Tác Dụng Của Nghệ Đen Với Dạ Dày Có Thật Sự Tốt Không

Tác Dụng Của Nghệ Đen Với Dạ Dày Có Thật Sự Tốt Không

Tác dụng của nghệ đen với dạ dày có thực sự tốt hay không còn là nỗi băn khoăn và nghi vấn của nhiều người. Trong xã hội hiện đại, do thói quen sinh hoạt và áp lực cuộc sống cũng như nhiều nguyên nhân khác khiến cho bệnh dạ dày ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc điều trị bằng các loại thuốc tây đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp điều trị dân gian cũng góp phần đẩy lùi tình trạng bệnh. Đặc biệt là chữa dạ dày bằng nghệ đen. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tác dụng của nghệ đen với dạ dày cũng như giúp người bệnh cân nhắc sử dụng phương pháp này để có thể chữa bệnh dạ dày đơn giản tại nhà.

1. Nguồn gốc của nghệ đen

1.1. Nguồn gốc khoa học của nghệ đen

Tên gọi

  • Nghệ đen hay có tên khoa học là Curcuma zedoaria là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, qua thời gian loài cây này đã được du nhập và sinh trưởng ở nhiều vùng khác nhau.
  • Ngoài tên gọi nghệ đen, loài dược liệu này còn có tên trong các tài liệu y học như sơn khương hoàng theo tiếng Việt, theo sách của Trung Quốc, loài nghệ đen này có tên là bạch nga truật.
  • Một số tên dân gian khác của nghệ đen thường gọi như bồng truật, tam nai… Quan trọng nhất đó là nghệ đen cũng là một cây thuộc họ gừng.ư
tac-dung-cua-nghe-den-voi-da-day-1

Tác dụng của nghệ đen với dạ dày – Nguồn gốc nghệ đen

Đặc điểm thực vật

  • Nghệ đen là một cây có rễ phình to tạo củ – củ nghệ đen. Đây là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng 1m-1,5m.
  • Phần rễ tạo củ của cây phân ra thành nhiều nhánh nhỏ, tỏa lan ra như chân vịt, phình to như trứng hình thành củ nghệ đen.
  • Nhìn chung, cả rễ và thần của nghệ đen đều mẫm và chắc. Ở phần lá của cây, bẹ lá sẽ ôm chặt vào phần thân dưới gần gốc cây, trên mặt lá phía trên có những đốm tía màu tím đỏ.
  • Lá cây dài trung bình từ 30-60cm và rộng khoảng 6-7cm. Phần hoa của nghệ đen dài khoảng 15mm, màu vàng, thường mọc khi ra lá ở nách lá, mọc thành các cụm hoa tạo ra bông hình trụ.

Trong dân gian, nghệ đen từ lâu đã được coi như một loại dược liệu không thể thiếu nhằm điều trị các chứng bệnh thông thường của con người.

Một trong những công dụng hữu hiệu nhất của nghệ đen đó là dựa trên tác dụng của nghệ đen với dạ dày. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần củ của cây nghệ đen dạng khô hoặc tươi. 

1.2. Dân gian dùng nghệ đen chữa bệnh gì?

Tại sao tác dụng của nghệ đen với dạ dày lại được đánh giá cao? Công dụng của nghệ đen với sức khỏe con người có thực sự tốt như dân gian truyền miệng hay không? Câu trả lời này đã được các nhà khoa học chứng minh.

Với chiết xuất từ củ của cây nghệ đen nó đã hoạt động rất tốt trong điều trị và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Các hoạt chất trong củ nghệ đen có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa chống lại các vi khuẩn gây bệnh cho con người như Candida albicans, Klebsiella pneumoniae…

Theo y học phương Đông, nghệ đen là vị thuốc có tính ôn, vị đắng và cay. Đây là loại thảo dược có công dụng phá huyết (chữa kinh nguyệt không đều), tiêu tích hóa thực (điều trị các bệnh đường tiêu hóa) và hành khí.

Trong dân gian, tận dụng các đặc điểm quý báu của nghệ đen mà người ta áp dụng để điều trị các chứng bệnh như:

  • Chữa các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đầy hơi chướng bụng, ăn uống khó tiêu, đau bụng không rõ nguyên nhân, viêm niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa, đại tràng co thắt, táo bón, rối loạn tiêu hóa
  • Cải thiện triệu chứng chán ăn, buồn nôn và nôn (không phải do mang thai)
  • Điều trị kinh nguyệt không đều, sử dụng làm thuốc bổ cho phụ nữ, chữa tắc kinh, đau bụng trong kỳ hành kinh
  • Người khí huyết suy giảm, suy nhược cơ thể, thiếu máu, người kém hấp thu, da xanh xao gầy guộc
  • Chữa lành các vết thương không để lại sẹo, làm mờ vết thâm, mờ thâm nám tàn nhang
  • Vàng da do viêm gan

>>>> Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày và những điều hay cần biết về viêm loét dạ dày

2. Tác dụng của nghệ đen với dạ dày là gì?

2.1. Tác dụng của nghệ đen với dạ dày trong đơn độc

Tác dụng của nghệ đen với dạ dày sẽ tăng lên và trở nên hữu hiệu hơn khi kết hợp với các mẫu thảo dược khác, tuy nhiên khi sử dụng đơn độc nghệ đen trong điều trị dạ dày nó vẫn luôn có những công dụng nhất định.

tac-dung-cua-nghe-den-voi-da-day-2

Phòng ngừa ung thư nhờ tác dụng của nghệ đen với dạ dày

  • Trong nghệ đen có chứa sesquiterpene và curcemenol chính vì lý do đó mà nghệ đen mang lại công dụng kháng viêm, ngăn cản sử hình thành các khối u đồng thời giảm sản xuất oxit nitric dẫn tới giảm các cytokine tiền viêm, ngăn cản các yếu tố tấn công làm viêm dạ dày. 
  • Các hoạt tính chống viêm của nghệ đen được ứng dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các bệnh đường tiêu hóa nói chung.
  • Curcumin làm giảm sự tăng tiết acid của dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố tấn công, tránh hình thành hoặc chữa các vết loét do căng thẳng , stress, bia rượu, NSAIDs,..

Ứng dụng tác dụng của nghệ đen với dạ dày trong ngăn ngừa ung thư

  • Một hoạt chất khác được tìm thấy trong củ nghệ đen đó là curcuzedoalide, hoạt chất này có công dụng rất lớn trong việc chống lại sự tăng sinh của các tế bào dòng ung thư dạ dày.
  • Trước kia người ta thường dùng các loại nghệ làm gia vị cho các món ăn truyền thống, ngày nay tác dụng của nghệ đen với dạ dày được đẩy mạnh, do đó nó còn được biết đến là thuốc chữa viêm loét dạ dày đồng thời chống ung thư thông qua enzyme chống oxy hóa. Thật vậy!
  • Curcumin đã được chứng minh sở hữu khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ do đó chống lại ung thư, kháng viêm cực tốt. Nghệ đen ức chế quá trình apoptosis nghĩa là ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.

Cách thực hiện:

  • Lấy nghệ đen, có thể dùng tươi hoặc khô dưới dạng bột nghệ. Nghệ tươi thì giã nhỏ để phần tinh chất trong nghệ hòa tan nhiều nhất
  • Hòa nghệ tươi đã giã (hoặc ép), bột nghệ vào một lượng nước ấm vừa đủ sau đó uống trực tiếp.
  • Uống trước bữa sáng 30 phút, dùng mỗi ngày 1 lần và duy trì liên tục trong vòng 2-3 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt trông thấy.

2.2. Tác dụng của nghệ đen với dạ dày khi kết hợp nghệ vàng

tac-dung-cua-nghe-den-voi-da-day-3

Tác dụng của nghệ đen với dạ dày khi kết hợp với nghệ vàng

Công dụng của nghệ vàng với bệnh dạ dày: sử dụng nghệ vàng trong điều trị viêm loét dạ dày đã là phương pháp quá quen thuộc.

>>>> Xem thêm: Curcumin trong nghệ vàng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

  • Hàm lượng curcumin trong nghệ vàng dược đánh giá là cao hơn so với nghệ đen thế nhưng tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống loét của nghệ vàng lại không nhanh bằng nghệ đen.
  • Vậy nên đánh giá tác dụng khi kết hợp nghệ đen với nghệ vàng đã làm nâng cao hiệu lực tác dụng của nghệ đen với dạ dày.
  • Sự kết hợp này giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn, kết quả làm lành các vết viêm loét đáng kế sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Do đó, sau khi sử dụng nghệ vàng kết hợp nghệ đen, người bệnh giảm đau nhanh chóng, lượng acid dịch vị trung hòa nhiều hơn, nâng cao acid dịch dạ dày, tăng cường khắc phục và làm lành ổ viêm vết loét.
  • Ưu điểm của phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ chảy máu kéo dài khi viêm loét dạ dày mức độ trầm trọng.
  • Đặc biệt, nghệ vàng và nghệ đen đều hỗ trợ điều hòa vận động đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột, thức ăn dễ tiêu hơn, không bị táo bón chướng bụng đầy hơn, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu là bột nghệ vàng và bột nghệ đen với lượng tương đương nhau, trung bình mỗi lần uống sử dụng mỗi loại 1 thìa
  • Cho cả hai loại bột nghệ vào cốc, trộn đều bột sau đó thêm nước ấm vừa đủ, hòa tan hoàn toàn
  • Uống trực tiếp hỗn dịch thu được, khuyến cáo sử dụng trước bữa ăn sáng 30-60p, duy trì mỗi ngày 1 lần trong vòng 2-3 tuần để có được công dụng hiệu quả nhất

2.3. Mật ong làm tăng tác dụng của nghệ đen với dạ dày

Tại sao mật ong lại được kết hợp làm tăng tác dụng của nghệ đen với dạ dày?

  • Mật ong là một sản phẩm của ong qua quá trình hút mật từ các loại thực vật, nguồn gốc từ mật ong tự nhiên và sự tạo mật của ong đã đem đến cho con người một chất dinh dưỡng có ứng dụng rộng rãi.
  • Nhờ vào tính ngọt của mật ong, người ta thường sử dụng mật ong vào trong công nghiệp làm bánh kẹo, rượu bia cũng như là một loại gia vị trong gian bếp của gia đình.
  • Bên cạnh các ứng dụng đó, người ta đã tìm ra các công dụng tuyệt vời của mật ong trong lĩnh vực sức khỏe con người, đặc biệt kể đến hiệu quả làm tăng tác dụng của nghệ đen với dạ dày.
tac-dung-cua-nghe-den-voi-da-day-4

Mật ong làm tăng tác dụng của nghệ đen với dạ dày

  • Mật ong đã được sử dụng trong lĩnh vực y học hơn 5000 năm nay. Phân tích thành phần của mật ong có chứa monosaccharide, glucose và fructose rất cao do đó trong mật ong có chứa hơn 70% là đường.
  • Mật ong có tính khử khuẩn và kháng khuẩn tốt, đặc tính đó đã được ứng dụng vào y học hiện đại nhằm điều trị các vết thương ngoài da và các vết thương viêm loét trong đường tiêu hóa kèm theo chống nhiễm trùng.
  • Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra khẳng định rằng mật ong có rất nhiều công dụng, trong đó có giảm trào ngược acid dịch dạ dày, ngăn ngừa tình trạng acid dạ dày tấn công và tàn phá lớp lót niêm mạc gây viêm loét đồng thời mật ong còn điều trị khó tiêu, điều hòa nhu động ruột từ đó rất tốt cho tiêu hóa.

Với những thông tin trên, mật ong đã góp phần làm tăng tác dụng của nghệ đen với dạ dày, sự kết hợp hoàn hảo này không những điều trị viêm loét dạ dày nói riêng mà còn ngăn ngừa, phục hồi nhanh chóng các bệnh tiêu hóa nói chung.

Đặc biệt việc đưa mật ong vào nghệ tây sẽ giúp phương thuốc này trở nên ngọt ngào và dễ uống hơn, công dụng hiệu quả hơn.

Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn mật ong kết hợp để tác dụng của nghệ đen với dạ dày dược tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột nghệ đen, khoảng 2 thìa và mật ong
  • Hòa bột nghệ đen vào nước ấm, sau đó thêm lượng mật ong vừa đủ vừa cốc
  • Uống hỗn dịch mật ong nghệ đen mỗi ngày 1 lần vào trước bữa ăn sáng 30-60 phút

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi uống mật ong.

>>>> Xem thêm: Nghệ mật ong chữa dạ dày-cách sử dụng hiệu quả

2.4. Mộc hương và tác dụng của nghệ đen với dạ dày

Mộc hương là một trong các vị thuốc phổ biến và quen thuộc trong chữa trị các vấn đề về tiêu hóa. Người ta thường hay nhớ tới mộc hương là một vị thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.

Một công dụng tuyệt vời khác đó là sự kết hợp giữa mộc hương và nghệ đen nhằm tăng hiệu quả tác dụng của nghệ đen với dạ dày trong các chứng bệnh liên quan. Vậy mộc hương là vị thuốc gì?

Mộc hương

Mộc hương và tác dụng của nghệ đen với dạ dày

Mộc hương là thảo được thần cỏ thuộc họ cây cúc, có thể sống lâu năm. Rễ cây mộc hương là bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc trong cách điều trị đơn độc cũng như kết hợp.

Phần rễ của mộc hương cứng, khô, thơm và chắc, đặc biệt trong rễ mộc hương có chứa nhiều dầu.

Mộc hương cũng có nhiều phân loại khác nhau như Vân mộc hương, Thổ mộc hương và Xuyên mộc hương. Chúng khác nhau chủ yếu ở khu vực địa lý phát triển.

Tính chất và hương thơm của mộc hương rất đặc trưng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rễ mộc hương có khả năng diệt khuẩn cao, khử trùng tốt, kháng các loại vi khuẩn đường ruột hiệu quả.

Thuốc có khả năng chống co thắt, hỗ trợ cải thiện điều hòa tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, là một vị thuốc bổ, có khả năng long đờm hạ sốt.

Đặc biệt, mộc hương được áp dụng điều trị bệnh dạ dày.

Nhờ các ưu điểm trên mà vị thuốc mộc hương được lựa chọn kết hợp nhằm đẩy mạnh tác dụng của nghệ đen với dạ dày.

Mộc hương đã được sử dụng trong điều trị giảm đau đồng thời kích thích làm nhanh thời gian tháo rỗng dạ dày. Điều này cực kỳ tốt cho các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

Có báo cáo thực nghiệm chỉ ra rằng, sau khi uống mộc hương lượng acid dạ dày thay đổi theo chiều hướng tích cực với người bệnh.

Ngoài ra tinh dầu có trong rễ mộc hương còn diệt khuẩn, giúp tiêu hóa thức ăn, hoạt chất costunolide được chiết tách từ mộc hương có khả năng chống loét (dạ dày) cực kỳ tốt.

Một vài nhược điểm của mộc hương có thể kể đến như mộc hương không nên sử dụng cho phụ nữ có thai do sự co thắt đường tiêu hóa không tốt cho mức độ an toàn thai nhi, mộc hương sử dụng quá liều hoặc nhiều lần có thể gây táo bón và độc với thận với liều lớn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu là một củ nghệ đen tươi đen thái lát mỏng để hoạt chất của nghệ đen phát huy hoàn toàn cùng với mộc hương (khoảng 100g)
  • Cho nguyên liệu sạch vào đun cùng với nước (khoảng 700ml) và giấm gạo (khoảng 100ml), để hỗn hợp sôi đều trong nửa tiếng.
  • Lần 1 lấy một nửa dung dịch sau đun nửa tiếng ra, phần còn lại tiếp tục cho sôi kỹ thêm 15 phút sau đó chắt lần 2 hết nước
  • Hòa đều nước thuốc của lần 1 và lần 2 vào nhau.
  • Chia phần nước thuốc trên thành 3 phần, uống vào 3 lần trong ngày trước 30 phút mỗi bữa ăn. Duy trì trong vòng 1 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

2.5. Nghệ đen kết hợp gừng tươi và trần bì chữa dạ dày 

Tác dụng của nghệ đen với dạ dày còn trở nên hiệu quả hơn đáng kể khi đem nghệ đen kết hợp với 2 vị thuốc có tính ấm đó là gừng và trần bì. 

Gừng và trần bì

Gừng, trần bì nâng cao tác dụng của nghệ đen với dạ dày

Gừng có có các tên gọi quen thuộc khác như sinh khương hay can khương (gừng khô), bộ phận làm thuốc là rễ cây gừng hay củ gừng.

Phân tích thành phần hóa học trong củ gừng thấy lượng tinh dầu của gừng chiếm khoảng 3% trong đó có chứa curcumenen, zingiberen, farnesene…

Ngoài ra nhựa dầu và chất gây cay trong gừng. Gừng là vị thuốc có công dụng  phong hàn, vị cay, đắng, tính ôn và có tác dụng ức chế buồn nôn và nôn.

Trần bì nghe tên có thể khó hình dung nhưng bản chất của trần bì là vỏ quả chín phơi khô mà thành, chủ yếu ở đây là vở của quýt phơi khô.

Tận dụng vỏ quýt sau khi thưởng thức loại quả ngọt này sẽ đem lại hiệu quả không ngờ. Trong trần bì có chứa nhiều chất đem đến công dụng như một vị thuốc bổ như tinh dầu, các loại vitamin B1-C, caroten, hesperidin, copaneme, elemene,…

Trần bì có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa biết hoặc chưa được tận dụng triệt để. Vị thuốc này được áp dụng trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy bụng tiêu chảy và có công dụng bổ phế long đờm.

Trong bài thuốc kết hợp giữa nghệ đen, trần bì và gừng, trần bì đóng vai trò như vị thuốc kích thích tiêu hóa, kháng viêm, chống loét và giảm tiết acid dịch vị.

Nhờ tính chất phù hợp, sự kết hợp bộ 3 nghệ đen – gừng – trần bì đã góp phần làm đòn bẩy cho tác dụng của nghệ đen với dạ dày cao hơn, hiệu quả hơn và điều trị nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm gừng đen (không phải dạng bột), gừng tươi và trần bì với hàm lượng cho 1 lần sắc thuốc là 20-15-10g
  • Sắc chúng với nhau cùng 1 lít nước sạch, sắc tới khi nào cô lại còn 1 nửa là dược
  • Với lượng thuốc trên, người bệnh uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn chính, duy trì khoảng 1-2 tuần cho bệnh thuyên giảm

3. Các trường hợp không có tác dụng của nghệ đen với dạ dày

Trong một số trường hợp khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng nghệ đen chữa đau dạ dày khi không tương thích với đặc điểm của thuốc. Các trường hợp bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai hoặc chảy máu quá nhiều, rong kinh: do nghệ đen có tính chất phá huyết chữa người hay bị chậm kinh, do đó việc sử dụng cho phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc tình trạng rong kinh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết dạ dày trong viêm loét dạ dày tá tràng: nghệ đen có thể làm vết thương dạ dày trở nên xấu hơn, bệnh nặng hơn và các triệu chứng đau đớn hơn cho người bệnh.

Kết luận

Tận dụng được tối đa tác dụng của nghệ đen với dạ dày thì việc sử dụng nghệ đen trong điều trị viêm loét dạ dày đã và đang trở thành phương pháp chữa bệnh phổ biến được nhiều người lựa chọn. Khả năng làm lành vết loét và khống chế ổ viêm lan rộng của nghệ đen đã giúp nghệ đen trở thành vị thuốc dân tộc hữu hiệu và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Để biết nhiều hơn về tác dụng của nghệ đen trong điều trị dạ dày, hãy liên hệ với Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091 để được tư vấn và giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091