Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Bộ Y Tế Mới Nhất

Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Bộ Y Tế Mới Nhất

Viêm dạ dày là một bệnh lý hình thành do sự tổn thương lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày. Các vết viêm xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày bị bào mòn bởi dịch tiêu hóa có tính acid do các tuyến ở dạ dày bài tiết ra. Đây là bệnh lý khá phổ biến được biết đến từ lâu và viêm dạ dày trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Dựa trên các tiến bộ về mặt y học, phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế ngày càng giúp ích trong việc điều trị như: có tác dụng điều trị tốt hơn, nhanh hơn, cho hiệu quả cao hơn.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

1. Tìm hiểu căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày – Cách tốt nhất để định ra phương hướng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế

Về mặt cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày chưa thật sự rõ ràng. Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh viêm dạ dày. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu một vài nguyên nhân gây nên viêm dạ dày.

Quá trình hình thành các vết viêm chủ yếu là do hậu quả từ sự mất cân bằng của hai nhóm yếu tố sau:

Nhóm yếu tố tấn công gây viêm

  • Acid HCl, pepsin.
  • Các yếu tố bên ngoài: thức ăn, uống rượu bia, hút thuốc lá, vi khuẩn Hp,…
  • Các yếu tố bên trong: dịch mật, Lysolecithin, kí sinh trùng …

Nhóm yếu tố bảo vệ:

  • Lớp chất nhầy và Bicarbonat bao phủ trên lớp niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dịch viji – Hàng rào bảo vệ thứ nhất
  • Lớp tế bào biểu mô bề mặt – còn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ hai
  • Dòng máu tưới cho lớp niêm mạc dạ dày chính là hàng rào bảo vệ thứ ba

Nếu các yếu tố gây viêm tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ giảm đi thì lớp tế bào biểu mô dễ dàng bị tổn thương kích hoạt cơ chế tự hồi phục và cơ chế tự tái tạo các tế bào biểu mô. Tuy nhiên quá trình tự hồi phục và  tái tạo không đủ để có thể làm lành các tế bào biểu mô, các tổn thương cấp tình dần hình thành và kéo theo sự xuất hiện các vết viêm loét dạ dày.

>>> Tìm hiểu ngay: Biểu Hiện Viêm Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết

1.1. Nhiễm trùng.

Có rất nhiều yếu tố gây ra nhiễm trùng tiêu biểu phải kể đến là

  • Một vài loại virus gây nhiễm trùng trong viêm dạ dày.

    Một vài loại virus gây nhiễm trùng trong viêm dạ dày.

     

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu trong nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày. Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn Gram âm, sống ký sinh trong đường ruột, tại vị trí lớp niêm mạc ruột và dưới lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hp tiết ra men urease làm thoái hóa lớp chất nhầy bicarbonat bảo vệ niêm mạc.

Như đã biết men Urease có tác dụng thủy phân Ure thành Amoniac _ một chất gây độc các tế bào niêm mạc, ức chế quá trình tổng hợp chất nhầy làm ảnh hưởng đến chất lượng và mật độ phân đố chất nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc. Dó đó, chúng làm mất đi sự toàn vẹn của lớp niêm mạc dạ dày, kéo theo sự tổn thương các tế bào biểu mô ruột khiến cho các yếu tố tấn công có cơ hội tiếp xúc trực tiếp đến các tế bào biểu mô gây ra các vết viêm loét dạ dày.

  • Herpes simplex virus _ HSV
  • Cytomegalovirus _ CMV
  • H.Heilmannii
  • Các nhiễm trùng khác: lao, syphilis,…

1.2. Sử dụng một số thuốc có thể gây ra viêm dạ dày.

  • Các thuốc NSAIDs, Aspirin và Corticoid
  • Biphosphonat
  • Clopidogrel
  • Potassium chloride
  • Điều trị hóa chất: 5-fluorouracil 

Các thuốc kể trên có thể gây nên tình trạng ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin – một chất có vai trò kích thích sự bài tiết Bicarbonat và các chất nhày. Do đó các thuốc này làm giảm các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Các thuốc giảm đau, chống viêm Non-steroid (NSAIDs), AINS và Aspirin: hiện là một trong những nhóm thuốc được sử dụng hết sức phổ biến. Bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể gây nên các vết viêm cấp tính

1.3. Viêm do tự miễn.

Trong đáp ứng viêm hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể có khả năng chống lại chính các tế bào của thành dạ dày cùng với các yếu tố nội. Chúng khiến cho tình trạng của niêm mạc dạ dày trở nên viêm teo. Và dẫn hậu quả là lớp niêm mạc dạ dày bị phá hủy kèm theo các triệu chứng thiếu máu, thiếu vitamin B12. Biến chứng có thể xảy ra trong trường hợp này là ung thư dạ dày.

1.4. Viêm loét liên quan đến bệnh mạn tính hoặc suy đa tạng:

  • Viêm do stress: Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài có thể gây co mạch, tăng bài tiết acid gây viêm loét, các vết loét ảnh hưởng đến các dây thần kinh lên vỏ não và vỏ não lại kích thích lại dạ dày theo cơ chế phản hồi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Xơ gan
  • Suy thận
  • Ghép tạng.

1.5. Viêm dạ dày có thể do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.

Theo như các thống kê từ trước đó đã chỉ ra rằng

  • Tỷ lệ mắc viêm dạ dày ở những người mang nhóm máu O thường cao hơn gấp 1,4 lần so với các nhóm máu khác: A,B, AB.
  • Bệnh loét dạ dày có một tỷ lệ mắc cao hơn ở những người có tiền sử gia đình có người bị viêm dạ dày.

1.6. Các nguyên nhân khác.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc gây ức chế Prostaglandin.
  • Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày: Thường xuyên đưa các loại đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như: rượu, bia,… vào trong cơ thể. Ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vận động nặng sau khi ăn no,… Các yếu tố trên gây ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày và kích thích các vết viêm loét phát triển nhanh hơn.

2. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm dạ dày trong phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế

Các triệu chứng xuất hiện trong viêm dạ dày.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế _ Các triệu chứng xuất hiện trong viêm dạ dày.

2.1. Các triệu chứng cận lâm sàng.

Triệu chứng chính và gần như hằng định trong bệnh lý viêm dạ dày: Đau bụng vùng thượng vị. Các cơn đau có thể từ diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau từ khó chịu, âm ỉ đến đau dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ viêm loét, Tính chất đau có ít nhiều sự khác biệt:

  • Viêm loét tại hành tá tràng thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau bữa ăn khoảng 2-3 giờ, thường đau dữ dội về đêm. Sau khi ăn vào hoặc sử dụng một vài thuốc có tác dụng trung hòa hết lượng acid dư trong dạ dày thì các cơn đau có thể thuyên giảm.
  • Viêm loét dạ dày: Tùy thuộc vào vị trí của các ổ viêm loét mà vị trí, hướng lan tỏa và tính chất các cơn đau có thể khác nhau, thường đau sau ăn trong khoảng từ vài chục phút đến vài giờ. Sự hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các thuốc trung hòa acid cũng kém hơn so với viêm loét ở hành tá tràng.

Một vài triệu chứng hay gặp khác: Buồn nôn và nôn, nóng rát vùng bụng, đầy bụng, sụt cân và hay ợ chua.

Khi khám bụng thường không thấy điểm gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng chướng và co cứng nhẹ.

2.2. Một vài triệu chứng cận lâm sàng hay gặp.

Hình ảnh ghi lại từ việc chụp dạ dày tá tràng thấy có Barite, có thể thấy:

  • Hình ảnh các vết viêm loét.
  • Sự thay đổi hình dạng vùng xung quanh các ổ viêm loét

Nội soi dạ dày tá tràng: được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán xác định viêm dạ dày. Ngoài ra nội soi còn có thể cung cấp các thông số về kích thước, hình dạng, vị trí, số lượng và tính chất của ổ viêm loét.

Chụp cắt lớp vi tính có nhược điểm là giá thành cao nên ít được áp dụng, thường được chỉ định khi viêm dạ dày đã xuất hiện các biến chứng: Viêm loét dò vào ổ bụng, trong trường hợp nghi ngờ ung thư.

Test nhanh xác định H.P: Tìm ure test hoặc nuôi cấy được làm từ mảnh sinh thiết, tìm kháng kháng thể H.P trong máu, kháng nguyên của H.P trong phân.

Test kiểm tra acid dịch vị của dạ dày

  • Lấy dịch vị lúc đói nhằm đánh giá sự bài tiết của acid và pepsin của tuyến tiết dịch trong dạ dày.
  • Dùng các nghiệm pháp kích thích như: nghiệm pháp Histamin hoặc nghiệm pháp Insulin.

⇒ Tuy nhiên các kỹ thuật này thường ít dùng trong lâm sàng.

3. Biến chứng “chết người” do viêm dạ dày gây nên

  • Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường xuất hiện nhất trong viêm dạ dày.
  • Biến chứng thủng hoặc dạ dày gây viêm phúc mạc, không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong
  • Ung thư hóa thường gặp ở các ổ loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị
  • Hẹp môn vị thường gặp với các ổ viêm loét ở hành tá tràng

4. Phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế mới nhất

Phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

4.1.  Mục đích của việc thực hiện phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

  • Giảm các yếu tố gây viêm dạ dày dựa trên bệnh căn của từng bệnh nhân.
  • Tăng cường hàng rào bảo vệ và tái tạo niêm mạc.
  • Diệt trừ vi khuẩn H.pylori bằng thuốc kháng sinh và thuốc diệt khuẩn.

4.2. Cân nhắc sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

4.2.1. Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị ( Antacid ).

Nhóm thuốc Antacid có bản chất là Hydroxyd có tính kiềm; muối của magnesi, nhôm có tác dụng trung hòa lượng acid dư có trong dạ dày

Ưu điểm: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh do sau khi sử dụng thuốc pH của dạ dày được nâng lên nhanh ⇒ Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ có tác dụng bảo vệ có hiệu quả các tế bào biểu mô dạ dày.

Thuốc có thể làm cải thiện một số triệu chứng hay gặp như: đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn và nôn,…

Nhược điểm: Phổ tác dụng của thuốc trong thời gian nên phải uống nhiều bữa trong ngày ( thường là 7 bữa/ngày) dùng lâu có thể không có lợi cho sức khỏe của người bệnh.

Nhóm thuốc này có thể tạo phức Chelat với các thuốc sau: Tetracyclin, Digoxin, Fluoroquinolon, Warfarin. Do đó nhóm thuốc Antacid hiện được sử dụng đơn độc trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế.

4.2.2. Nhóm thuốc ức chế bài tiết acid.

Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2 _ H2RA.

Thuốc H2RA là thuốc được sử dụng với mục đích ức chế Histamin tại thụ thể Histamin H2 _ một thụ thể có trên tế bào viền của dạ dày. Điều này tác động trực tiếp vào quá trình bài tiết acid của dịch vị có công dụng làm giảm 90% sự bài tiết dịch vị cơ bản và 50-70% sự bài tiết dịch vị 24h

Dùng các thuốc chẹn Histamin H2: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin, Nizatidin trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hay triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,… Trong đó thông dụng nhất là thuốc Ranitidin.

Ưu điểm của các thuốc H2RA: 

  • Thuốc cho tác dụng điều trị nhanh: pH tăng rõ rệt sau 1 giờ và đạt tác dụng điều trị quả ngay trong ngày đầu tiên dùng thuốc.
  • Kiểm soát tốt được lượng dịch vị vào ban đêm.

Lưu ý: Thuốc H2RA được đào thải chủ yếu qua thận do đó thuốc được ứng dụng rộng rãi ở những bệnh nhân suy gan.

Thuốc cạnh tranh bơm Proton _ PPI.

Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế bơm proton PPI _ Phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế.

Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế bơm proton PPI _ Phác đồ điều trị viêm dạ dày của bộ y tế.

Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế nhóm thuốc ức chế bơm Proton _ PPI bao gồm các thuốc sau: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole,…

Sự bài tiết acid và dịch vị quá mức của dạ dày khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương, đó là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày. Thuốc ức chế proton PPI có tác dụng ức chế enzym K+/H+  _ ATPase nên chúng có thể tác động đến khâu cuối cùng của quá trình bài tiết acid. 

Chính vì vậy, nhóm thuốc PPI được coi là nhóm có khả năng cao nhất trong việc kiểm soát acid dịch vị của dạ dày.

Ngoài ra thuốc PPI còn có tác dụng hủy hoại, tiêu diệt được vi khuẩn H.pylori nhờ khả năng kéo dài thời gian lưu hành của các thuốc kháng sinh trong dạ dày. 

Lưu ý: Khác với thuốc kháng H2 Histamin các thuốc ức chế bơm proton được chuyển hóa tại gan và thải trừ chủ yếu qua gan do đó gan nên giảm bớt liều dùng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

>>> Tìm hiểu ngay: Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày Và Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Quả

4.2.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét 

  • Thuốc có tác dụng băng bó các ổ loét: Albumin saccharose sulfat.
  • Kích thích tiết nhầy và bài tiết Bicarbonat: Misoprostol, cam thảo, Teprenone,…
  • Các loại vitamin nhóm B như B1, B6, PP có tác dụng bảo vệ niêm mạc, điều hòa độ acid, giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.

4.2.4. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật

  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật có tác dụng an thần: Diazepam, Sulpirid, meprobamat,…
  • Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật có tác dụng giảm đau do co thắt, giảm tiết dịch: Atropin, pirenzepine.

4.2.5. Thuốc Sucralfat.

Thuốc Sucralfat khi vào dạ dày nó có tác dụng

  • Hấp thu pepsin và dịch mật, tăng cường các yếu bảo vệ dạ dày _ dịch nhầy và Bicarbonat, 
  • Tăng tổng hợp Prostaglandin nội sinh.
  • Tăng tưới máu niêm mạc.
  • Hồi phục lớp biểu mô bề mặt dạ dày.

4.2.6. Nhóm thuốc kháng cholinergic

Thuốc có tác dụng yếu nên hiện nay trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế ít áp dụng thuốc này vào điều trị. 

4.2.7. Thuốc diệt H.pylori

Thuốc tiêu diệt vi khuẩn H.pylori hay sử dụng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế

Các thuốc tiêu diệt H.pylori hay được sử dụng

  • Các hợp chất Bismuth hữu cơ: TDB ( Tripotassium Dictro Bismuthat) Hoặc CBS (Colloidal Bismuth Subnitrat)

Bismuth được dùng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế nhờ nguyên tố Bi trong Bismuth có hiệu lực cao đối trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP, đồng thời BIsmuth có tác dụng kích thích sản sinh Prostaglandin _ hợp chất có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.  

  • Kháng sinh: amoxicillin, tetracycline, clarithromycin,…

Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế các kháng sinh phải thỏa mãn các điều kiện sau: bền vững trong môi trường có pH thấp và có thể ức chế tiêu diệt được ci khuẩn HP.

  • Các dẫn chất 5 nitro-imidazol: Metronidazol, tinidazol

(trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế các dẫn chất 5 nitro-imidazol chỉ được chỉ định trong các trường hợp viêm dạ dày có nghi ngờ do các vi khuẩn kỵ khí gây nên)

Phác đồ bộ 3: 

  • Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin
  • Omeprazole + Clarithromycin + Metronidazol

Phác đồ bộ 4: 

  •  Omeprazole + hợp chất Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol
  •  Omeprazole + hợp chất Bismuth + Tetracyclin + Amoxicillin.

>>> Xem thêm ngay: Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất – SCurma Fizzy New

4.3. Các chỉ định ngoại khoa trong phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế

Chỉ định tuyệt đối: 

  • Trong các trường hợp bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa đã tham gia quá trình điều trị nội khoa tích cực mà không cầm được máu.
  • Thủng ổ loét, rỉ dịch viêm, thủng môn vị, ung thư hóa

Chỉ định tương đối:

  • bệnh nhân bị chảy máu tại vùng bị loét tái đi tái lại nhiều lần và có nguy cơ sẽ chảy máu tiếp.
  • Bệnh nhân > 40 tuổi, đã điều trị nội khoa tích cực mà không khỏi, đau nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và các sinh hoạt bình thường.

4.4. Các phương pháp điều trị kết hợp trong phác đồ điều trị của bộ y tế mới nhất

Tuân thủ nghiêm ngặt một số điều sau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá.

Thuốc lá thúc đẩy quá trình bài tiết của dịch vị, giảm sự tiết kiềm ở tá tràng và tụy, thuốc lá khiến cho các vết thương khó lành và tăng nguy cơ tái phát.

  • Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là: rượu, bia.

Bởi rượu bia gây tăng tiết acid và gây hại đến hàng rào bảo vệ dạ dày.

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng về tâm lý, stress.
  • Thuốc điều trị loét.
  • Antacid: liều nhỏ uống sau ăn và cách bữa ăn từ 2-3h cùng với 1 liều trước khi đi ngủ.
  • Thuốc Sucralfate: Uống 3 lần/ ngày và mỗi lần uống liều 1g
  • Thuốc chẹn H2 Histamin: 

Ranitidin 300mg uống 1 lần vào buổi sáng hoặc 150mg (sáng), 150mg (tối).

Nizatidine: 300mg (sáng).

Famotidin: 400mg (sáng). 

  • Thuốc ức chế bơm proton _ PPI

Omeprazole 40mg

Pantoprazole 40mg

Lansoprazole 30mg

Rabeprazole 20mg

Esomeprazole 40mg

⇒ Ngày uống 1 lần trước bữa ăn sáng 1h và ps thể dùng thêm liều thứ 2 trước bữa ăn chiều.

Lời kết.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Scurma Fizzy về bệnh viêm dạ dày và phác đồ điều trị viêm dạ dày bộ y tế. Hy vậy bài viết này của chúng tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về điều trị viêm dạ dày.

Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi theo số HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn miễn phí từ các Dược sĩ chuyên gia.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091