Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời

Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời

Nguyên nhân viêm dạ dày có thể do rất nhiều yếu tố gây nên. Vì vậy mọi người rất dễ mắc phải những sai lầm này mà không hề hay biết. Có thể nói đây là căn bệnh khá là phổ biến hiện nay, ước tính tỷ lệ mắc phải viêm dạ dày mãn tính là 2/10.000 người và cấp tính là 8/1.000 người. Vậy để ngăn ngừa bệnh, ta phải xác định được nguyên nhân viêm dạ dày do đâu để từ đó có thể phòng tránh kịp thời. Sau đây ta sẽ cùng các dược sĩ bác sĩ SCurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân viêm dạ dày, hiểu rõ được nguồn gốc để ngăn chặn tận gốc. Và các dược sĩ bác sĩ chúng tôi cũng sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất để không để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh.

1.Tìm hiểu chung về viêm dạ dày

nguyen-nhan-viem-da-day

Nguyên nhân viêm dạ dày

1.1.Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày được định nghĩa là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Viêm dạ dày được chia ra là viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

Viêm dạ dày cấp tính

Đây là tình trạng triệu chứng của bệnh xảy ra một cách đột ngột và gây ra các cơn đau dữ dội. Lúc này, lớp niêm mạc dạ dày sẽ tạo ra những tổn thương trên bề mặt với mức độ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, không kéo dài và nhanh chóng được kiểm soát sau đó nếu có biện pháp xử lý đúng cách.

Viêm dạ dày mạn tính

Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Viêm dạ dày gây nên sự biến đổi bất thường ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Bệnh thường diễn biến chậm, tổn thương thì lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày.

1.2.Dấu hiệu viêm dạ dày

1.2.1.Viêm dạ dày cấp tính

nguyen-nhan-viem-da-day

Viêm dạ dày cấp tính

Dựa vào mức độ bệnh mà biểu hiện ra bên ngoài sẽ không giống nhau. Đa số các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ sẽ rất khó để nhận biết do ít bộc lộ dấu hiệu ra bên ngoài. Sau đây là một số dấu hiệu có thể gặp khi bị viêm dạ dày cấp tính mà người bệnh cần phải lưu ý:

  • Đau âm ỉ ở vùng thượng vị
  • Nóng rát lan đến tận cổ họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Chán ăn
  • Đi ngoài phân đen
  • Sốt cao ở trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm khuẩn

1.2.2.Viêm dạ dày mạn tính

Người bệnh bị viêm dạ dày mạn tính thường không có những dấu hiệu đặc trưng. Nhưng một số triệu chứng thường gặp sau đây chắc chắn phải kể đến như:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị, cơn đau không dữ dội, thường chỉ âm ỉ, đặc biệt thường xuất hiện khi bụng đói.
  • Sau khi ăn sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức và khó chịu.
  • Ợ chua, ợ nóng kèm buồn nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc có thể táo bón.
  • Phân có màu nâu sẫm hoặc đen, thậm chí có thể lẫn cả máu tươi.
  • Lưỡi đỏ hoặc có cả rêu vàng nhớt bám dày.
  • Miệng hay trong tình trạng khô và có vị đắng.
  • Hay chán ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng, hiệu quả tiêu hóa kém.
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược, sắc mặt xanh xao.
  • Tâm lý thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, bực bội và ngủ không ngon.

>>>>>> Xem thêm: Viêm Dạ Dày Có Những Triệu Chứng Gì Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

1.3.Nguyên nhân viêm dạ dày

Khi lớp hàng rào chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị tổn thương, suy yếu, dịch tiêu hóa sẽ dễ dàng tấn công và gây viêm lớp niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân viêm dạ dày có thể là do một số bệnh như bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis (u hạt).

Ngoài ra, nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể là nguyên nhân viêm dạ dày:

Nhiễm khuẩn

Hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày nhưng chỉ một vài người phát triển thành bệnh viêm dạ dày hay các rối loạn về đường tiêu hóa. Việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm HP, nguyên nhân viêm dạ dày chủ yếu có thể do yếu tố di truyền hoặc lối sống thiếu lành mạnh (như thường xuyên hút thuốc và chế độ ăn uống không lành mạnh).

nguyen-nhan-viem-da-day

Vi khuẩn HP

Sử dụng các loại thuốc giảm đau

Những thuốc giảm đau sử dụng phổ biến như nhóm NSAIDs có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. Khi dùng các thuốc giảm đau này liên tục, dùng quá nhiều có thể làm giảm các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Do tuổi tác

Người cao tuổi có nguy cơ dễ bị viêm dạ dày nhất vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Không những thế, nguy cơ nhiễm HP hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.

Uống rượu, bia thường xuyên

Các đồ uống có cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Những người uống rượu quá nhiều thường bị viêm dạ dày cấp tính.

Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng quá về thể chất lẫn tinh thần như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bị bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể là nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính.

Viêm dạ dày tự miễn

Là sự rối loạn tự miễn của cơ thể khi tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm tổn thương lớp hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu hụt Vitamin B12. Một vài rối loạn tự miễn khác cũng có thể là nguyên nhân viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1.

Một số bệnh lý và các vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân viêm dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng…

1.4.Viêm dạ dày có nguy hiểm không

Rất nhiều người chủ quan với tác hại của những bệnh lý về dạ dày, không chỉ có ở viêm dạ dày, những nguyên nhân viêm dạ dày thường dễ bỏ qua và sự chủ quan của người bệnh. Nó thật sự sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn cấp tính nếu để lâu dài sẽ chuyển thành dạng mạn tính nguy hiểm hơn rất nhiều. Nó có thể gây ra các bệnh như:

Hẹp môn vị dạ dày

Viêm loét dạ dày mạn tính kéo dài thời gian sẽ làm cho tổ chức tá tràng trở nên xơ hóa dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Biến chứng này sẽ xuất hiện khi vị trí vết loét nằm ở bờ cong nhỏ gần với môn vị.

Bị teo niêm mạc dạ dày

Với nhiệm vụ vô cùng quan trọng của lớp niêm mạc dạ dày là tiết acid để tiêu hóa thức ăn đồng thời bảo vệ dạ dày khỏi sự ăn mòn của acid. Khi tình trạng viêm niêm mạc dạ dày phát triển và cứ để lâu như vậy thì lớp niêm mạc này sẽ mất khả năng phục hồi và bị viêm teo. Teo niêm mạc dạ dày sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu và rối loạn tâm thần.

Thủng dạ dày

Đây là tình trạng viêm dạ dày mạn tính làm xuất hiện các vết loét sâu trong dạ dày. Nếu để lâu, dưới sự tác động của lượng dịch vị có tính acid đậm đặc trong dạ dày, tổ chức niêm mạc và các cơ sẽ bị ăn mòn và có thể gây nên tình trạng thủng dạ dày.

Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm dạ dày mạn tính gây ra. Ung thư dạ dày sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh bởi vì hầu như không có phương pháp điều trị. Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh về ung thư phổ biến nhất, hàng năm đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm tại Việt Nam.

Có thể thấy được là nguyên nhân viêm dạ dày do rất nhiều yếu tố gây nên, nó bắt nguồn từ chính lối sống của chúng ta. Với tính hình xã hội hiện nay, do yếu tố công việc cũng như môi trường sống nên rất khó tránh khỏi bị viêm dạ dày. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn ngừa nguyên nhân viêm dạ dày.

2.Điều trị nguyên nhân viêm dạ dày

2.1.Phát hiện viêm dạ dày

Để chẩn đoán viêm dạ dày thường phải dựa trên các mô tả biểu hiện của bệnh nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân viêm dạ dày và những triệu chứng của nó rất đa dạng. Để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm HP. 

2.1.1.Nội soi 

nguyen-nhan-viem-da-day

Nội soi dạ dày

Nội soi là phương pháp dùng một ống soi mềm để quan sát thực quản, hành tá tràng, tá tràng và dạ dày. Phương pháp này tương đối an toàn nhưng cũng có thể xảy ra những biến chứng như xước niêm mạc, nhiễm trùng, chảy máu, rách là do bệnh nhân không hợp tác. 

Dấu hiệu nội soi chẩn đoán viêm dạ dày khi:

  • Phù nề: Niêm mạc dạ dày sẽ dày lên, nhạt, có màu trắng hoặc có thể kèm theo xuất tiết.
  • Bị xung huyết: Vùng niêm mạc sẽ có máu màu đen hoặc màu đỏ.
  • Xuất tiết tăng: Tình trạng này thường gặp ở viêm dạ dày cấp; có nhiều dịch nhầy.
  • Trợt phẳng và lồi: Có lớp trợt ở niêm mạc; nội soi dạ dày thấy đáy có giả mạc, bờ có xung huyết; đồng thời có vết lồi nổi gồ cao.
  • Bị teo niêm mạc: Niêm mạc mỏng, nếp niêm mạc thân vị bị teo.
  • Bị dị sản ruột: Chỗ tổn thương sẽ nhô cao dạng nốt, cũng có thể có mảng nhỏ. Chủ yếu gặp ở hang vị.

Dấu hiệu nội soi để chẩn đoán viêm dạ dày cũng có thể khi thấy xuất huyết trong thành, mạch máu nổi rõ có u hạt…

2.1.2.Xét nghiệm HP

Thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP với mục đích là để xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày hay không. Vi khuẩn HP là nguyên nhân viêm dạ dày nhưng không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn này đều bị bệnh. Vì vậy, xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính rất cần thiết. Có 4 xét nghiệm thường dùng, được tiến hành để phát hiện vi khuẩn HP:

Xét nghiệm máu

Phương pháp này sẽ được tiến hành bằng cách xét nghiệm huyết thanh đo kháng thể kháng HP đặc hiệu để xác định một người có bị nhiễm vi khuẩn HP không. Tuy nhiên không được sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra hiệu quả diệt trừ HP vì sau khi diệt trừ thành công HP thì kháng thể này vẫn còn tồn tại sau nhiều năm.

xet-nghiem-hp

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm phân

Đây là một xét nghiệm mà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể tự thu thập mẫu phân tại nhà. Tuy nhiên, phải chú ý, cần sử dụng túi nilon chuyên dụng để đựng mẫu xét nghiệm, tránh nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh. Tránh để lẫn cả nước tiểu vào mẫu phân mang đi xét nghiệm. Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mẫu xét nghiệm phải được mang tới cơ sở xét nghiệm ngay sau khi thu thập, nếu không thì mẫu cần đem đi để bảo quản trong điều kiện lạnh. Mẫu phân đem đi xét nghiệm sẽ được cho một số hóa chất và chất tạo màu vào, phân chuyển sang màu xanh dương thì bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Xét nghiệm phân tìm HP thường cho kết quả sau từ 1 đến 4 ngày.

xet-nghiem-hp

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm hơi thở

Dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng để giúp tiêu hóa thức ăn, bình thường trong dạ dày là một môi trường acid khá mạnh, ngoài ra dạ dày có lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút… xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Nhờ có môi trường acid, virus xâm nhập vào dạ dày không tồn tại được lâu. Sau khi trải qua quá trình thủy phân urease của vi khuẩn HP trong dạ dày, nó sẽ tạo ra sản phẩm cuối là amoniac và carbon dioxide. Carbon dioxide ( CO2) sau đó sẽ được hấp thụ vào máu theo hệ tuần hoàn đi lên phổi và sau đó được ra bên ngoài theo đường thở. Do vậy, khi xét nghiệm qua hơi thở có thể phát hiện bạn bị nhiễm trùng vi khuẩn HP hay không .

xet-nghiem-hp

Xét nghiệm hơi thở

Lấy sinh thiết dạ dày

Trong khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ tại vị trí bất thường của dạ dày. Sau đó đem đi quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra được tế bào bất thường về cấu tạo và chức năng để từ đó phát hiện được loại bệnh đang mắc phải.

 

lay-sinh-thiet

Lấy sinh thiết

 

>>>>>>> Đọc ngay: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hiện Nay Cùng Một Số Lưu Ý Trong Quá Trình Điều Trị

2.2.Điều trị

Điều trị sẽ phải phụ thuộc vào nguyên nhân viêm dạ dày cụ thể. Viêm dạ dày cấp tính là do các NSAID hoặc rượu có thể giảm triệu chứng nếu ngừng sử dụng. Viêm dạ dày mãn tính gây ra bởi vi khuẩn HP sẽ được xử lý bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn. Hầu như các phương pháp điều trị viêm dạ dày  kết hợp cùng với thuốc điều trị acid dạ dày để giảm các triệu chứng đang gặp phải và giúp đỡ rất nhiều trong chữa bệnh ở dạ dày.

Thuốc để điều trị acid dạ dày

Acid dạ dày kích thích mô trong dạ dày gây viêm, đau và viêm nhiễm hơn. Vì vậy người bệnh cần phải điều trị kết hợp với uống thuốc để làm giảm hoặc trung hòa lượng acid trong dạ dày, chẳng hạn như một số thuốc:

Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid (Antacid) là sự lựa chọn hiệu quả đối với người bệnh, nó giúp bất hoạt enzyme pepsin thủy phân protein do thang pH trên 4-5 ở dạ dày, đồng thời làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới và giảm áp lực thực quản. Từ đó giúp cho việc cải thiện một số vấn đề xảy ra do tiết axit dạ dày tăng cao.

Ức chế histamin H2

Nếu thuốc kháng acid không đủ cung cấp để kết hợp điều trị, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc khác, như cimetidine, ranitidine, nizatidine hoặc famotidine, giúp làm giảm lượng acid dạ dày.

Các loại thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị bằng cách ức chế bơm proton tạo acid trong niêm mạc dạ dày. Một số thuốc như: omeprazole, lansoprazole, rabeprazole và esomeprazole..

Thuốc để điều trị H. pylori

Bác sĩ có nhiều phác đồ điều trị HP lây nhiễm. Hầu như hay sử dụng sự kết hợp của hai loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Đôi khi có thể thêm vào Bismuth  được thêm vào. Các kháng sinh này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và các chất ức chế bơm proton làm giảm những cơn đau và buồn nôn, chữa viêm và đặc biệt có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh. Và để đảm bảo rằng vi khuẩn HP đã được loại bỏ, bác sĩ sẽ kiểm tra một lần nữa sau khi điều trị.

3. Phòng ngừa nguyên nhân viêm dạ dày

nguyen-nhan-viem-da-day

Phòng ngừa viêm dạ dày

Ta có thể thấy những nguyên nhân viêm dạ dày dù rất nhỏ nhưng đã gây ra những hậu quả lớn đến như nào. Nhưng nó sẽ không nguy hiểm nếu ta nắm được nguyên nhân viêm dạ dày và đưa ra những biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Sau đây là những phương pháp phòng ngừa viêm dạ dày mà các bác sĩ dược sĩ Scurma Fizzy muốn đem đến không chỉ ở người bị và cả những người không bị viêm dạ dày:

  • Chia ra nhiều bữa nhỏ:  Nếu bạn hay bị khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, cần tránh ăn các thực phẩm kích thích như  những thực phẩm có quá nhiều gia vị.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
  • Không hút thuốc lá.
  • Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau củ quả trong các bữa ăn, ăn ít đồ cay, nóng hoặc nhiều dầu mỡ. Tránh ăn quá nó, không ăn đêm.
  • Duy trì cân nặng: Ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng và táo bón thường gặp ở người thừa cân nhiều hơn.
  • Tập thể dục rèn luyện sức khỏe: Tập luyện sẽ giúp làm tăng nhịp thở và nhịp tim, hoạt động có lợi đối với đường tiêu hóa của bạn. Tập thể dục sẽ kích thích các cơ đường ruột hoạt động và đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh chóng. Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày thật đều đặn.
  • Tránh để stress: Stress sẽ làm tăng sản sinh ra acid dạ dày và khiến cho việc tiêu hóa chậm đi, gây rối loạn dạ dày.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Không Nên Ăn Gì Để Tình Trạng Bệnh Được Cải Thiện Hiệu Quả Nhất?

Vậy là ta đã biết được nguyên nhân viêm dạ dày từ đâu mà ra. Không khó gì để ta có thể phòng ngừa và ngăn những nguyên nhân viêm dạ dày. Vì vậy đối với những người chưa bị thì ngay hôm nay, hãy rèn cho mình một cuộc sống thật khoa học và hợp lý. Còn với những người đang mắc viêm dạ dày và đang khó khăn tìm loại thuốc phù hợp thì viên sủi Scurma Fizzy là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu suốt 3 năm qua của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ với ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của nghệ nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, giúp tăng hiệu quả lành vết viêm loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

vien-sui-scurma-fizzy

Scurma Fizzy hiệu quả gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường

Đặt mua ngay sản phẩm Scurma Fizzy để chăm sóc sức khỏe một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây nên.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091