Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày Và Cách Sử Dụng An Toàn Và Hiệu Quả
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các vấn đề trên dạ dày khá cao. Tuy nhiên nhiều người bệnh còn chưa hiểu hết về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh. Đó là lý do vì sao, dễ xảy ra các biến chứng, tình trạng nguy hiểm, khó chịu và kéo dài. Vậy khi gặp phải các triệu chứng này, nên sử dụng các thuốc chữa bệnh dạ dày nào để đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa an toàn lại tiết kiệm.
1. Bệnh dạ dày, triệu chứng và nguyên nhân
Các bệnh dạ dày thường gặp và có tỷ lệ mắc phải cao bao gồm đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị, có thể gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và cả ung thư dạ dày.
Khi gặp phải các bệnh trên dạ dày, triệu chứng thường gặp nhất trên đa số người bệnh là đau vùng thượng vị, triệu chứng ợ hơi, ợ chua và kèm theo nóng rát khó chịu.
Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân các triệu chứng này có thể không rõ ràng nên thường gây khó khăn trong việc phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh dạ dày để điều trị kịp thời.
Một số bệnh nhân đôi khi chỉ xuất hiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng,… đến khi phát hiện ra bệnh thì tình trạng đã nghiêm trọng.
Với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng thường gặp như đau thượng vị, ợ chua,… thường xuất hiện theo từng đợt, có những giai đoạn các triệu chứng này sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, bệnh sẽ rất dễ tái phát, đặc biệt nếu bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori hoặc do sử dụng thuốc NSAID gây ra.
Ngoài ra, khi gặp các vấn đề trên dạ dày, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy bụng, chán ăn, kéo dài có thể gây sụt cân. Nếu bị viêm loét dạ dày dẫn tới xuất huyết tiêu hóa thì có thể gây thiếu máu,…
Các triệu chứng này xuất hiện với mức độ và tần suất ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày rất đa dạng, bao gồm:
Vi khuẩn Helicobacter pylori
Do vi khuẩn Helicobacter pylori, xâm nhập và phát triển trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Theo Giáo sư Đào Văn Long, nguyên giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội “Vi khuẩn Hp tiết ra các enzym và nội độc tố làm loãng chất nhầy, giảm khả năng bảo vệ và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày”.
>>> Xem thêm Bị hp dạ dày là tình trạng như thế nào?
Do chế độ ăn uống
Do chế độ ăn uống, thói quen ăn nhiều đồ cay, nóng, do uống nhiều rượu, bia hay sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Ngoài ra, các triệu chứng này cũng xuất hiện do các thói quen không tốt như nhai không kỹ, ăn quá nhanh, nói chuyện, cười đùa trong khi ăn, hoặc đến từ thói quen sinh hoạt như ngủ muộn, bỏ bữa, vận động mạnh ngay sau khi ăn,…
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài, áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ gây rối loạn, mất cân bằng hoạt động của hệ tiêu hóa và gây ra các tổn thương trên dạ dày.
Dùng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài
Một nguyên nhân phổ biến khác gây bệnh dạ dày là do sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid kéo dài gây nên. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các thuốc này, bệnh nhân nên phối hợp thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để hạn chế các tổn thương.
Đồng thời, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần hỏi rõ bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trên dạ dày để phòng tránh.
2. Các nhóm thuốc chữa bệnh dạ dày
2.1 Thuốc chữa bệnh dạ dày ức chế bơm proton (PPI)
Công dụng
Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề trên dạ dày do thuốc có khả năng giảm tiết acid dạ dày hiệu quả.
Omeprazol được hấp thu hoàn toàn sau khi uống từ 3 – 6 giờ, thuốc có thể duy trì giảm 80% acid dịch vị trong vòng 24 giờ ở các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng.
Cách dùng
Với bệnh nhân đau dạ dày, nên sử dụng thuốc với liều ban đầu mỗi ngày 20 mg Omeprazol và nên uống trước bữa ăn. Với trường hợp, gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì có thể tăng liều lên 40 mg Omeprazol trong ngày.
Tuy nhiên, thông thường thuốc chữa bệnh dạ dày Omeprazol được bác sĩ chỉ định với liều khoảng 10 – 20 mg/ ngày.
Lưu ý
Khi sử dụng Omeprazol điều trị bệnh dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý vì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nổi mề đay, đau họng, nhức đầu, chóng mặt,… tuy nhiên tỷ lệ gặp phải không cao.
2.2 Thuốc bảo vệ lớp thành dạ dày
Công dụng
Acid alginic được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày do có khả năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày khỏi acid dịch vị và các yếu tố khác.
Khi tiếp xúc với acid dịch vị, acid alginic sẽ tạo thành một lớp gel có pH gần trung tính bao phủ và ngăn cản tác động của acid dịch dạ dày phá hủy niêm mạc
Cách dùng
Thuốc acid alginic thường được sử dụng phối hợp với các thuốc chữa bệnh dạ dày kháng acid hoặc thuốc kháng histamin H2. Hãy nhớ sử dụng thuốc ngay sau khi ăn.
Lưu ý
Khi bệnh nhân uống thuốc có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, dị ứng trên da. Thường gặp nhất là tình trạng miệng bị khô nên khi sử dụng thuốc người bệnh nên bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người đang bị tiêu chảy hoặc bệnh nhân gặp các vấn đề trên gan, thận nên thận trọng khi sử dụng acid alginic làm thuốc chữa bệnh dạ dày.
Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để theo dõi và điều chỉnh nếu cần thiết.
2.3 Thuốc kích thích nhu động dạ dày
Công dụng
Trong nhóm thuốc này, Metoclopramide là thuốc chữa bệnh dạ dày được sử dụng phổ biến trong các trường hợp gặp phải vấn đề trên dạ dày, đặc biệt là trong trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng; đồng thời thuốc cũng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn do làm tăng nhu động của dạ dày. Ngoài ra, metoclopramide cũng làm giãn phần cơ trên của dạ dày nên giảm tốt các triệu chứng của trào ngược thực quản.
Cách dùng
Metoclopramide nên được sử dụng trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Mỗi lần nên dùng 10 – 15 mg metoclopramide, ngày sử dụng 4 lần. Thời gian của mỗi đợt điều trị bằng metoclopramide kéo dài không quá 12 tuần.
Lưu ý
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như ảo giác, chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí có thể gặp phải tình trạng khó thở.
Metoclopramide không nên sử dụng cho các bệnh nhân từng mắc động kinh hay bị xuất huyết dạ dày.
2.4 Thuốc chữa bệnh dạ dày, đối kháng dopamin
Công dụng
Domperidon tác dụng theo cơ chế kháng dopamin nên được sử dụng làm thuốc điều hòa hoạt động của cơ thắt trên dạ dày và thực quản. Domperidone sẽ làm tăng áp lực của cơ vòng dưới thực quản nên hạn chế được tình trạng trào ngược thức ăn và acid dịch vị từ dạ dày lên trên thực quản.
Cách dùng
Domperidone nên được sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi lần nên dùng 10 – 20 mg Domperidone, ngày sử dụng 3 lần.
Lưu ý
Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể bị rối loạn kinh nguyệt, dị ứng trên da, đau đầu, cảm giác đắng miệng nên người bệnh thường chán ăn.
Tuy nhiên các tác dụng không mong muốn này xuất hiện ở từng bệnh nhân có thể khác nhau với tần suất và mức độ không giống nhau, do đó người bệnh cần theo dõi cẩn thận và liên hệ ngay với bác sĩ nếu cần thiết để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Một vấn đề cần lưu ý là các bệnh nhân gặp vấn đề về gan, thận, tắc ruột không nên sử dụng Domperidone làm thuốc chữa bệnh dạ dày.
3. Các dược liệu thường sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh dạ dày
3.1. Chuối xanh và mật ong
Công dụng
Chuối hột xanh sấy hay phơi khô từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị đau dạ dày do chuối hột có khả năng kháng viêm hiệu quả, sử dụng hợp lý sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Hàm lượng sắt, protein cao trong chuối hột sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, kali và FOS trong chuối hột sẽ tạo điều kiện cho các lợi khuẩn trong dạ dày tồn tại và phát triển, giúp ổn định chức năng tiêu hóa thức ăn.
Hàm lượng chất xơ cao cũng là lý do chuối hột được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày do sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm các dấu hiệu đau dạ dày, ợ hơi hiệu quả.
Cách sử dụng
- Chuối hột lựa chọn những quả còn xanh, đem gọt sạch vỏ và ngâm nước muối loãng để bớt nhựa chuối.
- Thái chuối thành các lát mỏng rồi tiếp tục ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.
- Sau đó đem chuối hột phơi hoặc sấy khô.
- Khi chuối khô đạt yêu cầu, đem nghiền thành bột mịn rồi bảo quản ở nơi khô ráo, mát.
Mỗi sáng hoặc khi cảm thấy đau dạ dày, lấy 1 thìa bột chuối hột hòa vào khoảng 150 ml nước ấm, sau đó thêm mật ong vào khuấy đều.
Hoặc cách khác người bệnh có thể tham khảo, trộn bột chuối hột và mật ong thành hỗn hợp đồng nhất rồi vo thành các viên nhỏ, kích thước vừa phải, có thể bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần (chú ý lượng mật ong thêm vào từ từ, vừa đủ để làm ẩm khối bột chuối hột, có thể vo thành viên là được).
3.2. Bắp cải
Công dụng
Bắp cải được sử dụng làm thực phẩm, là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra, bắp cải cũng có thể được sử dụng để trị chứng trào ngược hiệu quả do đây là loại thực phẩm có khả năng giải độc, làm mát, chống viêm.
Bắp cải chứa hàm lượng glucid, nước và chất xơ cao, đây đều là những thành phần giúp hoạt động của hệ tiêu hóa được ổn định và hiệu quả hơn, giảm tiết acid dịch vị dạ dày và cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
Bắp cải cũng chứa vitamin U, đây là loại vitamin có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương trên dạ dày, sulforaphane trong bắp cải sẽ giúp chống viêm, tăng tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày.
Sử dụng bắp cải thường xuyên có thể giúp giảm đau dạ dày hiệu quả, đồng thời kích thích tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cách sử dụng
- Nên chọn các bắp cải còn non và tươi, loại bỏ các lá già bên ngoài.
- Tách các bẹ lá cải ra, và rửa sạch bằng nước, sau đó ngâm bắp cải với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt lá bắp cải ra, để cho ráo nước.
- Phần lá bắp cải sử dụng máy ép, ép lấy nước hoặc cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn lá bắp cải, rồi lọc qua vải mỏng lấy phần dịch.
Lưu ý
Nước ép bắp cải nên uống hết trong ngày sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể cảm giác khó uống nước ép bắp cải do có mùi vị hơi hắc, trong trường hợp đó, có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.
Uống nước ép bắp cải thường xuyên trong thời gian khoảng 2 tháng sẽ giúp giảm rõ rệt các vấn đề trên tiêu hóa như trào ngược, đau dạ dày, ợ chua,…
Ngoài việc làm nước ép bắp cải, bệnh nhân cũng có thể sử dụng đơn giản hơn bằng cách bổ sung bắp cải thông qua chế độ ăn hàng ngày, nên lựa chọn các món luộc để dễ dàng tiêu hóa và tốt cho sức khỏe hơn.
3.3. Cúc la mã
Công dụng
Cúc la mã được trồng nhiều ở khu vực phía đông và nam của châu Âu, nhưng ngày nay loại hoa này có thể được tìm thấy ở nhiều nơi.
Cúc la mã có khả năng kháng viêm rất hiệu quả nên được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các nhiễm khuẩn, viêm nhiễm trên đường tiêu hóa như trong bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy,…
Ngoài ra, cúc la mã cũng có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, một trong các nguyên nhân gây nên các cơn co thắt khó chịu trên dạ dày.
Trà hoa cúc la mã có thể uống thường xuyên, mỗi ngày uống một ly trà nhỏ sẽ giúp tinh thần luôn thoải mái và các triệu chứng trên tiêu hóa cũng giảm dần.
Uống trà hoa cúc trước bữa ăn sẽ giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, còn nếu uống sau bữa ăn thì sẽ nhanh chóng giải quyết tình trạng đầy hơi, khó tiêu, trào ngược,…
Cách sử dụng
Dùng khoảng 10 g hoa cúc la mã cho vào ấm, thêm khoảng 100 ml nước sôi, hãm khoảng 10 phút có thể sử dụng.
Sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày sẽ cải thiện tốt các triệu chứng trên dạ dày, đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn.
3.4. Cây hương nhu
Công dụng
Hương nhu cũng là loại dược liệu đã được chứng minh khả năng tác dụng tốt trong điều trị các bệnh tiêu hóa. Đặc biệt khi kết hợp hương nhu với gừng là phương pháp chữa dạ dày hiệu quả, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn.
Ngoài ra, ít ai biết được rằng hương nhu cũng có tác dụng làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Cách sử dụng
- Dùng khoảng 20 g lá hương nhu và 10 g gừng.
- Hương nhu rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ.
- Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái sợi.
- Cho lá hương nhu và gừng vào ấm, thêm khoảng 150 ml nước sôi, hãm trong thời gian khoảng 15 – 20 phút.
- Sau khi đủ thời gian, lấy phần dịch nước, thêm mật ong vào khuấy đều và uống.
3.5. Nghệ
Công dụng
Nghệ từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh trên dạ dày rất hiệu quả, do trong thành phần chứa curcumin, không chỉ có tác dụng giảm đau dạ dày, cải thiện tốt các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua,…
Ngoài ra, nghệ còn đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương, vết loét trên niêm mạc dạ dày, phục hồi và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Cách sử dụng
Có thể bổ sung nghệ qua chế độ ăn hàng ngày do nghệ là gia vị trong nhiều món ăn hoặc pha 1 thìa tinh bột nghệ với khoảng 200 ml nước ấm, khuấy đều cùng với 1 thìa mật ong. Uống đều đặn, hàng ngày sẽ rất tốt cho các bệnh nhân gặp vấn đề trên dạ dày.
>>> Đọc thêm Top 7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Tại Nhà
Kết luận
Các bệnh trên dạ dày có thể gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, đồng thời nếu kéo dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên các tình trạng bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý có thể điều trị nhanh chóng và giảm khả năng tái phát. Việc sử dụng các thuốc chữa bệnh dạ dày sẽ đem lại hiệu quả điều trị rất tốt khi gặp phải các tình trạng này.
>>> Đọc thêm 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian
Ngoài ra người bệnh cũng có thể phối hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, trong đó Viên sủi Scurma Fizzy, với thành phần curcumin chiết xuất từ nghệ kết hợp acid folic giúp tăng hiệu quả tác dụng và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng ợ hơi,…
Sản phẩm Viên sủi Scurma Fizzy cũng thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng. Để tìm hiểu về sản phẩm Viên sủi Scurma Fizzy, có thể tham khảo thêm tại bài viết sau.
Người bệnh nếu gặp các vấn đề trên dạ dày, có thể liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về phương pháp và các lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh dạ dày một cách an toàn và hiệu quả.