Sử Dụng Kháng Sinh Điều Trị Hp Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả
Vi khuẩn H. pylori là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nếu không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong phác đồ điều trị bệnh, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày đóng vai trò quan trọng. Vậy sử dụng thuốc thế nào để an toàn và hiệu quả?
1. Vi khuẩn Hp và bệnh viêm loét dạ dày
– Vi khuẩn Hp tên khoa học là Helicobacter pylori. Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sinh sống và phát triển trong dạ dày, tiết ra enzym urease. Enzym urease sẽ trung hòa acid dịch vị, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và hình thành các ổ loét.
H.pylori là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa của bạn. Sau nhiều năm, chúng có thể gây ra viêm loét trong niêm mạc dạ dày hoặc phần trên ruột non của bạn. Đối với một số người, nhiễm vi khuẩn Hp có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Sau khi vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công niêm mạc dạ dày của bạn, nơi bảo vệ bạn khỏi axit dạ dày mà cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Khi vi khuẩn đã gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, axit có thể đi qua lớp niêm mạc, dẫn đến loét dạ dày. Sau đó vi khuẩn này có thể gây chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc ngăn thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn.
Bạn có thể bị nhiễm H. pylori từ thức ăn, nước uống hoặc đồ dùng sinh hoạt. Nó phổ biến hơn ở các quốc gia thiếu nguồn nước sạch hoặc hệ thống thoát nước thải không tốt. Bạn cũng có thể nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh.
Nhiều người có thể nhiễm Hp từ khi còn nhỏ, nhưng người lớn cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn sống trong cơ thể nhiều năm trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Không phải tất cả mọi người nhiễm Hp đều bị loét dạ dày. Các bác sĩ cũng không chắc chắn tại sao chỉ có một số người bị nhiễm Hp có triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.
Theo Giáo sư Đào Văn Long – nguyên Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai: “Vi khuẩn Hp là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh ung thư dạ dày (ung thư biểu mô dạ dày)”.
– Chính vì vậy, cần theo dõi để điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng.
>>>>>> Đọc thêm: Vi Khuẩn Hp Bên Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị
2. Kháng sinh điều trị Hp dạ dày
Phác đồ điều trị Hp thường phối hợp kháng sinh và các thuốc ức chế bơm proton (PPI).
2.1 Kháng sinh điều trị hp dạ dày Amoxicilin
– Amoxicillin là thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày, thường được sử dụng phối hợp với các thuốc khác ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
– Amoxicillin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam, aminopenicillin. Thuốc có phổ tác dụng khá rộng, trên cả các trực khuẩn Gram âm.
– Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và acid dịch vị nên hấp thu tốt khi dùng thuốc đường uống.
– Cơ chế tác dụng: Amoxicillin có tác dụng tương tự các penicillin khác. Khi sử dụng Amoxicilin, thành phần đóng vai trò quan trọng trong sự cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn là peptidoglycan sẽ bị ức chế sinh tổng hợp. Cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzyme tự hủy của thành tế bào.
– Sử dụng Amoxicillin làm thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu lâm sàng về sử dụng Amoxicillin ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ khi sử dụng thuốc. Đồng thời tham vấn ý kiến của bác sĩ và nhân viên y tế.
+ Ở phụ nữ cho con bú: Amoxicilin có thể vào được sữa mẹ, tuy nhiên ở nồng độ rất thấp khi dùng liều điều trị thông thường. Thuốc an toàn cho mẹ nhưng cần theo dõi cẩn thận tình trạng của trẻ để điều chỉnh hợp lý.
– Chống chỉ định dùng thuốc ở các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Với trường hợp bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều theo hệ số creatinine.
– Liều dùng kháng sinh điều trị hp dạ dày Amoxicilin:
+ Kết hợp Amoxicilin với Clarithromycin và Omeprazol (hoặc Lansoprazol). Thông thường dùng liều Amoxicilin 1 g + Clarithromycin 500 mg + Omeprazol (hoặc Lansoprazol) 20 mg. Ngày uống 2 lần, dùng thuốc trong thời gian 7 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày tiến triển, dùng thuốc Omeprazol 20 mg (hoặc lansoprazol 30 mg)/ ngày trong thời gian 3 – 5 tuần.
– Một số sản phẩm thuốc Amoxicillin trên thị trường:
+ Moxacin (Amoxicillin 500 mg) – Công ty CP XNK Y tế Domesco – Giá khoảng 150.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Viên nang cứng Amoxicillin capsules BP 500 mg (Amoxicillin (dưới dạng amoxicillin trihydrat) 500 mg) – Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây – Giá khoảng 90.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Pharmox SA 500 mg (Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin trihydrat) 500 mg) – Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm – Giá khoảng 160.000 VNĐ/ Chai 100 viên.
2.2 Kháng sinh điều trị hp dạ dày Clarithromycin
– Clarithromycin là thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày, thường được sử dụng phổ biến ở các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
– Thuốc thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp, tác dụng chủ yếu kìm khuẩn với các vi khuẩn Gram dương, một số vi khuẩn Gram âm. Khi dùng Clarithromycin ở liều cao, thuốc có tác dụng diệt khuẩn, cả với các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
– Cơ chế tác dụng của Clarithromycin: Clarithromycin gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, qua đó ức chế quá trình tổng hợp protein vi khuẩn.
– Clarithromycin khi dùng đường uống, thuốc hấp thu tốt và gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Clarithromycin là kháng sinh điều trị hp dạ dày, thường được phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton (hoặc một thuốc kháng H2 histamin), và một thuốc kháng sinh khác ở các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
– Sử dụng Clarithromycin làm thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu lâm sàng về sử dụng Clarithromycin ở phụ nữ có thai. Vì vậy, không dùng Clarithromycin cho phụ nữ có thai, trừ khi có chỉ định của bác sĩ và phải theo dõi cẩn thận.
+ Ở phụ nữ đang cho con bú: Cần sử dụng Clarithromycin thận trọng ở đối tượng bệnh nhân này.
– Liều dùng kháng sinh điều trị hp dạ dày Clarithromycin:
+ Thường sử dụng Clarithromycin phối hợp với Bismuth subsalicylate, thuốc kháng thụ thể H2 histamin (hoặc thuốc ức chế bơm proton), kết hợp kháng sinh amoxicillin. Liều dùng của Clarithromycin là 500 mg/ lần, 8 – 12 h dùng một liều. Sử dụng thuốc mỗi đợt điều trị từ 10 – 14 ngày.
– Một số sản phẩm thuốc Clarithromycin trên thị trường:
+ Viên nén bao phim Klacid Forte (Clarithromycin 500 mg) – CÔNG TY TNHH DKSH PHARMA VIỆT NAM – Giá khoảng 500.000 VNĐ/ Hộp 1 vỉ 14 viên.
+ Viên nén bao phim Zocin-250 (Clarithromycin 500 mg) – Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà – Giá khoảng 130.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ 10 viên.
+ Viên nén bao phim Clarithromycin tablets BP/USP (Clarithromycin 250 mg) – Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây – Giá khoảng 35.000 VNĐ/ Hộp 1 vỉ x 10 viên.
2.3 Kháng sinh điều trị hp dạ dày Tetracyclin
– Tetracyclin là kháng sinh điều trị hp dạ dày được chỉ định trong phác đồ điều trị ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tetracyclin thuộc nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn nên có tác dụng kìm khuẩn.
– Tetracyclin hấp thu tốt qua đường uống; khi dùng thuốc lúc đói, tetracyclin có thể hấp thu khoảng 80%. Tetracyclin hấp thu bị ảnh hưởng bởi thức ăn, sữa và các ion kim loại do có nguy cơ tạo phức không tan.
– Sử dụng Tetracyclin làm thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Không sử dụng kháng sinh điều trị Hp Tetracyclin ở phụ nữ có thai do nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, sự phát triển xương sau này của trẻ sẽ bị ảnh hưởng theo hướng xấu.
+ Ở phụ nữ đang cho con bú: Tetracyclin có thể vào trong sữa mẹ trong trường hợp người mẹ đang điều trị bằng tetracyclin. Tetracyclin sẽ tạo phức không tan với calci có trong sữa mẹ. Người mẹ nên cân nhắc ngừng dùng thuốc hoặc ngừng cho trẻ bú mẹ do vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến men răng và xương của trẻ nhỏ.
– Tetracyclin là kháng sinh điều trị hp dạ dày với liều dùng 500 mg/ lần, dùng thuốc ngày 4 lần. Đợt điều trị bệnh kéo dài 14 ngày. Sau đó có thể điều chỉnh lại liều tùy thuộc theo diễn biến của bệnh. Thông thường phác đồ điều trị dùng tetracyclin phối hợp với metronidazol và bismuth subsalicylate.
– Một số tương tác thuốc cần lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày Tetracyclin:
+ Ở bệnh nhân viêm màng não do phế cầu đang điều trị bằng penicillin. Tetracyclin có thể làm giảm tác dụng điều trị của penicillin. Hiện tại chưa có nghiên cứu về tương tác giữa tetracyclin và penicillin khi kết hợp trong các điều trị nhiễm khuẩn khác. Tuy nhiên cần lưu ý và cẩn thận theo dõi.
+ Tương tác giữa tetracyclin và các thuốc chống acid chứa nhôm, calci, bismuth, magnesi,…: Khi kết hợp có thể khiến nồng độ tetracyclin trong máu giảm, làm giảm tác dụng điều trị của thuốc do tương tác tạo thành phức không tan.
+ Khi dùng tetracyclin với sữa hoặc các sản phẩm có sữa có thể làm giảm độ hấp thụ của tetracyclin đến 80%.
– Một số sản phẩm thuốc Tetracyclin trên thị trường:
+ Tetracycline 250 mg (Tetracyclin hydroclorid 250 mg) – Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar – Giá khoảng 80.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Tetracyclin (Tetracyclin HCl 500 mg) – Công ty CP Dược VTYT Thanh Hóa – Giá khoảng 80.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Viên nang cứng Tetracyclin TW3 500 mg (Codu-Tetracap) (Tetracyclin hydroclorid 500 mg) – Công ty CP Dược phẩm TW3 – Giá khoảng 85.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
2.4. Kháng sinh điều trị Hp dạ dày-Levofloxacin và một số kháng sinh Quinolon
Levofloxacin có hoạt phổ rộng với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có vi khuẩn Hp. Có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng Levofloxacin như một liệu pháp điều trị đầu tay. Để khắc phục hiện tượng vi khuẩn kháng Clarithromycin ngày càng phổ biến hiện nay, Levofloxacin được xem như một kháng sinh thay thế Clarithromycin trong liệu pháp bộ ba tiêu chuẩn (Gồm PPI, CLARITHROMYCIN VÀ AMOXICILIN). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Levofloxacin được sử dụng trong bộ ba có tác dụng diệt trừ vi khuẩn Hp tốt hơn rất nhiều so với Clarithromycin.
Liệu pháp kết hợp điều trị vi khuẩn HP:
Esomeprazole (Nexium) (40 mg) 1 viên x 2 lần / ngày; amoxicillin (Amolin) (500mg) 2 viên x2 lần / ngày và levofloxacin (Cravit) (500 mg), 1 viên x 1 lần / ngày trong 10 ngày.
Hoặc:
Esomeprazole (Nexium) (40 mg) 1 viên x 2 lần / ngày, Amoxicillin (Amolin) (500mg) 2 viên x2 lần / ngày trong 5 ngày, tiếp theo là esomeprazole (Nexium) (40 mg) ngày 2 lần, levofloxacin (Cravit) (500 mg), 1 viên x một lần/ngày và metronidazole (Flagyl) (250 mg) 2 viên x ba lần/ ngày trong 5 ngày
>>>>>>> Xem thêm: Các Thuốc Giải Quyết Hp Dạ Dày Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng
2.5 Một số thuốc phối hợp để điều trị ở bệnh nhân loét dạ dày do Hp
2.5.1 Metronidazol
– Metronidazol là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, thuốc chống động vật nguyên sinh. Thuốc thường được phối hợp với các kháng sinh điều trị hp dạ dày.
– Là một dẫn chất của 5-nitroimidazol và có hoạt tính kháng khuẩn rộng, Metronidazol khi vào trong tế bào vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành chất gây độc với tế bào vi khuẩn, tuy nhiên cơ chế tác dụng chưa thật rõ. Dùng Metronidazol để tiêu diệt Hp đơn độc thường có tỷ lệ kháng thuốc khá nhanh; do đó cần kết hợp Metronidazol và các kháng sinh điều trị hp dạ dày hoặc các thuốc kháng khuẩn khác.
– Metronidazol khi dùng đường uống, thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn.
– Chống chỉ định Metronidazol với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc với các dẫn chất của nitroimidazol.
– Sử dụng Metronidazol điều trị Hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Metronidazol có thể qua được hàng rào nhau thai. Một số nghiên cứu đã chứng minh Metronidazol có thể gây quái thai khi dùng thuốc trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, không nên sử dụng Metronidazol trong thời gian này hoặc cần tham vấn ý kiến của nhân viên y tế, cân nhắc giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ khi sử dụng thuốc và phải theo dõi chặt chẽ.
+ Ở phụ nữ cho con bú: Metronidazol có thể bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, khi mẹ đang dùng thuốc Metronidazol điều trị, cần dừng cho con bú do có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên trẻ.
– Liều dùng Metronidazol khi điều trị Hp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày: Dùng liều 500 mg/ lần, ngày dùng thuốc 3 lần. Mỗi đợt dùng thuốc kéo dài 1 – 2 tuần, cần kết hợp với các kháng sinh amoxicillin, tetracyclin, bismuth và các thuốc PPI,…
– Một số sản phẩm thuốc Metronidazol trên thị trường:
+ Metronidazol (Metronidazol 250 mg) – Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Giá khoảng 30.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Metronidazol (Metronidazol 250 mg) – Công ty Cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa – Giá khoảng 45.000 VNĐ/ Hộp 20 vỉ x 10 viên.
+ Metronidazol 500 mg (Metronidazol 500 mg) – Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco – Giá khoảng 85.000 VNĐ/ Chai 100 viên.
2.5.2 Tinidazol
– Tinidazol là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn; tương tự như metronidazol, tinidazol cũng là dẫn chất của 5-nitroimidazol. Tinidazol thường phối hợp với các thuốc ức chế bơm proton (PPI) và Clarithromycin, Amoxicillin – các kháng sinh điều trị hp dạ dày ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên đã có báo cáo khoảng 6 – 27% các chủng Hp kháng tiên phát với các dẫn chất của nitroimidazol trong đó có tinidazol.
– Tinidazol khi dùng đường uống, thuốc được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn.
– Sử dụng Tinidazol điều trị Hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Tinidazol có thể qua được hàng rào nhau thai, do đó có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên thai nhi. Không nên sử dụng Tinidazol trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hiện tại, chưa có nghiên cứu về tác dụng của Tinidazole ở phụ nữ có thai khi dùng thuốc điều trị ở giai đoạn sau của thai kỳ.
+ Ở phụ nữ cho con bú: Tinidazol có thể bài tiết vào trong sữa mẹ. Do đó, người mẹ cần cân nhắc ngừng dùng thuốc hoặc ngừng cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc, chỉ nên cho trẻ bú sau khi đã ngừng dùng thuốc 3 ngày.
– Liều dùng của Tinidazol trong điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp:
+ Kết hợp Tinidazol với Omeprazol (thuốc ức chế bơm proton) và Clarithromycin (kháng sinh) với chế độ liều: Tinidazol 500 mg + Omeprazol 20 mg + Clarithromycin 250 mg/ lần. Ngày dùng thuốc 2 lần, trong thời gian 1 tuần.
– Một số sản phẩm thuốc Tinidazol trên thị trường:
+ Zonafil (20 mg Rabeprazole natri, 500 mg Tinidazole 500, 500 mg Clarithromycin) – Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây – Giá khoảng 70.000 VNĐ/ Vỉ chứa Rabeprazole natri, Tinidazole và Clarithromycin; mỗi loại 2 viên nén.
+ Tinidazol (Tinidazol 500 mg) – Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa – Giá khoảng 100.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
+ Banupyl – Kit (30 mg Lansoprazol, 500 mg Tinidazole và 250 mg Clarithromycin) – Công ty Cổ phần dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng – Giá khoảng 15.000 VNĐ/ Vỉ chứa 6 viên.
2.5.3 Lansoprazol
– Lansoprazole là thuốc thuốc nhóm ức chế bơm proton, kháng tiết acid dịch vị. Thông thường các thuốc ức chế bơm proton sẽ phối hợp cùng các kháng sinh điều trị hp dạ dày trong phác đồ điều trị ở bệnh nhân viêm loét dạ dày.
– Lansoprazol cũng là dẫn chất của benzimidazol, nên cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như Omeprazol. Lansoprazol sẽ gắn vào bơm H+/ K+ ATPase làm bất hoạt hệ thống enzyme này nên ức chế quá trình tiết acid dịch vị. Acid dịch vị dư thừa là một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
– Sử dụng Lansoprazol điều trị Hp dạ dày ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú:
+ Ở phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc Lansoprazol trên phụ nữ đang mang thai. Chưa rõ Lansoprazol có qua được hàng rào nhau thai hay không nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
+ Ở phụ nữ cho con bú: Tránh sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú do khả năng gây ung thư trên động vật đã được chứng minh.
– Liều dùng của Lansoprazol trong điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp: Lansoprazol dùng phối hợp với các kháng sinh điều trị hp dạ dày Clarithromycin hoặc Amoxicillin.
+ Phối hợp Lansoprazol + Clarithromycin + Amoxicillin: Lansoprazol 30 mg, Clarithromycin 500 mg, Amoxicillin 1 g/ lần. Ngày dùng thuốc 1 lần trong thời gian 10 – 14 ngày, nên uống thuốc trước bữa ăn.
+ Phối hợp Lansoprazol + Amoxicillin: Lansoprazol 30 mg, Amoxicillin 1 g/ lần. Ngày dùng thuốc 3 lần, trong thời gian 14 ngày, nên uống thuốc trước bữa ăn.
– Một số sản phẩm thuốc Lansoprazol trên thị trường:
+ Scolanzo (Lansoprazol 30 mg) – Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Y tế Delta – Giá khoảng 140.000 VNĐ/ Hộp 2 vỉ x 7 viên.
+ Lansotrent (Lansoprazole 30 mg) – Công ty CPDP Tenamyd – Giá khoảng 30.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.
+ Lanlife – 30 (Lansoprazol 30 mg) – Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung Ương I TP. Hồ Chí Minh – Giá khoảng 17.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.
>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: 6 bài thuốc dân gian dùng chữa Hp dạ dày an toàn, hiệu quả
3. Chế độ ăn uống với các bệnh nhân viêm loét dạ dày do Hp
– Với bệnh nhân viêm loét dạ dày, ngoài việc sử dụng các thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày; để điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát; người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt.
– Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do Hp như nghệ, gừng, bông cải xanh, việt quất, trà xanh,… do có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao; ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong đó có Hp.
- Nên thái nhỏ thức ăn, nấu chín kỹ, mềm để giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Tốt nhất nên chế biến món luộc thay vì xào, rán.
- Ăn với tốc độ chậm để đảm bảo thức ăn được nhai kỹ, tuyệt đối không nên vừa ăn vừa xem phim, đọc báo, đọc sách, … nhằm giúp cho quá trình bài tiết nước bọt được diễn ra thuận lợi, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp dạ dày thường xuyên có một lượng nhỏ thức ăn giúp trung hòa acid trong dạ dày.
- Không nên để bụng quá đói làm cho dạ dày trở nên rỗng, khiến nó co bóp mạnh hơn gây đau,tăng nguy cơ chảy máu; đồng thời không nên ăn quá no khiến dạ dày dạ dày phình to, co bóp yếu hơn gây ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thực phẩm, tăng quá trình cọ xát trong dạ dày làm gia tăng tình trạng đau.
- Tránh ăn các đồ ăn quá đặc làm acid dạ dày khó thấm vào trong khối thức ăn, cũng không nên ăn quá lỏng gây tăng acid dịch vị, khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
– Bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm có tính cay, nóng, các loại đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,…
Kết luận
Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và các thuốc kháng sinh điều trị hp dạ dày hiệu quả ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị.
Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ trong vòng 3 năm hợp tác cùng Đại học Quốc gia Hà Nội cho ra đời công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng được ứng dụng vào sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung tại đích gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ, TẬN TÌNH về tình trạng dạ dày mà các bạn đang gặp phải từ hôm nay bởi các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia hàng đầu của chúng tôi nhằm hạn chế hết mức các biến chứng nguy hiểm.