trà. Cách làm trà gừng để chữa bệnh trào ngược dạ dày như sau: gừng thái lát mỏng, hãm khoảng 30 phút trong nước đun sôi, thêm chút mật ong hoặc cam thảo vào và thưởng thức. Sử dụng cho đến khi hết triệu chứng bệnh.

– Lá mơ lông chiên trứng gà: bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm 3 quả trứng gà là 400 gam lá mơ lông thái nhỏ, trộn đều, thêm gia vị, chiên trên dầu. Ăn nóng sẽ ngon và cho hiệu quả tốt hơn.

>>> Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-dung-la-mo

sử dụng lá mơ lông cho trào ngược dạ dày

2.3. chỉ định phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật khi khả năng phục hồi bệnh sau quá trình sử dụng thuốc không cho đáp ứng tốt. Một số ưu điểm và nhược điểm của quá trình phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:

– Ưu điểm: 

  • Khả năng phục hồi cao, có thể điều trị dứt điểm.
  • Tiết kiệm thời gian điều trị (so với dùng thuốc).
  • Bệnh nhân được theo dõi điều trị trước, trong và sau quá trình phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị và dự phòng tốt nhất.

– Nhược điểm:

  • Vẫn có một tỷ lệ thất bại nhất định do biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn sau khi phẫu thuật.
  • Giá thành cao.
  • Đòi hỏi chuyên môn, tay nghề cao của các bác sĩ chuyên khoa.

Việc phẫu thuật cần có sự theo dõi trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. Các nguyên tắc này bao gồm:

– Trước khi phẫu thuật:

  • Kiểm tra bất thường có thể có tại niêm mạc dạ dày bằng phương pháp nội soi thực quản, kết hợp có hoặc không phương pháp sinh thiết tế bào. Cho kết quả đúng nhất về tình trạng bệnh dạ dày hiện tại.
  • Đo độ pH dạ dày để xác định mức độ phá hủy của acid lên niêm mạc dạ dày bằng phương pháp chụp X-quang có Barium.
  • Chuẩn bị thể trạng và động viên tinh thần tốt nhất cho bệnh nhân trước khi có chỉ định phẫu thuật.

– Trong khi phẫu thuật:

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại thì phẫu thuật cho hiệu quả điều trị cao đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng không mong muốn cho bệnh nhân. Do đó, tay nghề và kiến thức của các bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Y học ngày nay có 2 phương pháp phẫu thuật cho hiệu quả cao đồng thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày hiện nay đề cập tới 2 phương pháp này:

  • Phẫu thuật nội soi: phương pháp này sử dụng các ống nội soi rất nhỏ, vừa đủ chui qua vết rạch làm phẫu thuật. Các ống này có chức năng gắn với máy ảnh để phát hình ảnh trên màn hình vô tuyến, thuận lợi cho việc quan sát của các bác sĩ; đồng thời đưa dụng cụ vào vị trí cần làm phẫu thuật. Việc của bác sĩ là phải khéo léo điều khiển 2 tay 2 ống nội soi cho đến khi cuộc phẫu thuật thành công. Quá trình phẫu thuật nội soi được thực hiện qua các bước sau đây: gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng cho bệnh nhân. Rạch một đường nhỏ dưới rốn để đưa ống nội soi có chứa camera vào ổ bụng bệnh nhân. Thực hiện các vết mổ nhỏ khác để đưa các ống nội soi phục vụ cho việc phẫu thuật bên trong ổ bụng. Khâu lại vết mổ sau khi hoàn thành.

 

  • phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-noi-soi-da-day

    phương pháp nội soi dạ dày

    Phương pháp fundoplication: hay còn gọi là phẫu thuật bao đáy vị Nissen. Loại phẫu thuật này can thiệp trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh là chức năng của cơ vòng thực quản. Mục đích của phương pháp này là tạo ra một “van” mới thay thế chức năng của cơ thắt thực quản, van này sẽ giảm tình trạng gặp các triệu chứng của trào ngược dạ dày thường xuyên. Mặt khác, phương pháp cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng khó nuốt sau phẫu thuật cho bệnh nhân.

– Sau khi phẫu thuật:

phac-do-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-cua-bo-y-te-cham-soc-sau-phau-thuat

chăm sóc sau phẫu thuật

Thời gian điều trị bằng phẫu thuật có phụ thuộc vào sự chăm sóc sau khi phẫu thuật. Một số lưu ý về chế độ chăm sóc và theo dõi đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật bao gồm:

  • Chế độ ăn: trong một vài ngày đầu, bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng và loãng để tiện cho việc tiêu hóa và giảm bớt “công việc” cho dạ dày. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ ngày để tiện cho hoạt động tiêu hóa thức ăn. Không nên ăn quá khuya và ăn quá no cho bữa tối. Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, cay, chua, socola. 
  • Chế độ vận động: cần tránh vận động nặng, hoạt động thể lực, thể thao ngay. Có thể đi bộ nhẹ nhàng để kích thích chức năng hệ tiêu hóa nhanh hoạt động trở lại.
  • Sau phẫu thuật vẫn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng.
  • Bệnh nhân được chỉ định tái khám sau 1 tuần phẫu thuật. Sau đó là các chỉ định định kỳ khác. Bệnh nhân cần thu xếp thời gian đi tái khám.
  • Theo dõi các biến chứng có thể xảy ra theo khuyến cáo của bác sĩ. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và theo dõi nếu có bất thường, biến chứng như được khuyến cáo.
  • Cân bằng sinh học, giờ giấc làm việc là nghỉ ngơi hợp lý, tránh yếu tố căng thẳng stress.
  • Tuân thủ chăm sóc sau mổ theo Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế.

Tóm lại, với Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế, bạn sẽ an tâm hơn khi không may mắc phải căn bệnh này. Nhưng suy cho cùng, phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhé.

Mọi thắc mắc về bệnh, thuốc cùng các vấn đề liên quan xin liên hệ với HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma fizzy tư vấn nhiệt tình bạn nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091