Viêm Dạ Dày Cấp Là Gì, Những Lưu Ý Mà Người Bệnh Cần Biết

Viêm Dạ Dày Cấp Là Gì, Những Lưu Ý Mà Người Bệnh Cần Biết

Người bệnh cần phải có hiểu biết về viêm dạ dày cấp là gì mà lại thường xuất hiện đột ngột đồng thời hình thành nên các cơn dữ dội đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Nếu không có cách biện pháp tiến hành xử lý kịp thời và chuẩn xác ngay từ sớm, tổn thương ở dạ dày sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và phát sinh thêm nhiều các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây tổng hợp về những thông tin cần biết về viêm dạ dày cấp là gì cùng những điều cần lưu ý giúp người bệnh tham khảo để hiểu rõ hơn.

1. Viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc được lót trong dạ dày xảy ra tổn thương dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội. Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc Tây y, …

Dựa vào mức độ tình trạng bệnh cũng như thời gian khởi phát mà bệnh viêm dạ dày được chia thành hai loại khác nhau: cấp tính và mãn tính.

Đây là bệnh lý về dạ dày xảy ra tương đối phổ biến, thống kê y khoa cho biết tỷ lệ người mắc bệnh viêm dạ dày trên toàn thế giới hiện nay lên tới 11.5% và chiếm 70% trên tổng số các ca bệnh về dạ dày – tá tràng.

Viêm dạ dày cấp tình trạng xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhưng theo một cách đột ngột và gây ra các cơn đau ở mức độ dữ dội. Khi ấy, lớp niêm mạc ở dạ dày dần sẽ hình thành các tổn thương nông ở trên bề mặt với mức độ không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chỉ xảy ra trong một quãng thời gian ngắn và sẽ được kiểm soát kịp thời nếu như thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách và hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp thường là do nhiễm khuẩn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng từ các tác nhân độc hại khác.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người với nhiệm vụ chính là chứa đựng và chuyển hóa thức ăn. Viêm dạ dày là dấu hiệu cho thấy rằng đang xuất hiện những tổn thương ở vị trí này.

Khi bệnh mới tiến triển ở giai đoạn cấp tính sẽ không có quá nhiều nguy hiểm, nhưng nếu dễ tình trạng này diễn biến kéo dài sẽ dần dần bào mòn lớp niêm mạc của dạ dày, từ đó phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hẹp môn vị, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Viêm dạ dày là một dạng tổn thương ở ống tiêu hóa

Viêm dạ dày là một dạng tổn thương ở ống tiêu hóa

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp là gì ?

Bệnh viêm dạ dày cấp tính khởi phát khi xuất hiện những dấu hiệu tổn thương ở niêm mạc dạ dày, lúc này acid ở dạ dày sẽ tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng kích ứng.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp mà người bệnh cần phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý:

  • Uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá
  • Căng thẳng quá mức
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAIDs, corticosteroid…
  • Do bệnh lý như rối loạn tự miễn, trào ngược dịch mật, Crohn…
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), nhiễm nấm, ký sinh trùng, virus…
  • Chấn thương gây ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Những Điều Cần Biết Rõ Khi Nhiễm Phải Hp Vi Khuẩn

Lạm dụng rượu bia gây nguy hại cho dạ dày

Lạm dụng rượu bia gây nguy hại cho dạ dày

Các yếu tố có khả năng làm gia tăng các nguy cơ gây bùng phát viêm dạ dày cấp là gì:

  • Biến chứng phẫu thuật
  • Lạm dụng rượu bia
  • Bị suy gan hoặc suy hô hấp
  • Dùng thuốc trị bệnh

Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp đôi khi cũng có thể đến từ:

  • Nhiễm virus
  • Trào ngược mật
  • Căng thẳng cực độ
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Bệnh về rối loạn và tiêu hóa: bệnh Crohn
  • Rối loạn tự miễn: khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày

3. Nhận biết viêm dạ dày cấp tính

Khi tìm hiểu về viêm dạ dày cấp là gì, người bệnh cũng cần có hiểu biết về các triệu chứng của bệnh. Dựa vào mức độ tình trạng bệnh mà biểu hiện của bệnh ra bên ngoài sẽ có phần khác biệt.

Đa số các trường hợp bệnh trong giai đoạn nhẹ đều rất khó có thể nhận biết do các dấu hiệu bệnh ít bộc lộ ra bên ngoài. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp mà người bệnh cần hết sức lưu ý:

  • Chán ăn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đi ngoài phân đen
  • Nóng rát lan đến tận cổ họng
  • Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội vị trí vùng thượng vị 
  • Sốt cao đối với trường hợp khởi phát bệnh do bị nhiễm khuẩn
Viêm dạ dày khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt

Viêm dạ dày khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt

Bên cạnh đó, các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cấp bao gồm:

  • Biến chứng phẫu thuật
  • Suy gan
  • Suy hô hấp

4. Điều trị cho viêm dạ dày cấp có những phương pháp gì?

Bệnh viêm dạ dày cấp tính xuất hiện đột ngột với khả năng tiến triển nhanh chóng – gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Ngay khi có các dấu hiệu của viêm dạ dày cấp, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời và đúng cách.

Viêm dạ dày là bệnh lý rất khó để nhận biết thông qua các triệu chứng thông thường. Nếu cảm thấy nghi ngờ rằng bản thân mắc bệnh, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh trạng đồng thời có thể đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Lúc này, ngoài kiểm tra về các triệu chứng bệnh, bác sĩ còn chỉ định người bệnh phải thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác như chụp X-quang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày…

Sau khi đã xác định được chính xác mức độ viêm dạ dày cấp là gì, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào đó mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh trong từng trường hợp cụ thể.

Nếu bệnh chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần phải điều chỉnh lại thực đơn ăn uống của bản thân theo hướng tích cực hơn mà không cần phải lựa chọn thực hiện các phương pháp khác để điều trị. Sau một vài ngày, triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện đáng kể theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, nếu bệnh diễn ra dưới một mức độ nghiêm trọng hơn thì bắt buộc người bệnh phải tiến hành điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính được áp dụng phổ biến hiện nay.

>>>> Tham khảo ngay: Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp Theo Chuẩn Phác Đồ Mới Cập Nhật

4.1.Uống thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả và nhanh chóng. Dựa vào nguyên nhân của bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn điều trị sao cho phù hợp với từng trường hợp nhằm hỗ trợ giải quyết nguyên căn gây ra bệnh.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Không tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị, tránh phát sinh nên các tác dụng phụ ảnh hưởng gây xấu đến sức khỏe. 

Sử dụng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh

Sử dụng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh

Tuy vậy, điều trị dạ dày bằng các loại thuốc tây y cũng có một số hạn chế nhất định, điển hình có thể đề cập tới:

  • Thuốc chỉ phù hợp với người bệnh đang trong giai đoạn mới khởi phát
  • Không điều trị triệt để mà chỉ mang tính tạm thời, dễ tái phát bệnh lại
  • Một số tác dụng phụ thường xảy ra kèm theo như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, giảm tập trung, buồn ngủ,…

4.2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu thắc mắc về phương pháp điều trị khác cho viêm dạ dày cấp là gì thì việc duy trì một thực đơn ăn uống khoa học sẽ mang đến những hiệu quả đáng kể đối với quá trình khắc phục chứng viêm dạ dày cấp.

Khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho người mắc bệnh đau dạ dày cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:

  • Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm đau và chống viêm.
  • Tránh xa các loại thức ăn, đồ uống có khả năng gia tăng lượng axit trong dịch vị hoặc gây kích ứng lên thành dạ dày.
  • Nên duy trì chế độ ăn vào một khung giờ nhất định nhằm giúp hình thành thói quen hoạt động cho dạ dày. Người bị đau dạ dày cần nên ăn uống và sinh hoạt đúng giờ, đồng thời cần tránh bỏ bữa, nhai nuốt quá nhanh.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, dùng lượng thức ăn vừa phải để ngăn các cơn đau ở vùng thượng vị cũng như các triệu chứng khác như buồn nôn, đầy bụng, nôn ói, ăn không tiêu.
  • Băm nhuyễn, hầm mềm, hấp hoặc luộc kĩ thức ăn giúp dạ dày dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa hơn.

4.3. Các loại thực phẩm nên dùng trong viêm dạ dày cấp là gì?

  • Các loại rau xanh màu đậm có tác dụng cung cấp một lượng lớn vitamin cho cơ thể như vitamin A, C, K, sắt, canxi hay axit folic – nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm loét dạ dày. 
  • Việc bổ sung thêm protein nhằm giúp cơ thể khắc phục các tế bào cũ hư hỏng đồng thời lấp đầy lại những vết sẹo ở trong dạ dày tá tràng. Không nên sử dụng những thực phẩm protein mà giàu chất béo bởi chất béo có nguy cơ làm gia tăng sản xuất acid và gây kích ứng hơn cho dạ dày.
  • Người mắc viêm loét dạ dày nên ăn những loại thức ăn có công dụng thấm hút dịch vị dạ dày, đồng thời giúp bọc lại các vết loét nhằm không gây kích ứng như bỏng ngô mềm, bánh mì, bánh quy, bỏng gạo, … Khi bị đau do các triệu chứng của viêm loét dạ dày, ăn những thức ăn này sẽ giúp cơn đau giảm nhẹ đi đáng kể.
  • Những thức ăn mềm, giàu tinh bột và dễ tiêu như cháo, khoai sọ, khoai lang,… cũng là những đáp án tuyệt vời trả lời câu hỏi các loại thực phẩm nên dùng trong viêm dạ dày cấp là gì.    
  • Chuối là một loại trái cây mà bệnh viêm loét dạ dày HP nên ăn.

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 1 quả chuối có chứa nhiều các thành phần có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP đồng thời làm gia tăng tiết chất nhầy giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

  • Những thực phẩm có chứa các loại tinh chất giúp làm lành vết loét được coi như là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp chữa lành viêm dạ dày cấp như: nghệ, mật ong…

>>>> Tham khảo thêm: Để Cải Thiện Bệnh Tình, Người Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì

4.4. Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng khuyên dùng

Trong thực đơn hàng ngày, người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số món ăn sau đây để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau:

4.4.1. Dạ dày lợn hầm đậu tương

Chuẩn bị:

  • Dạ dày lợn: 1 cái
  • Đậu tương: 100g
  • Các loại gia vị thông dụng

Cách chế biến: 

  • Dạ dày lợn ướp muối và rửa cho sạch, thái miếng
  • Cho dạ dày đã sơ chế vào nấu cùng đậu tương
  • Đổ nước ngang mặt rồi nấu đến khi chín mềm
  • Nêm gia vị, thêm chút tiêu là có thể ăn với cơm

Tác dụng:

Món dạ dày lợn hầm đậu tương có công dụng bồi bổ cho cơ thể, đồng thời cung cấp protein giúp hình thành nên các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình làm lành những thương tổn tồn tại trong dạ dày.

4.4.2. Lươn nấu đảng sâm 

Chuẩn bị:

  • Lươn: 1 con to
  • Vỏ quýt và đảng sâm: Mỗi vị 15g
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Táo tàu đỏ: 5 quả
Món lươn nấu đảng sâm tốt cho người bị viêm dạ dày cấp

Món lươn nấu đảng sâm tốt cho người bị viêm dạ dày cấp

Cách chế biến:

  • Lươn rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột và cắt khúc ngắn 
  • Gừng băm nhỏ. Vỏ quýt và đăng sâm rửa sạch
  • Bắc chảo lên, phi hành tỏi với một ít dầu ăn rồi bỏ lươn vào đảo cùng đến khi thịt săn lại
  • Đổ thêm 1,5 lít nước vào rồi đun sôi. Vặn nhỏ lửa, hầm món ăn trong vòng 60 phút
  • Nêm gia vị, chia làm 2 – 3 bữa trong ngày. Mỗi lần ăn nên hâm nóng lại để tránh vị tanh

Tác dụng:

Thịt lươn giàu dinh dưỡng, bao gồm canxi, kẽm, sắt cùng nhiều loại vitamin, giúp nâng cao sức khỏe đồng thời làm nhanh lành tổn thương dạ dày. Món ăn này là lời giải đáp xác đáng cho thắc mắc món ăn tối bổ dưỡng cho những người bị viêm dạ dày cấp là gì. Bạn nên ăn món này đều đặn 2 lần trong tuần cùng với các món ăn khác để được đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng.

4.4.3. Cháo hạt sen khiếm thực

Chuẩn bị:

  • Hạt sen: 20g
  • Khiến thực và gạo tẻ: 30g

Cách chế biến:

  • Hạt sen tươi đem lột vỏ, loại bỏ tim sen sau đó rửa sạch
  • Gạo vo qua 2 lần rồi bỏ vào nấu chung với hạt sen cùng khiến thực thành cháo
  • Nêm gia vị, chờ cháo nguội bớt thì múc ra chén
  • Có thể sử dụng cháo hạt sen trong bữa sáng hoặc bữa chính đều được

Tác dụng:

Cháo hạt sen khiếm thực là món ăn dễ tiêu hóa, có tác dụng an thần, bổ tỳ vị, hóa, giúp giảm đau dạ dày đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể bớt cảm giác mệt mỏi.

4.5. Viêm dạ dày cấp nên kiêng ăn gì?

Viêm loét dạ dày là do sự hiện diện của các vết tổn thương loét trên niêm mạc của dạ dày. Bởi vậy, chúng ta cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống, thực phẩm chẳng hạn như: đồ ăn nóng, khó tiêu; nước có ga hoặc có cồn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh, cần hạn chế và ngừng không ăn trong thời gian điều trị bệnh.

Viêm dạ dày cần tránh xa thực phẩm có tính acid cao

Viêm dạ dày cần tránh xa thực phẩm có tính acid cao

Tránh sử dụng thức ăn có tính acid

Các loại thực phẩm có tính acid cũng là nguy cơ gây kích ứng dạ dày trong khi bạn đang có một vết loét. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như trái cây citric (cam, chanh, nước ép từ các loại trái cây này,…) trong quá trình điều trị.

Cà chua cũng có chứa hàm lượng axit khá cao nên khi bị viêm loét dạ dày cần hạn chế loại thực phẩm này.

Tránh xa các loại thức ăn cay, chiên, nhiều dầu mỡ

Tất cả các loại thức ăn cay, chiên và béo có thể gây ra kích ứng dạ dày, bạn nên tránh sử dụng chúng trong khi bạn đang có một vết loét ở dạ dày.

Tránh các loại gia vị như ớt, hạt mù tạt, bột ớt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng có thể dẫn đến đau bụng. Mặc dù thành phần của tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới tình trạng ợ nóng vì vậy khi ăn cần nên lưu ý tới các phản ứng của cơ thể.

Hạn chế các loại thức uống có chứa cồn và caffeine

Caffeine có thể làm gia tăng nguy cơ sản xuất acid trong dạ dày, gây kích thích và tạo ra những cơn đau dạ dày.

Trong thời gian bạn đang có một vết loét ở dạ dày, bạn cần tránh các loại đồ uống có chứa caffeine trong thành phần như cà phê, sôcôla, coca, trà chứa caffeine,….

Rượu có thể khả năng gây kích ứng đồng thời mài mòn niêm mạc dạ dày từ đó dẫn đến chảy máu vết loét của bạn.

Tránh ăn những loại thực phẩm tươi sống như gỏi, hải sản…

Nên chế biến kỹ càng, cẩn thận trước khi ăn. Những loại thực phẩm tươi sống hoặc chưa được qua khâu chế biến kỹ là nguồn chứa nhiều vi khuẩn H. pylori – một trong những tác nhân chính gây nên viêm loét dạ dày.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết là về viêm dạ dày cấp là gì mà chúng tôi tổng hợp được giúp bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Đây là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng nêu trên, bạn cần tiến hành đi thăm khám cũng như điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Nếu để tình trạng bệnh diễn biến lâu dài, bệnh sẽ dần chuyển biến nặng nề đồng thời phát sinh ra những biến cố không mong muốn. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan tới viêm dạ dày cấp là gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia hàng đầu của SCURMA FIZZY tư vấn điều trị cho bản thân và gia đình nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091