Ợ Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Lý

Ợ Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Lý

Đối với hầu hết các mẹ bầu, hiện tượng ợ hơi buồn nôn khi mang thai không còn xa lạ gì. Các triệu chứng này xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến 40-85% phụ nữ mang thai và thường diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên ( 3 tháng đầu của thai kỳ ). Tình trạng này đa số là do những thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu. Nhưng nếu triệu chứng ợ hơi, buồn nôn khi mang thai kéo dài thì đây có thể là một dấu hiệu về bệnh lý. Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân, và cách khắc phục chúng thật hiệu quả!

1. Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai là gì?

1.1. Những điều có thể bạn chưa biết về thai kỳ

o-hoi-buon-non-khi-mang-thai-1

Những thay đổi khi mang thai

 

Một thai kỳ điển hình thường kéo dài từ 37 đến 42 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn. Nó được chia thành các giai đoạn tam cá nguyệt, mỗi giai đoạn kéo dài trong ba tháng hoặc khoảng 12 đến 13 tuần.

Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi như chậm kinh (đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể đang mang thai ), cảm thấy muốn tiểu tiện thường xuyên hơn do tử cung lớn và đè lên bàng quang, cảm giác buồn ngủ thường xuyên và mệt mỏi, đau hai bên bụng do tử cung phát triển to ra kéo căng các dây chằng xung quanh.

Kéo theo đó là các vấn đề về đường tiêu hoá. Đặc biệt, ợ hơi buồn nôn khi mang thai là hai triệu chứng rất hay gặp. Cũng vì thế, điều này gây ra lo lắng cho các mẹ bầu rằng tình trạng này có ảnh hưởng nguy hiểm gì đến thai nhi không?

1.2. Ợ hơi khi mang thai là gì?

Ợ hơi là hành động tống không khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Khi không khí bị tích tụ quá nhiều trong dạ dày sẽ làm tăng thể tích dạ dày, kích hoạt các thụ thể trong thành dạ dày. Sau đó, một phản xạ được hình thành, dẫn đến giãn cơ thắt thực quản dưới, không khí đi ngược từ dạ dày lên thực quản, và cuối cùng đi qua cơ thắt thực quản trên gây nên ợ hơi.

Khi mang thai, hormone progesterone được cơ thể sản xuất ra nhiều hơn để hỗ trợ quá trình mang thai, progesterone sẽ làm giãn các cơ trong cơ thể của bạn.Trong đó bao gồm các cơ của ruột và dạ dày. Cơ ruột chuyển động chậm hơn làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn của bạn bị chậm lại. Điều này cho phép khí tích tụ trong dạ dày, từ đó cũng dẫn đến tình trạng ợ hơi.

1.3. Buồn nôn khi mang thai là gì?

Buồn nôn là cảm giác muốn nôn, tống dịch và thức ăn ra khỏi dạ dày qua đường miệng nhưng không nôn được. Sự co bóp của cơ hoành và cơ thành bụng dẫn đến tăng áp lực đột ngột trong vùng bụng, do đó chất trong dạ dày bị tống ra ngoài.

o-hoi-buon-non-khi-mang-thai-2

Buồn nôn khi mang thai

 

Buồn nôn khi mang thai là tình trạng gặp ở gần 80% các phụ nữ bị ốm nghén. Theo nghiên cứu thì nguyên nhân có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron làm quá trình tiêu hoá bị chậm lại gây ra khó tiêu và ợ hơi, đồng thời mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm với mùi vị.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Đầy Bụng Và Những Điều Mà Bạn Có Thể Chưa Nắm Rõ

2. Bị ợ hơi, buồn nôn khi mang thai là do nguyên nhân từ đâu?

Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng ợ hơi, buồn nôn khi mang thai là chuyện bình thường do những thay đổi về sinh lí trong cơ thể, nhưng nếu có các triệu chứng khác đi kèm theo hai triệu chứng trên như : ợ chua kéo dài, đau vùng thượng vị, khó tiêu… thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

2.1. Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai do những thay đổi sinh lý trong cơ thể

Khi mang thai, cơ thể có những thay đổi rõ rệt về hình dáng bên ngoài và cả những yếu tố nội tiết nên trong

2.1.1. Nguyên nhân gây ra ợ hơi

Do Hormone

Mức độ gia tăng của một số hormone (progesterone và estrogen) xảy ra có tác dụng làm giãn cơ vòng. Tức là, độ căng (trương lực) của cơ vòng bị giảm trong thời kỳ mang thai. Điều này làm chậm đi quá trình tiêu hoá, thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu hơi, bị lên men tạo ra nhiều khí hơn bình thường.

Kích thước của em bé trong bụng (bụng bầu) làm tăng áp lực lên dạ dày khiến cho dạ dày bị đẩy lên trên, thức ăn bị ứ đọng lại khi xuống dạ dày

Ngoài các nguyên nhân trên, ợ hơi buồn nôn khi mang thai còn do các thói quen hằng ngày của mẹ bầu.

Do thực phẩm

o-hoi-buon-non-khi-mang-thai-3

Thức ăn nhiều dầu mỡ gây ợ hơi

 

Một số loại thức ăn và đồ uống cũng có thể khiến mẹ bầu bị ợ hơi thường xuyên hơn
Đó là các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường ( bánh mì, cơm, chuối..), đồ ăn nhanh hay thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ và các đồ uống chứa nhiều gas ( tạo ra CO2 ) và caffeine

Do nuốt phải không khí nhiều hơn bình thường

Khi bạn ăn quá nhanh sẽ dẫn đến nuốt quá nhiều không khí. Nó cũng có thể xảy ra khi: nói chuyện và ăn cùng một lúc, nhai kẹo cao su, uống qua ống hút, hút thuốc…

2.1.2. Nguyên nhân gây ra buồn nôn

  • Nguyên nhân của chứng buồn nôn khi mang thai vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Tuy nhiên, nó dường như có liên quan đến việc sản xuất hormone gonadotropin ( hCG ).
  • Estrogen cũng là một loại hormone khác tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai và có thể góp phần gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Căng thẳng hay mệt mỏi quá mức có thể gây nên những phản ứng trong cơ thể làm cho mẹ bầu buồn nôn
  • Uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác trong bữa ăn, ăn các thực phẩm có mùi quá nhạy cảm hoặc thường xuyên ở trong các môi trường ngột ngạt, chứa các mùi khó chịu cảm dễ kích thích cảm giác gây buồn nôn.

Triệu chứng ợ hơi, buồn nôn thường hết sau khi bạn sinh em bé khi nội tiết tố của bạn thay đổi trở lại trạng thái không mang thai và em bé không còn nữa gây ra áp lực tăng lên cho dạ dày của bạn.

2.2. Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai do nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân về mặt thay đổi sinh lý, thì ợ hơi và buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như sau:

Viêm dạ dày

Người bệnh có những rối loạn về chức năng tiêu hoá, có cảm giác nặng bụng, ợ hơi và buồn nôn kèm theo nóng rát vùng thượng vị. Trong trường hợp viêm dạ dày cấp có thể gây xuất huyết, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Loét dạ dày

Ợ hơi, buồn nôn có thể là biểu hiện của loét dạ dày

 

Bệnh có triệu chứng nóng rát và đau vùng thượng vị, đau có xu hướng tăng vào ban đêm, đau có thể lan ra sau lưng hoặc lên ngực. Buồn nôn, nôn, ợ hơi và sụt cân cũng là những biểu hiện của bệnh loét dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Biến Chứng, Phòng Tránh Thế Nào Cho Đúng?

Trào ngược dạ dày – thực quản

Buồn nôn chính là triệu chứng điển hình. Thắt ở ngực và trên rốn, lan rộng ra cả vùng lưng và cánh tay là những cảm giác sẽ xuất hiện ở người bệnh. Một số triệu chứng khác nữa là khó nuốt khi ăn uống, khàn giọng, ho, miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, bệnh nhân có thể bị sụt cân, chán ăn…

Các bệnh nền khác

Các bệnh như đái đường, cao huyết áp, bệnh về tuyến giáp ( cường giáp hoặc suy giáp ) làm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn nặng thêm.

3. Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai gây bất tiện gì cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, kèm theo sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và triệu chứng ợ hơi, buồn nôn có thể làm cho mẹ bầu ăn không thấy ngon, trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị, khát nước nhiều. Toàn thân cảm thấy mệt mỏi, rã rời, lo lắng hơn, dễ cáu gắt với mọi thứ. Nếu các triệu chứng kéo dài có thể gây sụt cân nhanh.

Lo lắng, cáu gắt trong thai kỳ

 

Vì thế, nếu các triệu chứng đơn thuần là sự thay đổi sinh lý, bằng các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn, chúng có thể được cải thiện một cách đáng kể. Nhưng nếu đó là bệnh lý khi kèm theo các biểu hiện đã nói ở trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

4. Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Buồn nôn khi mang thai, còn được gọi là ốm nghén, có thể là một dấu hiệu tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ sẩy thai thấp hơn so với phụ nữ không có các triệu chứng này. Có thể buồn nôn và nôn khi mang thai cho thấy bạn đang trải qua sự thay đổi về sinh lý hết sức bình thường, gia tăng các hormone cần thiết để cho thai nhi có một khởi đầu khỏe mạnh.

Đa số mẹ bầu gặp vấn đề buồn nôn và đôi khi nôn mửa trong 16 tuần đầu của thai kỳ nhưng thường khi thai kỳ tiến triển sau tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều người cảm thấy tốt hơn khi các triệu chứng ợ hơi và buồn nôn giảm đi. Cũng có những trường hợp sau tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng đó vẫn tiếp diễn nhưng bằng cách điều chỉnh lại thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, bạn có thể thấy thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, nôn mửa khi mang thai có nhiều khả năng nghiêm trọng hơn nếu tình trạng nôn từ mức độ trung bình đến nặng (xảy ra hơn 2 đến 3 lần mỗi ngày) hoặc kèm theo đau bụng dưới (vùng chậu) hoặc chảy máu âm đạo. Những triệu chứng này có thể do nhiễm trùng hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác. Biến chứng của nôn mửa quá nhiều là gây mất nước, mẹ bầu có thể cần các loại thuốc được kê đơn, nhập viện hoặc cả hai.
Hay ợ hơi, buồn nôn khi mang thai kèm theo các triệu chứng bệnh đường tiêu hoá như : đau rát vùng trên rốn, đau quặn thắt hoặc âm ỉ, táo bón, khó tiêu, nôn ra máu…, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh gây thêm các biến chứng nguy hiểm.

5. Giải pháp cho tình trạng ợ hơi, buồn nôn khi mang thai

5.1. Thay đổi lối sống giúp cải thiện ợ hơi, buồn nôn khi mang thai

5.1.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Uống thêm nước lọc

Cố gắng uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày, nhưng các chất lỏng khác cũng được tính theo

Nhai thức ăn một cách chậm rãi

Trong khi mang thai, hãy thử và thưởng thức bữa ăn của bạn. Bạn có thể sẽ ăn nhanh và nuốt vội bởi sự căng thẳng của thai kỳ, điều này sẽ làm cho khả năng khó tiêu tăng lên nhanh và hình thành khí. Ăn quá nhanh còn làm cho dạ dày không kịp tiêu hoá tống thức ăn xuống ruột non khiến thức ăn trào ngược lên thực quản gây nôn.

Vì vậy, hãy ăn thức ăn của bạn từ từ và không nói chuyện trong khi ăn. Ngoài ra, bạn nên ngồi thẳng khi ăn và hãy đi dạo nhẹ sau khi sinh hoạt xong để kích thích quá trình tiêu hóa.

Không uống đồ uống có gas

Đồ uống có gas làm tăng triệu chứng ợ hơi

 

Khả năng bị ợ hơi tăng lên khi bạn uống các đồ uống có gas. Đồ uống có gas chứa nhiều carbon dioxide – nguyên nhân chính của ợ hơi và caffeine, không có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Vì vậy, tốt nhất nên tránh xa cà phê, trà, đồ uống cola trong thời kỳ mang thai.

Để giữ nước cho cơ thể, bạn có thể uống nước và nước trái cây tươi. Nếu bạn muốn uống trà, hãy chọn các loại trà thảo mộc ( trà lá bạc hà, trà gừng, trà lá mâm xôi.. ) vì chúng có thể thư giãn cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Nhưng cũng có một số loại trà từ thiên nhiên cần sử dụng thận trọng khi mang thai ( trà hoa cúc sử dụng nhiều có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, trà rễ cam thảo gây chuyển dạ sớm, ..)

Nuốt chất lỏng từ từ

Nuốt chất lỏng từ từ có thể làm giảm tần suất ợ hơi, buồn nôn khi mang thai. Nhiều người có thói quen uống trực tiếp từ bình sữa nhưng điều đó là sai lầm. Uống nước qua chai mà không chạm vào miệng có thể làm tăng cơ hội hít vào nhiều không khí hơn với chất lỏng bị mắc kẹt trong dạ dày. Bất cứ khi nào bạn uống nước, hãy uống từ cốc hoặc ly, từ từ và dần dần, trong khi ngồi thẳng lưng.

Tránh ăn một số thức ăn

Ngay cả khi bạn thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để giảm lượng không khí nạp vào hoặc các lý do khác gây ợ hơi và buồn nôn, vẫn có một số thực phẩm sẽ làm tăng sản xuất khí. Măng tây, bắp cải, bông cải xanh và thậm chí là các sản phẩm không đường khác nhau đều chứa một lượng các chất có thể dẫn đến sự hình thành khí trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm chiên rán cũng có thể dẫn đến chứng ợ hơi. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm như vậy.

Tránh những thức ăn có mùi mạnh gây buồn nôn, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thức ăn có vị chua nên được ăn với một lượng vừa phải ngay cả khi bạn bị ốm nghén thèm chua

Chia các bữa ăn lớn trong ngày thành thật nhiều bữa ăn nhỏ

Ăn nhiều thức ăn trong một lần có thể làm tăng tải cho dạ dày và tăng khả năng khó tiêu hoặc làm chậm quá trình tiêu hóa. Tất cả những điều này hoạt động song song trong việc tạo ra khí trong cơ thể bạn và tăng tần suất ợ hơi, buồn nôn khi mang thai. Chuyển cơ cấu ba bữa truyền thống sang sáu bữa. Điều này sẽ giúp bạn no lâu hơn và hạn chế bớt đi cảm giác thèm ăn không muốn có, đồng thời nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của chứng khó tiêu cũng được giảm bớt đi.
Nên kết hợp các nguồn chất xơ lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Không hút thuốc và uống rượu

Nếu bạn đang hút thuốc hoặc uống rượu thì cần dừng lại ngay khi bạn đang mang thai. Uống rượu và hút thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như của thai nhi. Hút thuốc có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày của bạn và có liên quan đến sinh non, gây tổn thương não vĩnh viễn cho thai nhi vì vậy chúng ta nên tránh chúng một cách tốt nhất. Hơn nữa, hút thuốc và uống rượu làm tăng khả năng nuốt phải không khí, đồng thời có thể dẫn đến ợ hơi.

5.1.2. Thay đổi tư thế ngủ

Khi mang thai, ngủ sâu và ngủ đúng tư thế là điều cực quan trọng mà bạn nhất định phải làm. Duy trì tư thế đúng khi ngủ có thể giúp giảm xu hướng ợ hơi, buồn nôn vào ban đêm. Nằm nghiêng sang phía bên trái, bằng cách chụm hai chân lại với nhau hoặc uốn cong chân lên. Vị trí như vậy có lợi cho tiêu hóa và có thể giúp dạ dày của bạn xử lý thức ăn dễ dàng vào ban đêm và ngăn ngừa sự hình thành khí.

5.1.3. Tập thể dục thường xuyên làm giảm ợ hơi, buồn nôn khi mang thai

Bạn không cần phải chạy xung quanh và nâng tạ khi mang thai. Chỉ cần thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giữ cho hệ tiêu hóa của bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Khi bạn say mê hoạt động thể chất, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học khác nhau trong cơ thể, kích thích các bộ phận khác nhau của cơ thể và tăng cường hoạt động của chúng đồng thời cũng giúp tâm trạng của bạn vui vẻ lên.

5.1.4. Giữ tinh thần thoải mái là điều rất quan trọng

Sức khỏe thể chất của bạn, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa phụ thuộc đáng kể vào sức khỏe tinh thần của bạn. Bất kỳ sự hiện diện nào của căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm xáo trộn sự cân bằng của các chất hóa học trong dạ dày, gây ra chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc tăng sản xuất khí. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nghỉ ngơi điều độ, thường xuyên tham gia hoạt động giải trí, trò chuyện cùng mọi người những khó khăn gặp phải, thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng hoặc tập thiền hoặc yoga đơn giản. Nó sẽ giúp duy trì sự thoải mái về tinh thần và giữ cho cơ thể của bạn hoạt động trong tình trạng tối ưu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Đầy Bụng Có Nguy hiểm Không Cùng Một Vài Mẹo Giải Quyết

5.2. Sử dụng thuốc làm giảm ợ hơi, buồn nôn khi mang thai

Chỉ nên dùng đến thuốc khi triệu chứng ợ hơi, buồn nôn trở nên nặng hay bị các bệnh về dạ dày. Lúc này mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, các thuốc điều trị có thể được kê đơn để kiểm soát tình trạng trên là : vitamin B6, thuốc chống nôn, doxylamine, thuốc kháng axit.

Và lưu ý tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ, điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi của bạn.
Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin về “Ợ hơi, buồn nôn khi mang thai có phải biểu hiện của bệnh lý?” để giải đáp thắc mắc của quý độc giả . Mong rằng bài viết có những phương pháp cải thiện tình trạng ợ hơi, buồn nôn khi mang thai hữu ích với bạn.
Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để nhận được thêm nhiều tư vấn miễn phí về những vấn đề mà bạn gặp phải.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091