Polyp Dạ Dày Là Gì, Có Nguy Hiểm Không

Polyp Dạ Dày Là Gì, Có Nguy Hiểm Không

Polyp-da-day-la-gi-1

Bệnh polyp dạ dày

Dạ dày là một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa. Nó đảm nhận vai trò chứa thức ăn, nghiền thức ăn trong dịch acid và các men tiêu hóa. Hầu hết các chất dinh dưỡng không được hấp thu tại dạ dày. Bệnh lý tiêu hóa hay các bệnh lý dạ dày ngày này dần trở nên phổ biến do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống không lành mạnh. Polyp dạ dày là một bệnh lý dạ dày phổ biến nhưng so với các bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thì vẫn còn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ bản chất của nó. Vậy polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân hình thành polyp dạ dày là gì? Các phương pháp điều trị polyp dạ dày. Hãy cùng giải đáp mọi thắc mắc của bạn với các chuyên gia của chúng tôi.

1.Polyp dạ dày là gì

Dạ dày được cấu tạo từ nhiều vùng và nhiều lớp tế bào khác nhau. Lớp niêm mạc lót trong dạ dày có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố kích thích. Trong lớp niêm mạc còn có các tế bào viền bài tiết acid, các tế bài khác bài tiết chất nhầy. Khi dạ dày bị tấn công bởi các yếu tố như rượu bia, thuốc lá, vi khuẩn hay bởi chính những thói quen không tốt của chúng ta, tình trạng viêm sẽ xảy ra. Nếu không được kiểm soát kịp thời, các ổ viêm loét ngày càng lan rộng, lan sâu vào lớp niêm mạc dạ dày gây biến đổi cấu trúc của các lớp tế bài này. Để làm lành vùng tổn thương, các mô xơ sẽ được sản sinh. Sự sản sinh các mô này sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u polyp.

Polyp dạ dày là gì? Polyp dạ dày là bệnh lý dạ dày khi đó trong dạ dày có các khối u trên bề mặt, có kích thước to nhỏ khác nhau. Sự viêm loét càng nặng thì số lượng polyp càng nhiều, có thể tới hàng chục khối polyp. 

Trong hầu hết các trường hợp, khối u polyp dạ dày thường lành tính. Một tỷ lệ nhỏ polyp chuyển thành dạng ác tính trên lâm sàng.

2. Nguyên nhân gây polyp dạ dày là gì

Polyp-da-day-la-gi-2

Các nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày

Các nguyên nhân cụ thể, chính xác gây polyp dạ dày hiện nay vẫn là thắc mắc lớn của các nhà nghiên cứu bệnh học. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng chỉ ra rằng các yếu tố sau sẽ thúc đẩy bệnh polyp dạ dày:

2.1.Vi khuẩn Hp

H. pylori là yếu tố căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày và một số bệnh khác. Chính vì thế, nó gây ra viêm, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày tạo tiền đề cho sự thay đổi lớp tế bào lót trong dạ dày, là căn nguyên gây ra polyp dạ dày.

>>> Xem thêm Nhiễm Khuẩn HP Và Những Điều Cần Phải Biết

2.2.Độ tuổi

So sánh giữa tỷ lệ người mắc polyp dạ dày ở độ tuổi trên 50 và dưới 50 cho thấy, bệnh polyp dạ dày hay gặp hơn ở người cao tuổi, thường trên 50 tuổi. Giả thiết đặt ra có thể do người cao tuổi có khả năng miễn dịch kém hơn, nên dễ phơi nhiễm với vi khuẩn Hp gây ra polyp dạ dày.Hơn nữa, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém hơn trên người cao tuổi, sự bài tiết dịch acid dạ dày mất sự điều hoà.

2.3.Bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày – thực quản

Trong các bệnh này, các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ăn mòn bởi các tác nhân acid dạ dày, vi khuẩn… Từ đó dẫn đến việc hình thành các tế bào mô xơ để bảo vệ niêm mạc. Sự hình thành các tế bào lạ này làm cho lớp tế bào lót thay đổi, polyp dễ dàng hình thành từ lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

>>> Xem thêm Biểu Hiện Viêm Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết

2.4.Điều trị bệnh lý dạ dày bằng các thuốc PPIs

Các PPIs là những thuốc có vai trò ức chế chọn lọc bơm proton trên tế bào thành dạ dày từ đó ức chế sự bài tiết acid dạ dày. Nó là nhóm thuốc chính được dùng trên các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hay viêm dạ dày… Tuy nhiên việc sử dụng kéo dài các thuốc này có thể khiến cho các tế bào bị tăng sản không theo quy luật, dẫn đến sự hình thành polyp. 

3.Triệu chứng thường gặp trong bệnh polyp dạ dày là gì

Như đã thông tin, polyp dạ dày thường lành tính, người bệnh có thể vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường mà không gặp bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì của bệnh. Tuy nhiên, khi các khối tế bào này phát triển quá lớn, chúng có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm, đau bụng, chảy máu dạ dày, tắc dạ dày nếu kích thước quá lớn.

Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải trong bệnh polyp dạ dày như:

Polyp-da-day-la-gi-3

Triệu chứng trong bệnh polyp dạ dày thường gặp

– Buồn nôn và nôn nhiều: cảm giác buồn nôn xuất hiện sau khi ăn cùng với đó bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Do các khối tế bào niêm mạc tăng trưởng gây ra sự kích ứng dạ dày. 

– Đau vùng bụng: do các khối polyp phát triển có thể dẫn đến sự viêm nhiễm ở dạ dày nên bệnh nhân có thể cảm thấy đau vùng bụng. Khối polyp càng lớn thì triệu đứng đau bụng càng nặng.

– Chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa: sự thay đổi tế bào lớp lót dạ dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Hiện tượng chướng bụng, khó tiêu sẽ xảy ra, do không hấp thụ được thức ăn nên người bệnh có thể bị sụt cân nhanh.

– Xuất huyết trong dạ dày: máu bị chảy ra sẽ ra ngoài lẫn trong dịch nôn hoặc lẫn trong phân khiến phân có màu đen. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, người bệnh cần được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh để được cấp cứu kịp thời. 

>>> Xem thêm Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

Có thể thấy rằng, các triệu chứng gặp trong bệnh polyp dạ dày không đặc trưng, có thể gặp trong nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Để biết chắc chắn các triệu chứng trên có phải do polyp dạ dày gây ra hay không, bệnh nhân cần được khám nội soi, xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định.

4.Cách phân loại polyp dạ dày là gì

Polyp dạ dày gồm nhiều dạng khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu bệnh học, polyp dạ dày được chia thành các dạng sau:

4.1.Polyp dạ dày tăng sản

Polyp tăng sản chiếm tỉ lệ cao nhất trong lâm sàng đồng thời cũng dễ điều trị, ít có xu hướng phát triển thành ung thư dạ dày nhất so với các dạng khác. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ khoảng 0.5 cm hoặc nhỏ hơn. Do kích thước nhỏ và bệnh thường lành tính, bệnh nhân bị polyp dạ dày tăng sản có thể không ohair mổ nội soi mà chỉ cần theo dõi sự phát triển của khối polyp và tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn Hp.

4.2.Polyp dạ dày tế bào tuyến

Tỉ lệ cao người mắc polyp dạng này thuộc những đối tượng sử dụng các thuốc ức chế bài tiết acid như các thuốc PPIs để điều trị các bệnh khác. Khối polyp trường hợp này thường lớn hơn, trên 1cm, có dấu hiệu loét trên bề mặt. Polyp dạ dày tế bào tuyến có nguy cơ phát triển thành các tế bào ác tính gây ung thư. Do đó, khi nghi ngờ bệnh nhân mắc polyp dạng này, bác sĩ thường kê đơn các thuốc kháng histamin và một số thuốc khác để thay thế cho các thuốc ức chế bơm proton.

4.3.Đa polyp dạ dày tuyến do di truyền

Trường hợp này hiếm gặp, khối polyp được tìm thấy tại nhiều vị trí khác nhau như tá tràng, hang vị và có khi ở cả một số vị trí khác trên đường tiêu hóa.

Để phát hiện được đa polyp dạ dày, bác sĩ cần kiểm tra, rà soát xem người nhà bệnh nhân có bị polyp dạ dày không. 

4.4.U polyp tuyến

Trường hợp này, polyp dạ dày đã chuyển biến nặng, có nguy cơ rất cao phát triển thành ung thư. Bệnh nhân cần được phát hiện và cắt bỏ sớm khối polyp này.

5.Cắt bỏ polyp dạ dày có cần thiết không?

Các khối polyp dạ dày có thể tự tiêu biến sau một thời gian nhưng cũng có trường hợp cần phải được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

Một số trường hợp cần cắt bỏ polyp có thể kể đến như:

– Nếu khối polyp có kích thước quá lớn, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, nghi ngờ trong khối polyp có chứa các tế bào ung thư ác tính. 

– Các triệu chứng lạ xuất hiện như khó tiêu, nôn sau ăn hoặc dịch nôn lẫn máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội.

6.Cắt bỏ polyp dạ dày có gây nguy hiểm đến tính mạng không?

Không giống như một số bệnh lý dạ dày khác có thể được kiểm soát tốt thông quá các điều trị nội khoa như sử dụng thuốc tây, thảo dược, thuốc đông y… Bệnh nhân bị polyp dạ dày thường phải tiến hành thủ thuật cắt bỏ, trừ một số trường hợp khối polyp còn nhỏ có khả năng tự tiêu biến. Hiện nay, thủ thuật chính được sử dụng là nội soi. Phương pháp này hiệu quả cao, an toàn, hạn chế và khắc phục được các hạn chế của các phương pháp truyền thống. Sau phẫu thuật nội soi, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, không cần nằm lại viện quá lâu để theo dõi và rất hiếm để lại biến chứng hay tái phát bệnh. 

Tuy nhiên, bạn nên chọn lựa những cơ sở, bệnh viện lớn, uy tín điều trị polyp dạ dày để điều trị đạt kết quả tốt nhất. 

7.Các phương pháp phẫu thuật cắt polyp dạ dày là gì

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc cắt bỏ polyp trong dạ dày cũng được tiến hành một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống trước đây. 

Trước đây bệnh nhân polyp dạ dày cần phải được mổ hở gây nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, để lại sẹo và nguy cơ mất máu nhiều. Thay vào đó, phương pháp nội soi thường được chỉ định hơn vì ưu điểm an toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhân mà vẫn đạt hiệu quả điều trị cao. 

Polyp-da-day-la-gi-5

Nội soi cắt bỏ polyp dạ dày

Các bước nội soi cắt bỏ polyp dạ dày:

– Bệnh nhân được gây mê bằng các thuốc mê đường tiêm, quá trình này để giúp bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau, khó chịu khi luồn ống nội soi vào dạ dày.

– Sau khi gây mê, ống nội soi được luồn xuống dạ dày từ đường miệng xuống họng, thực quản. Ống nội soi được gắn một camera nhỏ để truyền tải hình ảnh khối polyp. Đồng thời, nó cũng được gắn một dây thòng lọng có nhiệm vụ cắt chân polyp. 

– Khối polyp bị đốt dưới tác dụng của điện, và bị cắt bỏ chân nhờ thòng lọng.

– Khối polyp được lấy ra ngoài, làm các xét nghiệm và soi dưới kính hiển vi để loại trừ khả năng bệnh đã chuyển biến thành ung thư dạ dày. 

Để ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh, bệnh nhân được chỉ định tái kiểm tra nội soi dạ dày trong vòng từ 4 – 6 tháng và khoảng 1 – 3 năm sau đó.

Tóm lại, đối với việc thực hiện phẫu thuật cắt polyp dạ dày bằng máy nội soi có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Mổ cắt polyp hay các khối u qua nội soi ống tiêu hóa sẽ hạn chế các nhược điểm của phương pháp mổ hở. Nếu phải mổ hở bệnh nhân có nguy cơ mất nhiều máu, đau đớn, để lại sẹo. Hơn nữa, nếu điều kiện phòng mổ không tốt, các dụng cụ mổ không được tiệt trùng trước khi mổ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. 

– Thời gian từ khi bệnh nhân gây mê cho đến khi được mổ nội soi xong rất ngắn. Với các bệnh nhân bị polyp tại nhiều vị trí khác nhau trên đường tiêu hóa, các khối u này sẽ bị cắt bỏ hết ngay ỷong một lần nội soi. 

– Thiết bị nội soi đơn giản, dễ sử dụng, bệnh nhân có thể chọn một số cơ sở điều trị bệnh ngoại trú uy tín ở địa phương để làm phẫu thuật. Điều này giúp bệnh nhân tiết kiệm được chi phí, thời gian khi phải di chuyển tới các bệnh viện lớn. 

– Hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng sau khi thực hiện thủ thuật xong. 

 Để cuộc mổ được diễn ra thành công nhất, các chuyên gia của chúng tôi đã đưa ra một số lời khuyên cho bạn: trước ngày mổ từ 1 – 2 ngày, bạn nên ăn thức ăn dưới dạng lỏng là chính và cần phải nhịn đói 8 giờ trước mổ để tránh tình trạng nôn khi luồn ống nội soi xuống đường tiêu hóa. 

8. Ức chế phát triển polyp dạ dày thông qua sử dụng thực phẩm thích hợp

Các khối polyp chỉ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể khi chúng được cắt bỏ. Tuy nhiên, vẫn có một cách hết sức đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm sự phát triển của các khối polyp và giảm các triệu chứng trong bệnh. Sử dụng các loại thực phẩm sau chính là một giải pháp hiệu quả. 

8.1.Rau xanh và trái cây: 

Sở dĩ rau xanh và trái cây tốt cho bệnh nhân bị polyp dạ dày vì trong các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao thể trạng và sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa giúp làm giảm sự gia tăng của các tế bào lạ trong dạ dày, từ đó làm giảm nguy cơ cũng như tiến triển của bệnh polyp dạ dày. 

Mặc dù vậy, không phải loại rau hay trái cây nào bạn cũng nên sử dụng. Một số loại trái cây bạn nên tránh dùng đó là cam, chanh, bưởi, các loại rau dưa muối… vì hàm lượng acid hữu cơ trong các loại quả này cao, gây ra kích ứng cho dạ dày. 

8.2.Nha đam (lô hội)

Polyp-da-day-la-gi-6

Lô hội tốt cho bệnh nhân bị polyp dạ dày

Nha đam có bản chất nhầy nhớt sẽ đem lại sự mềm dịu đối với niêm mạc dạ dày. Hơn thế, trong thành phần hoạt chất của nha đam có các chất có vai trò chống viêm, diệt khuẩn nên dùng rất tốt trong trường hợp này. 

8.3.Xylitol

Xylitol sẽ giúp tiêu diệt virus, nấm và vi khuẩn, nó sẽ phát huy được vai trò của mình đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân tiến triển thành polyp dạ dày do bị nhiễm nấm, vi khuẩn hay virus. 

8.4.Ớt đỏ

Trong thành phần của ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng giảm đau tốt. Ngoài ra nó cũng giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, tạo điều kiện để thu nhỏ các khối polyp. 

8.5.Tỏi

polyp-da-day-la-gi-4.jpg

Tỏi được khuyên dùng trong bệnh polyp dạ dày

Ăn tỏi để chữa bệnh chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Tỏi cũng được các bệnh nhân bị polyp dùng nhiều do giúp chống oxy hóa, chống viêm. 

8.6.Hạt ngũ cốc và các loại đậu

Ngũ cốc, đậu giàu chất xơ và vitamin B giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Bạn nên chọn các loại ngũ cốc như gạo lứt, bánh mì… để có nhiều chất xơ hơn các loại ngũ cốc trắng

8.7.Một số loại thực phẩm cần tránh sử dụng: 

Đồ uống có gas, có cồn, cà phê, các thực phẩm chiên, các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò,…

9.Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ polyp dạ dày

Sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Các chuyên gia của chúng tôi đưa ra một số lời khuyên như sau: 

  • Người bệnh không nên tự lái xe về sau phẫu thuật do ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật vẫn còn. Người nhà nên đưa bệnh nhân về nhà, không để người bệnh tự mình lái xe. 
  • Sau phẫu thuật, cần thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng để vết mổ nhanh lành.
  • Thay đổi chế độ ăn thích hợp
  • Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, hàng ngày như đi bộ ngắn, yoga…

Trên đây là những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia của Scurma Fizzy về bệnh polyp dạ dày. Mong sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ hiểu được polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân polyp dạ dày. Để nhận được những thông tin tư vấn về các bệnh lý dạ dày miễn phí, hãy nhấc máy gọi ngay đến số Hotline: 18006091.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091