Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp Năm 2021
Viêm dạ dày cấp tính là một bệnh rất hay gặp ở Việt Nam. Trong điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ đúng các quy tắc và làm theo hướng dẫn trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp của bác sĩ để có thể chữa khỏi được bệnh nhanh nhất và hiệu quả nhất.
1. Viêm dạ dày cấp là gì? Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Dạ dày là một bộ phận trong ống tiêu hóa trong cơ thể. Thành của dạ dày bao gồm 4 lớp từ ngoài vào trong bao gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, lở loét, trầy xước.. gây ra đau nhức ở nhiều mức độ. Có nhiều cách để phân loại viêm dạ dày. Người ta chia viêm dạ dày thành 2 loại, dựa vào thời gian khởi phát, đó là: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến ở trên thế giới, theo thống kê, số người bị bệnh viêm dạ dày trên thế giới chiếm khoảng 11.5% và chiếm 70% về những ca bệnh liên quan đến viêm dạ dày – tá tràng.
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm, tổn thương dạ dày xảy ra rất đột ngột, có diễn biến nhanh và gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng dạ dày. Điều này có thể gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh.
>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Là Gì – Những Lưu Ý Dành Cho Người Bệnh
2. Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp từ nguyên nhân
Viêm dạ dày cấp tính có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên do. Tìm hiểu đúng về những nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân có phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp một cách đúng đắn và khoa học hơn.
2.1. Viêm dạ dày cấp do vi khuẩn HP – nguyên nhân quan trọng để hình thành phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, di chuyển được và sống ký sinh ở bề mặt của dạ dày và tá tràng. Theo Mertz và Lechago, vi khuẩn HP có các cơ chế gây viêm loét dạ dày như sau:
- Vi khuẩn mang một lượng lớn men, men này góp phần tạo ra chất có khả năng trung hòa acid dịch vị xung quanh nó đồng thời còn gây những tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Để đáp trả lại vấn đề này, dạ dày càng tăng tiết acid dịch vị, hậu quả làm tăng tình trạng kích thích dạ dày.
- Tiết ra độc tố làm tế bào biểu mô của dạ dày bị bong tróc, tạo điều kiện cho dạ dày dễ bị ăn mòn hơn gây ra tình trạng viêm, loét trên niêm mạc của dạ dày.
- Sản xuất ra nhiều yếu tố làm tăng giải phóng ra các yếu tố trung gian gây viêm làm sưng, phù nề và hoại tử niêm mạc dạ dày.
- Cơ thể phải sản xuất ra kháng thể để chống lại sự có mặt của vi khuẩn này nhưng trái lại, kháng thể lại phản ứng với các thành phần trên tế bào biểu mô của dạ dày, càng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
2.2. Lạm dụng các loại thuốc chống viêm – nguyên nhân cần chú ý trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Đây là nguyên nhân cần chú ý trong quá trình hình thành phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp. Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAIDs, thuốc giảm đau quá liều và kéo dài có thể gây ra những biến chứng khôn lường và làm trầm trọng hơn quá trình diễn biến của bệnh.
2.3. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích
Thành phần trong thuốc là làm tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc và nước bọt. Đồng thời cũng có thành phần gây co mạch, giảm tái tạo tế bào nên chậm liền những vết sẹo, tổn thương, làm giảm đáp ứng với việc điều trị bệnh.
Rượu, bia tác động trực tiếp lên niêm mạc làm tăng tiết acid, tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày ảnh hưởng đến cơ thể.
Chất kích thích như cocain gây tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm dạ dày và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.
2.4. Ảnh hưởng của stress đến viêm dạ dày cấp
Stress được coi là một trong những yếu tố gây viêm dạ dày phổ biến. Việc căng thẳng quá mức làm gây co mạch của niêm mạc và gây tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy của niêm mạc dạ dày. Gây ra viêm dạ dày cùng với đó là loét và xuất huyết dạ dày.
2.5. Rối loạn viêm dạ dày tự miễn
Rối loạn viêm dạ dày mà do chính bản thân hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào đang khỏe mạnh của vùng niêm mạc dạ dày, điều này gây ra hư hại lớp chất nhầy bảo vệ cho dạ dày (niêm mạc dạ dày từ từ mỏng và teo). Rối loạn tự miễn này hay được gặp ở những bệnh nhân đang bị các bệnh tự miễn khác, bao gồm cả bệnh Hashimoto (bệnh tự miễn của tuyến giáp) và đái tháo đường type 1. Trường hợp teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính hay đi kèm với nhau và thường gặp nhất là ở người cao tuổi.
2.6. Trị liệu bằng xạ trị
Khi sử dụng các liệu pháp xạ trị và hóa trị để điều trị ung thư có thể gây viêm dạ dày kèm theo.
3. Triệu chứng nhận biết khi bị bệnh viêm dạ dày cấp
Bệnh viêm dạ dày cấp có những triệu chứng điển hình như sau, thông qua đó để nhận biết và có đúng pháp đồ điều trị viêm dạ dày cấp hiệu quả.
3.1. Khi xuất hiện tình trạng đau bụng ở vùng thượng vị
Đau bụng vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) là một trong những biểu hiện của viêm dạ dày cấp. Đau dữ dội vùng này là biểu hiện nhận biết đầu tiên của đau dạ dày cấp, có thể kèm theo những dấu hiệu như nóng rát, cồn cào bụng. Sau khi ăn, đau bụng vùng thượng vị hay xuất hiện do khi đó niêm mạc dạ dày đang trong tình trạng viêm và sưng huyết, thức ăn tác động vào sẽ gây ra cảm giác đau rát dữ dội
Ở một số người, đau vùng thượng vị có thể xuất hiện sau ăn từ 2-3 tiếng hay ăn lúc đói, có trường hợp những cơn đau xuất hiện vào nửa đêm hoặc gần sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của người bệnh.
Ngoài ra có thể đau âm ỉ thay vì cảm giác đau dữ dội, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn.
3.2. Có tình trạng buồn nôn và nôn
Khi bị bệnh, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn nhiều ngay sau khi ăn xong và nôn hết sạch thức ăn đã ăn vào. Trong trường hợp bệnh nhân đã nôn hết thức ăn ra ngoài, cơn đau dạ dày sẽ giảm nhưng chỉ một lúc sau cơn đau này lại xuất hiện trở lại. Ngoài ra nếu nôn quá nhiều sẽ làm mất nước và protein, điện giải trong cơ thể, làm cơ thể gầy sút, nhợt nhạt, hốc hác và mệt mỏi.
Nôn còn có thể kèm theo một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng, phân đi lỏng, trung tiện nhiều (sinh hơi nhiều) và chán ăn.
3.3. Xảy ra trường hợp xuất huyết ở dạ dày
Đây là tình trạng rất dễ bị xảy ra nếu bệnh nhân gặp bệnh đau dạ dày cấp mà không kịp xử lý. Ngoài đau bụng dữ dội, bệnh nhân còn có thể nôn ra máu tươi, cùng với đó thì thức ăn cũng không thể dung nạp được vào dạ dày. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đang bị ảnh hưởng, dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Xuất Huyết Dạ Dày, Cần Biết Được Những Vấn Đề Gì Khi Mắc Phải
4. Biến chứng có thể gặp nếu không dùng phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:
4.1. Viêm loét dạ dày
Đây là một trong những biến chứng đầu tiên và hay gặp nhất ở người bệnh bị viêm dạ dày cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng và khi đấy việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
4.2. Gặp biến chứng xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày ngoài biểu hiện đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, bệnh nhân còn đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu. Đây là một cấp cứu nội khoa tiêu hóa, cần điều trị sớm nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
4.3. Thủng dạ dày – biến chứng vô cùng nguy hiểm
Đây là một biến chứng ngoại khoa vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày cấp. Vùng thượng vị của bệnh nhân đau dữ dội, nhiều trường hợp có thể đau lan ra cả khắp bụng . Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây những biểu hiện như: sốc toàn thân, trụy mạch, tử vong.
4.4. Hẹp vùng môn vị
Trong cơ thể, môn vị là đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng. Khi bị hẹp môn vị, việc lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng bị cản trở và đình trệ. Thức ăn và dịch vị sẽ bị ứ đọng ở dạ dày làm dạ dày giãn to. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và gặp những biểu hiện như: nôn, đau bụng, tiêu chảy…
4.5. Ung thư dạ dày – biến chứng nặng nề nhất của viêm dạ dày cấp
Loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam không gì khác chính là ung thư dạ dày. Nếu viêm loét dạ dày xảy ra thường xuyên, tái phát nhiều lần và không được điều trị dứt điểm thì khả năng gây ra ung thư dạ dày là rất cao.
4.6. Viêm dạ dày mạn
Khi viêm dạ dày bị tái phát nhiều lần mà không điều trị dứt điểm lâu dần sẽ trở thành mãn tính. Biến chứng này làm tăng nguy cơ xảy ra ung thư dạ dày.
5. Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp tính năm 2021
Viêm dạ dày cấp tính là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, không dễ để nhận biết và phân biệt thông qua các triệu chứng thông thường. Một khi đã nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán một cách chính xác tình trạng, mức độ của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp tính phù hợp. Khi đến thăm khám, ngoài việc bác sĩ dựa vào những triệu chứng của bệnh để chẩn đoán, họ còn chỉ định người bệnh đi thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhau như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi dạ dày để có thể chẩn đoán chính xác nhất.
Dựa trên những kết quả của các xét nghiệm và xác định chính xác mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ thông qua đó để đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp tính cho từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân. Nếu bệnh chỉ diễn biến với mức độ nhẹ, bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, các triệu chứng sẽ nhẹ dần đi. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng thì bạn sẽ bắt tuân thủ, uống đúng liều thuốc các bác sĩ đưa ra, tránh tình trạng quên uống thuốc hoặc uống thuốc trễ, không đúng liều lượng. Sau đây là một số cách điều trị viêm dạ dày cấp tính bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh của mình:
5.1. Sử dụng thuốc Tây đã được kê đơn trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Các loại thuốc Tây y sẽ được các bác sĩ lựa chọn kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người bệnh. Đây là loại thuốc có tác dụng đẩy lùi triệu chứng bệnh nhanh và vô cùng hiệu quả. Nhưng khi sử dụng các loại thuốc Tây y trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp, bạn phải tuân thủ và sử dụng thuốc theo đúng quy định và liều lượng, tránh sử dụng sai làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có một số nhóm thuốc thường được sử dụng là:
Các loại thuốc kháng thụ thể H2 (Anti H2)
Thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày sẽ bị ức chế dưới tác động tranh chấp với histamin của thuốc. Thuốc có khả năng làm giảm đi sự bài tiết dịch vị kích thích và dịch vị cơ bản: Giảm khoảng 50 – 70% bài tiết dịch vị trong 24 giờ và khoảng 90% bài tiết dịch vị cơ bản. Ưu điểm của loại thuốc này là có độ an toàn cao, tác dụng nhanh, rẻ, pH dịch vị tăng rõ rệt sau khoảng 1 giờ và đạt được tác dụng tối đa ngay từ ngày đầu tiên sử dụng. Dịch vị được kiểm soát vào ban đêm rất tốt nhưng khả năng ức chế acid dịch vị vẫn yếu hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton.
Thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ như vú to ở nam, bất lực ở nam, viêm gan, suy thận… và có xảy ra hiện tượng dung nạp thuốc xảy ra sau 1 tuần điều trị nên hiện nay cũng ít khi được sử dụng. Cách sử dụng thuốc: Sử dụng uống trước bữa ăn khoảng 30 phút (dùng cách xa nhóm thuốc kháng acid 2 giờ) và uống trung bình 2 lần/ngày.
Các loại thuốc kháng acid
Có nhiều loại thuốc khác nhau (TUMS, Pepto-Bismol,…), ưu điểm của việc sử dụng thuốc kháng acid là pH dịch vị dạ dày tăng lên nhanh nên có tác dụng làm giảm đau rất nhanh (15 phút). Phần lớn loại thuốc này nếu sử dụng đúng cách thì còn có khả năng bảo vệ tế bào. Nhưng cũng có nhược điểm là: chỉ tác dụng trong thời gian ngắn (2-3 giờ) và phải sử dụng nhiều lần trong ngày (thường là 7 lần), nếu dùng kéo dài thì thuốc không có lợi. Thành phần chính của thuốc là Al(OH)3 Mg(OH)2.
Hiện nay loại thuốc này ít khi được sử dụng đơn độc trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Một số chế phẩm có thêm nhiều thành phần phối hợp như actapulgite (attapulgite-antacid) có tác dụng che phủ bảo vệ, phối hợp với dimethicone (guaiazulene-dimethicone) có tác dụng ngăn ngừa đầy hơi… có thể lựa chọn để sử dụng trong khoảng thời gian đầu do có lợi điểm làm giảm nhanh triệu chứng. Cách sử dụng của thuốc: trước bữa ăn 15 phút, hoặc 1 giờ sau ăn, hoặc khi đau. Trung bình 1 ngày 3 lần.
Các thuốc ức chế bơm proton
Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole,…có tác dụng chậm hơn các loại thuốc kháng acid nhưng là hiện nay nó là thuốc ức chế bài tiết dài và mạnh nhất. Do nó có thể ức chế được enzym K+/H+ – ATPase, tác động vào khâu cuối cùng của quá trình bài tiết acid dịch vị dạ dày nên thuốc này có khả năng cao nhất trong kiểm soát bài tiết acid trong dịch vị.
Tuy nhiên cũng có 1 ít tác dụng phụ như gây nhức đầu hoặc là tiêu chảy nhẹ. Cách sử dụng thuốc: thuốc được uống trước bữa ăn chính trong khoảng 15 đến 30 phút và thường được dùng với liều lượng tiêu chuẩn 1 lần/ngày (Pantoprazole 40mg/ngày, Omeprazole 20mg/ngày, Esomeprazole 20 – 40mg/ngày và Rabeprazole 20mg/ngày)
Một số loại thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc
Bản chất hóa học của Sucralfate là tổ hợp Saccharose + Sulfat + Al(OH)3. Loại thuốc này có tác dụng nhanh khi điều trị (tạo lớp nhầy bọc niêm mạc) nhưng thời gian tác dụng ngắn và còn gây táo bón cho bệnh nhân. Cách sử dụng là uống trước khi ăn 15 đến 30 phút. Liều uống trung bình 1000mgx4 lần/ngày.
Thuốc Rebamipide có bản chất hóa học là acid amin, đồng phân của 2-(1H)-quinolinone. Loại thuốc này có công dụng kháng viêm tại chỗ ở trên niêm mạc ống tiêu hóa, đồng thời nó kích thích sự bài tiết Prostaglandin nội sinh tại vùng niêm mạc của dạ dày, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Cách sử dụng thuốc: dùng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Liều trung bình 100mg x 3 lần/ngày.
Các loại kháng sinh
Kê đơn khi điều trị với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP vì giúp tiêu diệt HP. Thường dùng là: clarithromycin, amoxicillin,… Amoxicillin: là loại thuốc có tác dụng trong ức chế tổng hợp vách tế bào, thường khá bền với pH acid, được hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Hoạt tính của thuốc tăng cao đến 10-20 lần khi ở trong môi trường pH từ 5.5-7.5. Clarithromycin: là loại kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn và ít gây ra những tác dụng phụ. Thuốc có khả năng thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Bismuth: loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, cũng như củng cố thêm hàng rào phòng thủ vững chắc niêm mạc dạ dày.
Sử dụng phương pháp tiêm vitamin B12 đối với những trường hợp bị thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12
Tuy nhiên, việc áp dụng thuốc tây y trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ như thường kèm theo đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, giảm tập trung,…
Ngoài ra hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh khi sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp ngày càng tăng, con số này vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Kháng Clarithromycin:
Thuốc kháng sinh Clarithromycin là một loại kháng sinh mạnh được sử dụng trong các đơn thuốc điều trị vi khuẩn Hp. Thuốc phát huy khả năng kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.Tuy vậy, nếu không được sử dụng đúng cách thì có thể gây hiện tượng kháng kháng sinh Hp hay còn gọi là lờn thuốc. Hiện nay tỉ lệ trung bình kháng thuốc Clarithromycin đến 19.47%.
Việc kháng thuốc Clarithromycin không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn phổ biến rộng rãi tới rất nhiều các quốc gia trong khu vực châu Á. Ở Ấn Độ tỉ lệ kháng thuốc cao nhất khi lên đến 58.8%, Trung Quốc cũng có tỉ lệ kháng cao thứ 2 khi tỉ lệ người kháng thuốc là 46.54%. Việc những con số ở trên cao như vậy cũng là do trong điều trị người bệnh đã lạm dụng thuốc cho nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là bệnh lý có liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa.
- Kháng Amoxicillin
Thuốc kháng sinh amoxicillin có thể sử dụng để thay thế Metronidazol khi xảy ra tình trạng kháng thuốc Metronidazol cao, đem lại tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Nhưng tuy nhiên, sau một đợt thời gian sử dụng thuốc trong điều trị thì tỉ lệ kháng thuốc Amoxicillin cũng đã tăng vọt lên rất cao tới 14.67%.
5.2. Tham khảo một số phương pháp dân gian trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân cũng có thể học thêm các mẹo tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên để làm thuyên giảm đi các triệu chứng của bệnh. Việc điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì trong quá trình chữa bệnh thì sau một thời gian tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt lên, các triệu chứng bệnh mới có thể giảm.
>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Tính, Ăn Gì Để Giải Quyết Tình Trạng Phiền Toái Này?
Cách điều trị từ mật ong và chuối xanh
Đầu tiên, chuẩn bị một nải chuối còn non và xanh đem rửa sạch các bụi bẩn xung quanh, lột sạch phần vỏ chuối rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút rồi vớt chuối ra để khô. Đợi cho chuối ráo nước rồi sử dụng dao thái chuối thành những lát mỏng. Phơi những lát chuối dưới nắng rồi tán nhuyễn để tạo thành bột. Trộn bột chuối xanh với mật ong nguyên chất và vo lại thành những viên nhỏ. Mỗi ngày lấy vài viên uống cùng với nước ấm.
Dùng nguyên liệu lá mơ lông giảm nhẹ triệu chứng
Nguyên liệu phải chuẩn bị là lá mơ lông tươi đem đi rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng để sát khuẩn, rửa sạch bụi bẩn trên lá. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì vớt lá ra để ráo nước. Xay nhuyễn dược liệu vào máy sinh tố thêm với 100ml nước lọc rồi chắt ra để lấy nước và bỏ phần bã đi. Phần nước cốt thu được sử dụng để uống hết trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể thêm một ít đường vào nước để tạo vị ngọt giúp dễ uống hơn.
Khi lựa chọn áp dụng các mẹo dân gian trong phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần lưu ý đây chỉ là những phương pháp này mang tính hỗ trợ điều trị chứ không thể để thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, phương pháp này không đảm bảo được chắc chắn hiệu quả điều trị và cũng cần nhiều thời gian để giảm bớt các triệu chứng.
Trên đây là một số thông tin về phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp theo Scurma Fizzy. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về phác đồ điều trị về viêm dạ dày cấp hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp những khúc mắc của bạn về phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp và đồng hành cùng bạn trong các vấn đề này.