Viêm Dạ Dày Không Nên Ăn Gì Để Tình Trạng Bệnh Được Cải Thiện

Viêm Dạ Dày Không Nên Ăn Gì Để Tình Trạng Bệnh Được Cải Thiện

Ở Việt Nam ngày nay, các bệnh lý liên quan đến dạ dày đang ngày một nhiều hơn bao gồm cả viêm dạ dày. Do đó, vấn đề “Người bệnh bị viêm dạ dày không nên ăn gì?” cũng theo đó mà ngày càng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân cả nước. Và trong bài viết này, chúng tôi muốn gửi tới các bạn những lưu ý về các loại thực phẩm mà khi bị viêm dạ dày bạn tuyệt đối không nên dùng tới để trả lời cho câu hỏi “viêm dạ dày không nên ăn gì?”. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của viêm dạ dày đến các bạn. 

1. Viêm dạ dày là gì?

1.1. Khái niệm viêm dạ dày

Trong y học, “viêm dạ dày” là một cụm từ dùng để biểu hiện một vấn đề bệnh lý với đặc điểm là các vết loét, ổ viêm ở lớp bề mặt niêm mạc dạ dày. Đây là hậu quả của rất nhiều nguyên do như tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại các vết loét có sẵn trên niêm mạc bao tử, tình trạng sử dụng thuốc tây (đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau) không đúng cách hay thói quen sử dụng bia rượu thường xuyên,… Tình trạng viêm thường xảy ra ở các vị trí như tá tràng, bên trong dạ dày và ở bờ cong nhỏ của dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, hiện nay tình trạng bệnh lý này xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi (do sức đề kháng suy giảm khiến vi khuẩn dễ xâm nhập) và người trẻ vị thành niên (do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, khoa học).

da-day-bi-viem-co-nguy-hiem-khong

Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

1.2. Các nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh lý viêm dạ dày

Đối lập với tên gọi ngắn gọn, đơn giản thì viêm dạ dày lại là hậu quả được gây ra do khá nhiều nguyên nhân phức tạp. Trong đó, nguyên do chủ yếu có thể kể tới thói quen ăn uống thiếu khoa học, thiếu điều độ, tình trạng nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa. Và dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này thường gặp nhất.

1.2.1. Viêm dạ dày do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng (đặc biệt là do vi khuẩn Helicobacter pylori)

Một trong những “địch thủ” của dạ dày mà chúng ta không thể coi thường chính là các loại ký sinh trùng, nấm và các loại vi khuẩn. Đây là các tác nhân mà các bạn có thể dễ dàng tìm thấy từ trong nguồn thức ăn, nước uống mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Trong số các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho dạ dày thì vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) chiếm một vai trò chủ chốt, gây ra hầu hết các trường viêm dạ dày do vi khuẩn xâm nhập, bởi nó có thể tiết ra độc tố phá hủy các “tấm chắn” bảo vệ bao tử (lớp nhầy niêm mạc,…).

>>> Xem thêm về: Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời 

1.2.2. Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây gây viêm dạ dày

Các tác dụng phụ đến từ một số loại thuốc tây mà bạn đang sử dụng như các thuốc corticoid, thuốc NSAID – thuốc giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac, brexin, ibuprofen,…), thuốc kháng sinh,… có thể mang tới cho bạn một số vấn đề liên quan tới sức khỏe mà bạn không hề muốn gặp, trong đó có viêm dạ dày. Đặc biệt là khi bạn sử dụng các loại thuốc này bừa bãi, không đúng cách trong một khoảng thời gian dài như:

  • Sử dụng một liều lượng vượt quá chỉ định của bác sĩ (hoặc chỉ định được viết trong giấy hướng dẫn đi kèm bên trong hộp thuốc).
  • Dùng thuốc không đúng với thời gian được bác sĩ chỉ định (hoặc chỉ định trong giấy hướng dẫn sử dụng).
  • Thấy các biểu hiện (triệu chứng) của bệnh không còn liền bỏ thuốc không uống nữa dù chưa sử dụng hết liều lượng được kê.
  • Tự ý mua thuốc về sử dụng mà không đi thăm khám khi thấy bản thân có các biểu hiện bệnh.

Đây là nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải những rắc rối không đáng có do viêm dạ dày gây ra. Bởi khi sử dụng theo các cách trên, lượng thuốc bạn dùng sẽ tích tụ lại thành đám bên trong dạ dày, từ đó phá hủy khả năng bảo vệ niêm mạc bao tử của lớp nhầy tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét.

>>> Xem thêm về: TOP 5 thuốc viêm dạ dày hiệu quả tốt nhất 

1.2.3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh cũng có thể dẫn tới viêm dạ dày

  • Thường xuyên ăn không đủ bữa (ít hơn 3 bữa/ ngày): Lượng acid được tiết ra trong dạ dày sẽ tăng lên khi bạn đang ở trong tình trạng quá đói hoặc quá no. Tác động trực tiếp của acid có thể làm các ổ viêm có sẵn trên thành dạ dày trở nên ngày một nghiêm trọng hơn. 
  • Khi bạn bị lo âu và căng thẳng quá mức (còn gọi là stress), acid dịch vị sẽ được sản sinh ra nhiều hơn, buộc bao tử của bạn phải làm việc với một cường độ cao hơn khiến nó ngày càng suy yếu và dễ bị nhiễm khuẩn. Khi đó, hiện tượng viêm dạ dày cũng dễ xảy ra hơn.
  • Việc bạn sử dụng các chất kích thích với tần suất thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng dạ dày bị viêm. Trong đó không thể không nhắc đến các “tội phạm” hàng đầu là rượu, bia, thuốc lá, cà phê và nước có gas. Bởi các chất chứa bên trong chúng như caffeine, CO2, bicarbonat natri,… có thể làm tăng bài tiết acid HCl trong dạ dày từ đó phá hủy hàng rào bảo vệ bao tử khiến cho tình trạng viêm dễ dàng xảy ra.

1.2.4. Viêm dạ dày cũng là hậu quả do một vài nguyên nhân khác gây nên

Bên cạnh các lý do được chúng tôi đề cập bên trên thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể làm bạn bị viêm dạ dày, có thể kể đến: Dị ứng hay ngộ độc thực phẩm, yếu tố di truyền (người mang nhóm máu O dễ bị viêm dạ dày hơn người mang các nhóm máu còn lại),… 

Việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh là chìa khóa vô cùng quan trọng, giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc loại bỏ chứng bệnh đó một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

2. Người bị viêm dạ dày không nên ăn gì? – Những loại thực phẩm phải tránh

Việc bạn ăn uống như thế nào là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ tác động tới tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Nó có thể ảnh hưởng tích cực khiến cho bệnh tình của bạn được cải thiện, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực khiến bệnh bạn mắc phải ngày một nghiêm trọng hơn. Vậy để biết người bệnh bị viêm dạ dày không nên ăn gì hay những thực phẩm nào là tối kỵ với người viêm dạ dày, mời các bạn tham khảo ngay dưới đây.

2.1. Người bệnh viêm dạ dày không nên ăn gì? – Cần tránh ăn thực phẩm chua, cay 

2.1.1. Thực phẩm có vị chua (thực phẩm có tính acid)

Ngoài lượng acid được sản sinh bên trong dạ dày thì bạn sẽ bổ sung thêm một lượng không hề nhỏ acid khác từ những nguồn thực phẩm có vị chua (đồ muối chua, giấm tỏi, sữa chua, các loại trái cây có vị chua như chanh, xoài chua, me, táo chua, chuối tiêu,…) trong trường hợp bạn sử dụng nó. Khi hai lượng acid này kết hợp lại thì tác động ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn là rất lớn, không thể xem thường. Và dưới tác động phá hủy đó, không chỉ các ổ viêm đã tồn tại ở trên thành bao tử trở nên nghiêm trọng hơn mà các loại vi khuẩn cũng có được cơ hội thuận lợi để xâm nhập và gây viêm dễ dàng. Chính vì thế mà thực phẩm có tính acid (thực phẩm có vị chua) chính là đáp án đầu tiên cho câu hỏi “Người bị viêm dạ dày không nên ăn gì?” mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn.

viem-da-day-khong-nen-an-thuc-pham-co-tinh-acid

Người bị viêm dạ dày nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có vị chua

2.1.2. Thực phẩm có vị cay

Đáp án thứ hai cho thắc mắc “Người bệnh viêm dạ dày không nên ăn gì?” mà chúng tôi muốn nói với các bạn chính là các thực phẩm có vị cay. Loại thực phẩm này có khả năng kích thích vị giác, tăng ham muốn ăn uống lớn vô cùng. Đó là nguyên do tại sao rất nhiều người thích, luôn cảm thấy ngon miệng khi ăn các món ăn có vị cay (ớt quả, sa tế, tương ớt, hạt tiêu, tỏi, tteokbokki – bánh gạo cay Hàn Quốc, kimchi,…), đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ mắc phải nỗi ám ảnh mang tên viêm dạ dày. Do hoạt chất Capsaicin bên trong thực phẩm cay có khả năng làm các tế bào niêm mạc dạ dày bị sưng tấy, làm các vết viêm đang có sẵn bên trong bao tử bị kích ứng trở nên ngày một nặng, dần dần chuyển thành các vết loét sâu hơn.

viem-da-day-khong-nen-an-thuc-an-co-vi-cay

Thực phẩm cay là cấm kỵ đối với người bị viêm dạ dày

2.2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là đáp án cho câu hỏi “Người bị viêm dạ dày không nên ăn gì?”

Chất béo là chất được tiêu hóa khó khăn nhất, chậm nhất trong tất cả các chất đa lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động bao gồm carbohydrate, chất béo và protein. Và trong các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường thấy ở các quán ăn nhanh, trong nhà hàng, trong những suất cơm văn phòng hay thậm chí là ngay trong những bữa cơm gia đình (khoai tây chiên, phô mai que, bánh rán, các món ăn quay, nướng, xào,…) thì chất béo chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Vì thế, khi sử dụng các loại thức ăn này với tần suất thường xuyên, dạ dày của bạn sẽ phải chịu một áp lực vô cùng lớn để có thể tiêu hóa hết khối lượng đồ dầu mỡ đó. Lâu ngày bao tử của bạn sẽ bị suy yếu khiến các vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây viêm loét dạ dày. Không những thế, khi thường xuyên sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bạn còn có nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như tim mạch, béo phì, máu nhiễm mỡ, tiểu đường,… Tóm lại, thức ăn nhiều dầu mỡ chính là câu trả lời tiếp theo cho nghi vấn Viêm dạ dày không nên ăn gì?”.

>>> Xem thêm về: Viêm Dạ Dày Ruột Nên Ăn Gì Có Ích Cho Điều Trị

viem-da-day-khong-nen-an-thuc-pham-nhieu-dau-mo

Người bị viêm dạ dày không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

2.3. Khi bị viêm dạ dày không nên ăn gì? – Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn sống, quá nóng, quá lạnh, các thức ăn khó tiêu

2.3.1. Các loại thực phẩm sống

Khả năng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho người sử dụng của các món ăn như salad, gỏi, rau sống, nem chua,… cũng không hề thua kém các loại thực phẩm có vị chua, cay. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý dạ dày bao gồm cả viêm dạ dày thì thực phẩm này lại là loại thức ăn tối kỵ. Bởi bên trong những loại thực phẩm này ẩn chứa rất nhiều chủng vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây viêm loét bao tử như các loại sán, giun,… do chúng chưa được xử lý (làm chín) bằng nhiệt độ. Khi sử dụng các loại thức ăn sống, bên cạnh việc phải gánh chịu những cơn đau do viêm dạ dày gây ra, bạn còn có thể phải đối mặt với những vấn đề khác như tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc,… Vì thế, thực phẩm sống cũng là một trong những đáp án trả lời của mối quan tâmViêm dạ dày không nên ăn gì?”

viem-da-day-khong-nen-an-do-song

Thực phẩm sống cũng là một kẻ thù lớn của người bị viêm dạ dày

2.3.2. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Sau khi được sử dụng, lượng thức ăn lạnh sẽ làm nhiệt độ bên trong dạ dày giảm xuống một cách đột ngột khi chúng vào tới bộ máy tiêu hóa này của bạn. Điều này dẫn tới tình trạng các mao mạch bên trong dạ dày co lại khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm đi gây ứ đọng thức ăn. Lâu dần lượng thức ăn này sẽ lên men và tác động trực tiếp lên các ổ viêm, vết loét làm chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy mà các loại thức ăn nguội, chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, các loại đồ đóng hộp,… luôn là một trong những món đồ cấm kỵ đối với người bị viêm dạ dày. Ngược lại, khi bạn dùng đồ ăn khi còn quá nóng sẽ khiến cho nhiệt độ trong dạ dày tăng cao làm các mao mạch bao tử giãn ra. Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày gây tình trạng viêm loét (do thức ăn tồn đọng lên men) mà còn làm các ổ viêm bị sưng tấy lên khiến dạ dày bị viêm nặng hơn. Chính vì vậy, khi bị viêm dạ dày, bạn tuyệt đối không được sử dụng thức ăn khi vừa nấu xong, nhiệt độ thích hợp để sử dụng thức ăn không chỉ cho người bị viêm dạ dày mà còn cho tất cả những bạn muốn phòng ngừa tình trạng này là khoảng 40 – 50⁰C

thuc-an-qua-nong-qua-lanh-cam-ky-cua-nguoi-bi-da-day

Người bị viêm dạ dày không nên dùng các món ăn quá lạnh, quá nóng và chế biến sẵn

2.3.3. Các loại thực phẩm khó tiêu

Bao tử của bạn sẽ phải làm việc với công suất lớn hơn bình thường nếu như bạn ăn những loại thực phẩm cứng, dai, khô như rau củ sấy khô, ngũ cốc, các loại hạt khô (hạt điều, óc chó,…), thịt nhiều gân sụn, rau nhiều xơ già,… Khi đó, bên cạnh việc dạ dày bạn co bóp nhiều hơn là lượng acid dịch vị tăng sản sinh tác động lên các vết viêm loét đang có làm nó trở nên đáng quan ngại hơn. Lượng acid này cũng khiến cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập càng gây viêm nặng. Do vậy, các loại thực phẩm khó tiêu, khô cứng và dai cũng là một trong những cái tên được nhắc đến trong vấn đề Viêm dạ dày không nên ăn gì?”

thực phẩm khó tiêu khô cứng

Người bị viêm dạ dày không nên ăn gì? – Thực phẩm khó tiêu khô cứng

2.4. Một đáp án nữa cho vấn đề “Viêm dạ dày không nên ăn gì?” là các thực phẩm mặn

Đồ ăn mặn hay nói cách khác là thực phẩm chứa nhiều muối là một trong những “sát thủ” nguy hiểm đối với niêm mạc dạ dày, đặc biệt là khi bao tử của bạn đang trong tình trạng viêm. Bởi chúng thường làm tăng sự bài tiết acid dịch vị, ăn mòn tế bào niêm mạc dạ dày gây ra các vết loét khiến cho bao tử suy yếu, tình trạng viêm dễ dàng xảy ra và trở nên càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế bên cạnh các loại thực phẩm đã kể ở trên thì nhóm thức ăn có chứa một lượng muối lớn như cà muối, dưa muối, thịt muối, cá ướp muối, các món ăn nêm gia vị quá mặn,… cần tuyệt đối không sử dụng đối với những ai đang bị viêm dạ dày. Không chỉ khiến cho tình trạng viêm dạ dày trở nên ngày càng nghiêm trọng, nhóm thực phẩm chứa nhiều muối còn tiềm ẩn mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm mang tên “ung thư” do có chứa nhiều nitrit – chất có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư.

moi-de-doa-tu-muoi-voi

Thực phẩm chứa nhiều muối – Mối đe dọa của người viêm dạ dày

3. Bên cạnh việc người bị viêm dạ dày không nên ăn gì thì thói quen sống, sinh hoạt cũng cần được chú trọng

Ngoài việc tránh sử dụng các loại thực phẩm được chúng tôi nêu ra để trả lời cho câu hỏiViêm dạ dày không nên ăn gì?” ở trên bạn còn phải chú tâm hơn tới các thói quen sống, sinh hoạt khác để có thể cải thiện tốt tình trạng viêm loét dạ dày. Và dưới đây là một vài gợi ý nho nhỏ của chúng tôi:

  • Luôn giữ cho tinh thần của bạn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh tối đa những căng thẳng thần kinh, các loại chấn thương về mặt tinh thần tình cảm.
  • Tuyệt đối không được thức khuya (tốt nhất nên đi ngủ trước 23 giờ đêm) và xây dựng cho bản thân một chế độ thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh để đầu óc làm việc quá độ.

 Ăn uống khoa học, điều độ:

  • Tuyệt đối không nhịn đói hoặc ăn quá no và phải ăn uống đúng giờ không được mỗi ngày ăn một khung giờ khác nhau.
  • Tránh xa tất cả các loại thực phẩm mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần 2 phía trên. 
  • Trong quá trình ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, thức ăn cần được nấu chín, để nhỏ vừa ăn nhất có thể.
  • Không ăn cơm chung với nhiều nước canh hoặc vừa ăn vừa uống nước.

Sau khi ăn xong cần vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không thực hiện các hoạt động cường độ mạnh.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước có gas.

Không nên tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh lý khác, cho dù là những bệnh hay gặp như cảm cúm, ho,… mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì rất nhiều thuốc có tác dụng bất lợi với dạ dày, khiến cho bệnh dạ dày nặng thêm, thậm chí có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (xuất huyết dạ dày,…)…

Trên đây là những loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên sử dụng khi đang ở trong tình trạng viêm dạ dày. Và hy vọng thông qua một vài lời khuyên nho nhỏ của chúng tôi ở phần cuối của bài cùng với việc tránh sử dụng các loại thực phẩm được nhắc đến bạn có thể cải thiện thật tốt bệnh tình của mình hay phòng tránh được cho những người thân xung quanh. Nếu như bạn còn thắc mắc nào chưa thực rõ liên quan đến vấn đề Viêm dạ dày không nên ăn gì?” hay bất kỳ câu hỏi về vấn đề khác chưa có lời giải đáp thì đừng ngần ngại hãy liên hệ tới HOTLINE: 1800 6091 để nhận được những tư vấn nhiệt tình, chính xác từ đội ngũ chuyên gia của Scurma Fizzy chúng tôi.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091